Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, phối hợp của nhóm trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của trường THPT Triệu Sơn 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, phối hợp của nhóm trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của trường THPT Triệu Sơn 3

 Trong quá trình dạy học, người giáo viên ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản hoàn thành mục tiêu về chuẩn kiến thức và kĩ năng thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Có đội ngũ học sinh giỏi, sẽ có cơ hội đào tạo được người tài thì chúng ta mới có nguồn lực để phát triển đất nước. Đáp ứng nhu cầu đó, bản thân mỗi người khi được phân công giảng dạy đều trăn trở về công việc này. Việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao hơn nhiều khi có sự phối hợp, chỉ đạo sát sao của nhóm trưởng chuyên môn cùng với sự tham gia của các thành viên trong nhóm.

 Bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui nghề nghiệp mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được tham gia. Đây cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trưởng thành của học sinh thì cái được lớn nhất của người thầy đó là kinh nghiệm và uy tín trước học sinh và đồng nghiệp

 

doc 17 trang thuychi01 5790
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo, phối hợp của nhóm trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong quá trình dạy học, người giáo viên ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản hoàn thành mục tiêu về chuẩn kiến thức và kĩ năng thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Có đội ngũ học sinh giỏi, sẽ có cơ hội đào tạo được người tài thì chúng ta mới có nguồn lực để phát triển đất nước. Đáp ứng nhu cầu đó, bản thân mỗi người khi được phân công giảng dạy đều trăn trở về công việc này. Việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao hơn nhiều khi có sự phối hợp, chỉ đạo sát sao của nhóm trưởng chuyên môn cùng với sự tham gia của các thành viên trong nhóm.
 Bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui nghề nghiệp mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được tham gia. Đây cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trưởng thành của học sinh thì cái được lớn nhất của người thầy đó là kinh nghiệm và uy tín trước học sinh và đồng nghiệp.
 Thường trong mỗi năm học, ở mỗi môn học việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ phân công cho một giáo viên phụ trách mà trong nhóm chuyên môn có nhiều giáo viên và nếu ai đó không được phụ trách bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thì sẽ không tham gia hoạt động này và trong những năm đó kiến thức sẽ bị mai một, lãng quên dần. Chính vì lẽ đó với vai trò là nhóm trưởng chuyên môn trong nhiều năm tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều:
 - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhóm mình?
 - Làm thế nào để hàng năm mọi thành viên trong nhóm đều được tham gia công tác này để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân?
 - Làm thế nào để tất cả mọi người trong nhóm xem đây là nhiệm vụ chính trị số 1 của người giáo viên đứng lớp và là niềm vui của bản thân, của nhóm chuyên môn?...
 Xuất phát từ những lí do đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo, phối hợp của nhóm trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của trường THPT Triệu Sơn 3” với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị. Rất mong được mọi người góp ý bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
Từ giả thuyết nêu trên, mục tiêu phải đạt được của đề tài là: 
- Tạo hứng thú giúp cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 thích được học bộ môn Sinh học.
- Nâng cao kết quả học tập bộ môn Sinh học ở trường THPT.
- Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của nhóm chuyên môn trường THPT Triệu Sơn 3.
- Là niềm vui, là động lực để mọi thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia công tác này.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Bản thân là nhóm trưởng chuyên môn trong nhiều năm qua, tôi luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác. Luôn chỉ đạo, phối hợp có hiệu quả hoạt động của nhóm chuyên môn cùng với nhóm chuyên môn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã thống kê kết quả thi học sinh giỏi của nhóm Sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 trong 4 năm trở về đây:
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong 4 năm qua nhóm chuyên môn luôn hoàn thành chỉ tiêu Nhà trường giao cho, cụ thể là:
- Năm học 2013-2014 đội tuyển casio có 4/5 học sinh đạt giải gồm 2 giải ba, 2 giải khuyến khích, đội tuyển văn hoá 3/5 học sinh đạt giải gồm 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.
