SKKN Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Chuyên đề quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000

SKKN Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Chuyên đề quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000

 Với khối các trường chuyên trong cả nước, công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng với hoạt động trọng tâm của nhà trường. Thành tích học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên như một trong những biểu hiện cho vị thế của từng trường, chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các trường quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mấy năm vừa qua của môn Lịch Sử còn nhiều bất cập, chất lượng giải không cao. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Vì các lí do trên, tôi chọn nội dung: “Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

docx 22 trang thuychi01 6170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy Chuyên đề quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Với khối các trường chuyên trong cả nước, công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng với hoạt động trọng tâm của nhà trường. Thành tích học sinh giỏi quốc gia bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên như một trong những biểu hiện cho vị thế của từng trường, chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các trường quan tâm đúng mức. 
Tuy nhiên, thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mấy năm vừa qua của môn Lịch Sử còn nhiều bất cập, chất lượng giải không cao. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Vì các lí do trên, tôi chọn nội dung: “Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy chuyên đề quan hệ quốc tế từ 1919 – 2000” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy cho học sinh giỏi quốc gia, nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về sự ra đời, tồn tại, suy vong cùng những đặc điểm cơ bản của hai trật tự thế giới được hình thành trong thế kỷ XX.
- Qua chuyên đề, học sinh không chỉ nắm vững được kiến thức cơ bản về hai trật tự thế giới, mà còn được rèn luyện nhiều kỹ năng như so sánh, phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử, từ đó rút ra những đặc điểm và có thể dự đoán được tương lai của trật tự thế giới.
- Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi cấp quốc gia, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài lịch sử, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên sử.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm trải dài ở cả phần lịch sử thế giới lớp 11 và lớp 12, được coi như một nội dung bổ dọc với rất nhiều vấn đề lớn và quan trọng của quan hệ quốc tế, liên quan đến kiến thức tổng hợp của nhiều sự kiện lớn, thậm chí còn đang tiếp diễn (đặc biệt là phần quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000). Những sự kiện đó còn có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Những nội dung đó không ít thì nhiều, hầu như năm nào cũng hiện diện trong nội dung các đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh của từng địa phương hay của cấp quốc gia. Chính vì thế, vị trí của chuyên đề trong chương trình ôn luyện học sinh giỏi quốc gia chắc chắn luôn được các giáo viên có kinh nghiệm đặt đúng tầm vóc, vị trí để đầu tư tâm huyết, xác định những nội dung, kiến thức cần và đủ, phong phú và sâu sắc để truyền đạt cho học sinh. 
. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nội dung chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1919 đến năm 2000, rồi từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy, đưa ra hệ thống phương pháp giảng dạy để thực hiện mục tiêu bài dạy.
Những điểm mới của sáng kiến
Trước đây, đã có những sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến nội dung Quan hệ quốc tế hiện đại hoặc trình bày về việc áp dụng hệ thống phương pháp dạy học tích cực cho từng nội dung kiến thức cụ thể, song chưa có sáng kiến đề cập về sự kết hợp của hai vấn đề này. Vì vậy, điểm mới của sáng kiến là:
Thứ nhất, chỉ ra được nội dung cụ thể sẽ giảng dạy trong chuyên đề Quan hệ quốc tế.
Thứ hai, đưa ra và áp dụng hệ thống phương pháp lý thuyết giúp học sinh nhận thức chuyên sâu về quan hệ quốc tế.
Thứ ba, trình bày được một số bài tập và câu hỏi chuyên sâu về quan hệ quốc tế hiện đại.
Thứ tư, áp dụng đối với học sinh trường chuyên, lớp chuyên sử.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
- Mục tiêu giáo dục: là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nhất là lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia.
	- Mục tiêu bộ môn:
 + Về kiến thức:
	 Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao lớp 12 THPT, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc
	Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
	Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.
