SKKN Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa”
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn học xã hội, một loại hình hoạt động gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao đã trở thành một phương tiện giáo dục thể chất góp phần phát triển toàn diện nhân cách, nâng cao sức khỏe con người phục vụ đắc lực cho cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và bản sắc dân tộc.
Ở nước ta môn Điền kinh ra đời phát triển cũng rất sớm, song nó chỉ thực sự phất triển mạnh từ năm 1975 cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng các môn thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng được chi phối bởi 2 yếu tố là:
+ Trình độ kỹ thuật
+ Trình độ thể lực
Hai yếu tố này quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau tác động qua lại hỗ trợ cho nhau. Do vậy trong thực tế để có được thành tích thể thao tốt, người tập ngoài việc có kỹ thuật và thể lực tốt còn phải biết kết hợp giữa các yếu tố này. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở nội dung nhảy xa. Trong giảng dạy và huấn luyện cho người học có thành tích cao ở môn này phải biết kết hợp hợp lý giữa các giai đọan chạy đà- giậm nhảy- trên không và rơi xuống đất. Các giai đoạn trong nhảy xa thì giai đoạn giậm nhảy là quan trọng nhất, nhưng muốn giậm nhảy tốt thì phải có sự hỗ trợ đắc lực của chạy đà thì mới phát huy được lực giậm nhảy tối đa. Muốn thực hiện điều đó cần phải trang bị cho người tập một thể lực tốt đặc biệt là thể lực chuyên môn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa” Người thực hiện: Nguyễn Thanh Bình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Thể dục THANH HOÁ NĂM 2017 1. Mở đầu - Lý do chọn đề tài Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn học xã hội, một loại hình hoạt động gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người ngay từ khi mới ra đời thể dục thể thao đã trở thành một phương tiện giáo dục thể chất góp phần phát triển toàn diện nhân cách, nâng cao sức khỏe con người phục vụ đắc lực cho cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và bản sắc dân tộc. Ở nước ta môn Điền kinh ra đời phát triển cũng rất sớm, song nó chỉ thực sự phất triển mạnh từ năm 1975 cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng các môn thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng được chi phối bởi 2 yếu tố là: + Trình độ kỹ thuật + Trình độ thể lực Hai yếu tố này quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau tác động qua lại hỗ trợ cho nhau. Do vậy trong thực tế để có được thành tích thể thao tốt, người tập ngoài việc có kỹ thuật và thể lực tốt còn phải biết kết hợp giữa các yếu tố này. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở nội dung nhảy xa. Trong giảng dạy và huấn luyện cho người học có thành tích cao ở môn này phải biết kết hợp hợp lý giữa các giai đọan chạy đà- giậm nhảy- trên không và rơi xuống đất. Các giai đoạn trong nhảy xa thì giai đoạn giậm nhảy là quan trọng nhất, nhưng muốn giậm nhảy tốt thì phải có sự hỗ trợ đắc lực của chạy đà thì mới phát huy được lực giậm nhảy tối đa. Muốn thực hiện điều đó cần phải trang bị cho người tập một thể lực tốt đặc biệt là thể lực chuyên môn. Qua quan sát và phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp giảng dạy, được biết trong quá trình giảng dạy cho học sinh ở trường áp dụng bài tập nâng cao thể lực cho học sinh rất hạn chế. Do điều kiện sân bãi, dụng cụ thiếu thốn, giáo viên giảng dạy ít mà số lượng học sinh đông. Điều đó đã dẫn đến thành tích môn nhảy xa còn thấp. Việc ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của môn điền kinh nói chung cũng như trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa nói riêng là một việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong các trường trung học phổ thông hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa” - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Thông qua phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn, tiến hành lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với điều kiện, lứa tuổi nhằm nâng cao trình độ thể lực chuyên môn trong môn nhảy xa cho học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng – huyện Hoằng Hóa -Thanh