SKKN Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài

SKKN Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài

 Trong chương trình Ngữ Văn THCS tích hợp, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành cho học sinh các kỹ năng nói (kể chuyện, tóm tắt), hiểu khái quát về văn bản, bố cục chung và nội dung các phần trong bố cục cũng như thực hành viết bài văn. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri thức Văn học và Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản mới. Với môn Ngữ Văn, về kiến thức Văn học, không chỉ là tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của một tác phẩm hay hiểu, thuộc các khái niệm, làm được bài tập cũng như lấy được các ví dụ về phân môn Tiếng Việt mà ngoài các kĩ năng trên, học sinh còn phải có kĩ năng viết bài văn một cách thành thạo. Mặt khác, Ngữ Văn từ lâu là một bộ môn khoa học xã hội hay song cũng là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết, nhất là trong các tiết viết bài Tập làm văn.

 Và đối với bộ môn Ngữ Văn 6 thì Tập làm văn cũng là một phân môn giữ vị trí quan trọng của môn học. Những bài làm Tập làm văn là kết quả tích hợp của phân môn Tiếng Việt và Văn học. Vì vậy, dạy học Tập làm văn ở trường trung học cơ sở nói chung và ở lớp 6 nói riêng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động của giáo viên và học sinh. Quá trình đó nhằm giúp học sinh nắm vững phương pháp, kĩ năng học bộ môn, bồi dưỡng tâm hồn và khả năng cảm thụ văn chương, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục là nhằm đào tạo nên một thế hệ trẻ năng động và sáng tạo hơn, phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá quê hương, đất nước.

Đối với học sinh lớp 6, các em còn rất hồn nhiên, trong sáng, kĩ năng viết bài văn chưa thành thạo nên chất lượng bài viết chưa cao, đặc biệt là văn miêu tả vì sự tư duy, liên tưởng, trí tưởng tượng của các em chưa phong phú, kĩ năng quan sát của các em chưa tốt; chủ yếu là tả thực, thấy gì tả đấy nên nội dung tả chưa đa dạng, kém sinh động Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn 6, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức nội dung các bài học theo chuẩn kĩ năng và theo hướng dẫn của sách giáo khoa thì giáo viên còn phải luyện cho các em phương pháp, kĩ năng viết bài văn nói chung và bài văn miêu tả nói riêng.

Vậy, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục thực trạng này ? Đứng trước vướng mắc trên, bản thân tôi là một giáo viên tham gia giảng dạy nhiều năm, lại trực tiếp dạy môn Ngữ Văn 6 nên trong khi giảng dạy, tôi luôn chú ý rèn kĩ năng viết bài văn nói chung và kĩ năng viết bài văn miêu tả nói riêng cho các em. Và bằng sự hiểu biết nhất định của bản thân, tôi xin đưa ra một vài ý kiến của mình về Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài nhằm hình thành cho học sinh phương pháp, kĩ năng khi viết bài văn miêu tả. Đây cũng chính là lí do khiến tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 21 trang thuychi01 8071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH KHAI 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 THÔNG QUA
TIẾT TRẢ BÀI
 Người thực hiện: Dương Thị Tố Nga
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị : Trường Trung học cơ sở Minh Khai
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
 THANH HÓA, NĂM 2018
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Trong chương trình Ngữ Văn THCS tích hợp, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành cho học sinh các kỹ năng nói (kể chuyện, tóm tắt), hiểu khái quát về văn bản, bố cục chung và nội dung các phần trong bố cục cũng như thực hành viết bài văn. Bản thân hoạt động tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri thức Văn học và Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản mới. Với môn Ngữ Văn, về kiến thức Văn học, không chỉ là tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của một tác phẩm hay hiểu, thuộc các khái niệm, làm được bài tập cũng như lấy được các ví dụ về phân môn Tiếng Việt mà ngoài các kĩ năng trên, học sinh còn phải có kĩ năng viết bài văn một cách thành thạo. Mặt khác, Ngữ Văn từ lâu là một bộ môn khoa học xã hội hay song cũng là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết, nhất là trong các tiết viết bài Tập làm văn. 
