SKKN Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết
Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, người giáo viên phải làm sao hướng học sinh đến cách tiếp cận kỹ năng sống. Kỹ năng sống thực chất là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Phải chăng vấn đề lồng ghép kỹ năng sống vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn cũng nhằm mục đích là tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung, đặc biệt là năm học 2017 - 2018 khi dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi thấy phần truyện truyền thuyết không chỉ có giá trị là những bài học giáo dục quý báu, mà còn là cả một kho kỹ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Những vấn đề trên tuy không khó lắm nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm nghề nghiệp, phải thật sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết ”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, người giáo viên phải làm sao hướng học sinh đến cách tiếp cận kỹ năng sống. Kỹ năng sống thực chất là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Phải chăng vấn đề lồng ghép kỹ năng sống vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn cũng nhằm mục đích là tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung, đặc biệt là năm học 2017 - 2018 khi dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi thấy phần truyện truyền thuyết không chỉ có giá trị là những bài học giáo dục quý báu, mà còn là cả một kho kỹ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Những vấn đề trên tuy không khó lắm nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm nghề nghiệp, phải thật sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài mong giúp các em học sinh trước hết hiểu và thấy được cái hay, ý nghĩa của những câu truyện truyền thuyết đã học, hứng thú với tiết học về truyện truyền thuyết nói riêng và với giờ học Ngữ văn nói chung. Thấy hết được tác dụng của môn Ngữ văn với việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải bám sát mục tiêu là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đòi hỏi người học sinh phải tự mình khám phá, chinh phục kiến thức, không chỉ có thế, qua những kiến thức đó, người giáo viên cần phải hướng các em học sinh làm sao hình thành được cho các em những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, Bên cạnh đó giúp học sinh có kỹ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hằng ngày; có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn; có quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài Lồng ghép giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thủy qua tiết dạy truyện truyền thuyết”, chỉ tập trung nghiên cứu vào rèn một số kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Thủy qua các tiết dạy truyện truyền thuyết. 1.4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, lý luận: Nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận có tính liên quan đến khả năng tiếp nhận các kiến thức Ngữ văn nói chung và phần truyện truyền thuyết nói riêng trong Ngữ văn lớp 6 bằng cách sưu tầm tài liệu, sách báo, truy cập Internet.. * Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các bài kiểm tra, bài tập củng cố, bài về nhà, những đề cương ...của học sinh, từ đó thu thập được thông tin nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp thu nhận thông tin nhằm có hướng tìm hiểu và phân tích sâu hơn về các vấn đề xoay quanh truyện truyền thuyết, kĩ năng sống cho học sinh. * Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả mà học sinh thu được sau đề tài và so sánh, đối chiếu với trước khi làm đề tài này. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được làm, áp dụng đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã đem lại hiệu quả cao. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề tích hợp, lồng ghép trong dạy học môn Ngữ văn trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020” (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống. Hơn nữa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng một số trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,...Vì vậy, rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân là nhu cầu cần thiếtHơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh Kỹ năng sống, một vấn đề không mới trong giai đoạn hiện nay đối với giáo dục, còn truyền thuyết cũng là mảng truyện dân gian rất đỗi quen thuộc đối với văn học nói chung. Nhưng để lồng ghép kỹ năng sống trong khi dạy truyện truyền thuyết lại là đề tài chưa hề được thực hiện, mặc dù khi đọc mỗi câu truyện truyền thuyết, nếu bình tâm ngẫm nghĩ, chúng ta sẽ không chỉ thấy được rất nhiều bài học giáo dục mà còn biết thêm không ít các kỹ năng sống cho mình. Tất cả các kỹ năng mà truyện có thể đề cập đến đều là các kỹ năng tối thiểu cho mỗi cá nhân, hơn thế nữa nó còn rất cần thiết cho một con người thời hiện đại. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a. Thuận lợi Trong những năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, vấn đề tích hợp kỹ năng sống vào bộ môn không phải là điều mới mẻ, giáo viên đã và đang đứng lớp cũng đã có thực hiện, nhưng trong giai đoạn trước, bản thân người giáo viên chỉ thực hiện theo cảm tính, chưa đi sâu vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng trong thời gian gần đây, xác định được mục tiêu giáo dục cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm hơn nhiều vì lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chon những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy vấn đề giáo dục kỹ năng sống và lông ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học trong đó có môn Ngữ văn rất được quan tâm. - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng học sinh lớp 6 – một lớp đối tượng khá non nớt nhưng cũng đủ nhận thức để rèn luyện các kỹ năng cho bản thân mình là khá phù hợp. - Phần truyện truyền thuyết, các câu chuyện gần gũi, thú vị nên HS khá dễ tiếp thu. Khi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, chắc chắn sẽ được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú và không bị gò ép mang tính áp đặt. b. Khó khăn - Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kỹ năng sống vào tiết dạy,đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kỹ năng nào. Vì nếu quá chú trọng vào giáo dục kỹ năng sống thì lại chậm tiến độ bài dạy theo Phân phối chương trình, mà dạy cho kịp nội dung bài đôi khi lại rất khó lồng ghép kỹ năng sống. - Khi thực hiện nhiệm vụ lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, đặc biệt với môn Ngữ văn, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá,). - Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều này cũng không dễ thực hiện. - Ðã có một vài dự án, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán, song nhìn chung đại bộ phận giáo viên chưa được tiếp cận với phương thức tiến hành giáo dục kỹ năng sống một cách đầy đủ và bài bản. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Như phần trên tôi đã trình bày, dạy phần truyện truyền thuyết lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 là tương đối khó. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy, nghiên cứu, tìm tòi bước đầu tôi đã thực hiện khá tốt một số giờ học, giúp các em không chỉ hứng thú với bài mà còn có thêm một số kỹ năng, tạo được những sản phẩm nhất định từ các kỹ năng học được. Tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp và ứng dụng dạy một bài cụ thể: I. Nắm được một số khái niệm Trước hết giáo viên cần hiểu rõ được thế nào là kỹ năng sống, thế nào là truyện truyền thuyết để từ đó giáo viên có thể lựa chọn dạy lồng ghép kỹ năng sống phù hợp cho từng bài cụ thể. 1. Kỹ năng sống ( KNS ) Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo tồ chức UNESCO định nghĩa " kỹ năng sống" là: khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận thức của bản thân (giúp mỗi người biết mình là ai, sinh ra để làm gì, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mình có thể làm được làm gì?) Bản chất của KNS là kỹ năng làm chủ bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 2. Truyện truyền thuyết Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, “Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.” II. Nắm được nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ bản Việc nắm được nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ bản đã giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ nội dung từng kỹ năng, để khi học các truyện truyền thuyết các em chỉ ra được những kỹ năng sống cụ thể trong từng văn bản và áp dụng vào thực tiễn. * Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 5 chữ T: Tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian. * Các kỹ năng sống cơ bản: a. Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác. b. Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở trường, điểm yếu.. ý thức được mình đang làm gì để giao tiếp , ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân. c. Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan trọng ( Về vật chất, tinh thần) , kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của bản thân mình. d. Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Cách thức, phương pháp tự tư duy độc lập để tìm ra giải pháp tối ưu trong các tình huống cuộc sống. e. Kỹ năng ra quyết định: Bao gồm 3 bước: + Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt. + Đưa ra hệ thống các giải pháp. + Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp nhất với điều kiện của bản thân. f. Kỹ năng làm chủ bản thân:Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân. g. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực khi bị căng thẳng. h. Kỹ năng hợp tác: Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân, được hình thành trong quá trình tham gia hoạt động trong một nhóm (có thể từ 2 người trở lên) để cùng nhau hoàn thành một công việc. III. Nắm rõ các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào tiết dạy truyện truyền thuyết không thể không nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. Từ đó giúp giáo viên lựa chọn lồng ghép một số kỹ năng sống cần thiết, phù hợp cho học sinh trong từng bài khác nhau. 1. Truyện Con Rồng cháu Tiên * Đặc điểm nội dung - Giải thích, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc . - Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân, Âu Cơ. * Nghệ thuật - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo kể về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. * Ý nghĩa văn bản - Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng, cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. 2. Truyện Bánh chưng, bánh giầy * Đặc điểm nội dung - Truyện thể hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước: + Vua Hùng chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sang suốt và tinh thần bình đẳng. + Lang Liêu: có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông. - Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp tròg đời sống văn hóa của người Việt. * Nghệ thuật - Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo - Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian. * Ý nghĩa văn bản Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước. 3. Truyện Thánh Gióng * Nội dung - Tác phẩm xây dựng hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước - Thánh Gióng. - Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc: + Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử. + Dấu tích của những chiến công còn mãi. * Nghệ thuật - Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng. - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà. * Ý nghĩa văn bản Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cương của dân tộc ta. 4. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh * Nội dung - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã nêu hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể. - Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực: cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Băc Bộ; khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình. * Nghệ thuật - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Tạo sự việc hấp dẫn, dẫn dắt câu chuyện lôi cuốn, sinh động. * Ý nghĩa Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. 5. Truyện Sự tích Hồ Gươm * Nội dung - Truyện kể về việc Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc. - Nguồn gốc lịch sử của địa danh hồ Hoàn Kiếm. * Nghệ thuật - Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một long đánh giặc xâm lược. - Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, Rùa Vàng. * Ý nghĩa - Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta. IV. Biết cách lồng ghép khi dạy truyện truyền thuyết và rút ra được những kỹ năng sống cơ bản trong các truyền thuyết - Có thể lồng ghép trong khi giảng bài. Nghĩa là khi giáo viên dạy đến nội dung nào, có khả năng liên hệ đến kĩ năng sống, giáo viên có thể rút ra kết luận hoặc gợi mở để học sinh nhận thấy kĩ năng sống đó. - Kĩ năng sống cũng có thể được tích hợp trong phần Luyện tập, củng cố cuối bài. Sau khi đã giảng xong nội dung chính của bài, giáo viên có thể gợi mở để học sinh từ đó rút ra các kĩ năng sống có liên quan. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống không chỉ sử dụng trong các văn bản truyện truyền thuyết ở lớp 6, mà còn có thể áp dụng với rất nhiều văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung. - Như vậy để một tiết dạy học Ngữ văn nói chung, tiết dạy truyện truyền thuyết lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống nói riêng thành công đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp mới vào từng bài soạn,từng tiết dạy cụ thể: + Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho môn mình dạy, tích hợp kĩ năng sống trong bài nào? Tiết nào? + Trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp theo đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng, bám sát vào đặc trưng bộ môn, bám sát yêu cầu, nguyên tắc tích hợp không được biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết hoạt động ngoài giờ hay ngoại khóa về kĩ năng sống. + Giáo viên không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ thống câu hỏi hợp lí nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. + Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong phần nào của bài, liên hệ cụ thể như thế nào cho hợp lí và có hiệu quả. + Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các kiểu dạy học,các kĩ thuật dạy học phù hợp. + Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học Ngữ văn sinh động, không nhàm chán. Sau khi nắm được cách lồng ghép giáo dục KNS khi dạy truyện truyền thuyết, giáo viên cần hiểu rõ nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. Từ đó giáo viê
Tài liệu đính kèm:
- skkn_long_ghep_giao_duc_mot_so_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc