SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học bằng phương pháp nhóm chuyên gia thông qua bài “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” – Sinh học 10 – cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học bằng phương pháp nhóm chuyên gia thông qua bài “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” – Sinh học 10 – cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

 Trong xã hội ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ lượng tri thức khám phá ra ngày càng tăng, là một giáo viên hơn ai hết chúng ta hiểu rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông thầy cô không thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho các em khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức.

 Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Một số giáo viên vẫn dạy học theo phương pháp cũ nặng nề về truyền đạt kiến thức một chiều thiếu sự tương tác qua lại, thiếu sự hướng dẫn học sinh tự học đẩy học sinh vào thế bị động. Không gây được hứng thú trong học tập cho học sinh. Do đó hiệu quả học tập không cao.

 Và tôi cũng thấy nhiều giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, sử dụng phiếu học tập, kĩ thuật khăn phủ bàn, phương pháp đóng vai .trong các tiết học. Điều đó đã phần nào tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều hạn chế như tổ chức hoạt động nhóm nhiều khi còn mang tính hình thức, hoạt động học tập còn tập trung vào một số học sinh khá giỏi, chưa tác động được đến các học sinh yếu , trung bình, hoc sinh lười hoạt động, học sinh ỷ lại.nên hiệu quả thực sự chưa cao. Điều này khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ rất nhiều.

 