 + Về kĩ năng: 
	Học sinh hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử. Từ đó rèn luyện cho các em kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành. Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học 
	Học sinh chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho yêu cầu của các kì thi. Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp còn hạn chế...
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giải quyết thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu kĩ lưỡng bài học và dựa trên Phân phối chương trình, Hướng dẫn chuẩn kiến thức - kĩ năng để tiến hành lựa chọn nội dung giảng dạy.
2.3.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy
2.3.1.1. Khái niệm về trật tự thế giới:
- Trật tự thế giới là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các đế quốc nhằm duy trì ổn định hệ thống quốc tế. Trật tự thế giới chỉ có tính tương đối do sự thay đổi so sánh lực lượng giữa các cường quốc. Chiến tranh thế giới là lúc thế giới mất trật tự (trật tự bị phá vỡ) và đi tới xác lập 1 trật tự mới của quan hệ quốc tế.
2.3.1.2. Các trật tự đã từng tồn tại trong lịch sử thế giới:
+ Trong TK XIX, trật tự thế giới đã 2 lần được thiết lập nhưng chủ yếu trong phạm vi châu Âu:
- Trật tự Viên (1815- 1870) tức là sau chiến tranh Napoleong đến trước chiến tranh Pháp- Phổ (1871)
- Trật tự Phran Phuốc (1871- 1914) tức là sau chiến tranh Pháp- Phổ đến khi chiến tranh thế giới I bùng nổ.
+ Sang TK XX, những trật tự thế giới theo ý nghĩa đầy đủ mới được xác lập:
- Trật tự theo hệ thống Véc Xai- Oasinhtơn tồn tại khoảng 20 năm ( Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai)
- Trật tự 2 cực Ianta tồn tại gần nửa thế kỷ (1945- 1991).
2.3.2. Một số phương pháp cơ bản hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề
2.3.2.1. Khai thác triệt để những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh
- Kiến thức SGK về trật tự thế giới theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn trong SGK lớp 11 không được đề cập bằng một bài học cụ thể, nhưng giáo viên có thể khai thác kiến thức về nội dung này ở bài 25( SGK 11 nâng cao), mục những nét chung về các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1919-1929, dù rất sơ lược nhưng cũng đủ để các em có những khái niệm cơ bản nhất về trật tự thế giới được xác lập ngay sau chiến tranh Thế giới thứ nhât.
- Về trật tự thế giới 2 cực Ian ta, ở SGK lớp 12 nâng cao, nội dung kiến thức được đề cập rất chi tiết, cụ thể, không chỉ ở Bài 1: Sự hình thành Trật tự Thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai ( 1945-1949) mà còn nằm rải rác ở nhiều bài khác như Bài 10: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh; Bài 12: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh làm việc với SGK, giáo viên cần định hướng cho các em những nội dung kiến thức cơ bản cần nắm chắc để các em có thể lựa chọn và ghi nhớ.
2.3.2.2. Sử dụng các phương tiện trực quan hợp lý để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức:
- Phương tiện trực quan luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử, với riêng nội dung về 2 trật tự thế giới trong thế kỷ XX, nhiều bản đồ, tranh ảnh được khai thác hợp lý sẽ giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức mà không bị nhàm chán, ở chuyên đề này, khi tập trung làm rõ kiến thức về trật tự Vec- Oa, tôi thường sử dụng bản đồ nước Đức, trước và sau hòa ước Vec xai để cho học sinh thấy rõ những bất công mà nước Đức phải gánh chịu theo nội dung bản hòa ước này, ngoài ra, còn sử dụng bản đồ châu Âu thời kỳ này để thấy rõ sự tan rã của 4 đế quốc lớn ở châu Âu (Nga, Đức, Áo- Hung, Thổ Nhĩ Kì)...