- Năm học 2014-2015 đội tuyển casio có 5/5 học sinh đạt giải gồm 2 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. Đội tuyển văn hoá có 4/5 học sinh đạt giải gồm 2 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích và 1 giải ba Quốc gia.
- Năm học 2015-2016 đội tuyển casio có 5/5 học sinh đạt giải gồm 1 giải nhì, 4 giải ba. Đội tuyển văn hoá có 5/5 học sinh đạt giải gồm 1 giải ba, 4 giải khuyến khích.
- Năm học 2016-2017 đội tuyển casio có 4/5 học sinh đạt giải gồm 1 giải nhất, 3 giải nhì. Đội tuyển văn hoá có 5/5 học sinh đạt giải gồm 3 giải ba, 2 giải khuyến khích và có 1 học sinh đạt giải khuyến khích Quốc gia.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Khi tiến hành nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tế dạy học tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
- Tìm hiểu thực trạng của việc học môn Sinh học ở trường THPT Triệu Sơn 3 và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT.
- Tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo của nhóm chuyên môn trong 
công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp.
- Tìm hiểu thực trạng thi học sinh giỏi cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa trong các năm gần đây.
+ Phương pháp thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu:
- Thống kê kết quả thi học sinh giỏi các cấp trong 4 năm: từ năm 2014 đến nay của nhóm Sinh Trường THPT Triệu Sơn 3
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng mang tính “chiến lược”, từ khi phát hiện ra nhân tố từ lớp 10 đến khi các em học hết lớp 12.
- Tổ chức triển khai đề tài vào thực tế dạy học tại trường THPT cho nhiều khóa học sinh.
- Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá hiệu quả của đề tài từ khi áp dụng cho đến nay, từ đó rút ra nhận xét, kết luận. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của người giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.
- Từ vai trò, trách nhiệm của tổ, nhóm chuyên môn
- Xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người giáo viên, đảng viên, người đứng đầu trong nhóm chuyên môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1.Khó khăn
- Môn Sinh học không phải là môn thi tuyển sinh vào lớp 10 thường xuyên nên ít được quan tâm hơn so với môn Toán và môn Văn ở THCS. Học sinh ban đầu khi mới lên lớp 10 các em học tốt thường thích thi HSG môn Toán hơn (đối với ban KHTN).
- Môn Sinh học là môn KHTN nhưng rất nhiều học sinh ngại học do nhiều lí thuyết, do đó để làm cho học sinh yêu thích môn Sinh học và có những em thật sự có năng lực thi chọn vào đội tuyển là rất khó.
- Vấn đề “phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi” là một công việc thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhưng việc “phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi” đem lại hiệu quả cao thì đây thực sự là một vấn đề rất khó mà mọi người đều phải trăn trở. 
- Trước năm 2013 việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn trong năm thường giao cho một giáo viên phụ trách từ khâu lên kế hoạch, trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển, tổ chức làm bài rèn luyện kĩ năngdẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Qua nhiều năm trực tiếp tham gia công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cũng như chỉ đạo với vai trò là nhóm trưởng chuyên môn tôi đưa ra một số giải pháp sau: Ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường, sự nỗ lực của giáo viên trực tiếp phụ trách cần có sự chỉ đạo sát sao và phối hợp chặt chẽ của nhóm chuyên môn kết quả sẽ được nâng lên rất nhiều từ số lượng giải cũng như chất lượng giải.
 2.2.2. Thuận lợi
 Là người giáo viên đứng trên bục giảng đã nhiều năm, được trực tiếp tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như những thành tích mà các em mang lại là niềm vui là động lực để bản thân không ngừng phấn đấu vươn lên. 
 Khi tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi có một số thuận lợi sau:
 - Số lớp học trong nhà trường theo học Ban KHTN tương đối nhiều.
 - Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm tới vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, từ khâu lựa chọn đội tuyển đến ôn tập, thi chọn đội tuyển chính thức và tham dự các kì thi HSG.
