SKKN Luyện cách viết mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Yên Mỹ

SKKN Luyện cách viết mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Yên Mỹ

Văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nhà trường. Thông qua các bài văn nghị luận, học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình. Đây cũng là những yêu cầu cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống. Để viết được một bài tập làm văn đạt yêu cầu đã khó, viết được một bài văn nghị luận lại càng khó hơn, nhất là với học sinh bậc THCS. Văn nghị luận đòi hỏi cách lập luận chặt chẽ, tư duy sắc bén, khoa học, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính lôgic, tính biện chứng, Trong khi đó tư duy lập luận lôgic của học sinh THCS chưa định hình rõ rệt. Điều này làm hạn chế sự tiếp thu kiến thức văn nghị luận ở các em và ảnh hưởng rất nhiều đến sự lắng đọng kiến thức mà giáo viên mong muốn truyền thụ đến các em.

 Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Yên Mỹ nói riêng còn gặp không ít khó khăn khi làm văn nghị luận. Các em ít hứng thú trong việc rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận, bài viết văn nghị luận của các em thường mắc khá nhiều lỗi. Một trong những lỗi ta bắt gặp ngay khi mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng, không biết làm thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn. Quan tâm đến cách viết bài của học sinh, từ đó tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh hoàn thành bài viết của mình với kết quả cao nhất có thể nói là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Mục đích chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh và góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.

 Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết đoạn mở bài còn được gọi dưới cái tên như đặt vấn đề hay nêu vấn đề. Nhưng quả thực, việc khởi động này cũng là việc khó khăn nhất đối với học sinh. Vì đoạn mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn hay không. Nằm ở vị trí đầu tiên trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đoạn mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu, giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Cho nên một đoạn mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó còn tạo thêm hứng thú cho chính người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tình khi tiếp xúc với một bài văn có đoạn mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết, thể hiện ở cách viết khô khan, dài dòng, xa đề, thậm chí lạc đề, thiếu hấp dẫn. Từ tâm lý tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng. Như vậy, đoạn mở bài là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành bài văn nghị luận.

 

doc 20 trang thuychi01 16393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Luyện cách viết mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT
Nội dung
Trang
1
Đặt vấn đề
1
2
Lý do chọn đề tài 
1
3
Mục đích nghiên cứu 
2
4
Đối tượng nghiên cứu 
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
Cơ sở lí luận của vấn đề.
3
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
7
9
Giải pháp và thực hiện
8
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản thân đồng nghiệp và nhà trường . 
16
11
Kết luận và kiến nghị 
17
12
Kết luận 
17
13
Kiến nghị
17
14
Tài liệu tham khảo
19
A. ĐẶT VẤN ĐÈ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nhà trường. Thông qua các bài văn nghị luận, học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình. Đây cũng là những yêu cầu cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống. Để viết được một bài tập làm văn đạt yêu cầu đã khó, viết được một bài văn nghị luận lại càng khó hơn, nhất là với học sinh bậc THCS. Văn nghị luận đòi hỏi cách lập luận chặt chẽ, tư duy sắc bén, khoa học, đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính lôgic, tính biện chứng,Trong khi đó tư duy lập luận lôgic của học sinh THCS chưa định hình rõ rệt. Điều này làm hạn chế sự tiếp thu kiến thức văn nghị luận ở các em và ảnh hưởng rất nhiều đến sự lắng đọng kiến thức mà giáo viên mong muốn truyền thụ đến các em.
	Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Yên Mỹ nói riêng còn gặp không ít khó khăn khi làm văn nghị luận. Các em ít hứng thú trong việc rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận, bài viết văn nghị luận của các em thường mắc khá nhiều lỗi. Một trong những lỗi ta bắt gặp ngay khi mở đầu bài viết đó là các em còn lúng túng, không biết làm thế nào để vào bài cho nhanh mà vẫn đảm bảo đúng, hay và hấp dẫn. Quan tâm đến cách viết bài của học sinh, từ đó tìm ra các biện pháp, phương pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh hoàn thành bài viết của mình với kết quả cao nhất có thể nói là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Mục đích chính yếu là nhằm rèn luyện nâng cao kỹ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh và góp phần vào nhiệm vụ chung của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.
	Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết đoạn mở bài còn được gọi dưới cái tên như đặt vấn đề hay nêu vấn đề. Nhưng quả thực, việc khởi động này cũng là việc khó khăn nhất đối với học sinh. Vì đoạn mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn hay không. Nằm ở vị trí đầu tiên trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đoạn mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu, giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Cho nên một đoạn mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó còn tạo thêm hứng thú cho chính người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tình khi tiếp xúc với một bài văn có đoạn mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết, thể hiện ở cách viết khô khan, dài dòng, xa đề, thậm chí lạc đề, thiếu hấp dẫn. Từ tâm lý tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng. Như vậy, đoạn mở bài là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành bài văn nghị luận.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, tôi đã mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm: “Luyện cách viết mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Yên Mỹ” để hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận một cách bài bản, kỹ càng. Và việc làm đó bước đầu đã thu được kết quả rất khả quan, thuận lợi cho quá trình viết văn nghị luận của học sinh. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Trong những năm học gần đây, tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và áp dụng các phương pháp viết mở bài để hướng dẫn học sinh mở bài đúng, tiến tới mở bài hay, cuốn hút người đọc. Công việc đòi hỏi ở tôi niềm đam mê và sự đầu tư thời gian, tâm huyết nhằm giúp học sinh lớp 9 vượt qua rào cản tâm lí ngại khó và những vướng mắc trong quá trình bắt tay vào viết mở bài cho bài văn nghị luận. Hi vọng với kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi có thể cùng với các bạn đồng nghiệp giúp học sinh một cách rèn luyện để các em dần dần thành thạo kĩ năng viết mở bài, để bài làm văn của các em đạt yêu cầu và hay hơn. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Tập trung vào Luyện cách viết mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh lớp 9, tôi mong muốn các em sẽ biết viết những mở bài từ đạt yêu cầu đến đạt yêu cầu cao. Vì vậy, đề tài này sẽ giúp học sinh nắm vững vai trò, đặc điểm của phần mở bài trong bài tập làm văn, biết ưu điểm của các cách mở bài khác nhau, biết lựa chọn cách mở bài phù hợp với yêu cầu của từng đề bài và thành thạo kĩ năng viết mở bài cho bài văn nghị luận văn học. Đó là những khâu quan trọng quyết định kết quả bài tập làm văn của các em mà mọi học sinh và giáo viên đều quan tâm. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	Trong quá trình triển khai sáng kiến tôi đã áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm của đoạn mở bài.
	Đoạn mở bài trong bài văn nghị luận có tính thống nhất với toàn bài về nội dung và hình thức. Mặt khác, đoạn mở bài còn có tính hoàn chỉnh và độc lập tương đối so với các phần khác trong bài. Vì vậy nó tồn tại ở dạng một đoạn văn riêng biệt (đoạn mở đầu) trong hệ thống văn bản. Đặc điểm của mở bài trong bài văn nghị luận là:
1.1.Về chức năng, nhiệm vụ:
	Đoạn mở bài phải tạo được tình huống có vấn đề tức là phải đề xuất được vấn đề mà đề bài yêu cầu giải quyết. Nó có nhiệm vụ nêu ra luận đề (vấn đề nghị luận) cho toàn bài. Vấn đề nêu trong mở bài là ở dạng tổng quát, khái quát cần triển khai, giải quyết. Do đó, người viết cần nắm vững yêu cầu của đề bài, từ đó khái quát thành luận đề lớn cần giải quyết và nêu ngắn gọn ở mở bài. Trong phần mở bài của bài văn nghị luận, người viết không nên bộc lộ ngay thái độ, quan điểm của mình về vấn đề nghị luận mà chỉ nêu vấn đề cần giải quyết, điều đó góp phần làm cho bài viết có sức hấp dẫn người đọc hơn. 
