SKKN Mô hình tổ chức hoạt động dạy học tiếng anh theo hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một nhu cầu cấp bách trên mọi lĩnh vực phát triển. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực con người tại Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hóa.
Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 (đề án ngoại ngữ 2020) đặt ra: “ đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Trong thực tế cách dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT ở Việt Nam hiện nay trong đó có trường THPT Nguyễn Xuân Nguyễn là dạy để đáp ứng kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học, nay là kì thi THPT Quốc gia. Trong khi đó các kì thi này do tính chất kiểm tra cùng một lúc một số lượng rất lớn học sinh (khoảng gần 1 triệu học sinh) trong phạm vi toàn quốc nên không thể kiểm tra đầy đủ bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Anh là: nghe, nói, đọc, viết, mà chủ yếu kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp và kĩ năng đọc. Việc tổ chức hình thức thi như thế này trong một thời gian dài đã làm cho việc dạy học Tiếng Anh trong các nhà trường THPT trở chệch hướng mục tiêu của dạy học Tiếng Anh. Giáo viên (GV) chủ yếu dạy những kiến thức để học sinh đáp ứng bài thi, các nhà trường cũng chạy theo thành tích thi cử, vì vậy gần như các kĩ năng nghe, nói không được chú trọng, thậm chí là không được tổ chức dạy học. Điều này làm cho GV sau nhiều năm dạy học do không rèn luyện, nên hai kĩ năng quan trọng là nghe và nói trở thành điểm yếu của GV, nhiều giao viên không thể nghe và nói được những nội dung cơ bản. Một yếu tố nữa làm cho học sinh (HS) không thiết tha học Tiếng Anh là nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh của HS còn rất kém, bản thân Tiếng Anh lại là môn học khó hơn nhiều các môn khác, trong khi việc xét tốt nghiệp THPT theo hình thức sử dụng 50% kết quả học tập lớp 12 và 50% kết quả kì thi THPT Quốc gia. Một thực tế là đa số HS THPT đều có điểm tổng kết từ 6.5 trở lên, nên HS chỉ cần thi bình quân 3.5 điểm là đậu tốt nghiệp. Với số điểm bình quân đó HS sẽ không cần học Tiếng Anh mà chỉ cần vào phòng thi cố gắng để không bị điểm liệt Tiếng Anh, các môn còn lại sẽ bù đắp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA Người thực hiện: Nguyễn Văn Ngọc Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý giáo dục THANH HOÁ NĂM 2017 I. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một nhu cầu cấp bách trên mọi lĩnh vực phát triển. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực con người tại Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hóa. Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 (đề án ngoại ngữ 2020) đặt ra: “ đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong thực tế cách dạy học Tiếng Anh ở các trường THPT ở Việt Nam hiện nay trong đó có trường THPT Nguyễn Xuân Nguyễn là dạy để đáp ứng kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học, nay là kì thi THPT Quốc gia. Trong khi đó các kì thi này do tính chất kiểm tra cùng một lúc một số lượng rất lớn học sinh (khoảng gần 1 triệu học sinh) trong phạm vi toàn quốc nên không thể kiểm tra đầy đủ bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Anh là: nghe, nói, đọc, viết, mà chủ yếu kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp và kĩ năng đọc. Việc tổ chức hình thức thi như thế này trong một thời gian dài đã làm cho việc dạy học Tiếng Anh trong các nhà trường THPT trở chệch hướng mục tiêu của dạy học Tiếng Anh. Giáo viên (GV) chủ yếu dạy những kiến thức để học sinh đáp ứng bài thi, các nhà trường cũng chạy theo thành tích thi cử, vì vậy gần như các kĩ năng nghe, nói không được chú trọng, thậm chí là không được tổ chức dạy học. Điều này làm cho GV sau nhiều năm dạy học do không rèn luyện, nên hai kĩ năng quan trọng là nghe và nói trở thành điểm yếu của GV, nhiều giao viên không thể nghe và nói được những nội dung cơ bản. Một yếu tố nữa làm cho học sinh (HS) không thiết tha