SKKN Một biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

SKKN Một biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Việc chăm sóc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một vần đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của bậc học mầm non là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bởi ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người, nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên, là tượng đài về giá trị của nền văn minh nhân loại.

 Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm sống. Như K.Đ.Usinxki- Nhà giáo dục Nga vĩ đại đã nhận định rằng: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những trãi nghiệm của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước dầu có sự khái quát và đưa ra kết luận như: “chuối xanh thì chát còn chuối chín thì ngọt”, “bạn trai thì tóc ngắn, bạn gái thì tóc dài hơn”. vốn từ của trẻ ở giai đoạn này cũng khá phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi cảm và từ có nghĩa đối lập: bé xíu- to đùng, béo mẫm- gầy nhom, chua chua- ngọt ngọt. lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm, trẻ biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người “con không những thích ăn táo mà còn thích ăn lê”. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích sử dụng những từ mới được biết hoặc những từ do trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc, cách nói đúng nhữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo. Để san bằng sự khác biệt này theo tôi một trong những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất chính là dạy trẻ biết kể chuyện sáng tạo.

 

doc 20 trang thuychi01 39865
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU...................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài..................2
1.2. Mục đích nghiên cứu. ..........3
1.3. Đối tượng nghiên cứu...........3
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............3
PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................3 
I.Cơ sở lí luận của SKKN................................3
1. Khái niệm ngôn ngữ.....................................................................................4
2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi....................4
3. Vai trò của HĐKCST đối với việc phát triển ngôn ngữ..............................5
II.Thực trạng....................................................................................................6
 1. Thuận lợi ..................................................................................................6
 2. Khó khăn ..................................................................................................6 
 3. Kết quả khảo sát thực tế............................................................................7
III. Một số biện pháp ......................................................................................7
	-BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh...............7 
	-BIỆN PHÁP 2: Tạo MT gần gũi với ND và bối cảnh tác phẩm....................9
	-BIỆN PHÁP 3: Sử dụng biện pháp ‘vết dầu loang”.............................11
	-BIỆN PHÁP 4: Sử dụng trò chơi ‘chiếc ghế kể chuyện”.............................13
	2.4.Hiệu quả của SKKN........................14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................17
Phần I. MỞ ĐẦU
I : Lí do chọn đề tài.
 	Việc chăm sóc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một vần đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của bậc học mầm non là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ bởi ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người, nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên, là tượng đài về giá trị của nền văn minh nhân loại. 
	Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm sống... Như K.Đ.Usinxki- Nhà giáo dục Nga vĩ đại đã nhận định rằng: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những trãi nghiệm của trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước dầu có sự khái quát và đưa ra kết luận như: “chuối xanh thì chát còn chuối chín thì ngọt”, “bạn trai thì tóc ngắn, bạn gái thì tóc dài hơn”... vốn từ của trẻ ở giai đoạn này cũng khá phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi cảm và từ có nghĩa đối lập: bé xíu- to đùng, béo mẫm- gầy nhom, chua chua- ngọt ngọt... lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm, trẻ biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người “con không những thích ăn táo mà còn thích ăn lê”. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích sử dụng những từ mới được biết hoặc những từ do trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như khi kể chuyện, đóng kịch... Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc, cách nói đúng nhữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo. Để san bằng sự khác biệt này theo tôi một trong những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất chính là dạy trẻ biết kể chuyện sáng tạo.
	Hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học” có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển vốn từ và dạy cách nói đúng ngữ pháp, không nói què, nói cụt câu nhưng một thực tế nói chung ở trường mầm non hiện nay là giáo viên chưa giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy được ý nghĩa của vốn từ mà trẻ đã tích lũy được. Khi tiếp xúc với trẻ, ta thường được nghe trẻ nói lễ phép, ngoan ngoãn nhưng chưa có sự sáng tạo cho “tình huống có vấn đề” mà trẻ gặp phải ngoài hiện thực cuộc sống, ta thường được nghe trẻ kể lại những câu chuyện dập khuôn quen thuộc như một con đường mòn mà chưa xen lẫn được những chi tiết mang giọng điệu ngộ nghĩnh của bản thân trẻ. Tại sao vậy? Tại vì trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động “Làm quen với tác phẩm truyện” giáo viên mới chăm chú vào tính nguyên bản của nội dung câu chuyện, coi việc trẻ trả lời đúng câu hỏi ở phần “đàm thoại” là một thành công rực rỡ. Mặt khác, ngoài giờ học giáo viên mới tập chung vào việc bao quát lớp mà quên đi nhiệm vụ trò chuyện cùng trẻ, dẫn dắt trẻ, khơi gợi những “tình huống có vấn đề” để trẻ hứng thú say mê giải quyết bằng vốn ngôn ngữ và lối tư duy của trẻ.