Hóa. - Đối tượng nghiên cứu 20 nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - huyện Hoằng Hóa chia làm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Bằng phương pháp này chúng tôi đã thu thập những tài liệu chuyên môn có liên quan đó là: - Sách giáo khoa Điền kinh xuất bản năm 2000 - Phương pháp lý luận thể dục thể thao - Lý luận và phương pháp thể dục thể thao trường học - Tâm lý lứa tuổi và tâm lý Sư phạm - Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường THPT - Sách tâm lí TDTT - Toán thống kê trong TDTT + Phương pháp phỏng vấn tọa đàm Tiến hành phỏng vấn các giáo viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Từ đó lựa chọn được một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm đối tượng góp phần quan trọng trong việc nâng cao thành tích nhảy xa. + Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát ghi chép các giờ học thể dục của học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng để đánh giá sự tiếp thu lượng vận động và khả năng phối hợp vận động trên cơ sở đó lựa chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập luyện cụ thể. + Phương pháp kiểm tra sư phạm: Tiến hành kiểm tra 2 giai đoạn: trước thực nghiệm và sau thực nghiệm Để đánh giá hiệu quả của bài tập tôi lựa chọn những test sau: - Bật xa tại chỗ (m) - Bật 3 bước tại chỗ (m) - Chạy 30 m tốc độ cao (s) - Nhảy xa toàn đà (m) + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi sử dụng phương pháp này nhằm ứng dụng các bài tập lựa chọn trong giảng dạy nhảy xa cho nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng Đối tượng gồm 20 nam học sinh chia làm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có trình độ thể lực, kỹ thuật, số buổi tập, thời gian tập như nhau. Nhóm đối chứng thực hiện theo giáo án bình thường, còn nhóm thực nghiệm thực hiện theo giáo án do chúng tôi soạn, mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi 45 phút và được thực hiện trong 10 tuần. + Phương pháp toán học thống kê: Được sử dụng để sử lý những thông số trong quá trình lập test Chúng tôi đã sử dụng trong đề tài những công thức sau: Tính trung bình cộng = : Là số trung bình : Tổng số liệu n: Tập hợp mẫu - So sánh giá trị trung bình của 2 tập hợp A- B theo t với n< 30 tính theo công thức: t= : là giá trị trung bình của tập hợp A và B : Phương sai của 2 tập hợp nA, n B: Số lượng học sinh tham gia thực nghiệm trong nhóm A và B Trong đó: = - Xác định mối tương quan r = 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Các môn thể thao thường đòi hỏi sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực cùng với đó là tố chất thể lực chuyên môn chiếm ưu thế, vì vậy các tố chất thể lực đều có ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thể thao. Nhảy xa là môn thuộc nhóm thể thao đòi hỏi tố chất chuyên môn sức mạnh, tốc độ. Do đó yếu tố sức mạnh tốc độ là yếu tố đặc trưng, quyết định thành tích môn nhảy xa. 2.1.1. Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ. Sức mạnh là khả năng sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, hay là khả năng khắc phục lực đối kháng bên bằng sự nỗ lực cơ bắp. Khả năng sinh lực của cơ bắp phụ thuộc vào: - Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia trong quá trình co cơ. - Chế độ co của các đơn vị vận động đó - Chiều dài của sợi cơ trước lúc co. Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi co cơ theo chế độ co cứng và chiều dài tối ưu thì cơ sẽ có với lực tối đa, lực đó gọi là sức mạnh tối đa và thường đạt được trong co cơ tĩnh. Sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và thiết diện ngang (độ dày) sợi cơ. Sức mạnh tương đối = Sức mạnh tuyệt đối/ trọng lượng cơ thể Sức mạnh trong khi giậm nhảy I= F max/ t I: Là chỉ số sức mạnh tốc độ Fmax: Là lực tối đa trong khi thực hiện động tác t : Là thời gian đạt trị số tối đa. Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong động tác nhanh, nhóm sức mạnh động lực và hoãn xung, chúng liên quan và ảnh hưởng đến việc quyết định thành tích nhảy xa. Lực tối đa mà con ngươì tạo ra, một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác ( độ dài cánh tay đòn, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động) Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. * Mức độ hoạt động của cơ quy định bởi hai yếu tố: - Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước tủy sống đến cơ. - Phản ứng của cơ (tức là lực do có sinh ra để đáp ứng xung động thần kinh). 