SKKN Kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn

SKKN Kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn

 Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Triệu Sơn nằm ở trung tâm của huyện nhà, có số lượng học sinh tương đối đông, có trên 70% học sinh khá, giỏi. Các em thông minh, thích tìm hiểu, nảy sinh nhiều ý tưởng, thích tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng thực tế. Định hướng chọn nghề nhiệp, phân luồng, phân khối học của phụ huynh và học sinh sớm, nên có rất nhiều em đầu tư học các môn khoa học tự nhiên, yêu thích các kiến thức lý thú của các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn Hóa học. Đặc biệt trong môn Hoá học qua các thí nghiệm với các phản ứng hoá học xẩy ra, có sự biến đổi về màu sắc, trạng thái, mùi của các chất, rồi từ chất này điều chế ra được chất kia., có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế lại càng làm các em say mê hơn.

 Nhất là những năm gần đây, cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã được đầu tư đáng kể, chương trình đã được cải cách, chúng ta đổi mới phương pháp giảng dạy làm cho những giờ học bộ môn Hóa học đối với các em thú vị hơn có hiệu quả hơn. Bằng những thí nghiệm các em được quan sát, được tự tay làm, thấy được sự biến đổi chất này thành chất khác với sự thay đổi màu sắc, trạng thái.giúp các em hình thành khả năng phán đoán nhận biết các chất, điều chế ra các chất, đây là một trong những cơ sở để hình thành dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”. Việc sử dụng các bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” vào các tiết luyện tập, ôn tập, giúp các em dễ dàng hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình, đồng thời phát huy tính sáng tạo bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh. Hơn nữa với bộ môn Hóa học cấp THCS giáo viên cần sử dụng dạng bài tập này như thế nào để phù hợp đưa lại hiệu quả cao của tiết dạy thì còn nhiều lúng túng. Bởi vậy, tôi mạnh dạn viết lên những kinh nghiệm của mình khi sử dụng dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học cấp THCS, đặc biệt là trong thời gian bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học, mong rằng để cùng các đồng nghiệp rút ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn.

 

doc 21 trang thuychi01 7710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Triệu Sơn nằm ở trung tâm của huyện nhà, có số lượng học sinh tương đối đông, có trên 70% học sinh khá, giỏi. Các em thông minh, thích tìm hiểu, nảy sinh nhiều ý tưởng, thích tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng thực tế. Định hướng chọn nghề nhiệp, phân luồng, phân khối học của phụ huynh và học sinh sớm, nên có rất nhiều em đầu tư học các môn khoa học tự nhiên, yêu thích các kiến thức lý thú của các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn Hóa học. Đặc biệt trong môn Hoá học qua các thí nghiệm với các phản ứng hoá học xẩy ra, có sự biến đổi về màu sắc, trạng thái, mùi của các chất, rồi từ chất này điều chế ra được chất kia..., có nhiều kiến thức liên quan đến thực tế lại càng làm các em say mê hơn. 
 Nhất là những năm gần đây, cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã được đầu tư đáng kể, chương trình đã được cải cách, chúng ta đổi mới phương pháp giảng dạy làm cho những giờ học bộ môn Hóa học đối với các em thú vị hơn có hiệu quả hơn. Bằng những thí nghiệm các em được quan sát, được tự tay làm, thấy được sự biến đổi chất này thành chất khác với sự thay đổi màu sắc, trạng thái...giúp các em hình thành khả năng phán đoán nhận biết các chất, điều chế ra các chất, đây là một trong những cơ sở để hình thành dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”. Việc sử dụng các bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” vào các tiết luyện tập, ôn tập, giúp các em dễ dàng hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của nội dung chương trình, đồng thời phát huy tính sáng tạo bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh. Hơn nữa với bộ môn Hóa học cấp THCS giáo viên cần sử dụng dạng bài tập này như thế nào để phù hợp đưa lại hiệu quả cao của tiết dạy thì còn nhiều lúng túng. Bởi vậy, tôi mạnh dạn viết lên những kinh nghiệm của mình khi sử dụng dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học cấp THCS, đặc biệt là trong thời gian bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học, mong rằng để cùng các đồng nghiệp rút ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để thấy được vai trò của dạng bài tập này trong hệ thống kiến thức của bộ môn Hóa học cấp THCS, cách sử dụng bài tập này trong quá trình giảng dạy bộ môn như thế nào để đưa lại hiệu quả: góp phần giúp học sinh nắm chắc được kiến thức bộ môn, có thêm kỹ năng giải bài tập hoá học một cách thành thạo và chính xác hơn, có thêm nhiều kỹ năng thực hành, rèn luyện tính tư duy, phân tích, phán đoán, hun đúc thêm tình yêu đối với khoa học và đặc biệt đối với bộ môn Hóa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Hóa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Chương trình Hóa học cấp THCS và cấp THPT, các dạng bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
 - Học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn và các đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS huyện Triệu Sơn.