Với lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình đồng thời dựa trên sự tiếp thu thành tựu của công trình nghiên cứu khác, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo” 
II : Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo
III : Đối tượng nghiên cứu
 	- Đề tài áp dụng đối với trẻ 5 -6 tuổi lớp Lá 1, Trường Mầm non Định Tăng
- Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua hình thức kể chuyện sáng tạo.
1.4: Phương pháp nhiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Nghiên cứu tài liệu, sách báo, có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến cơ sở hình thành nên kỹ năng kể chuyện sáng tạo của trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Dùng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn giáo viên về nội dung nghiên cứu
- Trò chuyện cùng trẻ: Tìm hiểu vốn từ của trẻ thông qua khả năng kể chuyện sáng tạo 
* Phương pháp thực nghiệm:
	Tiến hành thử nghiệm các biệp pháp đề xuất
Phần II : NỘI DUNG
I .Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Tuổi mẫu giáo lớn đã biết dùng lời nói làm phương tiện để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu nguyện vọng của bản thân một cách logic thuyết phục người nghe. Đặc biệt trẻ rất thích nghe kể chuyện và kể cho người khác nghe những câu chuyện mà trẻ thấy hấp dẫn. Câu chuyện đó có thể là trong văn học cũng có thể là những tình huống có vấn đề ngoài cuộc sống. Trẻ mẫu giáo lớn đã đạt đến trình độ phân tích, tổng hợp, suy luận nhất định nên hay lặng lẽ suy nghĩ, có khi lẩm bẩm một mình. Đó là biểu hiện của sự phối hợp hoạt động cảm giác, tri giác, xúc giác và ngôn ngữ để tạo ra một thế giới riêng cho mình. 
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người.Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, để người lớn có thể quan tâm chăm sóc trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động của xã hội loài người. Ngôn ngữ càng phong phú thì việc nhận thức và hòa nhập với cuộc sống xã hội ngày càng được mở rộng.
2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi
Ngôn ngữ rất quan trọng trong cuộc sống của con người, để tồn tại được con người phải tiến hành các hoạt động như: hoạt động sản xuất, hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp. Trong các hoạt động đó đều phải sử dụng ngôn ngữ- một hình thức quan trọng nhất. Đó là một điều không ai có thể phủ nhận được bởi con người có thể giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu... nhưng sử dụng ngôn ngữ vẫn là hiệu quả nhất. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”
Một đứa trẻ 5-6 tuổi mà nói năng ấp úng, phát âm ngọng, vốn từ nghèo nàn... thì đó là đứa trẻ chậm phát triển. Mặt khác một đứa trẻ thông minh sẽ có ngôn ngữ phát triển đầy đủ, lượng từ vựng đáng kể, nắm vững danh từ, tính từ, động từ, số từ và bắt đầu nắm bắt một số phó từ và liên từ. Như vậy có thể nói ngôn ngữ vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
	Theo những nhà sinh lí học và giải phẩu học cho biết bộ não của trẻ 5-6 tuổi không khác với bộ não người trưởng thành là bao nhiêu. Với một tỉ rưỡi tế bào thần kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não, trẻ đã biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, qua quan sát tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo. Người ta phát hiện ra cách thức tổ chức hoạt động của hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo rất kỳ diệu. chúng phát triển theo lối cạnh tranh: nếu ở thời kỳ này trẻ được hoạt động thường xuyên tích cực thì một số dây thần kinh yếu và vô ích sẽ bị loại trừ. Theo óc quan sát của các nhà khoa học như I.Blamxki và Buloman (Mỹ) cho rằng nếu trí lực bình thường của con người đạt ở lứa tuổi thanh niên là 100% thì ở lứa tuổi từ 4- 7 tuổi trẻ đạt khoảng 80% khối lượng kiến thức ấy. Như vậy đủ để thấy tuổi mẫu giáo lớn là độ tuổi vô cùng quan trọng giữ vai trò then chốt để phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ.
	Theo quan điểm ngôn ngữ học: ở lứa tuổi 5- 6 tuổi trẻ rất nhạy cảm với việc hình thành ngôn ngữ. Trẻ thường xuyên sử dụng khoảng 3500 từ, trẻ biết mở rộng câu theo hướng số từ, từ trong câu tăng dần và số câu trong khi diễn đạt giảm đi. Trẻ đã phân biệt và bắt chước được ngôn ngữ của người kể và người nghe. Như vậy cảm xúc và ngôn ngữ cùng với năng lực biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển rõ nét và nổi bật. Đây chính là những cơ sở lí luận vô cùng hữu ích, là nền tảng và là kim chỉ nam giúp tôi tìm ra những biện pháp giáo dục cho đề tài nghiên cứu của mình.