2.1.2. Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh. Sức nhanh là một tổ hợp các thuộc tính năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Những hình thức biểu hiện sức nhanh: - Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động - Tốc độ động tác đơn - Tần số động tác. Những hình thức biểu hiện sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt là các chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức nếu trên là thể hiện các năng lực khác nhau. Tốc độ khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Yếu tố quyết định của tốc độ là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Theo quan điểm sinh lý sức nhanh chính là: Thời gian phản ứng vận động bao gồm năm thành phần: - Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ - Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương - Truyền hưng phấn trong tổ chức lưới và hình thành tín hiệu ly tâm - Truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương tới cơ. - Hưng phấn cơ và hoạt động tích cực. Trong đó, giai đoạn thứ ba chiếm nhiều thời gian nhất. Những động tác thực hiện với tốc độ tối đa khác với động tác chậm, về đặc điểm sinh lý khác biệt cơ bản thể hiện ở chỗ khi thực hiện động tác với tốc độ tối đa thì khả năng điều chỉnh bằng cảm giác trong quá trình thực hiện động tác sẽ gặp khó khăn. Do đó, với tốc độ cao khó có thể hiện được động tác chính xác. Trong các động tác có tốc độ lớn, hoạt tính cơ diễn ra trong thời gian ngắn, đến mức cơ không thể kịp co lại nhiều và thực tế cơ hoạt động theo cơ chế độ đẳng trường. Tần số động tác phụ thuộc vào tính linh hoạt của quá trình thần kinh phụ thuộc vào tốc độ chuyển động trạng thái hưng phấn, ức chế của trung khu vận động. Theo quan điểm sinh hóa, sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ và tốc độ phân giải nhanh ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh cũng như vào tốc độ tổng hợp nó. Vì các bài tập tốc độ diễn ra trong thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như thực hiện theo cơ chế yếm khí. 2.1.3. Cơ sở lý luận của tố chất sức bền. Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian ngắn nhất mà con người có thể chịu được. Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong khoảng thời gian ngắn nhất mà con người có thể chịu được. Trong đó sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Nhưng ở đây kéo dài khả năng tập luyện và thi đấu của môn nhảy xa, muốn duy trì hoạt động nhảy liên tục nhất thiết phải có sức bền. Chủ yếu các bài yếu các bài tập trong nhảy xa là các bài tập có tốc độ và công suất lớn, thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy năng lượng được sử dụng chủ yếu là phân giải ATP và CP dự trữ trong cơ. Khi hợp lại nhiều lần cũng dẫn đến mệt mỏi ở những lần lặp lại cuối cùng. Do vậy sức bền cũng có ảnh hưởng đến thành tích nhảy xa. 2.1.4. Cơ sở lý luận của khả năng phối hợp vận động: Phối hợp vận động là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những đường dây liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện các động tác phức tạp được biểu hiện dưới 3 hình thức: - Sự chuẩn xác của động tác về không gian - Sự chuẩn xác của động tác khi thời gian bị hạn chế. - Khả năng giải quyết nhanh và đúng tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động. Tập luyện lâu dài làm tăng độ linh họat của quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Nâng cao hiệu quả trong nhảy xa nghĩa là: Hoàn thiện thể lực và kỹ thuật, nâng cao khả năng phối hợp vận động giữa các giai đoạn thực hiện động tác. Trong thời gian ngắn nhất phát huy sức mạnh tốc độ lớn, chính xác về không gian và mức độ dùng sức. Trong môn Điền kinh nói chung và môn nhảy xa nói riêng các tố chất thể lực có mối liên hệ với nhau, phát triển tố chất này thì kéo theo sự phát triển các tố chất khác. Việc xác định các yếu tố thể lực ảnh hưởng đến thành tích môn nhảy xa không chỉ giới hạn ở một tố chất nào đó mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 2.1.5. Tầm quan trọng