học Tiếng Anh là nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh của HS còn rất kém, bản thân Tiếng Anh lại là môn học khó hơn nhiều các môn khác, trong khi việc xét tốt nghiệp THPT theo hình thức sử dụng 50% kết quả học tập lớp 12 và 50% kết quả kì thi THPT Quốc gia. Một thực tế là đa số HS THPT đều có điểm tổng kết từ 6.5 trở lên, nên HS chỉ cần thi bình quân 3.5 điểm là đậu tốt nghiệp. Với số điểm bình quân đó HS sẽ không cần học Tiếng Anh mà chỉ cần vào phòng thi cố gắng để không bị điểm liệt Tiếng Anh, các môn còn lại sẽ bù đắp. Và một thực tế diến ra đó là, nhà nước thì liên tục có những chính sách và cơ chế để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học, trong khi kết quả về năng lực Tiếng Anh của HS thì không đáp ứng được yêu cầu. HS, sinh viên sau nhiều năm học Tiếng Anh (có người học suốt 12 năm) nhưng vẫn không thể nào giao tiếp được Tiếng Anh. Với những lý do đó, tác giả thiết nghĩ việc nâng cao năng lực Tiếng Anh và đặc biệt kí năng giao tiếp Tiếng Anh cho HS là việc làm vô cùng cấp thiết không chỉ với nhà trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên mà còn với cả hệ thồng giáo dục phổ thông Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu và thực hiện “Mô hình tổ chức hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp cho HS ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”. Mô hình đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa lựa chọn thành mô hình điển hình báo cao Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, xây dựng mô hình dạy học Tiếng Anh theo hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp cho HS ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên. Qua đó xây dựng phong trào dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường, tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp cho HS ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp thống kê toán học 1.5. Những điểm mới của SKKN. Mô hình hoạt động dạy học Tiếng Anh theo hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp ở trường THPT là chưa có trường THPT nào thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Sáng kiến này nằm trong hệ thống giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 mà tác giả đẫ viết và đạt giải A ngành giáo dục Tỉnh Thanh Hóa, đó là đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, vai trò của Tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Nội dung chương trình, phương pháp dạy học tiếng Anh đã được thay đổi, các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc dạy học tiếng Anh cũng được đầu tư và phát triển. Nhận thức của phụ huynh HS và xã hội về vai trò của tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Trong bậc học THPT, việc dạy và học môn Tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020. Các vấn đề về dạy học nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như: “Teach English: A Training Course for Teachers, 1995” của Adrian Doff [7]; "English Brainstormers" của Jack Umstatter [8], "The Learner Centered Curriculum" của Nunan D, "Approaches and Methods in Language Teaching" của Richards, J.C an Rogers, Ở Việt nam, nhiều nhà khoa học cũng tiến hành các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nói chung và giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói riêng. Có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc [4], Đặng Quốc Bảo [1], Nguyễn Quốc Chí [2], Nguyễn Sĩ Thư [6], Phạm Văn Hòa [3] 2.1.2. Các khái niệm cơ bản 2.1.2.1. Hoạt động dạy học. Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường. Đó là một quá trình xã hội bao gồm và gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó HS tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của GV, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dạy học: Tiếp cận từ góc độ hệ thống; Tiếp cận từ góc độ điều khiển học; Tiếp cận theo thuyết thông tin; Tiếp cận dưới góc độ giáo dục học; Tiếp cận từ góc độ tâm lý học. Dù tiếp cận ở góc độ nào thi một điểm chung là hoạt động dạy học gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS a). Hoạt động dạy: Hoạt động dạy là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức nhân loại cho người học nhằm hình thành phát triển nhân cách người học. Hoạt động dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học. Hoạt động dạy là của GV, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho HS những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn là hoạt động giúp đỡ, chỉ đạo và hướng dẫn HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Vì vậy, GV cần phải hiểu được trình độ, năng lực, sự hứng thú, của HS thì mới đưa ra được những tác động sư phạm phù hợp để hoạt động dạy học đạt kết quả mong muốn. Như vậy, dạy là hoạt động của GV nhằm lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động dạy đã có sự thay đổi to lớn, theo hướng “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL” [5; tr.129]. b) Hoạt động học: Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan. Hoạt động học của HS là hoạt động tự điều khiển chiếm lĩnh tri thức, HS tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của GV. Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Như vậy, có thể hiểu hoạt động học của HS là quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành hệ thống kĩ năng, kĩ xả, vận dung kiến thức vào thực tiễn và hoàn thiện nhân cách bản thân. 2.1.2.2. Kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh. a) Kĩ năng. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của các tác giả. Tuy nhiên hầu hết tác giả, các nhà chuyên môn đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng là khả năng của một người thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, để đạt được một mục tiêu nhất định. Kỹ năng bao gồm: Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng) và Kỹ năng cơ bản (kỹ năng mền). b) Giao tiếp. Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu giao tiếp. c) Kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để chuyển giao, tiếp nhân và xử lý thông tin giữa người này với người khác nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp 2.2. Thực trạng việc dạy học Tiếng Anh trong nhà trường trươc khi áp dụng mô hình. 2.2.1. Thực trạng bên trong. 2.2.1.1. Thực trạng chung. Quy mô lớp học 25 lớp với 1008 HS trong đó: Khối 12 có 8 lớp, khối 11 có .98 lớp, khối 10 có 8 lớp. Nhà trường có 72 cán bộ GV, 100% đạt chuẩn có 14 người có trình độ thạc sĩ. Trong những năm gần đây trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là trường có chất lượng giáo dục nằm trong tốp khá của tỉnh Thanh Hóa, 4 năm liên tục nhà trường có HS giỏi Quốc gia (3 giải nhì, 1 giải ba), 1 giải Quốc gia VIFOTEX. Cơ sở vật chất: Nhà trường có 28 phòng học, 1 phòng thư viên đọc, 1 phòng thư viện điện tử, 1 phòng thực hành tin, 1 phòng học nghe nói Tiếng Anh, 1 khu hiệu bộ, 1 phòng hội trường, sân trường, sân tập thể thao, cổng trường, tường rào, nhà xe, nhà bảo vệ, 2.2.1.2. Thực trạng chất lượng giáo viên Tiếng Anh. Bộ môn Tiếng Anh nhà trường hiện tại có 8 GV trong đó có 6 GV biên chế 2 GV hợp đồng. Bảng 1: Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, trinh độ giáo viên biên chế tt Độ tuổi Số lượng Giới tính Trình độ đào tạo Kết quả KS theo đề án NNQG năm 2012 Kết quả bồi dững 1 Từ 40 tuổi đến 50 tuổi 2 Nữ ĐH tại chức B1 B2 2 Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi 3 Nữ 2 ĐH tại chức, 1 ĐH chính quy 2 người A1, 1 người B2 1 người C1, 2 người B1 Bảng 2: Kết quả đánh giá GV biên chế THPT theo từng tiêu chuẩn năm 2015. Tiêu chuẩn Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Tự ĐG HTĐG Tự ĐG HTĐG TựĐG HTĐG TựĐG HTĐG Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 100% 87.5% 0 12.5% 0 0 0 0 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 75% 12.5% 25% 37.5% 0 25% 0 25% Năng lực dạy học 25% 12.5% 75% 25% 0 25% 0 37.5% Năng lực giáo dục 25% 25% 75% 25% 0 37.5% 0 12.5% Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 