SKKN Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một

SKKN Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một

Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học cần: “ chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí ( ) phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức dạy học ( ) Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Định cũng hướng dẫn các trường một số nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.

Từ thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn 6 ở bậc THCS và tầm quan trọng được nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng nguồn văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học trong nhà trường là hướng làm phù hợp, tác động tích cực tới bản thân giáo viên và ảnh hưởng tốt đối với học sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả năng hoạt động và mức độ nhận thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Các nguồn ngữ liệu trên chỉ tận dụng các từ khóa để tạo nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái quát kiến thức bằng một vài dòng thơ, câu văn, ghi nhớ bằng những câu đố gợi mở. Cách làm này là một phương pháp ghi nhớ hiệu quả, nhanh chóng bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn tổng thể về những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý nghĩa đó, tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ về “Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một”.

 

doc 17 trang thuychi01 14331
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học cần: “ chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí () phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức dạy học () Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh”. 
Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Định cũng hướng dẫn các trường một số nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn 6 ở bậc THCS và tầm quan trọng được nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng nguồn văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học trong nhà trường là hướng làm phù hợp, tác động tích cực tới bản thân giáo viên và ảnh hưởng tốt đối với học sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả năng hoạt động và mức độ nhận thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Các nguồn ngữ liệu trên chỉ tận dụng các từ khóa để tạo nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái quát kiến thức bằng một vài dòng thơ, câu văn, ghi nhớ bằng những câu đố gợi mở. Cách làm này là một phương pháp ghi nhớ hiệu quả, nhanh chóng bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn tổng thể về những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý nghĩa đó, tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ về “Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này tập trung nghiên cứu để đạt những mục đích cụ thể sau:
- Gợi ý một cách làm, giải pháp thích hợp để giúp công việc dạy học có hướng đi mới mẻ hơn.
- Khai thác những nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để đưa vào làm phong phú thêm nội dung bài dạy học cụ thể.
- Nghiên cứu và thực hiện nội dung sáng kiến để tự bản thân rút kinh nghiệm, tích lũy kĩ năng nghiệp vụ để ngày càng đóng góp được nhiều hơn vào sự nghiệp của ngành.
- Đóng góp một tiếng nói, trao đổi một kinh nghiệm của cá nhân cùng với các đồng nghiệp để được chia sẻ, góp ý trong công việc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Liên quan đến nội dung đề tài đã lựa chọn, sáng kiến kinh nghiệm hướng đến những đối tượng sau:
- Học sinh khối lớp 6, trường THCS Quý Lộc.
- Môn Ngữ văn 6 THCS (tập trung ở học kì I).
- Các văn bản trong phân môn Văn và các đơn vị kiến thức của phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Một số nguồn ngữ liệu văn học của đồng nghiệp, nguồn từ mạng Internet, nguồn ngữ liệu của bản thân sưu tầm được và tự làm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết (thực hiện khi nghiên cứu về các hướng dẫn của ngành về hướng dẫn công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học).
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (sử dụng chủ yếu khi khảo sát, thu thập thông tin về học sinh để có căn cứ tìm giải pháp, khai thác thích hợp khi dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Quý Lộc).
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (thực hiện trước, trong và sau khi thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó có cơ sở để vận dụng hoặc điều chỉnh nội dung sáng kiến một cách phù hợp).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Lao động hăng say, tích cực luôn đưa chúng ta đến những sáng tạo bất ngờ- dù những phát minh từ những sáng tạo ấy có thể là rất nhỏ. Kinh nghiệm của bản thân tôi và thực tế cuộc sống chỉ ra rằng: ta dễ thuộc những lời bài hát hơn là câu hội thoại trong vở kịch nói nào đó; cùng là truyện nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du- một tác phẩm truyện thơ- khiến người ta say mê hơn, thích ngâm ngợi hơn là tác phẩm truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân; hoặc ngay bản thân những học sinh đang hằng ngày gần gũi bên chúng ta, các em có thể thuộc rất nhanh một bài thơ dài hơn là phải ghi nhớ một đoạn văn có dung lượng ngắn, v.v... Điều đó xuất phát từ quy luật tư duy của trí não: ghi nhớ chủ động một cách lô- gic và có vần điệu, nhịp điệu những đơn vị kiến thức.