 Qua nghiên cứu chương trình Hóa học cấp THCS và tâm lý, tình cảm cũng như năng lực học bộ môn Hóa học của học sinh để làm rõ được việc áp dụng dạng bài tập: “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong quá trình giảng dạy bộ môn như thế nào cho hợp lý, đạt được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học cho các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu về các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, các tài liệu về phương pháp giải bài tập hóa học; phương pháp dạy một số cách giải bài toán hóa học; nội dung, cấu trúc của chương trình hoá học THCS, THPT.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học, quan sát giáo viên dự giờ, thăm lớp.
 - Phương pháp điều tra và thực nghiệm; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm: Dùng hệ thông câu hỏi và phiếu điều tra; Trao đổi với giáo viên và học sinh; Trực tiếp giảng dạy và kiểm tra kết quả của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước ta chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng  môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng quan trọng.
 Đối với học sinh cấp THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Hoá học, bởi Hoá học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các ngành khoa học khác, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật.
 Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn lao động, sản xuất, là môn khoa học ứng dụng và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta. Do đó, học sinh cần phải được trang bị những kiến thức có tính hệ thống cơ bản, cần thiết về Hoá học, những ứng dụng hoá học để học sinh THCS khi tốt nghiệp ra trường không chỉ có con đường duy nhất là đi học lên cấp cao hơn mà còn có thể đi thẳng vào lao động sản xuất, trở thành những công nhân lành nghề, am hiểu về khoa học.... Trong chương trình hoá học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của bộ môn thì bài tập hoá học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu trong giảng dạy bộ môn hoá học. Bài tập hoá học góp phần nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mà các em được học. Trong quá trình giải bài tập hoá học, học sinh bắt buộc phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng, học sinh phải phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm ra lời giải. Nhờ vậy, tư duy của học sinh phát triển và năng lực làm việc độc lập, sáng tạo được nâng cao. Bài tập hoá học cũng là một phương tiện nhằm tích cực hoá  hoạt động của học sinh trong quá trình dạy - học hoá học. Những kiến thức kĩ năng không phải giáo viên rót vào học sinh, nhồi cho học sinh mà thông qua hoạt động tích cực của mình học sinh đã tìm kiếm được. Vì vậy nếu các bài tập hoá học được đưa ra đúng lúc, vừa trình độ để học sinh có thể tự lực giải quyết có ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy bộ môn hóa học.
 Bài tập hoá học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức kĩ năng của học sinh, nó giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập hoá học.Từ đó, giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình và có biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn, khắc phục những sai lầm đó.
Bài tập hoá học còn giúp học sinh mở mang hiểu biết thực tiễn của mình, giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách làm việc của người lao động mới: Làm việc có kế hoạch, có phân tích tìm phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Đặc biệt là phải kể đến các bài tập thực nghiệm, bài tập tính theo phương trình hoá học, bài tập nhận biết chất, bài tập tách chất Chúng giúp rèn cho học sinh tác phong cần cù, cẩn thận, tiết kiệm, độc lập, sáng tạo trong công việc
 Ở trường THCS, chỉ khi học lên lớp 8 học sinh mới bắt đầu được học bộ môn hóa học, thời gian học không nhiều (2 tiết/tuần), số tiết luyện tập trong chương trình không nhiều. Nếu chỉ theo phân phối chương trình và nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh khó có thể có những kỹ năng và thao tác làm nhanh và chính xác được tất cả các dạng bài tập, đặc biệt với những dạng bài khó, mang tính tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức, như dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” và như vậy ngược lại, nếu giáo viên có phương pháp hướng dẫn học sinh giải tốt dạng bài tập này thì sẽ giúp học sinh dễ dàng tái hiện để xâu chuỗi kiến thức và nắm chắc kiến thức hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Môn hoá học được đưa vào chương trình học ở cấp THCS muộn hơn những bộ môn khác (thấy được mức độ khó của kiến thức hóa học). Lớp 8 học sinh mới bắt đầu học, thời lượng học là ít. Môn hoá học học theo chương trình đồng tâm, cho nên lượng kiến thức đưa vào chương trình cấp THCS tưởng là ít, nhưng nhìn rộng và sâu lại rất nhiều. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học chúng ta nên sử dụng các dạng bài tập như thế nào đó, để tải được lượng kiến thức vừa sâu, vừa rộng, xâu chuỗi được kiến thức, nhưng lại phù hợp với mức độ phạm vi kiến thức của chương trình THCS. Với dạng bài tập “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong bộ môn Hoá học, đó là dạng bài tập để truyền tải kiến thức rất tốt, tiềm năng của dạng bài tập này là chứa được dung lượng kiến thức lớn, có khả năng hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện được nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng phán đoán, kỹ năng thực hành, đồng thời gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giải bài tập. Nhưng thực tế tôi thấy việc sử dụng các bài tập này trong quá trình giảng dạy môn Hóa của trường Trung học cơ sở còn ít. Phần lớn giáo viên chưa chú trọng nhiều đến dạng bài tập này, chưa hệ thống hoá, đưa thành chuyên đề về dạng bài tập này một cách khoa hoc, chỉ đưa ra các bài tập này trong các tiết luyện tập hoặc trong các đề kiểm tra ở dạng đơn giản. Một số giáo viên còn lúng túng trong việc khai thác sử dụng các dạng bài tập này.