- Khi dạy về trật tự 2 cực Ianta, tôi cũng sử dụng rất nhiều bản đồ tranh ảnh, cụ thể, có thể sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai (Mặt trận châu Âu và Bắc Phi) để cho học sinh thấy vị trí của bán đảo Crưm, trên đó là thành phố nhỏ Ianta, nơi diễn ra hội nghị quyết định nhất để hình thành lên trật tự thế giới 2, sử dụng bức ảnh 3 nguyên thủ tam cường trong hội nghị Ianta để làm rõ vị thế của 3 nước (đặc biệt là 2 nước Liên Xô Và Mỹ) trong việc chi phối mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm đọc, tham khảo các sách, báo, tài liệu tham khảo hợp lý
- Với chuyên đề này, để đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của học sinh thi học sinh giỏi quốc gia, kiến thức ở SGK chỉ là nền tảng kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh tham khảo thêm nhiều tài liêu, sách báo bên ngoài, đặc biệt, có thể khai thác tư liệu trên mạng Internet để bổ xung những hiểu biết cho các em thêm phần phong phú, sinh động. Tuy nhiên, do thời gian của các em có hạn, hơn nữa, tham khảo kiến thức bên ngoài SGK, nhất lại là những vấn đề còn rất mới mẻ, thậm chí đang diễn ra thì tài liệu tham khảo thường hay có hiện tượng nhiễu thông tin, hoặc có nhiều ý kiến, đánh giá trái chiều, làm khó cho học sinh trọng nhận thức, chính vì vậy, vai trò định hướng của giáo viên rất quan trọng và cần thiết. Thông thường, khi dạy chuyên đề này, tôi hay yêu cầu học sinh tham khảo thêm các sách như: Lịch sử thế giới hiện đại ( quyển 2) của tác giả Trần Thị Vinh và Lê Vân Anh- NXB Đại học sư phạm- 2008; Lịch sử quan hệ quốc tế( 1917-1945) của Lê văn Quang NXB Giáo Dục- Hà Nội - 2001; Lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX- NXB Giáo Dục- Hà Nội – 2000
2.3.2.4. Tổ chức cho học sinh trao đổi- đàm thoại để phát hiện kiến thức mới hoặc để phân tích, đánh giá vấn đề, hướng đến một nhận thức chung nhất
- Với phương pháp này, giúp học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo tỏng học tập, đồng thời giúp các em tăng cường khả năng diễn đạt, tăng kỹ năng hoạt động nhóm để thực hiện công việc trao đổi và đàm thoại được hiệu quả, tôi thường chủ động đề xuất hệ thống các câu hỏi, các vấn đề để các em dựa vào đó thảo luận, phát hiện kiến thức mới hoặc tranh luận để hướng đến những đánh giá, nhận thức vấn đề hoàn chỉnh nhất.
2.3.2.5. Hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các sự kiện trong mối quan hệ quốc tế ở 2 thời kỳ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những bài tập so sánh, đánh giá đã được học sinh của tôi làm khá hoàn chỉnh (Tôi sẽ trình bày cụ thể ở mục hệ thống câu hỏi và bài tập dưới đây)
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc kiến thức về 2 trật tự thế giới, giáo viên hướng dẫn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để đánh giá về thực tiễn cuộc sống hiện nay, tìm mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam, từ đó hướng tới việc các em có thể dự đoán tương lai phát triển của thế giới. Qua đó, giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước và cộng đồng.
2.3.2.6. Hướng dẫn HS củng cố kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. 
 a. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Hãy nhận xét về những mặt tích cực và hạn chế của trật tự theo hệ thống Véc xai- Oasinhtơn? 
 * Mặt tích cực: 
 - Là trật tự thế giới đầu tiên được thiết lập trong thời kì hiện đại, khác với các trật tự cận đại. Các trật tự trước chỉ tập trung ở châu Âu, còn trật tự theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn có phạm vi mở rộng ra toàn thế giới (cả châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ). Nó đã bao quát được gần như toàn bộ thế giới.
 - Là trật tự thế giới lần đầu tiên được xác lập với những điều khoản, cam kết chặt chẽ buộc các nước tham gia phải tuân thủ.
