SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Đông Lĩnh đạt hiệu quả

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Đông Lĩnh đạt hiệu quả

Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định rằng: “Văn học là nhân học”. Đúng như thế, người giáo viên dạy văn chính là những kỹ sư tâm hồn với thiên chức cao cả là giúp học sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương từ đó phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ Văn. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ vì dạy văn và học văn là công việc khó, cách dạy và học văn còn mang tính hàn lâm, nặng lí thuyết, tách rời văn học với cuộc sống, chưa mang lại hứng thú cho người học nên càng khiến các em xa rời môn văn. Vì vậy, để tạo hứng thú học văn cũng như kích thích sự say mê tìm hiểu văn chương của người học, người giáo viên dạy văn bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, cần trước hết phải là người biết truyền cảm hứng. William Arthur Ward, nhà giáo dục Mỹ đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Vậy làm thế nào để trở thành người thầy biết truyền cảm hứng cho học sinh? Đây là câu hỏi lớn mà tôi nghĩ rằng bất kỳ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng đều trăn trở đặc biệt là giáo viên Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học văn, phát huy tính tích cực của học sinh chính là chiếc chìa khóa vạn năng để người thầy truyền cảm hứng.

Từ nhiều năm nay, đổi mới phương pháp dạy Văn đã chú trọng nhiều đến việc tạo hứng thú học văn cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy một trong những biện pháp hữu hiệu tạo được hứng thú học Văn cho học sinh chính là hoạt động ngoại khóa văn học. Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập và hoạt động ngoại khóa văn học có thể làm được điều ấy.

 

doc 20 trang thuychi01 8514
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Đông Lĩnh đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định rằng: “Văn học là nhân học”. Đúng như thế, người giáo viên dạy văn chính là những kỹ sư tâm hồn với thiên chức cao cả là giúp học sinh khám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương từ đó phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ Văn. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ vì dạy văn và học văn là công việc khó, cách dạy và học văn còn mang tính hàn lâm, nặng lí thuyết, tách rời văn học với cuộc sống, chưa mang lại hứng thú cho người học nên càng khiến các em xa rời môn văn. Vì vậy, để tạo hứng thú học văn cũng như kích thích sự say mê tìm hiểu văn chương của người học, người giáo viên dạy văn bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, cần trước hết phải là người biết truyền cảm hứng. William Arthur Ward, nhà giáo dục Mỹ đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Vậy làm thế nào để trở thành người thầy biết truyền cảm hứng cho học sinh? Đây là câu hỏi lớn mà tôi nghĩ rằng bất kỳ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng đều trăn trở đặc biệt là giáo viên Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú học văn, phát huy tính tích cực của học sinh chính là chiếc chìa khóa vạn năng để người thầy truyền cảm hứng. 
Từ nhiều năm nay, đổi mới phương pháp dạy Văn đã chú trọng nhiều đến việc tạo hứng thú học văn cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy một trong những biện pháp hữu hiệu tạo được hứng thú học Văn cho học sinh chính là hoạt động ngoại khóa văn học. Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập và hoạt động ngoại khóa văn học có thể làm được điều ấy. 
Hoạt động ngoại khóa Văn học giúp học sinh trau dồi kiến thức, bổ sung và nâng cao chất lượng của giờ học chính khóa, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử,... Hoạt động ngoại khóa Văn học còn giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp và đặc trưng của văn học, tạo thêm hứng thú cho học sinh đối với bộ môn Ngữ văn. Hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp tình cảm tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu mến con người Việt Nam, bồi dưỡng giá trị nhân văn cao cả cho học sinh. Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện ra những tài năng văn học trong học sinh, có tác dụng lớn trong việc phát hiện và rèn luyện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài văn học.
Phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có bốn bài thuộc bốn thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu đó là “Nước Đại Việt Ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hịch Tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, và “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Đây là bốn tác phẩm kinh điển của văn học trung đại Việt nam, có giá trị nhiều mặt, song do sự khác biệt về thời đại nên việc tiếp thu kiến thức của các tác phẩm còn gặp nhiều khó khăn, học sinh vốn đã ngại học Văn, nay lại học các văn bản trung đại mà thời gian ra đời cách các em cả vài thế kỷ vì vậy việc học lại càng khó. 