 - Nhóm chuyên môn có nhiều độ tuổi khác nhau: đồng chí trẻ năng động, sáng tạo; đồng chí lớn tuổi mẫu mực, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đặc biệt là cả 5 đồng chí trong nhóm đều đoàn kết, cầu tiến bộ. Luôn coi thành tích của một người cũng là niềm vui là thành tích chung của cả nhóm nên mọi người đều chăm lo, cố gắng hết sức vì thành tích chung của nhóm chuyên môn mình, của tổ chuyên môn, của Nhà trường.
 Nhờ sự nỗ lực đó mà thành tích về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhóm Sinh chúng tôi mấy năm gần đây đều đạt kết quả cao số lượng giải nhiều (nhiều năm đạt 100%); Chất lượng giải cao: nhiều giải nhất, nhì, ba 
 Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu để có thể đạt được thành tích cao hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là khâu quan trọng và cũng khó khăn nhất trong hoạt động giáo dục. Việc bồi dưỡng HSG như thế nào cho hiệu quả, không mất quá nhiều thời gian của giáo viên, không gây áp lực nhiều cho học sinh, tạo được sự hứng thú cho học sinh khi ôn thi là một điều rất khó. Từ những vấn đề khó giải quyết đó tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cho mình, cho nhóm chuyên môn của mình và đã thực hiện trong nhiều năm cho nhiều thế hệ học sinh. Việc bồi dưỡng HSG tiến hành theo kế hoạch cụ thể như sau: 
 2.3.1. Phân công giáo viên phụ trách: mỗi khoá có 2 đồng chí cùng tham gia phụ trách, trong đó có một đồng chí chịu trách nhiệm chính.
 Năm học 2013-2014 phân công 2 đồng chí phụ trách là đồng chí Nguyễn Thanh Hải và đồng chí Nguyễn Thị Hồng trong đó đồng chí Nguyễn Thanh Hải chịu trách nhiệm chính, các đồng chí còn lại trong nhóm hỗ trợ. 
 Năm học 2014-2015 phân công 2 đồng chí phụ trách là đồng chí Nguyễn Thị Hồng và đồng chí Nguyễn Thanh Hải trong đó đồng chí Nguyễn Thị Hồng chịu trách nhiệm chính, các đồng chí còn lại trong nhóm hỗ trợ. 
 Năm học 2015-2016 phân công 2 đồng chí phụ trách là đồng chí Hoàng Thị Hạnh và đồng chí Nguyễn Thị Hồng trong đó đồng chí Hoàng Thị Hạnh chịu trách nhiệm chính, các đồng chí còn lại trong nhóm hỗ trợ. 
 Năm học 2016 - 2017 phân công 2 đồng chí phụ trách là đồng chí Hoàng Thị Hạnh và đồng chí Nguyễn Thanh Hải trong đó đồng chí Hoàng Thị Hạnh chịu trách nhiệm chính, các đồng chí còn lại trong nhóm hỗ trợ.
 2.3.2.Nội dung tiến hành 
 + Nhóm trưởng chuyên môn lên kế hoạch công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi và chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch của nhóm mình.
 + Giao nhiệm vụ cho giáo viên trực tiếp phụ trách cung cấp kiến thức cơ bản nhất bám sát SGK chương trình nâng cao từ lớp 10 đến lớp 12.
 + Bổ sung kiến thức nâng cao cho các chuyên đề liên quan.
 + Cập nhật liên tục cấu trúc đề thi HSG của tỉnh Thanh Hóa và nhiều tỉnh khác trong cả nước thông qua mạng internet, thông qua trao đổi tài liệu với đồng nghiệp. Cho học sinh làm quen các dạng đề thi; ôn tập, luyện tập bám sát cấu trúc đề thi học sinh giỏi hàng năm.
 + Rèn luyện kĩ năng làm bài.
 2.3.2.1 Cung cấp kiến thức cơ bản
 Việc cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh sẽ được thực hiện hoàn toàn trong các tiết học chính khóa và học bồi dưỡng trên lớp do giáo viên phụ trách đảm nhận có sự thống nhất, chỉ đạo của nhóm chuyên môn. Việc cung cấp kiến thức cơ bản được tiến hành theo các bước sau:
 Giáo viên soạn bài cẩn thận các tiết dạy chính khóa, khai thác sâu đối với các lớp có các em trong đội tuyển. Giáo viên không được nóng vội, dạy nhanh, chạy chương trình để học sinh không kịp “hấp thụ” kiến thức cần khắc sâu. Giai đoạn đầu có thể học sinh làm được các bài tập mà giáo viên yêu cầu, nhưng các em sẽ rất nhanh quên, đặc biệt khi làm các bài tập yêu cầu vận dụng sáng tạo kiến thức thì học sinh bất ngờ, không làm được. Kiến thức của các em dễ tan biến, không bền vững.(Tài liệu tham khảo: Sinh học 10,11,12 chương trình nâng cao; Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 10, lớp 11, lớp 12; Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 10, lớp 11, lớp 12 của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
2.3.2.2 Cung cấp kiến thức nâng cao theo từng chủ đề
 Việc cung cấp kiến thức nâng cao sẽ thực hiện khi học sinh bắt đầu học đội tuyển. Khi này các em trong đội tuyển đã có một nền tảng cơ bản đối với phần kiến thức đã học trên lớp. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì, sự đầu tư của giáo viên trong một thời gian dài (khoảng 2 năm). Để làm được điều này người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu “Đào tạo, bồi dưỡng HSG là công việc tự học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nhất cho giáo viên, đồng thời mang lại thành tích cho bản thân, cho nhóm chuyên môn cho Nhà trường, khẳng định uy tín của giáo viên với học sinh, nhân dân và đồng nghiệp”. 
 Học kì I năm học lớp 10 dành để tìm hiểu học sinh, giáo viên định hướng tạo hứng thú để học sinh yêu thích bộ môn Sinh học và thành lập đội tuyển. Thời gian bắt đầu dạy đội tuyển khoảng đầu HK2 lớp 10 cho đến giữa HK2 lớp 12 khi các em đi thi. Trong quá trình này không nên vội vàng cho học sinh học chương trình 12 ngay (chương trình chính thi HSG) mà chỉ dạy kiến thức nâng cao bám sát chương trình các em đã học trên lớp. (Tài liệu tham khảo:Tài liệu tập huấn giáo viên THPT bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá, tháng 11 năm 2015)
 Việc cung cấp kiến thức nâng cao theo từng chủ đề ở từng thời điểm được 
phân công chủ yếu cho giáo viên phụ trách chính chịu trách nhiệm, song có những chuyên đề cần có sự hỗ trợ, phối hợp của nhóm chuyên môn. Căn cứ vào sở trường của mỗi đồng chí tôi phân công đồng chí đó phải hỗ trợ với các đồng chí được giao phụ trách đội tuyển một chuyên đề cụ thể với một số buổi nhất định. Ví dụ đồng chí Nguyễn Thị Hồng ngoài nhiệm vụ mà nhóm trưởng chuyên môn đã phân công ở đầu năm học cũng phải tham gia ôn cho đội tuyển học sinh giỏi một số buổi về chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị ở cấp phân tử vì đây là sở trường của đồng chí. Còn đồng chí Trịnh Thị Thịnh ngoài nhiệm vụ của nhóm trưởng chuyên môn cũng phải tham gia ôn cho đội tuyển học sinh giỏi một số buổi về chuyên đề tiến hoá và sinh thái vì đây là sở trường của đồng chí
 Cụ thể việc lên kế hoạch và phân công giáo viên phụ trách tôi thống kê trong bảng sau:
CHỦ ĐỀ
SỐ BUỔI
PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH 
THỜI ĐIỂM THỰC HIÊN
 Sinh học tế bào
4
GV phụ trách chính đã phân công
Khoảng đầu tháng 1 năm lớp 10 đến hết năm học lớp 10.