 Qua điều tra, khảo sát: học sinh giải dạng bài “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong bộ môn hoá học chưa thành thạo, nguyên nhân chủ yếu là do: chưa hiểu cặn kẽ điều kiện của đề bài, chưa biết cần vận dụng kiến thức nào để giải bài tập, chưa biết cách thực hiện, cách trình bày, thiếu điều kiện của phản ứng, điều kiện của thực nghiệm, vì yếu về kĩ năng nhận biết, phân loại các chất, chưa nắm chắc các tính chất hóa học của các chất, đặc biệt là những tính chất đặc trưng, riêng có của các chất. Tóm lại, về phương pháp, về kỹ năng giải, kỹ năng trình bày dạng bài tập này đang còn yếu. Chất lượng bộ môn Hoá học ở các trường chưa cao. Nhiều học sinh chưa thật sự say mê với bộ môn Hoá học.
 Qua tìm hiểu phân tích cơ sở lý luận luận và thực trạng trên tôi thấy việc đổi mới giảng dạy bộ môn Hóa học, để làm thế nào học sinh nắm được kiến thức một cách vững chắc, khơi dậy lòng đam mê môn học, đam mê nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Để làm được điều đó, trong bộ môn Hóa học việc áp dụng dạng bài tập “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” là vô cùng hiệu quả. Qua quá trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong bộ môn Hoá học cấp THCS để cùng các đồng nghiệp tham khảo.
2.3. Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong giảng day bộ môn Hoá học cấp THCS
2.3.1. Xác định vai trò của dạng bài tập: “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong môn Hóa học cấp THCS. 
 - Giúp Ôn tập hệ thống chuỗi kiến thức về các loại chất và những kiến thức liên quan đã học.
 - Giúp học sinh vận dụng những kiến thức của mình về tính chất vật lí cũng như về tính chất hóa học của các chất để tách loại các chất và nhớ sâu hơn về tính chất các chât.
 - Rèn luyện tư duy, kỹ năng nhớ, tường thuật, trình bày các thí nghiệm, viết và cân bằng các PTHH, rèn luyện tính nhạy bén và khả năng nắm vững kiến thức chung về bộ môn hoá học của cấp THCS, làm tiền đề cho việc học bộ môn hóa học ở cấp THPT và cũng nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc nghiên cứu, tập làm khoa học, phát huy khả năng sáng tạo, gây niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho các em.
 - Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế, có kỹ năng phân tích, phán đoán, nghiên cứu để nhận biết các chất liên quan trong công việc, trong cuộc sống: như môi trường, rác thải, nguồn nước, công nghệ thực phẩm từ đó các em có cơ hội để nảy sinh các ý tưởng điều chế các chất, các đề tài nghiên cứu 
 Với vai trò của dạng bài tập như đã nêu trên, ta nên tạo ra bài tập và đưa vào từng tiết dạy như thế nào.