Thêm vào đó, thời lượng dạy được phân phối trong chương trình chính khóa giành cho bốn văn bản trên rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thưởng thức của học sinh, vì vậy để giúp các em học sinh có thể cảm thụ hết cái hay, cái đẹp và những giá trị nhân văn của bốn tác phẩm, để tạo cảm hứng đam mê học văn cho các em đối với các văn bản trên, để văn chương gần gũi và thiết thực dễ hiểu, dễ học, hấp dẫn và thú vị, khẳng định giá trị nhân văn của các tác phẩm được xem là những áng “thiên cổ hùng văn” của văn học dân tộc tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Đông Lĩnh đạt hiệu quả”. 
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu cụ thể các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Văn học trung đại lớp 8 với các văn bản thuộc các thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học Văn. Đây là hoạt động có nhiều ưu điểm thuận lợi, khuyến khích người học vận dụng hiểu biết, năng khiếu toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học Văn.
- Đưa ra một số biện pháp cụ thể để tổ chức thành công hoạt đông ngoại khóa phần Văn học trung đại lớp 8 nhằm khêu gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới.
- Khẳng định vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa là hoạt động quan trong trong việc tạo hứng thú học Văn hiện nay. Đây cũng là hoạt động góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Nghiên cứu các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Văn học tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học các văn bản tấu, hịch, cáo, chiếu trong chương trình ngữ văn 8.
- Áp dụng cho học sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, trong qua trình thực hiện tôi kết hợp vận dụng linh hoạt phương pháp lí thuyết và thực hành, cụ thể là:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc các tài liệu liên quan trên mạng Internets và sách báo, tiến hành tổng hợp ý kiến chung nhất để trình bày.
- Phương pháp phân tích, nêu cụ thể các giải pháp có minh họa chứng minh.
- Điều tra khảo sát nắm bắt tình thực tế, thu thập thông tin, dùng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Tiến hành dạy học thực nghiệm tại các lớp trực tiếp giảng dạy: 8A, 8B.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Hoạt động ngoại khóa và ngoại khóa văn học. 
 “Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân”[3]. Không chỉ vậy, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh cân bằng cuộc sống, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống, từ đó tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
Hoạt động ngoại khoá văn học là hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. “Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh”, Hoạt động ngoại khóa văn học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá, giúp giải tỏa căng thẳng, phát triển những kĩ năng mới và củng cố kiến thức được học trong chương trình nội khóa.
Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa văn học là nhằm tạo hứng thú học Văn cho học sinh, củng cố, khắc sâu những tri thức đã học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó hoạt động ngoại khóa Văn học sẽ hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, vì thế, hoạt động ngoại khóa Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục". 
Hoạt động ngoại khoá văn học, không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới.
2.1.2. Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại lớp 8.
Văn học trung đại Việt Nam là một trong những nội dung chủ yếu của chương trình Ngữ văn 8 với các thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu, có nhiều tác phẩm đạt đến trình độ “thiên cổ hùng văn”. Tuy nhiên, với những tác phẩm được sáng tác cách đây nhiều thế kỷ, nên khi dạy học nội dung này, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Tác phẩm văn học trung đại tấu, hịch, cáo, chiếu có một hệ thống thi pháp riêng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích ước lệ, sử dụng chữ Hán, chữ Nôm,... chịu những luật định nghiêm ngặt về niêm, luật, đối... Hơn nữa, đặc trưng “văn - sử - triết bất phân” yêu cầu người tiếp nhận phải có sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan mới có thể hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm, nếu không chỉ là sự phân tích hời hợt bề ngoài hoặc sự liên hệ có tính chất gượng ép học sinh sẽ không hiểu bài, không tạo được hứng thú học tập cho các em. Ngoại khoá Văn học trung đại lớp 8 góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học trung đại.
Ngoại khoá Văn học trung đại lớp 8 cho phép chúng ta khai thác tác phẩm Văn học trung đại ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm Văn học trung đại. Qua hoạt động ngoại khóa các em học sinh chủ động khám phá tri thức, được ngâm thơ, được đóng kịch, được đóng vai một nhân vật trong tác phẩm, học sinh sẽ cảm thấy tò mò, thú vị, hứng thú với việc học, hiểu về môi trường sản sinh tác phẩm, không khí của thời đại, thuận lợi cho việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm về lòng yêu nước, khát vọng tự do, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.
Ngoại khoá Văn học trung đại lớp 8 cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt, có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. Đây là hoạt động vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, bổ ích, lý thú.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng đối với việc rèn đức luyện tài cho người học sinh, không chỉ là phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mỹ, đồng thời là một cơ sở để hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt hướng con người đến “chân”, “thiện”, “mỹ”, giúp ta yêu cái thiện, ghét cái ác, trân trọng cái cao cả, khinh bỉ cái thấp hèn.
 Môn học có vị trí quan trọng như vậy nhưng những năm gần đây số lượng học sinh yêu văn cứ giảm dần, niềm đam mê học Văn, hứng thú với môn văn cứ thế mất đi, số học sinh giỏi văn ít dần, thậm chí những em có năng khiếu Văn được giáo viên giảng dạy bộ môn chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì từ chối với lí do đã đăng kí vào đội tuyển các môn khoa học tự nhiên, ảnh hưởng của việc lựa chọn nghề nghiệp đã khiến cho xã hội quay lưng với môn Văn.
Những giáo viên Ngữ văn có tâm huyết với nghề đã có rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng làm tăng tính tích cực của học sinh nhưng vẫn chưa thực sự tạo được hứng thú và say mê cho học sinh, việc dạy và học Văn chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học. Nhiều giờ học Văn vẫn trôi qua tẻ nhạt, học sinh uể oải, thiếu tập trung.
Qua điều tra khảo sát, thu thập thông tin năm học 2017 -2018, khi chưa áp dụng biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa phần văn học trung đại trên học sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh tôi thu được kết quả như sau:
Tiêu chí khảo sát
Có hứng thú học văn
Không hứng thú học văn
Kết quả học sinh làm bài thu hoạch viết kiến thức liên quan đến tác phẩm
15/67 = 22%
52/67 = 78%
- Yếu: 5/ 67= 7.4 % 
- Trung bình: 40/67 = 59.7 %
- Khá: 18/67 = 26.8 %
- Giỏi: 4/ 67 = 6.1 %
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Để tạo được hứng thú học văn cho học sinh, và để có được một hoạt động ngoại khóa như mong muốn, cần có sự chuẩn bị kĩ càng về cách thức tổ chức, giao nhiệm vụ cho học sinh, tiến trình tổ chức hoạt động. 
Để thu hút được học sinh, hình thức ngoại khóa phải phong phú, sinh động tránh đơn điệu, gò bó, căng thẳng, phải thu hút được tất cả các học sinh trong lớp tham gia nhiệt tình trong quá trình tìm kiếm ngữ liệu, khám phá tri thức, chủ động phát hiện vấn đề, biết bảo vệ quan điểm đưa ra
Căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn tại trường giảng dạy, căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh khối lớp đảm nhiệm giảng dạy, tôi đề xuất hình thức, giải pháp, tổ chức hoạt động ngoại khóa các văn bản tấu, hịch, cáo, chiếu nhằm tạo hứng thú học văn cho học sinh khối 8 như sau:
2.3.1. Giải pháp:
* Dự kiến thời gian thực hiện:
+ Tuần thứ 27, sau khi học xong các văn bản “ Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
* Hình thức tổ chức:
+ Tổ chức tập trung toàn bộ học sinh khối 8 trường THCS Đông Lĩnh
* Nội dung: Gồm 5 phần trong đó có 4 phần thi và 1 phần chơi giành cho khán giả.
+ Hai lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 5 em, giám khảo là các thầy cô trong tổ bộ môn.
+ Phần 1: Phần thi khởi động: bắt thăm gói câu hỏi: Tái hiện kiến thức về thể loại tấu, hịch, cáo chiếu, về tác giả và tác phẩm.
+ Phần 2: Phần thi vượt chướng ngại vật: Phần thi trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm về tác giả tác phẩm, thể loại...