 - Lần đầu tiên có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát trật tự này, mặc dù trên thực tế có thể không làm được điều này – đó là Hội Quốc Liên.
* Mặt hạn chế:
 - Nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa lợi ích của các nước thắng trận, do những người thắng trận dựng lên (Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật ), trong đó Mỹ và Nhật dù tham gia sau, bị tổn thất ít nhất nhưng lại thu lợi nhiều nhất nhờ cuộc chiến tranh này. Do vậy trật tự này là quá bất công với các nước bại trận, đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh mới; đặc biệt là với nước Đức (hiệp ước Vécxai đẩy nước Đức vào tình trạng nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy bao giờ); dồn các nước bại trận vào chân tường, có những điều khoản không thể thực hiện được (thực tế Đức không trả một xu chiến phí nào vì sau chiến tranh, Đức bị khủng hoảng, không có khả năng tài chính để trả). Như vậy, những điều khoản của hiệp ước là không có tính khả thi.
 - Ngay cả những nước thắng trận cũng không thỏa mãn với hệ thống Vec xai- Oasinhtơn. 
 - Sự bất lực của Hội Quốc Liên: Mỹ không tham gia Hội Quốc Liên, khiến tổ chức này yếu và thiếu (yếu vì không có sự tham gia của các cường quốc, thiếu tài chính). Hội Quốc Liên không có quân đội, không có tài chính và không đưa ra được các chế tài xử phạt các nước vi phạm). Vì thế Hội Quốc Liên tồn tại ngắn và giải thể khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
 - Ủng hộ chế độ ủy trị, thực ra là công nhận chế độ thuộc địa – tức công nhận nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức, bảo vệ quyền lợi cho chủ nghĩa đế quốc chứ không phải đại bộ phận các dân tộc trên thế giới. 
Câu 2: Trình bày tóm tắt quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ I dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ II, từ đó rút ra nhận xét về bản chất của chủ nghĩa đế quốc?
 * Tình hình quốc tế sau Chiến tranh thế giới I: 
- Trật tự theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn ra đời nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa lợi ích của các nước thắng trận, do những người thắng trận dựng lên và quá bất công với các nước bại trận, chưa đựng đầy những mâu thuẫn, hận thù nên chắc chắn không tồn tại được lâu dài.
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 , tình hình các nước tư bản có nhiều biến đổi. Xuất hiện việc lựa chọn 2 con đường trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
+ Con đường của các nước thắng trận: nhiều thuộc địa, nhiều thị trường => cải cách ôn hòa để khôi phục kinh tế và ổn định chính trị.
+ Các nước không có thị trường, không thuộc địa => phát xít hóa bộ máy nhà nước, sử dụng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước, gây chiến tranh thế giới để chia lại địa cầu.
- Các thế lực phát xít đã kí Hiệp ước liên minh, hình thành khối Trục, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Các nước tư bản dân chủ cũng tìm cách liên minh với nhau, 2 khối đế quốc kình địch nhau nhưng đều muốn xóa bỏ Liên Xô. Anh- Pháp- Mỹ có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít (Hiệp ước Muyních).
- Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới II bùng nổ.