25% 12.5% 75% 37.5% 25% 0 25% Năng lực phát triển nghề nghiệp 37.5% 25% 62.5% 25%% 0 37.5% 0 12.5% Nhìn chung chất lượng GV trong biên chế thấp, không đáp ứng được nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, năng lực sư phạm còn rất nhiều hạn chế. 2.2.1.3. Thực trạng chất lượng học sinh. Toàn trường có 1008 HS, trong đó: khối 12 có 333 HS, khối 11 có 331 HS, khối 10 có 385 HS. Bảng 3: Kết quả xếp loại học lực ba năm học từ 2012- 2013 đến 2014- 2015. Năm học Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2012-2013 1215 46 3.8% 538 44.3% 587 48.3% 40 3.3% 4 0.3% 2013-2014 1099 53 4.8% 546 49.7% 487 44.3% 10 0.9% 3 0.3% 2014-2015 1008 61 6.1% 411 40.7% 513 50.9% 23 2.3% 0 0% Bảng 4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015. Stt Năm học Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu 1 2012 - 2013 1215 772 63.5% 313 25,8% 114 9.4% 16 1.3% 2 2013 - 2014 1099 743 67.6% 255 23.2% 95 8.6% 6 0.6% 3 2014 – 2015 1008 677 67.2% 252 25.0% 67 6.6% 12 1.2% Bảng 5: Kết quả môn Tiếng Anh khối 10 và khối 11 học kì I năm học 2015-2016 Khối Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém 8 ≤ Điểm ≤ 10 6.5≤ Điểm < 8 5≤ Điểm< 6.5 3.5≤Điểm< 5 0≤Điểm< 3.5 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10 386 11 2.80% 70 18.13% 161 41.70% 139 36.01% 5 1.30% 11 331 7 2.11% 55 16.62% 153 46.20% 115 34.74% 1 0.30% Nhìn chung chất lượng Tiếng Anh của HS rất kém, đa phần là HS trung bình và yếu, kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh rất kém. 2.2.1.3. Mặt mạnh. Ban giám hiệu có quyết tâm đổi mới trong quản lý việc dạy và học, luôn sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược. Chất lượng giáo dục nhà trường ngày một phát triển, tập thể cán bộ GV đoàn kết, yêu nghề. 2.2.1.4. Mặt Yếu. Nhận thức của cán bộ GV và HS về dạy Tiếng Anh theo hướng giao tiếp còn hạn chế. Đội ngũ GV Tiếng Anh trình độ hạn chế, đặc biêt là kĩ năng nghe nói. Phương pháp dạy Tiếng Anh chưa phù hợp, việc đổi mới chậm, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Năng lực Tiếng Anh của HS đầu vào rất thấp đặc biệt là kĩ năng nghe nói, HS không năng lực tự học, rất thu động trong việc tiếp thu kiến thức. Nguồn tài liệu tham khảo gần như không có, thậm chí nhiều HS nghèo còn không đủ cả SGK. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học rất hạn chế, không đủ để cho GV sử dụng phục vụ dạy học: Toàn trường có 3 phòng có thiết bị dạy học là máy chiếu, 2 đài đĩa. Tài chính đầu tư cho giáo dục nói chung cho việc dạy và học ngoại ngữ nói riêng là rất hạn chế. 2.2.2. Thực trạng bên ngoài. Nền kinh tế đất nước đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian dài và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh thế giới, sự cạnh tranh lao động trên thị trường lao động ngày một tăng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất Châu Á, rất nhiều công tý nước ngoài, các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu lao động có trình độ tay nghề và có kĩ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin ngày càng cao. Việt Nam là nước có tỉ lệ người dân sử dụng mạng internet cao, nên việc tiếp nhận và cập nhật thông tin cũng như khai thác nguồn kiến thức khoa học ở trên mạng ngày càng phổ biến và phát triển rất nhanh. Giáo dục Việt Nam hội nhập rất nhanh vào nền giáo dục toàn cầu, rất nhiều các trường ĐH lớn uy tín trên thế giới đã mở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, Việt Nam cũng là nước mà HS và sinh viên có rất nhiều điều kiện để dược đi du học nước ngoài do các chính sách về hợp tác giáo dục với các nước trên thế giới. 2.2.2.1. Thời cơ. Cơ hội để người lao động có tay nghề và trình độ ngoại ngữ và công nghệ có việc làm và được lựa chọn việc làm tốt là rất cao. Cơ hội học tập ở trình độ Đại học và sau đại học đối với HS ngày càng nhiều, cơ hội học tập trong các môi trường giáo dục quốc tế hoặc đi du học với các HS có trình độ ngoại ngữ và có năng lực tự học rất lớn. 2.2.2.2. Thách thức. Nền kinh tế mở cửa, hội nhập sâu vào nề kinh tế thế giới nên việc cạnh tranh giữa lao động nước ngoài và lao động Việt Nam ngày càng cao. Khoa học kĩ thuật phát triển nhanh, năng lực con người có hạn, chương trình giáo dục thì phải có độ ổn định nhất định. Vì vậy, người học cần phải có năng lực để có thể thích nghi với sự thay đổi rất nhanh của đời sống thực tế, phải có kĩ năng tự học và học tập suốt đời. 2.3. Các giải pháp đã thực hiện 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của Tiếng Anh. a) Mục đích của giải pháp: Nâng cao nhận thức của cán bộ GV, HS và cha mẹ HS về tầm quan trọng khả năng giao tiếp Tiếng Anh nói riêng và năng lực Tiếng Anh của HS nói chung. b) Nội dung giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền: đối với GV thì thông qua quá trình điều hành hoạt động giáo dục nhà trường và các buổi học tập chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch và chương trình hoạt động của ngành; đối với HS thì thông qua các buổi chào cờ, các giờ sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp; Với cha mẹ HS thì thông qua các buổi họp phụ huynh. Mời các chuyên gia nghiên cứu về thị trường lao động nói chuyện tư vấn cho học sinh về nhu cầu lao động và những cơ hội việc làm tốt khi có năng lực Tiếng Anh; về tình hình kinh tế - xã hội, sự tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và nhu cầu lao động có trình độ Tiếng Anh. 2.3.2. Nâng cao năng lực Tiếng Anh cho đội ngữ giáo viên dạy Tiếng Anh và GV dạy các môn văn hóa. a) Mục tiêu của giải pháp: Đến năm 2020, 100% GV Tiếng Anh phải đạt chuẩn trình độ C1 theo khung 6 bậc Châu Âu, có năng lực giảng dạy và phương pháp sư phạm tốt. b) Nội dung giải pháp: Thường xuyên kiểm tra năng lực Tiếng Anh của GV, thông qua các lớp bồi dưỡng của ngành; khuyên khích GV tự học, tự bồi dưỡng. Bố trí sắp xếp chuyên môn để GV đi học thêm nâng cao trình độ. Mời GV bản ngữ về để bồi dưỡng thêm kĩ năng nới cho GV, cho GV tham gia trợ giảng cho GV nước ngoài ở các lớp HS có nhu cầu học với người nước ngoài. 2.3.3. Phân loại học sinh thành lập các lớp học tăng cường Tiếng Anh. a) Mục tiêu giải pháp. Nhằm phân hóa HS theo năng lực, để tổ chức giảng dạy theo đối tượng và nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả dạy học cao nhất. b) Nội dung giải pháp. HS mới vào lớp 10: Tổ chức khảo sát năng lực Tiếng Anh khi HS vào khối 10 (khảo sát cả 4 kĩ năng). Cho HS đăng kí nguyện vọng hoc Tiếng Anh theo năng lực của bản thân và tổ chức xếp vào các lớp phù hợp. Trong quá trình dạy học: Tổ chức kiểm tra khảo sát định kì 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của HS để đề ra những giải pháp phù hợp phù hợp. 2.3.4. Xây dựng chương trình nhà trường phù hợ với năng lực của học sinh. a) Mục tiêu của giải pháp. Xây dựng được chương trình nhà trường đảm bảo đáp ứng chương trình của Bộ, sát với năng lực HS và theo định hướng tăng cường kĩ năng giao tiếp. b) Nội dung giải pháp. Lập tổ nghiên cứu và xây dựng chương trình nhà trường, gồm Ban giám hiệu, các GV thuộc bộ môn Tiếng Anh và mới thêm các chuyên gia. Sử dụng nhiều nguồn học liệu khác nhau để đưa ra chương trình dạy tăng cường Tiếng Anh cho những HS có nhu cầu trên cơ sở bám sát được nội dung chương trình của Bộ đồng thời tăng cường thêm kĩ năng nghe, nói và kĩ năng giao tiếp cho HS. Định kì hàng năm rút kinh nghiệm điều chỉnh chương trình cho thực sự phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường., đảm bảo chương trình vừa đạt yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn vừa phù hợp với thực tiễn dạy và học. 2.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính, xây dựng thư viện. a) Mục tiêu của giải pháp. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học Tiếng Anh. b) Nội dung giải pháp. Mỗi giao viên giảng dạy môn Tiếng Anh phải trang bị máy tính xách tay, đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mo_hinh_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_tieng_anh_theo_huong.doc