	         Thực tế mở bài thường là đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện rõ những nội dung sau: 
	         - Dẫn dắt vấn đề: Mở đầu đoạn là những câu dẫn dắt có liên quan đến vấn đề chính cần bàn để chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc vào vấn đề.
	       - Nêu vấn đề: Vấn đề phải được nêu một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát.
         	- Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với thời đại ( Phần này tùy thuộc vào từng vấn đề cụ thể, không nhất thiết mở bài nào cũng phải có).
1.2. Về cách thức trình bày:
	Đoạn mở bài luôn có sự tương ứng với đoạn kết bài về cả nội dung và độ dài. Trong trường hợp vấn đề quá phức tạp không thể nêu trong một đoạn văn thì có thể viết thành hai đoạn văn, khi đó, độ dài của mở bài nới rộng hơn. Song về cơ bản, đoạn mở bài của học sinh khi làm văn trong nhà trường cần đảm bảo yêu cầu về hình thức sau:
- Ngắn gọn: Từ khâu dẫn dắt vấn đề đến khâu nêu tầm quan trọng, ý nghĩa (nếu có) chỉ ngắn gọn trong 4-7 câu. Nhưng vẫn cần đảm bảo được tính trọn vẹn của vấn đề và tránh lan man không nêu được vấn đề trung tâm.
- Đầy đủ: Khi đọc xong mở bài phải làm cho người đọc hiểu được vấn đề đặt ra ở đây là gì, trong phạm vi nào và phương thức vận dụng để giải quyết vấn đề đó như thế nàoPhần này nhất thiết phải đầy đủ tất cả các nội dung, quan trọng nhất là phải nêu đúng, đủ vấn đề của bài làm.
- Độc đáo: Đoạn mở bài phải gây được sự chú ý và gợi cho người đọc sự quan tâm, niềm hứng thú theo dõi sự trình bày ở phần sau.
- Giản dị, tự nhiên: Đòi hỏi khi viết phải có giọng điệu tự nhiên, có khả năng tạo ra cảm giác thân quen, gần gũi với người đọc (người nghe) và có sức gợi nghĩ (gợi cảm).
	Về ngôn ngữ diễn đạt: Trong đoạn mở bài, những câu dẫn vào đề nên viết ngắn gọn, khéo léo, lời lẽ tự nhiên, thoải mái sao cho tạo được ấn tượng, hứng thú cho người đọc, người nghe. Do đặc thù riêng của đoạn mở bài nên khi viết cần tránh lối viết cầu kì, dài dòng, lan man, xa rời trọng tâm đề bài yêu cầu. Các câu trong đoạn mở bài thường là kiểu câu trần thuật, nhưng cũng có cả câu phủ định và câu nghi vấn (câu hỏi tu từ nhằm kích thích suy nghĩ của người đọc).
2.Yêu cầu của đoạn mở bài.
	Về cơ bản, đoạn mở bài đạt yêu cầu là một đoạn mở bài đúng. Nghĩa là đoạn mở bài đó phải đảm bảo đầy đủ nội dung và đảm nhận chức năng của phần đặt vấn đề. Mở bài đạt yêu cầu khi nó giới thiệu được vấn đề đến người đọc (vấn đề sẽ được trình bày ở phần thân bài).
	Ở đây chúng tôi quan niệm rằng: Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài). Đoạn văn ấy cũng có ba phần: Mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn. Mỗi phần của mở bài đảm nhận một nhiệm vụ tương đối độc lập. Cụ thể là:
 	- Phần mở đầu đoạn: Nêu những câu dẫn dắt ( có thể là những lời văn của người viết, có thể là một câu thơ, lời hát, một câu nói nổi tiếng của một nhân vật, một chính khách, là một mẩu chuyện nhỏ hoặc lời giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm,). Yêu cầu nội dung câu dẫn phải gần gũi và có liên quan đến vấn đề chính mà bài văn sẽ đề cập đến.
- Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính của bài viết (vấn đề có thể đã nêu rõ trong đề, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu lên). Đối với loại đề yêu cầu phân tích, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật thì phần này thường nêu ấn tượng chủ đạo, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm mà người viết cảm nhận được.