Dạy 1 buổi/ tuần. Vừa dạy vừa sàng lọc để thành lập đội tuyển, yêu cầu cao đối với các em học sinh.
Luyện tập
2
Sinh học vi sinh vật
2
Luyện tập
2
Cơ chế di truyền biến dị ở cấp phân tử
4
GV phụ trách cùng với sự hỗ trợ của Đ/c Nguyễn Thị Hồng
Luyện tập
2
Cơ chế di truyền biến dị ở cấp tế bào
4
GV phụ trách cùng với sự hỗ trợ của Đ/c Hoàng Thị Hạnh
Trong năm học lớp 11
Dạy 1 buổi/ tuần. Tham gia thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, yêu cầu cao đối với các em học sinh.
Luyện tập
4
Sinh lí thực vật
2
GV phụ trách chính đã phân công
Sinh lí động vật
2
Luyện tập
2
Các qui luật của Men đen
3
GV phụ trách cùng với sự hỗ trợ của Đ/c Nguyễn Thanh Hải
Luyện tập
3
 Qui luật liên kết gen, hoán vị gen
4
Luyện tập 
4
Qui luật tương tác gen, di truyền giới tính, di truyền liên kết với giới tính
3
GV phụ trách
chính đã phân công
Trong năm học lớp 12
Dạy 1 buổi/ tuần, riêng 1 tháng cuối trước khi các em tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh học 2 buổi/ tuần, yêu cầu ngày càng cao hơn đối với các em học sinh.
Luyện tập
2
Di truyền ngoài nhân
1
Luyện tập 
2
Di truyền học quần thể
3
GV phụ trách cùng với sự hỗ trợ của Đ/c Nguyễn Thị Tuyết
Ứng dụng di truyền học
2
Di truyền học người
4
Luyện tập 
2
Tiến hoá 
4
GV phụ trách cùng với sự hỗ trợ của Đ/c Trịnh Thị Thịnh
Sinh thái học
3
Luyện tập
4
2.3.2.3. Cập nhật cấu trúc đề thi học sinh giỏi tỉnh trong các năm gần đây
	Công việc này phải là công việc thường xuyên của giáo viên cho dù có dạy đội tuyển hay không. Để làm được việc này tốt thì giáo viên phải sưu tầm “Bộ đề thi HSG tỉnh” trong khoảng 5 năm gần đây, cập nhật công văn hướng dẫn thi HSG hàng năm; cần phân tích rõ xu hướng ra đề theo từng kỳ thi HSG:
 + Kì thi HSG “Giải toán trên máy tính cầm tay” thường được tổ chức vào tháng 1, hàng năm cho học sinh lớp 12 gồm các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh. Cấu trúc của đề thi chủ yếu là kiến thức lớp 12; lớp 10, 11 chiếm khoảng từ 15% đến 20% lượng kiến thức và số điểm. Vì đây là cuộc thi của nhà tài trợ phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức và đề thi chủ yếu là giải các dạng bài tập Sinh học. Số lượng câu nhiều và gần như bao quát hết các dạng bài tập của chương trình Sinh học phổ thông, nên việc ôn luyện cho học sinh phải đầy đủ tất cả các phần có trong cấu trúc đề thi, không nhất thiết phải luyện nhiều dạng toán quá khó. Giáo viên nên tập trung nhắc lại các phần kiến thức cơ bản, hướng dẫn các em luyện tập toàn bộ các dạng bài tập và đặc biệt cho học sinh luyện nhiều các đề thi, trình bày trên giấy khổ A4 theo mẫu giống như thi thật. Mỗi đề thi chỉ nên có khoảng 20% câu lạ và khó, phần còn lại chủ yếu luyện kĩ năng trình bày cho các em.