 Và đối với bộ môn Ngữ Văn 6 thì Tập làm văn cũng là một phân môn giữ vị trí quan trọng của môn học. Những bài làm Tập làm văn là kết quả tích hợp của phân môn Tiếng Việt và Văn học. Vì vậy, dạy học Tập làm văn ở trường trung học cơ sở nói chung và ở lớp 6 nói riêng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động của giáo viên và học sinh. Quá trình đó nhằm giúp học sinh nắm vững phương pháp, kĩ năng học bộ môn, bồi dưỡng tâm hồn và khả năng cảm thụ văn chương, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục là nhằm đào tạo nên một thế hệ trẻ năng động và sáng tạo hơn, phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá quê hương, đất nước.
Đối với học sinh lớp 6, các em còn rất hồn nhiên, trong sáng, kĩ năng viết bài văn chưa thành thạo nên chất lượng bài viết chưa cao, đặc biệt là văn miêu tả vì sự tư duy, liên tưởng, trí tưởng tượng của các em chưa phong phú, kĩ năng quan sát của các em chưa tốt; chủ yếu là tả thực, thấy gì tả đấy nên nội dung tả chưa đa dạng, kém sinh động Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn 6, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức nội dung các bài học theo chuẩn kĩ năng và theo hướng dẫn của sách giáo khoa thì giáo viên còn phải luyện cho các em phương pháp, kĩ năng viết bài văn nói chung và bài văn miêu tả nói riêng.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục thực trạng này ? Đứng trước vướng mắc trên, bản thân tôi là một giáo viên tham gia giảng dạy nhiều năm, lại trực tiếp dạy môn Ngữ Văn 6 nên trong khi giảng dạy, tôi luôn chú ý rèn kĩ năng viết bài văn nói chung và kĩ năng viết bài văn miêu tả nói riêng cho các em. Và bằng sự hiểu biết nhất định của bản thân, tôi xin đưa ra một vài ý kiến của mình về Nâng cao kĩ năng thực hành luyện viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 thông qua tiết trả bài nhằm hình thành cho học sinh phương pháp, kĩ năng khi viết bài văn miêu tả. Đây cũng chính là lí do khiến tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
-	Khắc phục khó khăn trong quá trình viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6.
-	Giúp học sinh có được kĩ năng viết văn miêu tả có hiệu quả hơn.
-	Định hướng cho giáo viên trong việc chữa lỗi viết bài văn miêu tả cho học sinh để kết quả dạy học đạt kết quả tốt hơn. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 6 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1	Nghiên cứu lí thuyết
1.4.2.	Phương thức quan sát
1.4.3.	Phương thức đọc, chấm, chữa bài cho học sinh
1.4.4.	Phương thức thực hành: thông qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 6
1.4.5.	Trao đổi với đồng nghiệp . 
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm.