Nắm bắt được xu thế, rất nhiều cách làm tích cực được đề xuất để phục vụ mục đích ấy như: sử dụng tranh ảnh trực quan; tạo tình huống đặc biệt để ghi nhớ; dùng sơ đồ tư duy để khái quát, v.v... Rất nhiều đồng nghiệp giáo viên của chúng ta cũng có những cách làm thú vị, rất sáng tạo. Tôi đã vô cùng thích thú khi bắt gặp bài thơ sau của thầy giáo Đào Xuân Thắng (trường THCS Nghĩa Dân, huyện Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ trên internet:
48 "Làng" mới ra đời,
"Đồng chí" xuất hiện cùng thời gian trên.
58 đánh cá ban đêm,
62 mẹ hát êm êm “Con cò”.
63 "Bếp lửa" tuổi thơ,
66 “Chiếc lược ngà” từ đạn bom.
69 xe kính không còn,
70 vẻ đẹp tâm hồn Sa Pa.
71 khúc hát thiết tha,
Ngôi sao lấp lánh nhưng mà xa xôi.
76 viếng Bác, Bác ơi!
77 vẻ đẹp đất trời "Sang thu".
78 đẹp "Ánh trăng" thơ,
80 xứ Huế đợi chờ mùa xuân.
85 cha dặn ân cần,
"Bến quê" lưu giữ nhiều vần thơ vui.
Tiếng nói văn nghệ em ơi,
Nguyễn Đình Thi chính là người viết ra.
Phong cách của Lê Anh Trà.
Hành trang thế kỉ chắc là Vũ Khoan.
Để cho học sinh dễ dàng ghi nhớ năm sáng tác và một số tác giả của các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9, thầy Đào Xuân Thắng đã làm bài thơ như trên. Không chỉ gói gém đầy đủ thông tin bằng hệ thống từ khóa được sắp xếp khoa học mà thơ của thầy còn khá hay, gợi mở được vài ý tứ liên quan đến giá trị, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chẳng hạn, đọc bài thơ ta có thể hiểu nhanh: 
71 khúc hát thiết tha,
Ngôi sao lấp lánh nhưng mà xa xôi.
Tức là truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nữ nhà văn Lê Minh Khuê ra đời năm 1971. Hình ảnh "những ngôi sao xa xôi" tượng trưng cho vẻ đẹp lấp lánh, còn lẩn khuất đâu đó giữa cuộc đời rất đỗi bình thường này mà chúng ta chưa bao giờ khám phá hết. Có thể nói đây là cách làm sáng tạo, thông minh và chắc chắn học sinh sẽ vô cùng ấn tượng, thích thú.
Từ một số căn cứ của thực tế và gợi ý ấy, tôi nghĩ mỗi giáo viên và cả bản thân mình nếu cố gắng, chịu khó tìm tòi, có năng khiếu một chút cũng sẽ làm được điều độc đáo tương tự. Sáng kiến “Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một” được hình thành từ cơ sở ấy.
2.2. Thực trạng vấn đề
Ngành Giáo dục đã cải tiến và đầu tư nhiều cho đổi mới phương pháp dạy học nhằm mang đến luồng gió mới, nguồn sinh khí mới nhưng thực tế có vẻ diễn ra chưa như mong muốn. Chúng ta không thể phủ nhận sự khác biệt tích cực mà phương pháp dạy học mới mang lại, càng không thể quy hoàn toàn trách nhiệm cho học sinh vì chểnh mảng trong học tập hay không có năng khiếu dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vậy phải chăng còn lại lí do: một bộ phận trong số chúng ta đã vận dụng nhưng chưa đúng hoặc chưa linh hoạt phương pháp dạy học tích cực? Điều đó là hoàn toàn có cơ sở.
Trong việc học Ngữ văn hiện nay, không ít học sinh tỏ ra mệt mỏi và khó khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao để mỗi giờ dạy học Ngữ văn là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận kiến thức một cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học. Một trong những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới cách khai thác nội dung bài học. 
