SKKN Một biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học

SKKN Một biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học

 Hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện, hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn vể các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và sự phát triển của động vật, thực vật và con người. Cho trẻ khám phá khoa học còn góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết kính yêu những người có công với đất nước,trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm, những kinh nghiệm của cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung các hoạt động vui chơi, lao động, học tập.

 Từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh, khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn, nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí - Thể - Mỹ và Lao động, cụ thể đó là:

 Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng

 Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu óc, thoải mái, sảng khoái.

 Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người.

 

doc 16 trang thuychi01 36132
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện, hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn vể các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và sự phát triển của động vật, thực vật và con người. Cho trẻ khám phá khoa học còn góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết kính yêu những người có công với đất nước,trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm, những kinh nghiệm của cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung các hoạt động vui chơi, lao động, học tập... 
 Từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh, khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn, nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Đức- Trí - Thể - Mỹ và Lao động, cụ thể đó là:
 Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng
 Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu óc, thoải mái, sảng khoái.
 Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người.
 Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu được cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
 Đối với giáo dục lao động: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng lao động.
 Nhận thức được tầm quan trọng của môn khám phá khoa học trong trường mầm non nên tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp hay, hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của từng bài và từng chủ đề, cố gắng để đưa giờ học đạt kết quả cao. Đặc biệt tôi đã tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học.
Vì vậy để làm tốt được những yêu cầu đó, năm học này tôi đã chọn đề tài: “Một biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ KPKH với môi trường xung quanh là không thể thiếu . Môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực... Làm quen với môi trường xung quanh là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh. Trên cở sở đó tìm ra những phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện linh hoạt sáng tạo, khai thác triệt để tối đa khả năng quan sát và tư duy của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy KPKH
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi khám phá khoa học”
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sủ dụng một số phương pháp sau:
 + Phương pháp quan sát
 + Phương pháp đàm thoại
 + Phương pháp trực quan
 + Phương pháp thu nhận thông tin
 + Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
+ Dự giờ trao đổi kinh nghiệm.
+ Cho trẻ thực hành.
 + Nghiên cứu sách báo, tài liệu về các hoạt động pháp triển nhận thức cho trẻ.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Trong nh÷ng ho¹t ®éng ë løa tuæi mÇm non trÎ được tiÕp cËn, m«n KPKH lµ mét bé m«n quan träng ®èi víi trÎ vµ ®Æc biÖt lµ trÎ 5 tuæi. Qua m«n häc nµy gióp trÎ t×m tßi kh¸m ph¸ nh÷ng ®iÒu k× diÖu, thó vÞ, míi l¹ xung quanh cuéc sèng cña trÎ. Khi trÎ ®ược trùc tiÕp quan s¸t, thùc hµnh, thö nghiÖm gióp trÎ ph¸t triÓn ãc s¸ng t¹o, trÝ tưởng tượng, kh¶ n¨ng tư duy vµ ®Æc biÖt lµ vèn ng«n ng÷ cña trÎ được ph¸t triÓn. HiÓu biÕt vµ cã th¸i ®é ®óng ®¾n ®èi víi v¹n vËt xung quanh trÎ.
 Dạy trẻ làm quen với bộ môn môi trường xung quanh có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh đã rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng tượng. Khám phá môi trường xung quanh nhằm củng cố hoá kiến thức. Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi: 