Tìm ra được những điều kiện để tổ chức một tiết trả bài có hiệu quả cao nhất, nhằm phát triển một trong bốn kỹ năng quan trọng mà môn Ngữ Văn hướng tới. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm :
Chương trình Tập làm văn 6 đặt trọng tâm ở thực hành: Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Thực hành qua phần luyện nói tạo điều kiện cho học sinh lớp 6 quen bạo dạn phát biểu miệng trước tập thể. Thực hành còn được thể hiện qua phần luyện viết. Đây cũng là kỹ năng không kém phần quan trọng, cần được chú trọng rèn luyện ở học sinh lớp 6. Nhưng khác với tiết luyện nói, giáo viên và tập thể học sinh có thể nhận biết và sửa lỗi ngay cho học sinh trên lớp. Hơn thế, kỹ năng nói còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan: giọng nói, tâm thế học sinh, vấn đề nói , năng khiếu... Còn kỹ năng viết những bài viết Tập làm văn - công sức, trí tuệ, tình cảm, sự nỗ lực phấn đấu, nguyện vọng... của các em lại ít có dịp được bộc lộ rõ rệt trước đám đông, ít được người khác biết đến. Chính vì vậy, các ưu điểm cũng như các khiếm khuyết của các em không được phát hiện nhanh chóng và chịu sự kiểm tra, đánh giá sát của tập thể như luyện nói. Do vậy, vai trò của người giáo viên trong việc hình thành, phát triển, uốn nắn... kỹ năng viết bài Tập làm văn cho các em học sinh lớp 6 là vô cùng quan trọng, gần như là quyết định. Điều đó đặt ra một số vấn đề khác, tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi một tâm huyết và tình yêu nghề không bao giờ vơi cạn ở người giáo viên. Lúc này đây hơn bao giờ hết, người thầy cần thể hiện vai trò rèn rũa , uốn nắn cẩn trọng, tỉ mỉ, thường xuyên và nhiệt tình từng lỗi nhỏ của các em cũng như phát hiện và đánh giá đúng những thành công (dù là nhỏ) của các em. Có nghĩa là giáo viên phải thực hiện khâu chấm chữa bài một cách cẩn thận và khoa học nhất. Và giờ trả bài phải làm hết công năng của nó. Đó là những giây phút học trò hoàn toàn được đánh giá và nhận xét đúng mực nhất về "đứa con tinh thần" của mình. Đồng thời còn giúp các em có nhu cầu tự bổ sung, tự điều chỉnh cách viết, lỗi chính tả , thậm chí có thể viết laị bài hoàn chỉnh nhất. Và như vậy, kỹ năng viết của các em sẽ được nâng dần và hoàn thiện theo thời gian.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
Mặc dù tiết trả bài Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nhưng trong thực tế ở nhà trường THCS nói chung và ở lớp 6 nói riêng, tiết trả bài chưa được đánh giá đúng mức. Chính vì vậy, đôi khi còn được thực hành một cách đơn giản hoá, nhiều khâu, nhiều mục bị cắt bỏ, đơn giản trả bài chỉ để... phát bài, gọi điểm, nhắc qua một số lỗi dễ thấy. Thậm chí, còn được dùng để... dạy bù cho kịp chương trình khi bị mất tiết. Bản thân học sinh cũng chưa có tâm thế và sự chuẩn bị cần thiết để học tiết trả bài. Suốt một thời kỳ dài từ khi chưa đổi mới chương trình, tiết trả bài phần Tập làm văn chỉ được ghi "Trả bài viết số..." và chấm hết. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh không phải soạn bài, chuẩn bị cho tiết học này. Và thế là tiết trả bài chỉ do giáo viên soạn - giảng - trả bài. Học sinh nhận bài, nghe nhận xét. Đôi khi , các em không nhớ đề bài mình làm, không biết mình đã viết gì nhất là đối với những học sinh học lực trung bình, yếu và kém . Vậy thì làm sao các em có thể tìm thấy lỗi của mình. Làm sao có thể nâng cao kỹ năng thực hành viết được. Nhưng, có điều đáng mừng là hiện nay, chương trình SGK Ngữ Văn đổi mới đã rất coi trọng tiết trả bài . Ở SGK, tiết trả bài được thể hiện bằng hệ thống câu hỏi về nội dung, về hình thức và bố cục bài làm cần phải đạt được trong tiết trả bài. Điều này đã tạo cho học sinh một thói quen soạn trước tiết trả bài ở nhà, do vậy, việc nắm, nhớ lại đề, nội dung mình đã viết là hoàn toàn có thể được. Hơn nữa, tạo tâm thế tốt để các em đón nhận một tiết trả bài hoàn toàn chủ động, bình tĩnh . Như vậy là để viết tốt một bài Tập làm văn, học sinh được thực hành nhuần nhuyễn nhiều lần. Viết bài khi soạn ở nhà , viết vào giấy kiểm tra và cuối cùng là khắc sâu, củng cố ở tiết trả bài khi được giáo viên chấm, chữa cụ thể trong bài của mình cũng như qua tiết trả bài trên lớp .