Học sinh của chúng ta đã quen ghi theo từng dòng, từ trái sang phải và ghi nhớ máy móc, học vẹt. Cách ghi nhớ này đảm bảo cơ bản kiến thức nhưng gây lãng phí thời gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác dụng hoàn toàn tích cực bởi nếu cách ghi này thật sự đem lại lợi ích như mong muốn thì nhiều học sinh đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài. 
Trong khi đó, ghi nhớ, liên hệ bằng những câu thơ có vần điệu giúp bản thân người dạy có hứng thú và người học tiết kiệm được thời gian trong mỗi tiết học vì nó chỉ tận dụng các từ khóa, các hình ảnh có chất thơ, những mạch tư duy lô- gíc và một khối lượng kiến thức lớn có thể dễ dàng được cô đọng chỉ trong một vài đơn vị từ ngữ mà không bỏ sót những thông tin quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều giáo viên vẫn lúng túng không biết để làm sao cho học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng nhất. Kết quả điều tra, khảo sát mà tôi thu được đối với học sinh lớp 6 trường THCS Quý Lộc như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Đầu học kì 1, năm học 2018- 2019)
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh
Chưa tích cực
Tích cực
Rất tích cực
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6B
39
13
33,4
20
51,2
6
15,4
6C
37
16
43,2
17
46
4
10,8
Trung bình
76
29
38,2
37
48,7
10
13,1
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Đầu học kì 1, năm học 2018- 2019)
Lớp
Sĩ số
Học lực của học sinh
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6B
39
3
7,7
15
38,5
18
46,1
3
7,7
6C
37
9
24,3
20
54,1
8
21,6
0
0
Trung bình
76
12
15,8
35
46,1
26
34,2
3
3,9
Câu nói: “Người thầy giáo bình thường truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Một trong những hướng tích cực mà chúng ta có thể khai thác để học sinh “tìm ra chân lí” trong giờ dạy học Ngữ văn và cả ở các bộ môn khác đó là người giáo viên cần có sự đầu tư, chuẩn bị, biết vận dụng những nguồn ngữ liệu sinh động sẵn có và biết tìm tòi, đổi mới. Vận dụng và phát huy thế mạnh của chính văn chương trong dạy học Ngữ văn là một gợi ý thiết thực giúp chúng ta có khả năng đạt được mục đích ấy. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp cho công việc của mình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp 
Qua thực trạng và những kết quả khảo sát nêu trên, bắt đầu từ học kì 1 năm học 2018- 2019, tôi đã tìm hiểu và vận dụng một vài câu thơ, bài thơ phục vụ một số giờ dạy học Ngữ văn 6 tại trường THCS Quý Lộc. Để làm được điều đó, tôi thực hiện theo các giải pháp sau:
- Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng ngữ liệu văn học
- Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học
- Vận dụng ngữ liệu văn học vào bài dạy học cụ thể
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn ngữ liệu văn học
Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng thơ để đưa vào bài dạy là một bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Không xác định được trọng tâm của bài thì không thể bám sát kiến thức trong suốt cả một bài dạy cũng như không giải quyết được vấn đề đặt ra trong bài học ấy. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần hướng dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta muốn học sinh ghi nhớ, nắm vững. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm của nội dung kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, thông qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi bài học. Khảo sát ở chương trình Ngữ văn 6, tôi nhận thấy một số tiết có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố vào bài. Chẳng hạn như:
Tiết
Tên bài
Ngữ liệu có thể vận dụng
1
Đọc thêm:
"Con Rồng cháu Tiên"
* Giới thiệu chi tiết truyện: 
Cha Long Quân, mẹ Âu Cơ
Cội nguồn dân tộc đến giờ còn nguyên.
Cùng chung nòi giống Rồng Tiên
Mà nên tiếng gọi thiêng liêng: "Đồng bào!"
2
Đọc thêm:
"Bánh chưng,
bánh giầy"
* Đố là truyện gì?
Bánh giầy tròn, bánh chưng vuông,
Hình tượng Trời- Đất muôn phương tụ về.
Sơn hào hải vị sá gì,
Tấm lòng hiếu thảo diệu kì biết bao!
(Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy)
3
Từ và cấu tạo
của từ tiếng Việt
* Giúp em ghi nhớ: 
Từ đơn chỉ gồm 1 tiếng.