+ Phần 3: Phần chơi giành cho khán giả: Giải mã ô chữ bí mật.
+ Phần 4: Phần thi tăng tốc: Đuổi hình đoán chữ: Nhận diện tên nhân vật, tác giả, tác phẩm  thông qua những gợi dẫn về hình ảnh dí dỏm, hài hước.
+ Phần 5: Phần thi về đích: Tập làm nghệ sỹ
- Chuẩn bị ngâm đoạn thơ “Nước Đại Việt” trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
- Học sinh chuyển thể một tác phẩm, một phân đoạn trong tác phẩm dưới dạng tiểu phẩm – cho phép có sự sáng tạo, hư cấu nhưng phải đảm bảo được tinh thần của văn bản, mang giá trị giáo dục tiến bộ, lành mạnh. Tiểu phẩm:
+ Đội Mây trắng (8A): Chuyển thể tác phẩm “Hịch tướng sỹ” thành kịch bản với nhan đề: “Tiếng gọi non sông”
+ Đội Bầu Trời (8B): Chuyển thể văn bản “Bàn về phép học” thành kịch bản với nhan đề “Đạo học”
2.3.2. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tích lũy kiến thức bằng cách ôn tập đặc điểm của các thể loại: Tấu, hịch, Cáo, chiếu, kiến thức về các tác giả Nguyễn Trãi, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, kiến thức về các tác phẩm “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sỹ”, Nước Đại Việt Ta” trích “Bình ngô đại cáo”, và “Bàn luận về phép học”, Học sinh tìm đọc các bài bình luận về tác phẩm và tác giả qua các trang mạng internet, tìm hiểu cách viết kịch bản, cách ngâm thơ, diễn xuất...
- Tập ngâm thơ.
- Chuyển thể tác phẩm sang dạng kịch và tiến hành tập luyện: Học sinh thực hiện chuyển thể văn bản sang dạng kịch, phân vai và thực hành luyện tập. 
- Đội Mây Trắng (lớp 8A), chuẩn bị tiểu phẩm “Tiếng gọi non sông” được chuyển thể từ tác phẩm “Hịch tướng sỹ”.
 Phân vai:
+ Phạm Trọng Giang: Đóng văn nhà vua Trần
+ Lê Minh Thanh: Đóng vai Trần Quốc Tuấn
+ Nguyễn Văn Hiếu: Đóng vai Thái giám
+ Nguyễn Văn Phúc: Đóng vai Quan đại thần 
+ Lê Thùy Linh: Đóng vai Quan đại thần
- Đội Bầu Trời (lớp 8B) chuẩn bị tiểu phẩm “Đạo học” được chuyển thể từ tác phẩm “Bàn luận về phép học”.
 Phân vai: 
+ Lê Văn Tuyền: Đóng vai nhà vua Quang Trung
+Lê Ngọc Mai: Đóng vai Nguyễn Thiếp
+ Nguyễn An Khánh: Đóng vai Quan đại thần 
+ Lê Thị hà Phương: Đóng vai quan đại thần 
+ Nguyễn Văn Cường: Đóng vai thái giám.
- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho buổi ngoại khóa: Máy chiếu, tranh ảnh...
* Chuẩn bị của giáo viên:
+ Dự định lớp thực hiện: Hai lớp dạy cùng khối và lên kế hoạch tổ chức cụ thể.
+ Báo cáo Ban giám hiệu nhà trường, bàn bạc trao đổi, xin ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn để cùng góp ý trao đổi nội dung các câu hỏi và cùng đến dự để rút kinh nghiệm.
+ Hướng dẫn học sinh cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa, chia thành các đội, chọn đội trưởng cho mỗi đội. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội, giới hạn phạm vi kiến thức, giới thiệu các kiến thức cần mở rộng. 
+ Soạn câu hỏi bám sát đặc điểm thể loại, tác giả, tác phẩm. 
+ Soạn phần mềm trình chiếu với ứng dụng linh hoạt, sinh động. Bài giảng Powerpoint.
+ Duyệt và chỉnh sửa kịch bản, duyệt phần tập làm nghệ sỹ của học sinh.
+ Dự kiến thời gian, địa điểm chính thức tổ chức hoạt động.