Nghiên cứu, đề xuất những cải tiến mới trong phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đang là vấn đề quan tâm của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội. Với phạm vi đề tài nhỏ này, tôi chỉ xin đóng góp kinh nghiệm nhỏ của mình khi dạy tiết trả bài Tập làm văn cho học sinh lớp 6. Mong muốn đóng góp sự nhìn nhận tích cực, đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của tiết trả bài đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng viết cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn nói chúng. Đặc biệt là xây dựng các yêu cầu và các bước tiến hành cụ thể của một tiết trả bài có hiệu quả nhất ở lớp 6 THCS.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Các yêu cầu cần thiết để có tiết trả bài hiệu quả.
* Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn lớp 6.
 2.3.1. Các yêu cầu cần thiết để có tiết trả bài hiệu quả.
- Đề ra sát chương trình, phù hợp với trình độ học sinh. Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản là một yêu cầu được nhấn mạnh về mặt kỹ năng ở môn Ngữ Văn nói chung. Yêu cầu này được đặc biệt coi trọng ở lớp 6 THCS . Vì đây là đầu cấp, kỹ năng viết đúng, viết hay là cả một vấn đề. Chính vì vậy, khâu ra đề yêu cầu phải phù hợp với trình độ của học sinh, tránh quá khó hoặc quá dễ. Cả hai điều này đều ảnh hưởng không tốt đến việc rèn luyện kỹ năng viết của các em. Do vậy, giáo viên cần tham mưu tốt với tổ chuyên môn để có một đề bài tốt nhất. Tránh quá khó khiến các em không viết được cũng như không nên dễ quá khiến các em không phát huy được khả năng sáng tạo của mình.
- Giáo viên chấm, chữa bài chu đáo, lời phê rõ ràng, cụ thể, điểm số khách quan, công bằng. Điều này tưởng dễ nhưng lại vô cùng khó bởi vì chấm cẩn thận, tỉ mỉ một bài thì dễ nhưng với con số hàng trăm bài và gấp lên nhiều lần như vậy trong một năm học quả không dễ dàng chút nào. Làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề thật sự, biết trân trọng học sinh. Bởi có như vậy, họ mới đủ can đảm, sự tận tuỵ để chấm bài cho nhiều học sinh, nhất là chấm môn Ngữ Văn - một công việc mất nhiều thời gian và sức lực.
Vậy như thế nào là chấm chu đáo, cẩn thận?
+ Đó là phải đọc kỹ bài của học sinh. Người giáo viên dạy Ngữ Văn nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng phải giàu kinh nghiệm, thường đọc tất cả các bài viết cần chấm một lượt rồi đưa ra một thang yêu cầu chung để cho điểm. Bởi thực tế, chấm Tập làm văn không chỉ cần nắm chắc thang điểm trong đáp án, mà đôi khi cần phải căn cứ vào sự sáng tạo của học sinh trong từng bài làm cụ thể của toàn lớp, giữa lớp này với lớp khác; hơn thế còn phải căn cứ vào sự tiến bộ hay không tiến bộ của học sinh để có sự khuyến khích cần thiết. Những con số là vô tri nhưng khi nó thành điểm số thì quả thật chúng biết nói, nói được nhiều hơn tất cả những gì chúng ta tưởng. Nhưng như vậy không có nghĩa là cho điểm theo cảm tính, chủ quan. Sự nâng niu trân trọng nếu có, phải được thực hiện trong sự thống nhất, tránh đánh giá nhầm, thiên lệch làm mất lòng tin ở học sinh.
