SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS Nga Mỹ

SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS Nga Mỹ

 Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn . Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải giáo dục cho những chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.

 Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học cơ sở nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức thiết nhất trong xã hội mà học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, Nếu thế hệ trẻ có đầy đủ những kiến thức về bảo vệ môi trường thì họ là những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai một cách có hiệu quả.

 

doc 29 trang thuychi01 9992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS Nga Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A: PHẦN MỞ ĐẦU. 
I. Lý do chọn đề tài.
1
II. Mục đích nghiên cứu.
2
III. Đối tượng nghiên cứu.
2
IV. Phương pháp nghiên cứu.
2
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2
B: NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
1. Môi trường và giáo dục môi trường 
3
2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng. 
3
3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
4
II. Thực trạng của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học Hoá học hiện nay.
4
1. Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường THCS
4
2. Thực trạng kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THCS huyện Nga Sơn
8
III. GIẢI PHÁP ĐỂ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO DẠY HỌC HOÁ HỌC 
9
1. Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học 
9
2. Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học 
hóa học
10
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường
10
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến GDMT
11
2.3. Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế
13
2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường
15
2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường.
16
3. Các quy trình lồng ghép GDMT vào dạy học Hoá học:
16
3.1.Thu thập và phân loại các tư liệu
16
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS.
16
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng.
19
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học Hoá học.
19
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 
19
C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
21
I. Kết luận
21
II. Kiến nghị.
21
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Khoa học công nghệ cũng vì nhu cầu vô hạn của con người mà ngày càng phát triển nhanh chóng. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn . Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ ấy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề lớn có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người: vấn đề tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn đề rác thải công nghiệp, vấn đề khí hậu toàn cầu Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải giáo dục cho những chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung.
 	Chúng ta đang sống trong một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo dục cũng từng bước thay đổi để ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu của xã hội đề ra về vấn đề đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực. Sự thích nghi của nền giáo dục Việt Nam thể hiện ở việc từng bước thay đổi nội dung chương trình, phương thức đào tạo, dựa trên cơ sở là sự thay đổi mục tiêu và yêu cầu của nền giáo dục. Với chương trình phổ thông nói chung và chương trình giáo khoa bậc trung học cơ sở nói riêng, yêu cầu đặt ra là phải gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ dạy những điều cần thiết nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức thiết nhất trong xã hội mà học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng, ngày càng trầm trọng và rất khó giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, Nếu thế hệ trẻ có đầy đủ những kiến thức về bảo vệ môi trường thì họ là những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai một cách có hiệu quả. 
Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như : Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân,... 
Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác như Vật lí, Sinh học,...đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng ? Vì thế, việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông là cấp thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục ngày nay. Từ tất cả những lý do tôi đã phân tích như trên, tôi quyết định chọn đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường THCS Nga Mỹ”. 
II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học lớp 8 và lớp 9. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Bên cạnh đó, bài giảng có kết hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
III – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 1. Đối tượng:
 - Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài dạy hóa học lớp 8 và 9 THCS.
 2. Khách thể:
 - Học sinh khối 8, 9 và giáo viên dạy môn Hoá ở trường THCS trên địa bàn huyện Nga Sơn
- Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ bản thân và các đồng nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức. Chọn lọc kiến thức về giáo dục môi trường có liên quan mật thiết đến hóa học trên báo chí và nhiều tài liệu khác làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trò chuyện, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu câu hỏi ...... 
- Phương pháp thống kê, xử lý thông tin: Tổng hợp, khái quát hóa, xử lý số liệu điều tra
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 - Cung cấp những câu hỏi trong giáo án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên. 
- Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường để dạy môn hóa đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
 - Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng ghép giáo dục môi trường vào thực tiễn giảng dạy hóa học lớp 8, 9 ở trường THCS
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Môi trường và giáo dục môi trường 
1. 1. Khái niệm môi trường 
Hiện nay có nhiều khái niệm về môi trường:
 - Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”. 
1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 
Môi trường bị ô nhiễm do những tác nhân như chất, hợp chất hoặc hỗn hợp có tác dụng biến môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Có thể liệt kê những tác nhân đó như sau:
 - Rác, phế thải rắn. 
- Hóa chất, chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, . 
- Khí , tro bụi núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, lò gạch.( SO2, CO2, CO) 
- Kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân..) Ngoài những tác nhân trên, môi trường còn có thể bị ô nhiễm bỏi tiếng ồn quá mức cho phép hoặc các chất phóng xạ do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.3. Giáo dục môi trường ở trường THCS
 Khái niệm: Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Nhưng có thể nói, giáo dục môi trường không nhất thiết là một môn học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của một chương trình hành động. Trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường “là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai. 
2. Lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng:
- GDMT trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của nhân loại ”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.... 
- Ở bất kì quốc gia nào, số lượng thầy giáo, học trò các cấp cũng chiếm tỉ lệ cao. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ GDMT. Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ cho xã hội.
- Ở các nước trên thế giới, việc GDMT đã được đưa vào trường học từ hàng chục năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Công nghệ,.Và với đặc thù của mình, khoa học Hóa học cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường.
3. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng. Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục môi trường nhằm giúp học sinh có được:
 a. Các kiến thức:
 - Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái. Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người) 
- Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi ích thu được. Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ
 - Các chủ trương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước, luật Bảo vệ môi trường 
b. Hình thành các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và xã hội, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thật, công nghệ thông tin 
c. Thái độ và hành vi
 - Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật. 
- Biết khoan dung và cởi mở. 
- Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn. 
- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường. - Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện môi trường. Như vậy, Giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối cùng là trang bị cho người học:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất. 
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường. 
Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về GDBVMT một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn. 
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS.
1. Thực trạng GDMT thông qua dạy học hóa học ở trường THCS
 - Tìm hiểu ý kiến, nhận xét của giáo viên quanh vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh THCS. 
- Tham khảo ý kiến giáo viên về những bài có khả năng lồng ghép nội dung GDMT vào bài giảng hóa học trên lớp. 
- Tham khảo ý kiến giáo viên về phương pháp và hình thức thực hiện dạy học tiết học có lồng ghép nội dung GDMT. 
- Thu thập những kiến nghị của giáo viên để việc thực hiện GDMT được hiệu quả hơn. 
1.1. Danh sách giáo viên được tham khảo ý kiến
STT
Họ và tên
Trường
Huyện
1
Mai Thị Nhung
THCS Nga Trung
Nga Sơn
2
Nguyễn Thị Anh
THCS Nga Trung
Nga Sơn
3
Nguyễn Mạnh Hùng
THCS Nga Thạch
Nga Sơn
4
Mai Thị Kha
THCS Nga Yên
Nga Sơn
5
Đinh Văn Phan
THCS Nga Liên
Nga Sơn
6
Nguyễn Hữu Thành
THCS Nga Liên
Nga Sơn
7
Mai Thị Hiền 
THCS Nga Hải
Nga Sơn
8
Phạm Đức Mạnh
THCS Nga Tân
Nga Sơn
9
Mai Văn Hiếu
THCS Nga Tân
Nga Sơn
10
Mai Thị Hường
THCS Nga Mỹ
Nga Sơn
11
Phạm Văn Thành
THCS Nga Phú
Nga Sơn
12
Phạm Văn Tuyền
THCS Nga Phú
Nga Sơn
13
Nguyễn Thị Lan
THCS Nga Hưng
Nga Sơn
14
Nguyễn Văn Phương
THCS Nga Hưng
Nga Sơn
15
Nguyễn Công Chương
THCS Nga Tiến
Nga Sơn
Tiến hành điều tra 
- Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên Số phiếu phát tra: 18 Số phiếu thu vào: 15
- Về việc đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác giáo dục môi trường, kết quả thu được như sau: 