 + Kì thi “HSG các môn văn hóa cấp tỉnh” đây là một kì thi HSG chính thống được tổ chức vào khoảng tháng 3 hàng năm của Sở GD&ĐT Thanh Hoá. Các nhà trường THPT rất quan tâm tới kết quả của kì thi này vì nhiều lí do. Trong khoảng 6 năm gần đây việc ra đề thi hay hơn mang tính Sinh học cao, không nặng về kiến thức Toán học. Hơn nữa số lượng học sinh được tham gia hạn chế (chỉ có 5 học sinh/ 1 đội tuyển). Cấu trúc đề thi chủ yếu là chương trình lớp 12, số lượng câu trong đề thi nhiều và thường đầy đủ các phần (SGK Sinh học 12 NC), đề thi các phần cấu trúc hợp lí theo chuẩn kiến thức kĩ năng, cơ bản bám sát chương trình sách giáo khoa và chương trình thi THPT Quốc gia. Chính vì sự cải tiến về mặt ra đề của Sở GD và ĐT mà việc thuyết phục học sinh có năng lực tham gia đội tuyển môn Sinh học cũng thuận lợi hơn. 
 2.3.2.4. Rèn luyện kĩ năng làm bài
 Đây là công việc phải làm thường xuyên từ khi thành lập đội tuyển đến khi các em đi thi, cần nhiều sự hỗ trợ, phối hợp của nhóm chuyên môn. 
 - Trong năm lớp 10, việc tổ chức cho học sinh làm bài với mục tiêu kiểm tra lại kiến thức mà thầy và trò cùng nhau nghiên cứu đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài công việc này do chính giáo viên phụ trách ra đề, chấm bài và chữa cho các em học sinh. Theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của các em trong cả năm thì ta có thể nắm rất chắc điểm yếu, điểm mạnh của từng em để kịp thời uốn nắn cho từng em. Trình bày một bài tự luận môn Sinh học không cần phải viết quá dài, tư duy các môn tự nhiên cần rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát. Phải bám sát tiêu chí này để rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. 
 - Năm lớp 11, lớp 12 giáo viên phụ trách vẫn đồng hành và theo sát các em, thầy trò cùng nhau tiếp tục ôn luyện. Khi rèn luyện kĩ năng làm bài để lựa chọn đội tuyển chính thức cần có sự hỗ trợ, phối hợp của nhóm chuyên môn. Tổ chức làm bài cho học sinh 6 lần chia thành 2 đợt: đợt 1 tổ chức làm bài khảo sát 3 lần (khảo sát lần 1, lần 2, lần 3) để chọn đội tuyển cho thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp THPT. Đợt 2 tổ chức làm bài khảo sát 3 lần (khảo sát lần 4, lần 5, lần 6) để chọn đội tuyển cho thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh.
 Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh có thể tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: Chuẩn bị đề khảo sát
 Trong năm học 2013-2014, nhóm trưởng chuyên môn phân công giáo viên không trực tiếp phụ trách đội tuyển cùng với mình ra đề khảo sát và chịu trách nhiệm về chất lượng đề, đảm bảo tính bảo mật và khách quan.
 Trong năm học 2014-2015, năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 nhóm trưởng chuyên môn vẫn tiếp tục phân công giáo viên không trực tiếp phụ trách đội tuyển cùng với mình ra đề khảo sát đồng thời có bổ sung thêm nguồn đề từ chính giáo viên phụ trách chính để nguồn đề được phổ rộng hơn. Sau đó nhóm trưởng chịu trách nhiệm biên soạn lại theo đúng cấu trúc cho phù hợp đảm bảo tính chính xác về chất lượng đề, tính bảo mật và khách quan, đánh giá đúng năng lực của các em. Giúp động viên khích lệ để các em luôn phải nỗ lực hết mình, thi đua nhau học tập.
 Bước 2: Lên kế hoạch thời gian thi khảo sát:
 Nhóm chuyên 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_phoi_hop_cua.doc
  • docxBIA SKKN 2017.docx
  • docxMỤC LỤC SKKN 2017.docx