Trong mỗi phần, giáo viên phải có hướng dẫn về hình thức tổ chức, thể lệ từng phần, số điểm từng phần để học sinh nắm được.
2.3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa:
* Thời gian thực hiện:
 Chương trình hoạt động ngoại khoá đã được tiến hành tại trường THCS Đông Lĩnh vào ngày vào ngày 16 tháng 3 năm 2019, bắt đầu từ 14h30’ và kết thúc vào 16h cùng ngày. 
* Tiến trình thực hiện
- Mở đầu giáo viên - người dẫn chương trình tuyên bố lí do và giới thiệu mục đích của buổi hoạt động ngoại khóa:
Mở đầu chương trình người dẫn chương trình cô Trịnh Thị Phương tuyên bố lý do, và nêu ý nghĩa và tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khoá văn học để tất cả học sinh có thể chuẩn bị tâm thế tham gia vào buổi ngoại khóa: 
Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Văn học trung đại lớp 8 với bốn văn bản thuộc bốn thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu nhằm mục đích tạo hứng thú học văn, bồi đắp, gìn giữ ngọn lửa của niềm say mê văn học.
Đồng thời hoạt động ngoại khóa Văn học trung đại lớp 8 nhằm tiếp tục bổ sung và củng cố kiến thức cho học sinh giúp các em có cái nhìn tổng thể về các thể loại tấu, hịch, cáo chiếu, và các tác giả và tác phẩm của văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 8. Qua đó giúp học sinh khám phá giá trị của các tác phẩm văn chương, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật, bồi dưỡng tình yêu văn học, nâng cao chất lượng môn Văn.
- Giới thiệu thành phần, đối tượng tham gia, các đại biểu tới dự.
+ Về phía Giáo viên:
+ Cố vấn cho chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động ngoại khoá: 
 Thầy Hoàng Lương – Hiệu trưởng nhà trường.
 Cô Lê Thị Bích Nga - Phó hiệu trưởng nhà trường.
+ Người dẫn chương trình và chuẩn bị nội dung: Cô Trịnh Thị Phương
+ Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ..: Kết hợp với BCH Đoàn trường và Đội thiếu niên để có thể huy động sức mạnh tập thể.
+ Khách mời: Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường.
- Ban giám khảo:
+ Cô Nghiêm Thị Hằng – Giáo viên Ngữ văn – Tổ trưởng tổ xã hội: Trưởng ban giám khảo.
+ Cô Hoàng Thu Hiền – Giáo viên môn Mĩ Thuật
+ Nguyễn Thị Ngọc – Giáo viên môn Ngữ Văn
 - Về phía học sinh:
- Học sinh toàn khối 8, trường THCS Đông Lĩnh
 * Nội dung buổi ngoại khóa
	Phần 1: Khởi động: Bốc thăm gói câu hỏi.
 Giáo viên nêu rõ mục đích và luật của phần này: Nhằm tái hiện lại vốn kiến thức đã học về các thể loại tấu, hịch, cáo, chiếu, kiến thức về tác giả, tác phẩm với những vấn đề chung khái quát và cốt lõi nhất. Phần thi có hai gói câu hỏi, mỗi gói có 8 câu, trả lời nhanh trong vòng 2 phút, hai đội bắt thăm chọn gói câu hỏi. Các đội lần lượt trả lời gói câu hỏi của mình. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Ví dụ về nội dung các gói câu hỏi cụ thể như sau:
- Gói câu hỏi số 1:
Câu hỏi 1: Chiếu là thể văn do ai viết?
- Đáp án: Vua
Câu hỏi 2: Chiếu là thể văn dùng để làm gì?
- Đáp án: Ban bố mệnh lệnh của vua.
Câu hỏi 3: Lý Công Uẩn viết “Chiếu dời đô” khi nào?
- Đáp án: Năm 1010, khi ông lên làm vua
Câu hỏi 4: Tên kinh đô cũ của hai triều đại Đinh, Lê là gì?
- Đáp án: Hoa Lư
Câu hỏi 5 : Bài “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ thuyết phục người nghe nhờ những yếu tố nào?
- Đáp án: Kết hợp chặt chẽ giữa l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_phan_van_hoc_t.doc