của các yếu tố thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa. Trong quá trình thực hiện các bài tập thể lực cơ thể đã diễn ra những biến đổi về tâm lý, sinh lý. Từ những biến đổi đó giúp cơ thể thích ứng dần với yêu cầu LVĐ ngày càng lớn. Qua tài liệu và thực tiễn chúng tôi thấy rằng: Tố chất phát triển thành tích thể thao nói chung và nhảy xa nói riêng là sức mạnh tốc độ, tốc độ và sức bền chuyên môn chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc nâng cao thành tích nhảy xa vì vậy: Trong quá trình huấn luyện, giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa phải dựa trên cơ sở nền tảng là sự phát triển toàn diện của các tố chất thể lực. Quá trình huấn luyện, giảng dạy nhảy xa ngoài nhiệm vụ nâng cao về mặt kỹ thuật người giáo viên phải kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện toàn diện các tố chất thể lực với việc tăng cường sức mạnh tốc độ mới đem lại hiệu quả. Thực tế chứng minh trong nhảy xa yếu tố quyết định là sức mạnh tốc độ.Muốn duy trì lâu được hoạt động nhảy trong thi đấu thì sức bền chuyên môn rất cần thiết. Do vậy, muốn nâng cao thành tích nhảy xa cần vận dụng hệ thống các bài tập phát triển Sức mạnh, tốc độ và sức bền chuyên môn. * Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông. - Đặc điểm tâm lý. Ở lứa tuổi này là tuổi hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách và hướng vào tương lai, đó cũng là tuổi lãng mạn ước mơ độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. đó cũng là tuổi nhu cầu đầy sáng tạo, nảy nở tình cảm mới. Trí tuệ các em mang tính nhạy bén và phát triển đến trình đột tương đối. Tư duy các em chặt chẽ và nhất quán. các em đã có thái độ tự giác tích cực trong tập luyện xuất phát từ những hành động, động cơ đúng đắn các em rất nhạy bén với những cái mới. Tuy nhiên tâm lí, suy luận thích triết lí lại đưa các em đến chỗ vội vàng thiếu khái quát, thiếu cơ sở thực tế, nên dẫn đến tình trạng xa rời lý thuyết với thực hành. Trí nhớ của thường không máy móc, khi học bài thường chú ý đến chủ đề và vạch ra dàn bài, rút ra những ý chính gạch chân dưới chân, xây dựng sơ đồ tóm tắt. Tưởng tượng của các em phát triển mạnh, biểu tượng mang tính sáng tạo cao. Các em đã có những ước mơ táo bạo và muốn làm những việc có ý nghĩa xã hội lớn lao. Các em đã có tích độc lập trong suy nghĩ và hành động, mọi việc thường tỏ ra chủ động và sáng tạo. Ở lứa tuổi này hưng phấn thế hơn ức chế. Do vậy các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng không chóng chán, khi thành công để trở nên tự mãn. Điều đó hoàn toàn không tốt cho quá trình tập luyện và thi đấu. Tính tự ái thường xen lẫn trong học tập. Vì vậy cần ép buộc kết hợp với tự nguyện, nghiêm khắc cùng động viên là biện pháp tốt cho các em. - Đặc điểm sinh lý: Ở lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hòan chỉnh các bộ phận vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm dần. Chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể cũng được nâng cao. + Xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, cột sống đã ổn định về hình dáng nhưng vẫn dễ bị cong vẹo. ở nữ xương nhỏ, yếu hơn ở nam. + Cơ: phát triển muộn hơn xương, tính đàn hồi của cơ tăng nhanh nhưng không đều, chủ yếu là cơ nhỏ và dài. + Hệ thần kinh: Tiếp tục được phát triển, tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. + Hệ tuần hoàn: Tương đối hoàn thiện buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh ( mạch đập của nam 70- 80 lần / 1 phút). Phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt, sau vận động huyết áp và mạch hồi phục nhanh. + Hệ hô hấp: Đã phát triển tương đối hoàn thiện. Vòng ngực trung bình của nam: 67-72 cm, của nữ 69- 74 cm. Dung tích phổi tăng lên 3- 4 lít, khả năng trao đổi chất tăng rõ rệt, tần số hô hấp gần giống với người lớn. Tuy nhiên các cơ hô hấp còn yếu nên sức co giãn của vòng ngực ít mà chủ yếu là cơ hoành. + Hệ tiêu hóa: Phát triển tốt, hấp thụ năng tượng và đạt hiệu suất lớn. + Hệ bài tiết: Hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là bài tiết qua da. Do vậy hồi phục sau vận động diễn ra nhanh, sự trao đổi chất và năng lượng tương đối hoàn thiện. Căn cứ vào những đặc điểm phát triển của cơ thể có thể thấy giai đoạn này phát triển sức mạnh tốc độ cho các em là phù hợp, sự tiếp thu động tác tốt có chọn lọc đặc biệt nhờ vào sự hưng phấn thần kinh để tác động các baì tập có tính chất tốc độ trong huấn luyện thể lực. 2.2. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa của nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa 2.2.1. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ và tốc độ cho nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa Để xác định đựơc các test nhằm đánh giá thể lực chuyên môn của nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa thông qua phân tích các tài liệu liên quan, quan sát các buổi tập kiểm tra thể lực chuyên môn của học sinh để tìm ra các test đánh giá khả năng phát triển sức mạnh, tốc độ. Sau khi tổng hợp đã tìm được 4 test: - Chạy 10m tốc độ cao (s) - Bật xa tại chỗ (m) - Chạy 30m tốc độ cao (s) - Bật 3 bước tại chỗ (m) Để lựa chọn các test phù hợp để đánh giá thể lực chuyên môn cho học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa. Tôi tiến hành phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến giáo viên đã từng huấn luyện học sinh gioi, giảng dạy, đặc điểm trình độ đối tượng phỏng vấn được trình bày ở biểu đồ 3.1và kết quả bảng 3.1. Biểu đồ 3.1: Biểu diễn đặc điểm trình độ đối tượng phỏng vấn - Trình độ đại học 15 năm công tác trở lên chiếm 40% - Trình độ đại học 10 năm công tác trở lên chiếm 40% - Trình độ đại học 5 năm công tác trở lên chiếm 20% Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa. (n = 30) TT Các test Số người đồng ý Tỷ lệ % 1 Bật xa tại chỗ (m) 20 83,33 2 Chạy 10m TĐC (s) 18 60 3 Chạy 30m TĐC (s) 20 76,66 4 Bật 3 bước tại chỗ (m) 20 80 Qua bảng 3.1 cho thấy 4 test đưa ra phỏng vấn có 3 test được các, giáo viên trả lời có ý kiến tán đồng có tỷ lệ cao hơn 70% là: - Bật xa tại chỗ (m) - Chạy 30m TĐC (s) - Bật 3 bước tại chỗ (m) Còn 1 test có ý kiến đánh giá có tỷ lệ dưới 70% là: - Chạy 10m TĐC (s) Từ kết quả trên chúng tôi sử dụng 3 test: bật xa tại chỗ (m), chạy 30 m tốc độ cao (s) và bật 3 bước tại chỗ (m) để đánh giá thể lực chuyên môn cho học sinh THPT trong môn nhảy xa. Để khách quan hơn nữa tôi tính mối tương quan giữa kết quả các test trên với thành tích nhảy xa. Qua thu thập và xử lý số liệu cho kết quả bảng 3.2 Bảng 3.2. Mối tương quan giữa kết quả kiểm tra các test với thành tích nhảy xa (n= 10) TT Test rtính rbảng p 1 Bật xa tại chỗ (m) 0,832 0,811 0,05 2 Chạy 30m TĐC ( s) 0,819 3 Bật 3 bước tại chỗ (m) 0,849 Qua bảng 3.2 các test có hệ số tương quan từ 0,819 đến 0,849 ở ngưỡng xác suất P ≤ 0,05 là những test đảm bảo tính thông báo trong đánh giá thể lực chuyên môn cho nam học sinh nhảy xa các test được sử dụng là. - Bật xa tại chỗ (m) :Đánh giá sức mạnh tốc độ. - Chạy 30m tốc độ cao (s) :Đánh giá tốc độ tối đa trong chạy đà. - Bật 3 bước tại chỗ (m) :Đánh giá sức bền chuyên môn. - Thành tích nhảy xa (m):Đánh giá sức bền chuyên môn và tổng hợp. 2.2.2. Thực trạng khả năng phát triển thể lực của nam học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng - Hoằng Hóa. Sau khi xác định được các test đánh giá thể lực chuyên môn trong nhảy xa và tiến hành khảo sát, tổng hợp các tài liệu liên quan đến huấn luyện, giảng dạy để tìm hiểu xem sự phát triển thể lực chuyên môn trong năm 2016- 2017 đạt kết quả ra sao. Qua thu thập xử lý số liệu cho kết quả bảng 3.3 Bảng 3.3. So sánh thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trong nhảy xa năm học 2015 – 2016 và 2016 - 2017 (n=10) Test Bật xa tại chỗ (m) Chạy 30m TĐC (s) Bật 3 bước tại chỗ (m) Nhảy xa (m) Năm Thông số 2015-2016 2016 -2017 2015-2016 2016 -2017 2015-2016 2016 -2017 2015-2016 2016 -2017 2,50 2,55 3,95 3,84 7,90 8,05 5,15 5,28 ±d 0,11 0,12 0,08 0,15 0,08 0,19 0,17 0,13 ttính 0,56 1,83 1,5 1,625 tbảng 2,101 p > 0,05 Nhìn vào bảng 3.3 cho ta thấy thành tích bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao, bật 3 bước tại chỗ và nhảy xa ở năm học 2016 - 2017 tốt hơn năm học 2015- 2016 nhưng sự khác nhau chưa có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 0,05, cụ thể là: + Thành tích trung bình bật xa tại chỗ của năm học 2015-2016 là 2,50m, năm 2016
Tài liệu đính kèm:
- skkn_lua_chon_he_thong_bai_tap_phat_trien_the_luc_chuyen_mon.doc