2.3.2. Một số yêu cầu khi tạo các bài tập: “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong môn Hóa học cấp THCS
 Đây là dạng bài tập hàm chứa nhiều kiến thức, mang tính tổng hợp, nên chúng ta phải tìm hiểu sâu kiến thức, thấy rõ được mối liên quan giữa các đơn vị kiến thức, thấy được tính chất của các loại chất, các tính chất riêng, đặc trưng của từng chất... thì chúng ta mới vận dụng để tạo ra được bài tập. Bám sát vào nội dung chương trình để có những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ và nhớ sâu hơn những kiến thức đã học, đồng thời cũng có những bài tập khó dành cho học sinh khá và giỏi để phát triển, nâng cao kiến thức của học sinh . 
Ví dụ : Với học sinh lớp 8 khi học đến bài thứ 3 đã phải thực hiện tốt việc tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối và cát; hoặc cho học sinh liên hệ thực tế để thực hiện tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước... hoặc khi học xong chương Oxi - Sự cháy có thể cho học sinh làm bài tập: Tách khí O2 ra khỏi không khí, hay tách khí O2 , N2 ra khỏi hỗn hợp khí O2 ,N2. 
Để phát hiện học sinh khá và giỏi có khả năng tư duy quan sát, tổng hợp tốt, từ bài tập trên ta có thể phát triển thành bài tập sau: Làm thế nào để có được muối ăn và vôi sống từ hỗn hợp muối ăn và đá vôi. 
Dạy đến bài tính chất hóa học của oxit (Hóa học 9) ở mức độ dễ ta có thể cho học sinh làm ví dụ: hãy tách CuO ra khỏi hỗn hợp CuO, BaO, Na2O ( học sinh dựa vào tính chất CuO là oxit bazơ, không tan trong nước, không tan trong bazơ, BaO, Na2O là oxit bazơ, tan và phản ứng được với H2O. Mức độ khó hơn khi học sinh đã học về phần II- Khái quát về sự phân loại oxit: cho học sinh làm ví dụ sau: tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3 , Fe2O3 nhằm khắc sâu tính chất của Al2O3 lưỡng tính, khác với Fe2O3 là tan được trong dung dịch kiềm.
Chỉ nên áp dụng trong những tiết luyện tập, ôn tập cuối chương hay đưa thành chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sau khi đã học xong về các loại chất. Bài tập cần có nhiều hình thức, nhiều dạng, nhiều mức độ để kích thích các em tìm tòi, nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy và tạo hứng thú trong quá trình học tập của các em. Một hỗn hợp ở mức độ dễ ta có thể ra lệnh tách một chất, khó hơn có thể ra lệnh tách hai chất, hoặc có thể được ra lệnh tách từng chất.
2.3.3. Phân loại các dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong môn Hóa học cấp THCS. 
 Phân loại dạng bài tập này ta có thể dựa trên các cơ sở đó là: 
* Dựa vào hai loại tính chất: (phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng tính chất vật lý hay tính chất hóa học.)
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (áp dụng những tính chất vật lý khác nhau giữa các chất có trong hôn hợp để tách chúng ra khỏi hỗn hợp) có thể nêu một số phương pháp sau: Giáo viên giới thiệu các phương pháp vật lý dùng để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Với mỗi phương pháp giáo viên có ví dụ cụ thể và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm sau khi đã trình bày lời giải, nếu trường có đủ hóa thí nghiệm.
a) Phương pháp lắng gạn: Dùng dể tách các chất rắn có khối lượng riêng khác nhau khỏi nước hoặc dung dịch. 
VD:  Bột CuO bị lẫn bột than. Hãy trình bày phương pháp vật lý để tách riêng bột CuO.
* Giải: Cho hỗn hợp bột CuO lẫn bột than vào cốc, thêm nước vào, khuấy đều rồi lắng gạn. Làm đi làm lại nhiều lần bột than nhẹ sẽ trôi theo nước ra ngoài, bột CuO chìm xuống đáy. Lúc này ta thu được CuO bằng phương pháp lọc.
b) Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan thành dạng rắn (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch.
VD: Trình bày phương pháp để thu được muối từ nước muối?
* Giải: Đun sôi hỗn hợp, nước bay hơi, còn lại chất rắn là muối kết tinh
c) Phương pháp lọc: Dùng để tách kết tủa (chất rắn) khỏi dung dịch
VD: Đường bị lẫn một ít cát. Trình bày phương pháp để làm sạch đường.
* Giải: Hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước. Khi đó đường bị tan vào nước còn lại cát không tan. Cho giấy lọc vào phễu, lọc và thu phần nước lọc, đem cô cạn phần nước lọc ta thu được đường.  
d) Phương pháp chưng cất: dùng để tách các chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi hỗn hợp. Phương pháp này chỉ áp dụng khi các chất có nhệt độ sôi chênh lệch nhau khá lớn (khoảng 2000C trở lên). Sau đó dùng phương pháp ngưng tụ để thu lại các chất.