+ Một cách để giáo viên tạo được sự công bằng trong chấm bài là có sổ theo dõi chấm bài trong toàn năm. Số lần làm bài kiểm tra Tập làm văn ở lớp 6 trong một năm không nhiều. Do vậy, việc lập sổ theo dõi là có thể tiến hành được. Trong sổ theo dõi, ta chia làm 4 bậc điểm: điểm giỏi, khá, trung bình, yếu. Lần thứ nhất em A có bậc điểm trung bình, lần thứ 2 ở bậc điểm khá.Như vậy, ta có thể đưa nhận xét về bài làm: có tiến bộ. Tuỳ theo sự tăng hay giảm con điểm, mức tăng nhanh hay tăng chậm mà đưa ra lời nhận xét chính xác. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì thật buồn cười nếu học sinh được điểm 7 được coi là "có tiến bộ" trong khi bài trước em được điểm 9.
Cách làm này áp dụng rất tốt khi giáo viên chưa nắm vững tên và lực học của học sinh và phát huy hiệu quả tối ưu trong việc ghi nhận xét ở học bạ cuối năm hay sổ liên lạc. Bởi vì thực tế, bằng cách này, giáo viên đã hoàn toàn theo dõi và nắm được từng bước tiến (lùi) của học sinh về kỹ năng Tập làm văn.
+ Chấm bài chu đáo còn là gọi đúng tên lỗi của từng học sinh. Bởi vì chỉ có giáo viên đọc bài kỹ mới phát hiện ra lỗi dù là nhỏ của học sinh. Và cùng với việc phát hiện ra lỗi cũng có nghĩa là giáo viên đã giúp cho các em biết để sửa lỗi của mình .Giáo viên cũng cần khuyến khích những ưu điểm, sự tiến bộ của các em. Điều đó như một động lực giúp các em phấn đấu rèn luyện khiến cho kỹ năng viết ngày một nâng cao.
- Yêu cầu thứ ba của một tiết trả bài hiệu quả là giáo viên cần ghi lời phê và lời phê ghi phải trong sáng, cụ thể, rõ ràng, có tác dụng khuyến khích và động viên các em . Mỗi học sinh sau khi nhận bài của mình, điều mà các em quan tâm trước tiên là điểm số và sau đó là lời phê của giáo viên . Những lời phê khéo léo, cẩn trọng và đúng mực bao giờ cũng khiến các em nhớ mãi. Và từ chỗ tác động vào tình cảm, dần dần sẽ hình thành ở học sinh một nhu cầu sáng tạo và phát triển. Thông thường, với một giáo viên giàu kinh nghiệm nội dung lời phê bao giờ cũng đảm bảo yêu cầu: Những ưu điểm và những tồn tại (ở các mặt bố cục, nội dung, chính tả, từ ngữ, diễn đạt) và lời động viên, khuyến khích.
- Trong quá trình cho điểm, giáo viên cần căn cứ vào các mặt ưu điểm và tồn tại của học sinh để cho điểm khuyến khích hoặc phạt. Đây là hình thức giúp học sinh tiến bộ rất nhanh. Phạt và trừ điểm để học sinh thấy được việc sửa lỗi là cần thiết và như vậy kỹ năng viết đúng của các em sẽ được nâng lên.
- Muốn đạt được hiệu quả cao trong tiết trả bài, nhất là nâng cao kỹ năng viết bài cho học sinh, giáo viên nhất thiết phải chọn đọc được những bài văn hay của học sinh trong lớp hoặc trong khối. “Học thày không tày học bạn" nên việc lựa chọn được một bài văn hay ở chính các bạn đồng học sẽ có ý nghĩa hơn bất kỳ một cuốn bài văn mẫu nào. Bởi trước hết, các em tự so sánh và nhận ra mình phải học tập bạn ở điểm nào. Và vì thế sự thi đua, phấn đấu sẽ dấy lên trong các em và ngay chính bạn có bài được chọn làm bài mẫu cũng thấy mình cần tự rèn luyện, tự phấn đấu để giữ vững "Niềm vinh dự" này.