Từ phức: 2 tiếng trở lên
Nó gồm từ ghép, từ láy
Các em nhớ kĩ đừng quên.
Từ ghép quan hệ về nghĩa
Các tiếng gắn bó với nhau.
Từ láy thì âm láy lại:
Thẫn thờ, nho nhỏ, nâu nâu...
9, 10
Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Đố em:
Ai người chuyển núi, dời đồi
Chế ngự bão lụt, đời đời nhớ ơn?
(Đáp án: Sơn Tinh)
39
Ếch ngồi đáy giếng
* Gợi nhắc đến truyện nào?
Ếch ngồi đáy giếng nhìn trời
Bật cười rồi bảo: "Ối giời, lạ chưa!
Ông trâu cứ bảo trời to
Hóa ra nhỏ thế, chỉ vừa cái vung!"
(Đáp án: Ếch ngồi đáy giếng)
v.v
Ngoài những bài dạy có thể vận dụng ngữ liệu văn học nêu trên, người giáo viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra những bài học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách làm này tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy của người học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên ra câu đố mà còn gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy và chờ đợi câu đố của giáo viên ở các buổi học sau. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu khó đọc, tìm hiểu các nguồn ngữ liệu thông qua sách báo, mạng internet rồi từ đó thống kê, khảo sát các bài học có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám cùng một lúc cho chính bản thân mình và các học sinh.
2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học
Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho ngữ liệu phong phú, giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Cách 1: Tra cứu thông tin, ngữ liệu trên sách báo, nguồn internet.
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập các đồng nghiệp.
Cách 3: Tự làm.
Trong 3 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất. Chúng ta có thể vào trang web https://www.google.com.vn để tra cứu. Bản thân tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề. Chẳng hạn: Với từ khóa “Truyện thơ Thạch Sanh”, tôi tìm được khoảng 74.300 kết quả trong 0,40 giây từ trang web https://www.google.com.vn. Sau khi chọn lọc, tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào bài dạy truyện cổ tích Thạch Sanh. Hay với chủ đề: “Thơ hay về nhân vật Thánh Gióng”, tôi lập tức tìm được khoảng 174.000 kết quả  trong 0,43 giây và nguồn ngữ liệu này được tôi chọn và sử dụng vào bài Thánh Gióng.
Ví dụ:
Ai ơi mùng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư một đời.
 (Ca dao)
Thuở ấy làng Phù Đổng 
Có một chuyện kỳ khôi 
Cậu bé tên là Gióng 
Ba tuổi, chưa nói cười 
Một hôm loa vang gọi 
Của sứ giả: - Loa loa! 
Ai là người tài giỏi 
Mau ra cứu nước nhà! 
Gióng đang nằm trên võng 
Lắng nghe, bật dậy ngay 
Vội bảo với mẹ Gióng: 
- Mẹ mời sứ vào đây! 
(
v.v
Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm hiểu thêm. Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ thống được một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy học Ngữ văn 6. Đồng nghiệp cũng sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc sưu tầm nguồn tư liệu. Đây là một đoạn thơ của đồng nghiệp gửi cho tôi để có thể vận dụng độc đáo vào quá trình dạy học môn Ngữ văn 7:
Lý Lan: Cổng trường mở ra,
A- mi- xi chắc chắn là Mẹ tôi.
Búp bê đã chia tay rồi,
Mà Khánh Hoài vẫn còn ngồi buồn hiu.
Trần Quang Khải một buổi chiều,
Về kinh phò giá, nhắc điều ngàn thu.
Thiên Trường- phủ của nhà vua,
Trần Nhân Tông ngắm thẫn thờ cò bay.
Về thăm Nguyễn Trãi hôm nay,
Côn Sơn xanh thẳm thông lay chập chờn.
Chia li... chinh phụ mỏi mòn
Đoàn Thị Điểm- Đặng Trần Côn khóc đời.
Qua Đèo Ngang thật ngậm ngùi,
Bỗng thương Bà Huyện giữa trời cô đơn.
Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương,
Thân phận phụ nữ vẫn thường lênh đênh.
Bạn đến chơi nhà vắng tanh,
Cụ Nguyễn Khuyến vẫn nặng quanh chữ tình.
v.v...
