SKKN Một số giải pháp để dạy tốt một giờ luyện nói ở trường THPT

SKKN Một số giải pháp để dạy tốt một giờ luyện nói ở trường THPT

Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người, là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên mà bất cứ ai cũng thực hiện trong đời sống của họ.Vậy tại sao còn phải học nói, luyện nói trong cuộc sống nói chung và trong nhà trường nói riêng?

 Ông bà ta từng dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “. Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời. Thông thường, cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua kĩ năng nghe, nói. Có một thực tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết “lắng nghe, thấu hiểu”, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản .v.v. Có học hành bài bản, rèn luyện kĩ lưỡng thì có thể nói đúng được điều mình cần nói, giúp cho người nghe dễ dàng “hiểu” được điều mình cần trao đổi, bàn bạc để tìm ra tiếng nói chung.

Tóm lại, ai cũng có thể nói đúng, nói hay nếu quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành một người “lập ngôn”.

Bàn về mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, người biên soạn sách khẳng định: “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn

doc 15 trang thuychi01 4792
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để dạy tốt một giờ luyện nói ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người, là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên mà bất cứ ai cũng thực hiện trong đời sống của họ.Vậy tại sao còn phải học nói, luyện nói trong cuộc sống nói chung và trong nhà trường nói riêng?
 Ông bà ta từng dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “. Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời. Thông thường, cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua kĩ năng nghe, nói. Có một thực tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết “lắng nghe, thấu hiểu”, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản ..v..v. Có học hành bài bản, rèn luyện kĩ lưỡng thì có thể nói đúng được điều mình cần nói, giúp cho người nghe dễ dàng “hiểu” được điều mình cần trao đổi, bàn bạc để tìm ra tiếng nói chung.
Tóm lại, ai cũng có thể nói đúng, nói hay nếu quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành một người “lập ngôn”.
Bàn về mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, người biên soạn sách khẳng định: “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản”.
Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi thấy rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong trong giờ dạy Ngữ văn nói riêng và trong nhà trường nói chung có một vai trò hết sức quan trọng. Luyện nói trong giờ dạy Ngữ văn là để nói trong môi trường giao tiếp tập thể. Đứng trước môi trường này, nhiều em học sinh thường ngày vốn biết ăn nói sinh động, bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu. Luyện nói trong giờ dạy Ngữ văn là nói theo những chủ đề, vấn đề không quen thuộc trong đời sống hàng ngày, lại yêu cầu nói mạch lạc, liên kết, không được tuỳ tiện. Do đó cần phải luyện tập trong môi trường giao tiếp tập thể, xã hội.
Năng lực viết của học sinh cố nhiên là quan trọng, song đó là ngôn ngữ trừu tượng vì chỉ có ngôn ngữ viết không có yếu tố khác bổ trợ. Còn ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu, có sức truyền cảm trực tiếp, có sự phối hợp biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm vực, có sự giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe. Nắm vững ngôn ngữ này các em sẽ có thêm một công cụ giao tiếp sắc bén trong đời sống xã hội.
Luyện nói cho học sinh trong môn học Ngữ văn tuy không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là một vấn đề khó, đòi hỏi người giáo viên phải biết làm thế nào để các em làm quen với phát biểu miệng, biết trình bày miệng một câu chuyện, một bài thơ, một vấn đề  một cách chân thật, sinh động bằng chính ngôn ngữ, tình cảm của các em trước tập thể lớp. 
Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: “Một số giải pháp để dạy tốt một giờ luyện nói ở trường THPT”.
 1.2. Mục đích đề tài
 Ở chương trình Ngữ văn THPT, mặc dù số giờ luyện nói là khá ít nhưng nếu giáo viên bỏ qua hoặc lơ là những tiết học này thì chắc chắn học sinh sẽ không phát huy được năng lực nói của mình. Chính vì thế, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết luyện nói đối với học sinh THPT, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài nghiên cứu này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ những điều bản thân đã lĩnh hội được trong quá trình giảng dạy những tiết luyện nói trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành.
 1.3 Đối tượng 
 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy luyện nói môn Ngữ văn ở trường THPT.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dậy dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - phương pháp thống kê
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1 Cơ sở lý luận
 Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học.
 Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
 Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( lời, mạch lạc, liên kết, các nghi thức lời nói, quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng, sức hấp dẫn,...). Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trên thực tế, việc dạy tiết luyện nói trong môn Ngữ văn hiện nay hiệu quả chưa cao, điều ấy xuất phát từ một số thực trạng như sau:
 - Học sinh thường không chủ động, có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
 - Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng củng, ngập ngừng, không rõ ràng, không diễn đạt được điều muốn nói, không biết kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng
 - Trong bài nói thường sử dụng nhiều từ địa phương, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này.
 - Giờ luyện nói trên lớp: học sinh thường nói như đọc (học thuộc lòng bài nói rồi lên lớp đọc lại), làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, thiếu tư thế và tác phong phù hợp.
 - Học sinh chuẩn bị bài chưa kĩ nên các em không chủ động được trong việc trình bày bài nói.
 - Có những học sinh chuẩn bị kĩ bài ở nhà nhưng lại thiếu tự tin, khi lên trình bày bị tâm lí, run nên quên mất nội dung đã chuẩn bị.
 - Trong một lớp học, đặc biệt là các lớp đại trà, chỉ có khoảng 8-9 em là nói năng lưu loát, tự nhiên, những học sinh này đa số là cán bộ lớp, cán bộ đoàn, còn lại các em thường có tâm lí “ngại nói”, ngại bộc lộ.
 Với thực trạng nêu trên, chắc chắn giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổ chức tiết luyện nói.Từ đó ta thấy vấn đề đặt ra là: Phải tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói nhằm nâng cao chất lượng tiết luyện nói cho học sinh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn.
 2.3. Giải pháp:
 Để hoàn thành những định hướng đặt ra và giải quyết những vấn đề đã nêu, tôi xin trình bày một số giải pháp như sau:
 2.3.1.Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các giờ Ngữ văn.
 Giáo viên Ngữ văn khó có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh nếu chỉ trông chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa. Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng nói cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp để có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ, nhưng số tiết luyện noi còn ít, các tiết luyện nói được phân bố cụ thể như sau:
 - Lớp 11:
+ Tiết 3, 12: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
 + Tiết 60: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Tiết 71: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Tiết 101: Thao tác lập luận bình luận.
+ Tiết 104: Luyện tập thao tác lập luận bình luận.
Lớp 12:
+ Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
+ Tiết 13: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Tiết 17: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ Tiết 20: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
+ Tiết 26: Phát biểu theo chủ đề.
+ Tiết 90: Phát biểu tự do.
 Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ gặp không ít trở ngại khi tổ chức các giờ học. Vậy nên, chú trọng việc luyện nói cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực hiện được vì việc này không quá khó, nhất là khi giáo viên Ngữ Văn thực sự muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện nói. 
Phát huy kĩ năng nói của học sinh trong sinh hoạt hàng ngày
- Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng trong các giờ học, giáo viên nên tiếp xúc với học sinh trong những lúc ngoài giò lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm tư,nguyện vọng của các em, ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em thái độ tự tin, mạnh dạn. Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì những em vốn rất nhút nhát, không dám trao đổi với thầy, cô trong cuộc sống dần dần sẽ bớt e ngại, rụt rè và trở nên dạn dĩ hơn, tiếp xúc với giáo viên, bạn bè, tập thể một cách tự nhiên.
2.3.3. Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi.
 - Trước mỗi tiết luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước khoảng nửa tháng hoặc một tuần. Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia lớp từ 3 đến 6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài (nếu tiết học đó có đề tài phong phú).
 - Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế trước khi lên nói. Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để chọn đại diện lên nói. Giáo viên Ngữ văn nên hướng học sinh có thái độ cùng nhau hợp tác. Thời gian để thảo luận là 5 phút.
- Không khí của giờ luyện nói: nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, cho từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài nói của mình. Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên sau mỗi bài nói tốt.
 Trọng tâm của những giờ học này là luyện nói, giáo viên nên danh nhiều thời gian cho học sinh lên nói (30 phút), và số lượng học sinh lên trình bày phải từ 8 đến 10 học sinh, số còn lại sẽ được nói ở những tiết sau.