- Phần kết đoạn: Nêu giới hạn vấn đề và phạm vi tư liệu mà bài viết sẽ trình bày. Phần này thường được nêu rõ trong đề bài, người viết chỉ cần nêu lại yêu cầu và dẫn lại ý kiến, câu trích ở đề bài. Phần cuối này cũng có thể nêu hướng giải quyết vấn đề, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đối với bản thân và thời đại. 
3. Các cách viết đoạn mở bài trong văn nghị luận:
	Thông thường có hai cách viết đoạn mở bài:
3.1. Mở bài trực tiếp: 
Mở bài trực tiếp là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và xác định được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên, khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài chuẩn mực trong nhà trường.
	Ví dụ:  Với đề bài: “Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu”
Học sinh đã mở bài như sau:
	Nói đến Chính Hữu không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông.
- Vấn đề nghị luận: Đề tài người lính
- Giới hạn vấn đề: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
	Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay, không thu hút nhiều sự chú ý của người đọc. Vì mở bài trực tiếp thường không có phần dẫn dắt mà chỉ có hai phần cơ bản tạo nên đoạn mở bài là phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề. Cho nên trong nhà trường, người ta thường chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
3.2. Mở bài gián tiếp: 
Mở bài gián tiếp là cách vào đề thông qua một loạt sự dẫn dắt như: Nêu ra một câu chuyện, sự kiện, con số, so sánh,sau đó mới nêu vấn đề nghị luận để kích thích trí tò mò, gợi chú ý của người đọc, rồi từ đó mới nêu lên vấn đề chính.
 Khi sử dụng các mở bài gián tiếp, người viết cần lựa chọn điểm xuất phát sao cho: từ đó có thể dẫn đến đề tài; có khả năng tạo ra cảm giác gần gũi, quen thuộc với người đọc (người nghe), có sự gợi nghĩ (gợi cảm). Cách này thường dài nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. 
Một số kiểu mở bài gián tiếp thường gặp:
*Kiểu diễn dịch:
 Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch là người viết nêu ra những khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần. Sau cùng, bắt vào vấn đề của đề bài.
	Ví dụ: Với đề bài “ Tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên”, có thể mở bài như sau:
(1) Đã là người Việt Nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít dù nhiều hơi ấm của những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa mẹ hát. (2) Đã mang trong mình dòng máu Việt, ai mà chẳng có một góc tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, chập chờn theo đôi cánh cò trắng ở nơi sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn. (3) Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng là người Việt Nam, dòng máu chảy trong huyết quản ông cũng mang tên Lạc Hồng, có lẽ vì thế, trong thơ ông, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta vẫn gặp lời ru của mẹ, ta vẫn thấy tuổi thơ nồng cháy, vẫn nghe trong đó thong thả nhịp vỗ cánh cò. (4) Và “Con cò” là một bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ như thế, một bài thơ mà chất triết lí, suy tưởng đã hòa làm một với những lời ca đẹp đẽ nhất ca ngợi tình mẹ, ca ngợi ý nghĩa của những lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người.
Mở bài trên gồm bốn câu trình bày theo kiểu diễn dịch:
+Câu (1), ( 2) nêu nhận định khái quát về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với mỗi con người.
+Câu (3) giới thiệu thơ Chế Lan Viên.
+Câu (4) nêu vấn đề nghị luận: “Tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên”.
*Kiểu quy nạp:
	Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận.
	Ví dụ, với đề bài: Suy ngẫm của em về lòng dũng cảm, có thể mở bài theo kiểu quy nạp như:
(1) Mấy tháng trước, đài báo đưa tin về một anh thanh niên tay không bắt cướp ở thành phố Hồ Chí Minh mà không cần gia nhập một tổ chức công an hay dân phòng nào, cũng không phải để lấy thù lao hay ân huệ. (2) Hàng ngày chúng ta vẫn nghe tin có những bạn trẻ nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối, có những tình nguyện viên không quản ngại gian khổ, hiểm nguy đến với các bệnh nhân trại phong, vào các bệnh viện truyền nhiễm hoặc đến với đồng bào dân tộc miền núi cần sự giúp đỡ. (3) Và với những nghĩa cử cao đẹp đó, chúng ta gọi họ là con người có lòng dũng cảm.