Nhưng như thế nào là một bài văn mẫu tốt ? Đó trước hết phải là bài văn đúng yêu cầu của đề bài ra, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bầy bài khoa học, sạch sẽ hay có mắc lỗi thì rất ít. Và quan trọng hơn phải là bài văn của đúng học sinh đó viết, có sự sáng tạo.
Tuy vậy, đôi khi ở một số tiết kiểm tra Tập làm văn, giáo viên dù chấm kỹ vẫn không tìm được một bài mẫu hoàn chỉnh. Vậy chúng ta phải làm gì ? Giáo viên phải lựa chọn được những đoạn văn hay để đọc cho học sinh tham khảo bởi vì không chỉ ở phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Ngữ Văn nói chung mà ở nhiều môn học khác, phương pháp nêu gương vẫn được xem là tối ưu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh .
Chọn được bài (đoạn) mẫu, công việc tiếp theo của giáo viên là phải đọc truyền cảm để có thể làm toát lên vẻ đẹp và giá trị của bài văn. Đặc biệt, ở những bài (đoạn) văn hay, độc đáo, giáo viên cũng cần sử dụng kỹ năng bình giảng để học sinh thấy được cái hay để học tập. Bình giảng giúp học sinh tìm ra phương pháp, biện pháp để có thể đạt kết quả cao trong học tập. Ví dụ: Với một đề bài "Viết bài văn tả người thân của em". Em Trương Thị Bích Ngọc - Lớp 6D - Trường THCS Minh Khai có đoạn viết: "Em yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay rám nắng và chai sần. Những ngón tay gầy và thô ráp của mẹ đã đảm đang tất cả mọi công việc. Từ việc dạy học ở trường đến việc nhà đều tay mẹ làm hết để bố em yên tâm công tác và em có thời gian học hành. Mỗi khi em ốm, cũng đôi bàn tay ấy, mẹ lại chăm sóc em chu đáo. Ôi ! Mẹ thật tuyệt vời !". Sau khi đọc cho học sinh nghe đoạn văn trên, giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy được: để viết hay như bạn đã miêu tả thì người viết không chỉ quan sát mà phải có cả sự cảm nhận bằng tâm hồn. Bạn đã sử dụng phép điệp từ, phương thức tự sự và biểu cảm khi tả để khắc hoạ sâu sắc đôi bàn tay vô cùng yêu thương của mẹ.Và như vậy tức là giáo viên đã chỉ ra phương pháp viét bài Tập làm văn hay cho các em.
- Giáo viên để có thể nâng cao kỹ năng viết đúng, viết hay cho học sinh cần đề ra yêu cầu và chấm kiểm tra sau trả bài. Yêu cầu này áp dụng cho những bài kém, sai nhiều lỗi ở tất cả các mặt. Hình thức kiểm tra sau tiết trả bài bắt buộc giáo viên phải dành nhiều thời gian hợp lý để chấm cẩn thận và theo dõi sự tiến bộ của học sinh so với bài trước. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình , có trách nhiệm trước học sinh. Bởi vì yêu cầu này không mang tính pháp chế nhưng hiệu quả rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh lại rất cao, nhất là đối với học sinh yếu kém.
- Giáo viên xây dựng đáp án cụ thể, chi tiết về nội dung cần đạt so với đề bài ra để giúp học sinh nhận ra những khuyết điểm trong bài làm của mình và bổ sung, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bài làm sau tiết trả bài.
 2.3.2. Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn 6: 
 ( Lớp 6D – Trường THCS Minh Khai – TP Thanh Hóa.)