 2.3.4. Hình thành những chuẩn mực nói cần phải đạt đến.
 Công việc này cũng được thực hiện ngay trong tiết 3 lớp 11 và tiết 3 lớp 12 và được nhắc lại nhiều lần, chẳng những trong giờ luyện nói sau mà cũng cần tích hợp ngay khi có điều kiện. Mục đích của việc làm này là để các em có thể thấm nhuần, thuộc lòng những tiêu chuẩn và thực hiện theo. Những chuẩn mực cần cụ thể, rõ ràng để các em dễ tiếp thu, được ghi vào vở:
 - Phải có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi nói:
 Thông thường, giáo viên Ngữ văn yêu cầu học sinh phải chuẩn bị dàn bài, dàn bài nên ngắn gọn, nêu được các ý chính và học sinh sẽ dựa vào đó để nói. Trong những quyển sách giới thiệu kỹ năng hoạt động của thanh thiếu niên, nhà biên soạn Tôn Thất Sam và Nguyễn Thị Khiết cũng đồng ý với đề xuất này trong quyển “Học sinh với kỹ năng thuyết trình và diễn đạt ý tưởng” (NXB Trẻ). Còn nếu có những học sinh kỹ năng tốt hơn, ta có thể cho các em chuẩn bị bằng cách lập dàn bài và cũng động viên các em còn lại chuẩn bị theo hướng này thì sẽ rất tốt. Vấn đề còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi lớp, giáo viên cũng nên linh động để học sinh có thể tự tin hơn khi bắt đầu bài nói.
 Trở lại yêu cầu thứ nhất, giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói:
 - Nội dung bài nói bao gồm các vấn đề:
 + Nói cái gì? (xác định đề tài).
 + Nói với ai? (xác định đối tượng giao tiếp).
 + Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp).
 + Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe).
 - Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói.
 - Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng bài văn, chi tiết đã chuẩn bị.
 - Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt).
 - Tác phong tự nhiên tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọi người.
 - Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
 - Có lời chào khi kết thúc bài nói.
 2.3.5. Tổ chức những buổi thuyết trình ngoài giờ theo chủ đề.
 Nếu có điều kiện, giáo viên Ngữ văn nên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ cho học sinh (khoảng 2 buổi trên năm). Mục đích của công việc này là giúp học sinh có thêm thời gian để trau dồi kĩ năng luyện nói.
 - Nội dung buổi sinh hoạt có thể lấy những đề tài từ gần gũi như: “Hình ảnh người thầy trong ca dao, tục ngữ” nhân ngày 20/11, “Trao đổi kinh nghiệm học tập” hay đến những đề tài gắn với chủ đề của giờ luyện nói đã học trên lớp 
 - Hình thức: giống như buổi thuyết trình.
 + Giáo viên chia từng nhóm chuẩn bị đề tài để trình bày.
 + Khi kết thúc nên có sự tổng kết, nhận xét, động viên, khen ngợi.
 Ý nghĩa của việc làm này sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, tạo tiền đề cho các em vững vàng hơn trong khi học tiết luyện nói trong những tiết học tiếp theo và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
 2.3.6. Định hướng tổ chức thực hiện tiết luyện nói trên lớp.
* Định hướng:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 - Giáo viên nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể của mỗi người.
 Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói
 - Giáo viên nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung bài nói và hình thức trình bày.
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương.
 - Học sinh trao đổi trong nhóm để thống nhất đề cương.
 Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện nói trong nhóm.
 - Giáo viên chia lớp ra thành một số nhóm, điều này tuỳ thuộc vào số lượng học sinh của lớp, thường là từ 7 – 10 em một nhóm.
 - Cử một nhóm trưởng có trách nhiệm điều khiển các thành viên trong nhóm hoạt động: Gọi hoặc yêu cầu các thành viên trình bày trước nhóm. Sau mỗi lần phát biểu rút ra nhận xét, bổ sung ý kiến.
 Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện nói trước lớp.
 - Gọi đại diện các nhóm lên phát biểu trước lớp.
 - Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét chung (những ưu điểm và những mặt cần cố gắng khắc phục), động viên, khích lệ những cố gắng, nỗ lực của học sinh và cho điểm.