Mở bài trên viết theo kiểu quy nạp:
+ Câu (1), (2) đưa ra những tấm gương không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu người.
+ Câu (3) khái quát những hành động cao cả đó trong khái niệm lòng dũng cảm.
*Kiểu so sánh:
Có hai cách so sánh:
- So sánh tương đồng, tương liên: Với cách này ta bắt đầu bằng việc nêu lên một ý, một sự việc tương tự (có liên quan với ý, với sự việc của luận đề) nhằm tạo ra sự liên tưởng rồi từ đó mà chuyển sang vấn đề cần bàn.
	Ví dụ, với đề văn: Vẻ đẹp mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du), có thể mở bài:
	Từ lâu, mùa xuân đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, đánh thức ngòi bút của bao nghệ sỹ tài hoa. Ta đã từng được cảm nhận sắc xuân ngập tràn của đêm “Nguyên tiêu” trong thơ Hồ Chí Minh, được hòa mình vào những cung bậc cảm xúc xuân nồng nàn, rạo rực trong “Mùa xuân của tôi” cùng với Vũ Bằng, và giờ đây lại được đắm mình trong sức xuân tràn trề, sắc xuân trong trẻo, tươi sáng, tinh khôi qua những nét vẽ tinh tế, tài hoa của cụ Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều”).
- So sánh tương phản, đối lập: bắt đầu lập luận bằng cách nêu ý trái ngược với ý của luận đề để rồi lấy đó làm cái cớ mà chuyển sang luận đề.
	Ví dụ, với đề văn: Cảm nhận về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, có thể viết:
	Nếu như thơ Hồ Xuân Hương hấp dẫn người đọc bởi chất bình dị, dân dã, gần gũi, quen thuộc với đời sống bình dân thì thơ Bà Huyện Thanh Quan lại chiếm được tình cảm nồng thắm nơi bạn đọc bởi phong cách thơ cổ điển, trang nhã, điêu luyện. Đọc thơ bà, ta như được đắm mình trong một điệu thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, chất chứa những mối hoài cảm sâu xa. Bài thơ “Qua đèo Ngang” chắc chắn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng như vậy.
	Không phải lúc nào áp dụng những cách làm trên cũng hay, sự sáng tạo của cá nhân góp phần không nhỏ vào thành công của bài viết. Vì thế, khi làm bài học sinh phải định hướng cho mình những cách mở bài tốt nhất. Trong bốn kiểu nhỏ của cách mở bài gián tiếp, kiểu mở bài theo lối so sánh tương liên đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có hiểu biết về những vấn đề liên quan cần nghị luận và phải có cảm nhận tinh tế trước mọi vấn đề để nhìn vào đó có thể tìm ra mối quan hệ tương liên; còn kiểu mở bài theo lối tương phản thường áp dụng cho học sinh có cảm thụ tốt, nhuần nhuyễn và điêu luyện, vì nội dung của nó tương đối phức tạp. Hai kiểu mở bài này phổ biến đối với học sinh khá giỏi.