Các bước tiến hành của giờ trả bài Tập làm văn bao gồm cả những công việc trên lớp và sự chuẩn bị của cô, trò ở nhà. Cụ thể:
- Sự chuẩn bị cho tiết trả bài : Về phía học sinh, cần yêu cầu các em soạn trước tiết trả bài ở nhà. Chỉ có như vậy, các em mới có tâm thế chủ động và làm việc tích cực trong tiết học. Về phía giáo viên, phải chấm và hoàn thiện mọi yêu cầu để đưa ra nhận xét đúng, hiệu quả nhất trong giờ học. Do vậy, giáo viên phải soạn giáo án trả bài một cách tỉ mỉ, dẫn chứng cụ thể cho từng nhận xét.
 - Chép lại đề: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề (theo trí nhớ) và ghi đề bài lên bảng. Yêu cầu này tiến hành thường xuyên, giúp học sinh có ý thức đọc và tìm hiểu kỹ đề bài trước khi viết. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để có được bài viết đúng.
 - Phân tích đề (bước này tiến hành khoảng 7 - 10 phút): giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu những yêu cầu của đề bài:
 + Yêu cầu về kiểu văn bản: (Tự sự, miêu tả hay có sự kết hợp hai kiểu này...).
+ Nội dung của bài viết yêu cầu những gì? Kể lại một câu chuyện đã học, một sự việc diễn ra trong tưởng tượng, trong thực tế hay miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, miêu tả con người (chân dung hay trong hoạt động)... hoặc có sự kết hợp giữa kể và tả...
+ Giới hạn kiến thức: Miêu tả một hay nhiều cảnh, tả người trong hoạt động hay trong cuộc sống.
- Lập dàn ý:
Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một dàn ý chi tiết cho đề bài nêu trên để làm căn cứ cho việc nhận xét ở bước sau. Nhất là giúp học sinh tự liên hệ, so sánh với bài viết của mình. Và như vậy, các em dễ dàng chấp nhận những nhận xét của cô giáo hơn. Khâu này tiến hành từ 7 - 10 phút.
Việc tìm ý và lập dàn ý cũng giúp cho học sinh có thói quen làm dàn bài đại cương trước khi viết bài. Đây là một thói quen tốt, có lợi cho việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đủ, không thiếu ý và có trình tự hợp lý hơn. Đồng thời, giúp học sinh phân bố thời gian viết bài cho phù hợp, tránh tình trạng bài viết lan man, viết một ý mà các em có cảm hứng dẫn đến mất ý ở phần sau hoặc nhớ gì viết nấy khiến bài viết lộn xộn.
- Nhận xét bài làm:
Khâu này là quan trọng nhất với việc rèn luyện kỹ năng viết cho các em. Do vậy, giáo viên cần nhận xét cụ thể, có thể đưa ra hướng giải quyết để các em khắc phục lỗi của mình. Tuy vậy, nhận xét cụ thể không đồng nghĩa với chỉ trích, nhạo báng học sinh. Giáo viên cần có thái độ trân trọng thật sự với sự sáng tạo của các em. Từ đó mà xác nhận thái độ và cách ứng xử phù hợp với tiết trả bài. Thông thường, bao giờ lời nhận xét của giáo viên cũng phải đi từ những ưu diểm của học sinh trước để gây hứng thú giúp học sinh hăng hái nhận khuyết điểm và có nhu cầu sửa lỗi. Giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm và ánh mắt bao dung, độ lượng nhìn thẳng vào học sinh giúp các em tự nhận ra lỗi của mình và khát khao được vươn lên .
 VD : Ở tiết 24 : Trả bài viết số 1 với đề bài : Kể lại một truyện dân gian đã học ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em . 
 * Yêu cầu cần đạt :
 + Hình thức:
 - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB, TB, KB.
 - Diễn đạt lưu loát, dùng từ ngữ chính xác, không 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ki_nang_thuc_hanh_luyen_viet_bai_van_mieu_ta_c.doc