=> Cả 2 cuộc chiến tranh đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra, đều là sự phản ánh mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
=> Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới không thể tách rời cuộc đấu tranh chống đế quốc. Cuộc đấu tranh này là nhiệm vụ của toàn nhân loại, lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Câu 3: Hãy so sánh và lý giải thái độ đối xử của các nước thắng trận với các nước bại trận sau 2 cuộc chiến tranh thế giới. 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Các nước thắng trận, nhất là Pháp và Anh đã có chủ trương dìm các nước bại trận, nhất là nước Đức xuống bùn đen, với mục tiêu quàng những ách nô dịch khủng khiếp lên đầu nước Đức khiến quốc gia này vĩnh viễn không thể phục hồi, trỗi dậy, như thế họ hy vọng có thể triệt tiêu được nguy cơ nước Đức một lần nữa trở thành ngòi châm cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, nước Đức nuôi mối hận thù, ngang ngược từ chối trả các khoản bồi thường chiến phí khổng lồ, tự ý rút lui khỏi Hội Quốc Liên, phục hồi và xây dựng một đội quân chính quy khổng lồ và chính thức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ sau khi hiệp ước Vécxai ký kết đúng 20 năm (1919 - 1939), điều đó đã được chính thống chế Ferdinand Foch, một chính khách của nước Pháp đã dự báo trước:“ Đây không phải là một hội nghị hòa bình. Đây chỉ là một cuộc hưu chiến trong vòng 20 năm”. Báo chí các nước châu Âu thời đó cũng đồng loạt đăng tải thông tin, sau khi hòa ước Vécxai được ký kết, nước Pháp bắn pháo hoa ăn mừng trong khi ở bên kia biên giới, chính phủ Đức tuyên bố treo cờ rủ, để quốc tang!
Rút kinh nghiệm từ cách ứng xử giữa các nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chuẩn bị kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu từ hội nghị Ianta, 3 cường quốc thay vì bàn những biện pháp cực đoan trong đối xử với các nước chiến bại đã tập trung nhấn mạnh đến chủ trương thực hiện xu hướng dân chủ hóa các nước này, nhờ đó đã tạo tiền đề để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài cho thế giới.
Còn một nguyên nhân nữa khiến các nước đế quốc phải thay đổi cách ứng xử với các nước phát xít bại trận là vì lúc này khu vực Đông Âu do chịu ảnh hưởng của Liên Xô nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì vậy chủ nghĩa xã hội đã phát triển từ 1 nước duy nhất là Liên Xô trở thành một hệ thống thế giới, thành một lực lượng đối trọng với hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện một mâu thuẫn mới, mang tính sống còn giữa 2 hệ thống chính trị, xã hội đối lâp. Đó là mâu thuẫn giữa hệ thống Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô với hệ thống đế quốc chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ. Bởi vậy, Mỹ và các nước đế quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ hơn để đối phó với Liên Xô và các nước XHCN. 
Sau chiến tranh, Mỹ sớm đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan nhằm phục hưng châu Âu, trong đó, Cộng hòa Liên Bang Đức là nước nhận được khoản vay khổng lồ để nhanh chóng hồi phục nền kinh tế, trở thành quốc gia phát triển nhất châu Âu. Thậm chí, Mỹ và các nước Tây Âu còn kết nạp Tây Đức là thành viên chính thức của khối quân sự NATO, trực tiếp đe dọa đến nền hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Mỹ cũng là nước được quyền chiếm đóng Nhật, thay vì trả mối hận thù sau sự kiện Trân Châu cảng, Mỹ đã giúp chính phủ Nhật thực hiện hàng loạt các cải cách dân chủ, viện trợ cấp tập về kinh tế giúp Nhật phục hồi nhanh sau chiến tranh, đặt Nhật dưới ô bảo vệ hạt nhân, ký hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật biến Nhật thành đồng minh quan trọng và tin cậy nhất của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Câu 4: Những quy định nào trong hội nghị Ianta sau này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam?
 Một trong những nội dung của hội nghị Ianta quy định: Các vùng còn lại của châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. Sau này, nội dung đó được quy định cụ thể hơn trong hội nghị Pốtxđam về vấn đề giải giáp quân đội Nhật Bản: Ở Đông Dương, quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ được thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở 2 khu vực Nam và Bắc vĩ tuyến 16. Quy định này đã tạo thời cơ cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược đất nước ta lần thứ hai (1945-1954), buộc nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ chống đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, Trung Quốc, Liê

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_lua_chon_noi_dung_va_phuong_phap_on_tap_cho_hoc_sinh_gi.docx
  • docBia.doc
  • docxMuc luc SKKN.docx