Tóm lại, mở bài có nhiều cách, nhiều kiểu, tùy trường hợp mà vận dụng. Nhưng nhìn chung, chúng ta cần nhớ một điều, phần mở bài, phần đặt vấn đề có nhiệm vụ khơi gợi sự chú ý của người đọc đối với vấn đề mình cần nghị luận. Do đó cần tránh dài dòng, vòng vo hoặc lấn sang phần thân bài, làm loãng vấn đề nghị luận sẽ được giải quyết triệt để ở phần thân bài. Để có được phần mở bài như ý đòi hỏi người viết phải đọc và thực hành nhiều dạng đề khác nhau, chỉ khi rèn luyện nhiều thì đứng trước những đề văn kiểm tra học sinh mới có thể tìm ra cách mở bài nhanh chóng và dễ dàng.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
1.Thực trạng chung:
	Trên thực tế, qua khảo sát chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn, chúng tôi thấy kết quả thu được chưa cao, giáo viên thường có tâm lí ngại dạy phần Tập làm văn. Còn học sinh thường tỏ ra không hứng thú với các tiết Tập làm văn, nhất là phần nghị luận. Nếu như tình hình dạy Tập làm văn nói chung còn nhiều vấn đề trăn trở, thì mở bài trong bài văn nghị luận nói riêng còn gặp nhiều  khó khăn. Phần này thường bị xem nhẹ và không dành thời gian ôn tập hay rèn luyện. Chính vì thế đã dẫn tới tình trạng có rất nhiều bài văn mở đầu khô khan, lạc đề hoặc không tạo hứng thú cho người đọc.
	Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm bài văn nghị luận của học sinh, một vấn đề dễ nhận thấy là các em rất chật vật, mất nhiều thời gian vào việc viết phần mở bài. Từ việc chấm bài, bản thân tôi cũng nhận thấy phần mở bài của đối tượng học sinh này thường mắc phải các lỗi cơ bản sau:
- Thiếu ý hoặc chưa nêu được vấn đề  cần nghị luận;
- Dẫn dắt vấn đề vòng vo, rườm rà, vu vơ, không liên quan đến vấn đề cần giải quyết mà đề bài yêu cầu.
- Mở bài quá chi tiết, nói hết nội dung lẽ ra phần thân bài mới trình bày;
- Mở bài khô khan, thiếu hình ảnh.
2.Về phía giáo viên:
	Một số thầy cô giáo còn coi nhẹ các giờ lập dàn ý, trả bài, khiến cho học sinh không có thói quen sửa chữa những lỗi còn hay mắc phải trong khi viết. Viết văn là quá trình luôn cần uốn nắn, chỉ dẫn để nâng cao kĩ năng, bởi “văn ôn, võ luyện”. Mặt khác, do thiếu thời gian giảng dạy mà một số giáo viên có thói quen từ xưa đến 
nay coi phần mở bài đơn giản chỉ là sự gợi mở vấn đề. Rõ ràng, giáo viên thấy học sinh chưa đáp ứng đủ từng yêu cầu của mỗi phần trong bài hay toàn bài, các em có cố gắng lắm cũng chỉ đi được những phần trọng tâm (thân bài). Giáo viên khi hướng dẫn học sinh viết phần mở bài thường chỉ giới thiệu rất sơ lược các nội dung phải trình bày. Đôi khi hướng dẫn học sinh viết phần này, không ít giáo viên tỏ ra lúng túng khi phải chỉ ra những bước cụ thể để viết được mở bài một cách thành thục. Cũng có những giáo viên tâm huyết hơn thì hướng dẫn học sinh một vài kĩ năng để viết phần mở bài nhưng chủ yếu dựa vào chủ quan của bản thân mình, cốt sao giới thiệu được vấn đề, còn chủ yếu tập trung vào phần thân bài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn là rất nhiều học sinh tỏ ra rất lúng túng khi viết văn, mắc nhiều lỗi sai trong văn bản thông dụng và số đông học sinh tỏ ra ngại học Tập làm văn.
3. Về phía học sinh:
	Các em chưa chú ý đến chức năng, nhiệm vụ của phần mở bài trong bài văn, các phương pháp viết phần này thì lơ mơ. Từ sự thiếu hụt về kiến thức cũng như thời gian giảng dạy hạn chế khiến cho các em học sinh cũng rơi vào tình trạng không nắm vững được cách viết một mở bài thế nào là đạt yêu cầu, chưa nói đến hay và hấp dẫn. Đa số các em căn cứ vào nội dung có sẵn của đề bài để viết mở bài cho bài văn của mình mà không hề sáng tạo hay tìm tòi cách viết nào khác. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_luyen_cach_viet_mo_bai_trong_bai_van_nghi_luan_cho_hoc.doc