VD: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rượu và nước. Biết nhiệt độ sôi của rượu là 78,300C.
Đối với phương pháp này, GV có thể liên hệ đến thí nghiệm chưng cất nước đã học ở lớp 8 hoặc việc nấu rượu trong thực tế.
* Giải: Cho hỗn hợp vào dụng cụ chưng cất, rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau do đó ta thu được rượu ở 78,30C, còn lại nước thu được ở 1000C
e. Phương pháp chiết tách: dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau từ hỗn hợp tách lớp.
VD: Hãy trình bày phương pháp để tách riêng dầu ăn có lẫn nước?
* Giải: Cho dầu ăn có lẫn nước vào phễu chiết. Dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước nổi lên trên. Mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, đóng khóa lại ta tách được dầu ăn riêng và nước riêng.
g. Phương pháp từ tính: Dùng để tách chất bị nhiễm từ (bị nam châm hút) ra khỏi hỗn hợp rắn gồm chất bị nhiễm từ và chất không bị nhiễm từ.
VD: Trình bày phương pháp vật lý để tách riêng vụn sắt, vụn đồng ra khỏi hỗn hợp vụn Sắt và Đồng.
* Giải: Dùng thanh nam châm (đã bọc nilon mỏng), chà nhiều lần lên hỗn hợp. Do Sắt có tính nhiễm từ nên bị hút vào thanh nam châm, còn Đồng thì không bị hút do không có tính nhiễm từ. Làm đi làm lại nhiều lần ta thu được Sắt riêng, Đồng riêng.
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học: Dựa vào các tính chất hóa học khác nhau giữa các chất trong hỗn hợp để có thể tách chúng ra khỏi hỗn hợp.
 Cách phân loại này nhằm để giúp học sinh so sánh, nhớ kỹ tính chất hóa học của từng loại chất, nhưng thực tế khi tách loại chỉ sử dụng tính chất hóa học thì khó có thể thực hiện được. Nên trong các lệnh đề theo tôi không nên dùng lệnh “ Bằng phương pháp hóa học hãy tách...”.
* Dựa vào đích của việc tách: 
- Tách riêng một hoặc vài chất ra khỏi hỗn hợp. 
- Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. 
 Cách phân loại này học sinh có thể vận dụng cả tính chất vật lý và tính hóa học, chỉ khác là dựa vào đích của việc tách là tách lấy một chất, hai chất hay tách lấy từng chất trong hỗn hợp. 
 Dựa vào các cơ sở trên phân loại ta đều thấy có sự hợp lý. Nhưng qua thực tế giảng dạy, tôi thấy khi sử dạng bài tập này hướng dẫn cho học sinh cách phân loại thứ hai là hay nhất. Khi dạy từng chuyên đề về các loại chất (kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ) ta có thể luyện tập về cách tách loại, điều chế các loại chất đó, hoặc chúng ta sưu tầm tạo các bài tập tách các loại chất khác nhau. Cách phân loại này nó phù hợp về mặt lý thuyết cũng như về thực tế nhất. Bởi khi tách một chất ra khỏi hỗn hợp hay tách từng chất ra khỏi hỗn hợp phần lớn đều phải vận dụng cả tính chất hóa học và cả tính chất vật lý để thực hiện tách loại.
 Như vậy theo cách phân loại này nó đi sâu vào kiến thức hoá học, giúp học sinh nhớ, vận dụng các kiến thức hoá học ( tính chất của các chất cả tính chất vật lý và cả tính chất hóa học) đã học một cách có hệ thống hơn. 
2.3.4. Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”:
 Đây là dạng bài tập mang tính tổng hợp kiến thức, nên ta chỉ thường áp dụng trong những tiết luyện tập, ôn tập cuối chương hay đưa thành chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sau khi đã học xong về các loại chất. Khi luyện dạng bài tập này:
 Giáo viên cần phải có sự đầu tư, tìm tòi vận dụng được linh hoạt kiến thức lí thuyết vào từng bài, từng loại chất, ôn tập kỹ cho học sinh, lưu ý với học sinh những tính chất đặc trưng riêng của từng chất, so sánh sự khác nhau của chất này với chất kia, của loại chất này với loại chất kia (cụ thể: phải nhớ và hiểu tính  chất hoá học của từng loại chất: Kim loại

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trong_viec_su_dung_dang_bai_tap_nay_dua_lai.doc