	3. Vai trò của hoạt động kể chuyện sáng tạo đối với việc phát triển ngôn ngữ.
	Có thể nói hoạt động kể chuyện sáng tạo là thước đo về tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ kể được nhiều câu chuyện sáng tạo phù hợp với ngữ cảnh thì chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh. Để trẻ kể được câu chuyện sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có óc sáng tạo và sự linh hoạt mềm dẻo trong mỗi câu chuyện, mỗi tình huống thì mới tạo ra cho trẻ hứng thú kể chuyện sáng tạo. Đây là một lĩnh vực theo tôi là khó nhưng vô cùng thú vị và cần thiết cho bản thân trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, để đạt được mục đích giao tiếp thì cuộc giao tiếp đó không chỉ sử dụng các câu từ đơn thuần. Như vậy cuộc đối thoại sẽ rất khô khan và thiếu thú vị. Vì vậy cần phải sử dụng vốn từ phong phú hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin lấy một ví dụ điển hình như sau: Có một đứa trẻ đang cầm quả trứng trên tay. Khi thấy mẹ về bé vội chạy ra đón mẹ mà quên mất quả trứng nên quả trứng đã bị rơi vỡ tung tóe. Ngay lập tức bé tưởng tượng ra một câu chuyện vô cùng sáng tạo để lí giải cho việc làm vỡ trứng của mình: “em trứng” thấy mẹ về mừng quá chạy ra đón mẹ chẳng may bị ngã nên “em ấy” mới bị vỡ. Một câu chuyện vô cùng sáng tạo và thông minh dí dỏm vì vậy theo tôi việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	II :Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.
Trường Mầm non Định Tăng là một xã thuần nông, dân số đông, mức sống chưa cao, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa. Từ thực trạng chung này khi đi vào nghiên cứu đề tài tôi thấy bản thân sẽ có được những thuận lợi cơ bản xong cũng gặp không ít khó khăn thử thách cụ thể như sau: 
a: Thuận lợi
	- 100% trẻ 5- 6 tuổi đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ đã có nề nếp, thói quen trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày tại lớp học.
- Bản thân có kinh nghiệm về việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Khi còn ngồi trên giảng đường Đại học tôi đã tiến hành một số đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số phương pháp giúp trẻ mẫu giáo hình thành hành vi đạo đức thông qua kể chuyện sáng tạo” (Sinh viên năm thứ 2). Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo”. Cả hai đề tài này đều có quan hệ mật thiết với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và được Hội đồng khoa học của trường đánh giá cao.
- Năm học 2015- 2016, được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ trang bị cho mỗi nhóm lớp một ti vi màn hình rộng có cài đặt internet tạo điều kiện cho giáo viên truyền thụ kiến thức hàng ngày cho trẻ bằng giáo án điện tử đặc biệt mang lại hiệu quả tối đa cho việc kể chuyện sáng tạo của trẻ. 
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt lên chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.
b : Khó khăn.
	- Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngô ngữ cho trẻ. Phần lớn giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ ở trường Mầm non
- Là một trường thuộc địa bàn nông thôn, việc cho trẻ tham quan dạo chơi để được khám phá trải nghiệm còn rất hạn chế. Hơn nữa trẻ còn nhút nhát nói tiếng địa phương nên đã phần nào ảnh hưởng tới việc kể chuyện sáng tạo của trẻ.
- Về phụ huynh: Do tính cách trẻ con hiếu động tinh nghịch và do công việc còn bề bộn nên khi trẻ về nhà phụ huynh đa phần cho trẻ xem ti vi, chơi các trò chơi trên điện thoại, trẻ ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ say mê một cách tĩnh lặng để rồi ngôn ngữ của trẻ phát ra lúc này chỉ toàn là động từ “bùm”, “chát”, “hực”, “bịc” của những siêu nhân, kiếm hiệp nên vốn từ của trẻ không phong phú. Mặt khác trong lớp tôi có rất nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không có nhiều cơ hội trò chuyện làm bầu bạn với con cái điều này cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
3 : Kết quả khảo sát.
 Năm học 2015-2016 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp MG lớn 5- 6 tuổi. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tại lớp Lá 1 với tổng số 45 trẻ. Kết quả như sau: 
Bảng A
STT
NỘI DUNG KHẢO SÁT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SỐ TRẺ
TỈ LỆ
SỐ TRẺ
TỈ LỆ
1
Kể lại một số đoạn hội thoại truyện văn học theo nguyên bản (thuộc lòng)
22/45
49 %
23/45
51%
2
Khả năng diễn đạt một đoạn truyện văn học theo trí nhớ bằng ngôn ngữ của bản thân
7/45
16%
38/45
84%
3
Khả năng sử dụng vốn từ vào việc kể lại tình huống có vấn đề bằng hình thức kể chuyện sáng tạo
5/45
11%
40/45
89%
Thực tế này cho thấy số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi đã có thể kể lại những đoạn truyện ngắn theo yêu cầu của cô một cách thuộc lòng tương đối cao (49%) nhưng số trẻ kể lại một đoạn truyện theo trí nhớ của trẻ và bằng chính ngôn ngữ diễn đạt của trẻ thì rất thấp (16%). Đặc biệt số trẻ có khả năng sử dụng vốn từ vào việc kể lại tình huống có vấn đề bằng hình thức kể chuyện sáng tạo thấp hơn (11%). 