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của công tác giáo dục môi trường 
Không hiệu quả
Hiệu quả ít
Khá hiệu quả
Rất hiệu quả
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Gia đình
1
6.7
9
60.0
3
20.0
2
13.3
Thôn, xóm
1
6.7
9
60.0
4
26.6
1
6.7
Trường học
0
0
1
6.7
10
66.7
4
26.6
Tổ chức tôn giáo
4
26.6
8
53.4
2
13.3
1
6.7
Từ bảng kết qủa trên, dễ dàng nhận thấy “trường học” chiếm nhiều sự lựa chọn nhất về mức độ hiệu quả của việc thực hiện công tác GDMT. Như vậy, việc lồng ghép nội dung GDMT vào bài giảng hóa học để thực hiện tại trường học là một việc làm cần thiết và dự đoán sẽ mang lại hiệu quả cao. 
- Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên quanh việc giáo dục môi trường và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông như sau:
 Bảng 1.3. Nhận xét của giáo viên về GDMT 
STT
Ý kiến tham khảo
Đồng ý
Phân vân
Phản đối
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
1
Việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở trường phổ thông là cần thiết.
15
100
0
0
0
0
2
Môn hóa học là môn học thuận lợi nhất cho việc lồng ghép giáo dục môi trường
13
86.7
2
13.3
0
0
3
Hình thành kiến thức môi trường và ý thức bảo vệ môi trường từ nhà trường là hiệu quả nhất.
11
73.3
4
26.7
0
0
4
Lồng ghép giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học sẽ tăng hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học (tăng hứng thú học tập).
12
80.0
3
20.0
0
0
5
Giáo dục môi trường không phải là nhiệm vụ của giáo viên.
1
6.7
2
13.3
12
80.0
6
Giáo dục môi trường là hình thức để giáo viên liên hệ thực tế trong dạy học hóa học.
13
86.7
2
13.3
0
0
7
Giáo dục môi trường không thể thực hiện trên lớp học vì không có thời gian.
3
20.0
5
33.3
7
46.7
Qua các nhận xét trên,có thể thấy đa số giáo viên được hỏi đều đồng ý với việc đưa GDMT vào giảng dạy ở trường THCS là cần thiết, và các ý kiến trên cũng cho thấy giáo viên hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh trên ghế nhà trường. 
- Trong phần điều tra để tham khảo ý kiến giáo viên đối với việc sử dụng các phần trong bài giảng về chất để liên hệ thực tế, kết quả như sau: 
Bảng 1.4. Mức độ thường xuyên của việc liên hệ thực tế trong từng phần bài giảng 
STT
VỊ TRÍ
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
Số phiếu
%
1
Mở đầu bài giảng
2
13.3
12
80.0
1
6.7
0
0
2
Trạng thái tự nhiên
1
6.7
9
60.0
4
26.6
1
6.7
3
Tính chất vật lí
3
20.0
7
46.7
5
33.3
0
0
4
Tính chất hóa học
0
0
7
46.7
7
46.7
1
6.7
5
Điều chế
0
0
9
60.0
6
40.0
0
0
6
Ứng dụng
0
0
5
33.3
8
53.4
2
13.3
7
Củng cố
4
26.6
7
46.7
3
 20.0
1
6.7
Thực trạng thu được từ kết quả này là giáo viên chưa thường xuyên liên hệ thực tế khi dạy môn Hóa học, thể hiện ở tỉ lệ lựa chọn mức độ “thỉnh thoảng” chiếm đa số. Qua số liệu điều tra trong bảng, dễ dàng nhận thấy giáo viên sẽ cảm thấy thuận lợi hơn nếu tiến hành lồng ghép nội dung GDMT vào các phần mà giáo viên đã quen trong liên hệ thực tế, tức là lựa chọn mức độ “thường xuyên”. 
- Về việc điều tra những thuận lợi khi giáo viên thực hiện giáo án Hóa học có lồng ghép nội dung GDMT, kết quả thu được như sau: 
Bảng 1.5. Thuận lợi của giáo viên 
STT
Thuận lợi
Số phiếu
Tỉ lệ
1
Bộ môn hóa học có liên quan mật thiết với kiến thức môi trường
11
73.3
2
Tư tiệu hóa học và môi trường phong phú
7
46.6
3
Học sinh yêu thích bộ môn hóa học
6
40.0
4
Học sinh có quan tâm nhiều đến tình hình môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường
5
33.3
5
Đã được bồi dưỡng về giáo dục môi trường trong đợt bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
1
6.7
6
Được nhà trường hỗ trợ để thực hiện giáo dục môi trường
2
13.3
7
Lồng ghép kiến thức môi trường là cách liên hệ thực tế hiệu quả nhất
9
60.0
8
Lồng ghép kiến thức môi trường giúp khắc sâu kiến thức hóa học cho học sinh
5
33.3
9
Đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học giúp tăng hứng thú học tập của học sinh
10
66.7
10
Giáo dục môi trường trong môn hóa học giúp giờ học Hóa ít khô khan
9
60.0
Như vậy, đứng trước vấn đề dạy học bằng giáo án có lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên không hề e ngại mà ngược lại, còn cảm thấy có nhiều thuận lợi trước mắt. Đặc biệt hơn hết, giáo viên thấy được môn học sẽ hứng thú hơn nếu được liên hệ thực tế bằng kiến thức môi trường, giúp tiết học thêm phong phú, sôi nổi và có ý nghĩa hơn, gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết học sinh động hơn. Từ đó, có thể mạnh dạn tiến hành việc lồng ghép nội dung GDMT và tin tưởng rằng giáo viên hưởng ứng tích cực vấn đề nghiên cứu này. 
- Về vấn đề tìm hiểu những khó khăn mà các giáo viên gặp phải khi thực hiện giảng dạy môn hóa có lồng ghép nội dung GDMT, kết quả thu được như sau: 
Bảng 1.6. Khó khăn của giáo viên khi lồng ghép nội dung GDMT
STT
Khó khăn
Số phiếu
Tỉ lệ
1
Chưa được tập huấn về dạy học hóa học có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường
6
40.0
2
Thời gian một tiết học không cho phép lồng ghép kiến thức môi trường
10
66.7
3
Việc lồng ghép kiến thức môi trường làm nặng thêm bài học môn hóa học
3
20.0
4
Thông tin, tư liệu về ảnh hường của hóa chất đến con người và môi trường khó tìm, lạc hậu.
5
33.3
5
Không được hỗ trợ từ phía nhà trường về kinh phí, tư liệu
7
46.7

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_noi_dung_giao_duc_moi_truong_vao_day_hoc_hoa.doc