 Đối với việc luyện nói trước lớp giáo viên cần lưu ý các đối tượng học sinh tham gia luyện nói. Nên để cho học sinh yếu, trung bình trình bày trước, học sinh khá, giỏi trình bày sau để các em tự tin hơn, bớt những mặc cảm của bản thân.
 Nên tránh tình trạng một số em mạnh dạn, nói lưu loát (được cử làm đại diện nhóm), trình bày trước lớp suốt trong các giờ luyện nói. Cần khuyến khích các em vốn tính nhút nhát, rụt rè luyện nói trước tập thể lớp.
*Áp dụng vào tiết dạy cụ thể:
Tiết 104: 
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Lớp dạy: 11B6
Trường : THPT Thạch Thành 2.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức:
 Giúp cho hs:
 - Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
 2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
 3. Thái độ:
 - Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên:
 - Soạn bài; chuẩn bị một số văn bản làm tư liệu.
 - Phiếu học tập.
 - Sau khi dạy xong tiết 12, giáo viên dành ra 5 phút phân công và yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết luyện nói.
 - Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm:
 + Nhóm 1 (Tổ 1): Nhóm trưởng: Bùi Thị Huế
 + Nhóm 2 (Tổ 2): Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Hoa
 + Nhóm 3 (Tổ 3): Nhóm trưởng: Trần Mai Ly.
(Giáo viên giao trách nhiệm cho nhóm trưởng: Điều khiển các thành viên trong nhóm hoạt động luyện nói, cử đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp)
 - Yêu cầu chuẩn bị:
 + Lập dàn ý cho các đề tài:
 “ Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”
 “ Vệ sinh an toàn thực phẩm”
 “ Thời trang và tuổi trẻ”
 + Luyện nói theo dàn ý (Chú ý đảm bảo nội dung, ngữ điệu, tác phong, cử chỉ, điệu bộ phù hợp nội dung bài nói, phải có lới chào, lời giới thiệu, lời cảm ơn 
 - Phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, thuyết trình...
 2. Học sinh:
 - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
 - Soạn bài theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
 - Chuẩn bị dàn ý theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 nhóm trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 3.Giới thiệu bài mới:
 Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs giải bài tập 1 sgk.
- Học sinh thảo luận theo nhóm àXác định cách viết.
+ Vì sao bài văn tham gia diễn đàn là bài bình luận?
+Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ 1 khía cạnh của đề tài ?
- Học sinh làm dàn ý theo nhóm.
- Học sinh trình bày các bước lập luận, bình luận.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs các bước:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh viết đoạn văn
- Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.
Tương tự như trên Hs có thể chọn khía cạnh chống “nói tục”
Hoạt động 3:
 Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2 theo quy trình:
Xác định cách viết
Lập dàn ý
Xây dựng tiến trình lập luận
Viết đoạn vặn bình luận. 
Trình bày.
à GV tổng kết giờ “Luyện nói”: nhận xét tinh thần, ý thức học tập, hoạt động của từng nhóm, của lớp; khích lệ những mặt các em đã làm được; rút kinh nghiệm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại
I. Bài tập 1
Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.
Xác định cách viết:
- Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.
- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.
Dàn ý:
- Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”.
- Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.
- Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.
c. Xây dựng tiến trình lập luận:
- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
2. Viết đoạn văn bình luận.
a. Trình bày luận điểm 1:
- Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.
- Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.
II.Bài tập 2:
 * Đề bài: Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Lập dàn ý
2. Luyện nói theo nhóm (tổ):
- Nhóm trưởng điều hành các hoạt động của nhóm.
- Chọn ít nhất 03 HS thuộc 03 đối tượng giỏi, khá, trung bình phát biểu.
- HS trong nhóm nghe bạn phát biểu, nhận xét.
- Chọn bài phát biểu hay lên trình bày trước lớp (đại diện nhóm trình bày).
3. Luyện nói trước lớp:
- Yêu cầu nhận xét về:
+ Nội dung, tình cảm.
+ Cách diễn đạt, dùng từ.
+ Phong cách.
+ Giọng điệu.
4. Củng cố:
 - Hệ thống hóa bài học bằng cách nhác lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận.
 - Hoàn thành bài tập, dàn ý.
 5. Dặn dò: 
 - Đọc, soạn: Về luân lí xã hội ở nước ta.
T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_day_tot_mot_gio_luyen_noi_o_truong.doc