Thực trạng này đã thôi thúc tôi tìm ra những biệp pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể chuyện sáng tạo.
III. Một số biện pháp giải quyết vấn đề:
* Biện pháp 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ.
Người lớn chúng ta khi đi chợ, muốn mua được nhiều đồ thì phải mang theo nhiều tiền. Đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng vậy: muốn trẻ kể được những câu chuyện sáng tạo thì trước hết trẻ phải có vốn biểu tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo thì trước hết giáo viên phải làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ. Ví dụ khi cô yêu cầu trẻ kể về một con vật trong gia đình của bé, muốn kể được một câu chuyện theo yêu cầu của cô thì trong vốn từ của trẻ phải có những biểu tượng về tên gọi, màu sắc, hình dángcủa con vật đó. Vấn đề đặt ra cho giáo viên ở đây là làm sao để có thể làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn về một số kinh nghiệm của bản thân.
Thứ nhất giáo viên có thể làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh, xem vidio và trò chuyện cùng trẻ. Trẻ nhỏ rất thích xem tranh, những tranh ảnh đẹp hay những đoạn vidio có nội dung hấp dẫn sinh động. Thoạt đầu, khi xem tranh hay vidio trẻ sẽ nói một cách tự nhiên những gì trẻ thấy, những gì mà trẻ biết rõ và hấp dẫn. Nhiệm vụ của giáo viên là dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của bức tranh hay của đoạn vidio để trẻ có những biểu tượng cho riêng mình. Đối với xem tranh, giáo viên phải chuyển từ việc trẻ quan sát tự do sang quan sát có thứ tự và có chủ định. Trước hết giáo viên cho trẻ thấy toàn cảnh bức tranh để trẻ hiểu được bức tranh vẽ về cái gì? Vẽ về ai? Sau đó cho trẻ nhận xét từng hình ảnh, từng phần của bức tranh. Giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau với mục đích mỗi một câu hỏi sẽ cung cấp cho trẻ một biểu tượng về sự vật- hiện tượng trong bức tranh. Ví dụ khi cô cho trẻ xem tranh về con mèo. Cô sẽ hỏi “Bức tranh vẽ gì” Câu trả lời “con mèo” sẽ giúp trẻ ghi nhớ biểu tượng về tên gọi- câu hỏi “con mèo như thế nào” qua câu trả lời con mèo màu vàng, nhỏ nhắnsẽ giúp trẻ ghi nhớ về biểu tượng hình dáng và kích thước. Sau đó để ghi nhớ được những tập tính khác của con mèo cô cho trẻ xem vidio về hình ảnh động của con mèo như vậy sẽ cung cấp cho trẻ những biểu tượng phong phú hơn như: chạy nhanh thoăn thoắt, ,vồ chuột nhanh như chớpNhư vậy khi thực hiện yêu cầu của cô “hãy trẻ kể về một con vật trong gia đình của bé” thì với những biểu tượng mà trẻ đã lĩnh hội được sẽ dễ dàng kể nên một câu chuyện sáng tạo về con mèo nhà bé.
Thứ hai giáo viên làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ bằng cách đưa trẻ dạo chơi ngoài trời. với hình thức này, trẻ vừa được tận hưởng không khí trong lành thoáng mát, vừa được trãi nghiệm vui chơi để khắc nghi những biểu tượng về thế giới xung quanh. Ví dụ khi cô cho trẻ dạo chơi trên sân trường và hỏi trẻ “các con thấy thời tiết hôm nay thế nào” qua câu trả lời là mát mẻ hay nóng bứctrẻ sẽ ghi nhớ biểu tượng về tính chất của thời tiết, khi cô hỏi “cảnh vật trên sân trường như thế nào?”(vườn hoa rực rỡ sắc màu, hàng cây xanh nghiêng nghiêng theo gió) trẻ sẽ nghi nhớ được những biểu tượng về sự hài hòa tương đồng đẹp mắt trong cách bố cục của bức tranh ngoài cuộc sống. Tôi nghĩ với cách làm này, hàng giờ, hàng ngày giáo viên sẽ làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
* Biện pháp2: Tạo môi trường gần gũi với nội dung và bối cảnh tác phẩm
Tạo môi trường gần gũi với nội dung và bối cảnh tác phẩm cho trẻ hoạt động là rất cần thiết. Nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_ngon_ngu_mac.doc