 Trong những năm gần đây, nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố, lãnh đạo địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh học sinh đã đóng góp, ủng hộ kinh phí mua sắm, bổ sung đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó hàng năm giáo viên còn được tham gia các buổi chuyên đề của phòng, của trường tổ chức để học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong thời gian qua, bản thân tôi đã thực hiện theo đúng chương trình mà ngành, phòng giáo dục đã quy định đó là đã tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các hoạt động khám phá khoa học theo đúng chủ đề, thực hiện theo đúng phương pháp bộ môn và đầy đủ nội dung kiến thức.
 b. Khó khăn::
 Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn không ít những khó khăn: 
- Khuôn viên nhà trường chật chội nên môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn hẹp, góc thiên nhiên chưa phong phú, cây cối còn nghèo nàn.
 - Trong các hoạt động chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của bài học. Song chưa vận dụng một cách triệt để, sâu sắc, chưa phát huy được khả năng nhận thức của trẻ .Vì vậy lúc nào trẻ cũng là người nắm bắt một cách thụ động, chưa tích cực, chủ động để lĩnh hội được tri thức.
 - Phụ huynh nhận thức về giáo dục mầm non còn sai lệch. Có những phụ huynh với trẻ mầm non chỉ cần biết hát, biết đọc thơ là được, chưa cần học những môn học khác.
 c. Kết quả của thực trạng trên
 Qua khảo sát, kết quả cho trẻ khám phá khoa học như sau:
 STT
Kỹ năng
Tổng số
Kết quả
Giỏi - Khá 
Trung bình 
Yếu 
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
1
Khám phá môi trường thiên nhiên
40
16
40%
14
35%
10
25%
2
Khám phá môi trường xã hội.
40
18
45%
14
35%
8
20%
Kết quả chung
 40
42,5%
35%
22,5%
 Từ kết quả trên nên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để cải tiến nội dung, phương pháp cho trẻ khám phá khoa học nhằm nâng cao chất lượng giờ học đạt kết quả cao hơn.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 3.1. Các giải pháp
 Để trẻ học tốt môn khám phá khoa học, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau: 
- Chuẩn bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan.
 - Tổ chức giờ học bằng giáo án điện tử.
- Lồng ghép vào môn học khác.
 - Một số trò chơi, thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học
- Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3.2.1. Chuẩn bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan: 
 Trong giờ học phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan đó là những đồ dùng phong phú về chủng loại, có hình thức, màu sắc đẹp, rõ ràng, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ.
 Đồ dùng, đồ chơi phải phong phú về chủng loại và cô phải sử dụng sao cho có hiệu quả. Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy. Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì giáo viên nên lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Thông qua các bức tranh trẻ được quan sát sẽ giúp trẻ nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt. Đối với đồ dùng trực quan là đồ chơi, cô có thể đưa vào các tiết dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, quả, rau, con vật Qua những đồ chơi được làm khéo léo, giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng . Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì trẻ sẽ thấy hấp dẫn và sinh động hơn vì vật thật là đối tượng cụ thể, chính xác nhất giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng, chính thức và toàn diện hơn. 
 Ví dụ: 	 Khi đưa ra những loại rau, quả, hoa thật để dạy trẻ thì những vật 
thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách toàn diện hơn, được ngắm nhìn xung quanh vật một cách kỹ lưỡng. Mặt khác, trẻ còn được khám phá đối tượng bằng cách hành động với đối tượng để khám phá ra đặc điểm của đối tượng một cách dễ dàng, chính xác.
 Hoặc khi cho trẻ làm quen với một số loại động vật thì giáo viên nên chuẩn bị những con vật quen thuộc, dễ tìm như chó, mèo, gà, vịt, cá, tôm để cho trẻ quan sát. Khi cho trẻ quan sát những con vật đó thì trẻ thấy nó sinh động, đáng yêu hơn vì nó là đối tượng quan sát động chứ không phải là tĩnh như tranh. Trẻ có thể nhìn thấy con vật nó đi lại, vểnh tai, nghiêng đầu, kể, ăn, bơi cho nên với tính chất động của đối tượng quan sát sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc quan sát và khám phá đối tượng.