Trong 3 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời gian. Hai cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn từ liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác.
2.4.3. Vận dụng ngữ liệu văn học vào một vài bài dạy học cụ thể
Để minh họa cho kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví dụ về việc vận dụng văn học vào dạy đơn vị kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Minh họa này đã được tôi thực nghiệm khá thành công tại trường THCS Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2018- 2019, cụ thể:
VÍ DỤ MINH HỌA 1
TIẾT 3: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
(Ngữ văn 6, trang 13)
Đây là một bài có những kiến thức cơ bản đối với học sinh nên các em cần nắm vững kiến thức ban đầu để tạo tiền đề cho những tiết học sau. Vì vậy, sau khi khảo sát đặc điểm của bài, sưu tầm, tự làm và chọn lọc ngữ liệu, tôi đã đưa các nguồn ngữ liệu văn thơ vào thiết kế bài dạy học. Ngoài một số đơn vị kiến thức được triển khai theo phương pháp dạy học quen thuộc, sau khi học sinh quan sát và ghi lại những kiến thức ở mục I. Từ là gì?, giáo viên ra câu đố:
Đơn vị ngôn ngữ từ lâu
Em hay dùng để đặt câu là gì?
Học sinh lập tức chủ động trả lời đáp án là "Từ". Cách làm này đã khiến học sinh vừa bất ngờ, vừa thích thú vì các em không nghĩ một kiến thức khô khan: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu” (kiến thức sách giáo khoa) lại có thể ghi nhớ uyển chuyển và dễ dàng đến thế. 
Tiếp đó, để ghi nhớ mục II. Từ đơn và từ phức, giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn thơ khái quát do mình tự làm:
Tiếng thì để tạo nên từ
Từ lại dùng để bây giờ đặt câu.
Từ phức nhiều tiếng nhớ mau
Từ đơn 1 tiếng, trong đầu khắc ghi.
Hoặc để học sinh có thể phân biệt rõ ràng hơn giữa từ đơn với từ phức, nhận biết đặc điểm quan hệ của từ ghép, từ láy, giáo viên có thể lựa chọn đoạn:
Từ đơn chỉ gồm 1 tiếng.
Từ phức: 2 tiếng trở lên
Nó gồm từ ghép, từ láy
Các em nhớ kĩ đừng quên.
Từ ghép quan hệ về nghĩa
Các tiếng gắn bó với nhau.
Từ láy thì âm láy lại:
Thẫn thờ, rộn rã, nâu nâu...
Với hai đoạn ngữ liệu, học sinh đã không khó để ghi nhớ được kiến thức của mục II. Từ đơn và từ phức. Vài dòng thơ đã giúp học sinh nắm bắt cơ bản về từ, tiếng, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy,... Sử dụng hệ thống từ khóa và tư duy thuận chiều như trên giúp học sinh ít gặp khó khăn khi nắm bắt kiến thức.
Chính những vần thơ nôm na nhưng độc đáo ấy đã giúp các em thích thú, hứng khởi và ghi nhớ một cách chủ động kiến thức về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Những câu thơ trên cũng chính là nội dung khái quát của phần lớn kiến thức bài học được nhấn mạnh ở phần ghi nhớ (trang 14, SGK Ngữ văn 6). Ví dụ, đọc bài thơ trên, học sinh sẽ liên tưởng nhanh và hiểu: 
* Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. 
* Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
* Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
 (Kiến thức sách giáo khoa)
Cả một đoạn ghi nhớ rất dài, nhưng khi được ghi nhớ bằng các câu thơ có vần điệu thì học sinh sẽ nhớ nhanh và rất tốt. Đó là mặt tích cực, tác dụng rõ rệt của cách làm này.
VÍ DỤ MINH HỌA 2:
Ngoài những sự liên hệ đã nêu ở trên, ví dụ 2 này được dùng để minh họa cho các tiết 4, tiết 5- 6, tiết 7, tiết 9- 10, tiết 13, tiết 21- 22, tiết 23, tiết 35, tiết 45 (Ngữ văn 6, tập một). Để tránh sa đà qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lien_he_nguon_ngu_lieu_van_hoc_ngoai_sach_giao_khoa_de.doc