 Việc sử dụng màn hình, đèn chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan đồng thời cũng là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ dạy. Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trên thực tế đều có thể quay lại, chụp lại để đưa lên màn hình. Những hình ảnh có thể là tĩnh như ảnh chụp và có thể là động như cảnh quay và qua những cảnh quay đã diễn tả lại mọi hoạt động của các sự vật hiện tượng và với màu sắc đẹp của hình ảnh động và tính thực tiễn sẽ lôi cuốn trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia vào việc khám phá kiến thức về đối tượng. Mặt khác qua việc sử dụng màn hình sẽ mở rộng được nhiều kiến thức và khắc sâu kiến thức cho trẻ hơn.
Việc sử dụng các đồ dùng trực quan phải được giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Trong một tiết dạy, cô không nên sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối mà cô phải biết phối hợp sử dụng nhiều loại đồ đùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt theo từng phần để giúp trẻ không nhàm chán.
 Việc kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong tiết học sẽ giúp cho trẻ có cảm giác mới lạ, hấp đẫn trẻ, lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, từ đó trẻ sẽ tham gia hoạt động để khám phá kiến thức một cách tích cực và hiệu quả hơn.
Cụ thể: Khi sử dụng tranh ảnh để dạy trẻ thì cô phải chọn những tranh còn mới, có màu sắc tươi tắn, đường nét rõ ràng, đẹp. Bức tranh vẽ phải giống với thực tế, có kích thước vừa phải để trẻ tri giác. Còn khi cô sử dụng các loại đồ chơi để dạy trẻ thì cô phải lựa chọn những đồ chơi còn mới, sạch sẽ, có hình dáng đẹp, giống với thực tế, có màu sắc hấp dẫn bởi chính màu sắc, hình dạng và tính thẩm mỹ của đồ chơi đã lôi cuốn sự chú ý của trẻ khiến trẻ tập chung chú ý quan sát để khám phá về đối tượng đó. Khi sử dụng vật thật thì cô phải sử dụng những vật có hình dạng đẹp, sạch sẽ, có màu sắc rõ ràng, có kích thước vừa phải, không độc hại, nguy hiểm cho trẻ. Khi lựa chọn những con vật thì cô phải chú ý chọn những con vật khoẻ mạnh, sạch sẽ, đáng yêu để khi cô đưa ra những vật thật sẽ gây ra cho trẻ sự cảm tình, thích thú khiến trẻ say mê khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn.
3.2.2. Tổ chức giờ học bằng giáo án điện tử:
 Xã hội của chúng ta ngày một văn minh hiện đại, trình độ khoa học ngày càng phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các cấp học. Đối với ngành học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là hết sức cần thiết. Một phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần nâng cao chất lượng trong giáo dục và cũng là bước đầu cho trẻ làm quen với nền công nghệ thông tin.
 Khi cho trẻ khám phá khoa học, tuỳ theo chủ đề và yêu cầu của nội dung bài dạy, kiến thức cần truyền đạt cho trẻ để tôi chọn ra nội dung phù hợp nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ.
 3.2.3. Gây hứng thú cho trẻ trong từng bài dạy:
 Việc sử dụng lời giới thiệu để dẫn dắt trẻ vào bài là yếu tố hết sức quan trọng. Vì vậy tôi thường nghĩ ra các cách tổ chức giờ học khác nhau để lôi cuốn trẻ vào hoạt động như: Tổ chức giờ học theo dạng hội thi hay tổ chức theo hình thức trò chơi hoặc tổ chức theo dạng kể chuyện. 
Ví dụ: Dạy đề tài “ Một số vật nuôi trong gia đình”. Tôi đã tổ chức thành hội thi mang tên “ Động vật duyên dáng”, tôi đã chuẩn bị 4 con vật thật như: Chó, Mèo, Gà, Chim bồ câu. Mỗi con được nhốt vào một cái lồng sắt và đặt trên một chiếc xe đẩy,trên mỗi chiếc lồng có đánh số báo danh. Cô giáo đóng vai người dẫn chương trình. “ Xin chào mừng quí vị và các bạn đến với hội thi “ Động vật duyên dáng”. Hội thi hôm nay gồm có 3 phần: Phần thứ nhất là phần thi “ Duyên dáng”, phần thứ 2 với tên gọi “ Cặp đôi hoàn hảo”, phần thứ 3 là phần chơi dành cho khán giả, phần chơi “Vui cùng khán giả”. Và bây giờ là phần thi thứ nhất của chương trình, phần thi “ Duyên dáng”. Thí sinh đầu tiên bước ra sân khấu, chúng mình cùng xem thí sinh này là ai nhé ! 
( Một trẻ đẩy một chiếc xe đi vào, trên xe có chứa một chiếc lồng đựng chó bước vào lớp và đi một vòng quanh lớp cho tất cả trẻ cùng nhìn con chó )
- Thí sinh 01 có một hình dáng cân đối, 4 cái chân to khỏe, 2 cái tai rất tinh, đôi mắt sáng và đặc biệt là bộ lông rất dày.... Cứ như thế tôi lần lượt giới thiệu từng con vật ra sân khấu để trẻ được ngắm nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp về hình dáng của từng con vật. Sau đó tôi cho 4 trẻ đẩy 4 con vật cất đi. Lúc này tôi mới bật màn hình cho trẻ xem video về con vật, tôi có lồng tiếng kêu của các con vật để gây hứng thú cho trẻ. Sau đó tôi đưa ra các câu hỏi để trẻ nêu nhận xét về hình dáng, các bộ phận, đặc điểm, môi trường sống, sinh sản.... của con vật. Trẻ nêu đến đặc điểm nào thì tôi lại khoanh vùng đặc điểm đó trên màn hình để trẻ quan sát cho rõ. Đến phần thi “ Cặp đôi hoàn hảo”, tôi cho hình ảnh 2 con vật lên màn hình và cho trẻ đưa ra nhận xét về điểm giống và khác nhau của 2 con vật.....
Trong hoạt động khám phá khoa học, nếu chỉ dạy đơn thuần các bước cơ bản thì sẽ vô cùng cứng nhắc. Vì vậy tôi đã kết hợp nhiều thủ thuật khác nhau để giờ học trở nên mềm dẻo và lôi cuốn hơn. Tôi có thể sử dụng hình thức kể chuyện để đưa vào giờ học. Khi sử dụng hình thức kể chuyện thì yêu cầu cốt truyện phải đảm bảo tính lô gich từ đầu đến cuối, đảm bảo hấp dẫn và tính giáo dục cao. Không nên sử dụng cùng một cốt chuyện cho tất cả các loại tiết, tránh sự nhàm chán cho trẻ. Tuỳ từng loại tiết và chủ đề mà chọn cốt chuyện và đồ dùng trực quan cho phù hợp. Ví dụ: Ở đề tài: “Một số động vật sống trong rừng”. Tôi đã kể thành câu chuyện: “ Trong một khu rừng nọ có muôn loài muông thú sinh sống. Vào một buổi sáng đẹp trời, các con vật rủ nhau đi dạo..Đi đầu hàng là một con vật trông rất oai phong, chúng mình cùng đoán xem đó là con vật nào nhé! “ Lông vằn, lông vện, mắt xanh
 Dáng đi uyển chuyển, ne nanh tìm mồi” ( Con Hổ)
Sau khi trẻ đoán tên con vật, tôi bật màn hình cho trẻ xem hình ảnh con Hổ và cho trẻ nêu nhận xét về con Hổ
 Còn nếu sử dụng trò chơi thì yêu cầu trò chơi đó phải toát lên nội dung chính của bài, đảm bảo yêu cầu của bài học. Một số trò chơi hay được sử dụng như: Tìm lá cho cây, cây nào quả ấy....
 Ngoài ra khi làm giáo án điện tử tôi còn sử dụng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn để đưa lên màn hình sao cho phù hợp với đề tài và chủ đề mà trẻ đang thực hiện. Ví dụ ở chủ đề động vật, tôi thường tìm những con vật động để gây hứng thú cho trẻ như: Con Gà đang gáy, con Chim đang gật gù, con Chó đang vẫy đuôi, con Mèo đang chớp mắt.... Ngoài ra tôi còn tìm một số trò chơi trên màn hình để thu hút trẻ như trò chơi "chiếc nón kỳ diệu". Tôi đã tạo một chiếc nón và làm hiệu ứng để mỗi khi trẻ lên bấm vào nút "Enter" trong máy tính thì chiếc nón sẽ quay một vòng, khi mũi tên trong chiếc nón dừng vào ô số nào thì trẻ phải đọc tên số ấy và mở ô số mình vừa quay được xem đó là phần thưởng gì.
 Đối với những bài học khó, mang tính trìu tượng như: Trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên như: Mưa, gió, sấm, chớp.... Tôi đã dùng nguồn tư liệu hình ảnh trên Internet hoặc các nguồn tài nguyên khác để có những hình ảnh sống động như thật kết hợp với những âm thanh sấm, sét, mưa, gió...để trẻ được quan sát. Từ đó các biểu tượng sẽ được khắc sâu hơn. 
Hay với đề tài: “ Quá trình phát triển của cây từ hạt”, với đề tài này việc sử dụng giáo án điện tử là điều vô cùng cần thiết, bởi vì quá trình phát triển của cây không thể cùng một lúc mà quan sát được. Vì vậy khi sử dụng giáo án điện tử trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được quá trình phát triển của cây từ hạt như: Hạt - nảy mầm - cây con - cây trưởng thành - ra hoa - kết quả - hạt.
 Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ đề một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc, giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng, sự kết hợp giữa hình ảnh trên màn hình và vật thật cũng cần phải có sự hài hoà, lô gich, không nên lạm dụng quá nhiều vào màn hình gây thụ động cho trẻ. Tôi thường đan xen giữa hình ảnh trên màn hình và vật thật một cách khéo léo để trẻ không bị nhàm chán. 
 * Hình thức tiết dạy luôn thay đổi, sáng tạo:
Trẻ ở tuổi mẫu giáo, trẻ rất thích cái mới lạ, hấp dẫn sinh động, còn những cái quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán, nên trong quá trình dạy trẻ cô phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đặc biệt là trong phần giới thiệu bài ( vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong tiết dạy)
Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn, máy móc, không tạo được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hình thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung, chú ý, khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ.
Phần giới thiệu bài cô có thể đưa ra những hình thức như cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ, cho đi thăm quan một vườn rau, vườn hoa cho trẻ đi tham dự sinh nhật hoặc cô kể một câu chuyện ngắn hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề để lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ.
Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bài phải phù hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán.
Ví dụ: 	Phần giới thiệu bài của tiết dạy “làm quen một số loại rau” cô có có thể cho trẻ chơi một trò chơi “ Bé làm nghề nông”. Cô cho trẻ cùng nhau thi đua chạy ra vườn rau ( mô hình vườn rau m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_kham.doc