docx 20 trang thuychi01 16595
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học bằng phương pháp nhóm chuyên gia thông qua bài “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” – Sinh học 10 – cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
 Trong xã hội ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ lượng tri thức khám phá ra ngày càng tăng, là một giáo viên hơn ai hết chúng ta hiểu rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông thầy cô không thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là phải trang bị cho các em khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt tri thức.
 Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Một số giáo viên vẫn dạy học theo phương pháp cũ nặng nề về truyền đạt kiến thức một chiều thiếu sự tương tác qua lại, thiếu sự hướng dẫn học sinh tự học đẩy học sinh vào thế bị động. Không gây được hứng thú trong học tập cho học sinh. Do đó hiệu quả học tập không cao.
 Và tôi cũng thấy nhiều giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, sử dụng phiếu học tập, kĩ thuật khăn phủ bàn, phương pháp đóng vai ...trong các tiết học. Điều đó đã phần nào tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều hạn chế như tổ chức hoạt động nhóm nhiều khi còn mang tính hình thức, hoạt động học tập còn tập trung vào một số học sinh khá giỏi, chưa tác động được đến các học sinh yếu , trung bình, hoc sinh lười hoạt động, học sinh ỷ lại...nên hiệu quả thực sự chưa cao. Điều này khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ rất nhiều.
 Năm học 2017- 2018 tôi được phân công giảng môn Sinh học ở các lớp khối 10 cả lớp mũi nhọn và lớp đại trà. Tôi cũng đã có dịp được tham gia các buổi tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” của Sở giáo dục – đào tạo tổ chức, Dự hội thảo chuyên môn với các trường THPT trong và ngoài tỉnh bản thân tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho công tác giảng dạy. Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực trong các tiết học như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, Xêmina và gần đây nhất tôi sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép trong dạy học nhóm chuyên gia. Tôi nhận thấy khi áp dụng đúng các kỹ thuật của phương pháp này thì tiết học trở nên hấp dẫn hơn học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn, vui vẻ hào hứng, tự giác động não, không còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động nữa. Nhờ đó bản thân các em học sinh nhanh chóng tiếp cận và lĩnh hội tri thức mới một cách dễ dàng. Hiệu quả dạy học thực sự được nâng lên rõ rệt.
 Khi dạy học phần phân bào một nội dung trọng tâm của Sinh Học 10. Với nhiều kiến thức mới và khó nhưng vô cùng quan trọng thể hiện bản chất cốt lõi của sinh học. Nhiều câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi liên quan đến nội dung này. Tôi đã trăn trở với câu hỏi làm thế nào để việc học tập hiệu quả nhất. Và tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy học nhóm chuyên gia để dạy học phần này. Kết quả của những tiết học thực sự rất tuyệt vời vượt cả sự kì vọng. 
 Xuất phát từ lý do đó trong năm học 2017- 2018 tôi đã đúc rút lại sáng kiến kinh nghiệm về đề tài: Kinh nghiệm tổ chức dạy học bằng phương pháp nhóm chuyên gia thông qua bài “ Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” – Sinh học 10 – cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4 nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp. Và mong được sự góp ý để hoàn thiện hơn.
II. Mục đích nghiên cứu.
 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm... kĩ năng thuyết trình, giảng giải, khai thác tài liệu...Thái độ học tập hào hứng, tích cực, hợp tác.. 
 Giúp học sinh nắm chắc kiến thức phần chu kì tế bào và quá trình nguyên phân để trả lời tốt các câu hỏi thi, nhất là các câu hỏi thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc Gia thuộc nội dung này.
 Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập trắc nghiệm ôn thi trung học phổ thông quốc gia, thi học sinh giỏi... nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần này.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Lý thuyết về chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân.
Bài tập trắc nghiệm, tự luận dùng cho học sinh lớp 10,12 trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia.
 IV. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phân tích cơ sở lí luận của các phương pháp dạy học tích cực.
 - Soạn giáo án theo phương pháp dạy học nhóm chuyên gia và dạy thử nghiệm trong giờ học minh họa rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với đồng chí đồng nghiệp.
 - Tham khảo, thu thập tài liệu.
 - Dùng phương pháp thống kê để kiểm tra kết quả giờ thực nghiệm, giờ đối chứng
PHẦN II : NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học theo nhóm chuyên gia.
 1. Khái niệm nhóm và hoạt động nhóm. 
 - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu chung và riêng nhằm thoả mãn các nhu cầu cá nhân. (1)
 - Hoạt động nhóm trong dạy học ( còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng học sinh. (1)
 - Hoạt động nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.
 - Nhờ hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác.
2. Đặc điểm tổ chức dạy học theo nhóm chuyên gia. 
 - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. 
 * Dạy học theo nhóm chuyên gia có một số đặc điểm sau:
 - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, mô hình giờ học truyền thống.
 - Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi – nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh cần phải giải quyết.
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm.
- Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức.
 - Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công của cả nhóm.
- Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các nhóm học sinh tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiết cho mình. (2)
 3. Nguyên tắc hoạt động nhóm chuyên gia.
 Johnson D.W và Johnso R.T là đại diện của trường phái nguyên tắc, đã tổng kết thành “5 nguyên tắc vàng” cho hoạt động nhóm :
 * Nguyên tắc 1 phụ thuộc tích cực : mỗi thành viên trong nhóm chỉ thành công khi những người bạn trong nhóm cũng thành công. Môi trường có sự phụ thuộc tích cực khuyến khích người học chia sẻ kiến thức, thông tin và sự bổ trợ nhau ở mức cao nhất với mong muốn cả mình và nhóm đều hoàn thành công việc. Người học phải được đặt trong một tình huống học tập mà mỗi thành viên đều tin rằng họ sẽ thành công hoặc chịu thất bại với nhau.
* Nguyên tắc 2 trách nhiệm cá nhân: yêu cầu trách nhiệm và phần việc cá nhân phải được phân công rõ ràng và có sự kiểm tra đánh giá với các thành viên còn lại trong nhóm. Nhóm phải biết từng thành viên đang làm gì, gặp khó khăn, thuận lợi gì. Nguyên tắc này đảm bảo không ai có thể làm hết mọi công việc trong khi những người khác ngồi chơi. Để đảm bảo cho nguyên tắc này cần: Học nhóm nhưng kiểm tra cá nhân, chọn một thành viên bất kì để trả lời, một thành viên tự giải thích về phần việc của mình.
* Nguyên tắc 3 tương tác tích cực trực tiếp: Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải có tối đa các cơ hội để giúp đỡ, động viên, khuyến khích lẫn nhau trong quá trình làm việc. Việc các thành viên trong nhóm trực tiếp làm việc cùng nhau không những thúc đẩy các hoạt động học mà còn tạo được tình đoàn kết gắn bó, tôn trọng và bình đẳng. Để thực hiện nguyên tắc này, nhóm phải được sắp xếp để làm việc trực tiếp và ngồi đối diện với nhau trong một nhóm nhỏ có số lượng thành viên không quá 4.
* Nguyên tắc 4 kĩ năng xã hội: yêu cầu các thành viên phải được cung cấp các kiến thức về kĩ năng xã hội cần thiết trước khi hoạt động nhóm. Theo Johnson D.W, Johnson R.T kĩ năng xã hội không tự nhiên mà có mà phải được truyền thụ và dạy dỗ. Kĩ năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giao tiếp, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên, nhận xét, lắng nghe, trình bày, báo cáo,là những kiến thức xã hội mà mỗi thành viên cần phải được đào tạo để đảm bảo quá trình hoạt động nhóm có hiệu quả.
* Nguyên tắc 5 đánh giá rút kinh nghiệm: Nguyên tắc cuối cùng yêu cầu các thành viên phải có cơ hội thảo luận và nhận xét về quá trình làm việc của nhóm ở các nội dung sau:
	- Nhóm đã hoàn thành mục tiêu đề ra chưa?
	- Nhóm đã làm việc hiệu quả chưa?
- Mối quan hệ giữa các thành viên đã tốt chưa?
- Những việc gì các thành viên làm nên được lặp lại?
- Những việc gì không nên? Tại sao?...v.v 
 Việc đánh giá này giúp các thành viên:
- Tập trung vào việc xây dựng nhóm.
	- Học các kĩ năng xã hội.
	- Tạo cơ hội để mỗi thành viên có thể nhận xét và lắng nghe ý kiến của bạn.(2)
 4. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia ( Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw). 
 Có thể chia làm các giai đoạn:
	- Giai đoạn 1 vòng chuyên gia: 
 Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm chuyên gia: Mỗi nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)]
 Nhóm 1: Phần bài ( nhiệm vụ ) A Nhóm 2: Phần bài ( nhiệm vụ ) B 
 Nhóm 3: Phần bài ( nhiệm vụ ) C Nhóm 4: Phần bài ( nhiệm vụ ) D
 Các vấn đề đưa ra cho các thành viên được biên soạn trong phiếu học tập hoặc viết bảng phụ và chỉ giao một lần. Các phiếu được biên soạn đơn giản, rõ mục đích, có tính trực quan cao, không rườm rà, gây khó hiểu hoặc mất thời gian.
 + Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
 + Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở giai đoạn 2.
 + Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi lệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức và giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Kỹ thuật "Các mảnh ghép"
 - Giai đoạn 2 vòng mảnh ghép: Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3)
 Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
 Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
 Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả để từng thành viên hiểu hết tất cả các phần của bài học (các phần A, B, C, D của bài học )
 - Giai đoạn 3 kiểm tra kết quả hoạt động nhóm : Nội dung bài kiểm tra gồm tất cả các phần A, B, C, D của bài học. 
 Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên thay đổi báo cáo viên trong nhóm. Ban đầu, những học sinh có năng lực trình bày lưu loát sẽ báo cáo kết quả, sau đó luân chuyển để em nào cũng được trình bày, nhằm rèn cho các em năng lực trình bày trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
 Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp. Sự luân phiên trong nhóm.
 Giáo viên phổ biến cách thức đánh giá và cách cho điểm cá nhân và kết quả nhóm. Cách đánh giá:
	+ Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân.
	+ Tính điểm trung bình (điểm nền).
	+ Tính điểm tiến bộ cá nhân:
 	+ Điểm tiến bộ của nhóm: Trung bình cộng điểm tiến bộ của từng các nhân trong nhóm.
	* Đánh giá về cấu trúc Jigsaw
	- Là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, hiệu quả nhất.
	- Đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong 
nhóm.
	- Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối tách nhóm.
	- Có thể áp dụng trong giờ ôn luyện, luyện tập, tổng kết kiến thức.(3)
 5. Ý nghĩa của hoạt động nhóm chuyên gia.
	- Phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác.
	- Tác động đến ý thức học tập của HS: Tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập, có ích cho việc tự học sau này. Phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềm tin vào việc học tập.
	- Dạy học hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho HS được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế chủ động tìm tòi kiến thức.
	 - Tạo tâm lý thoải mái cho HS: Khi làm việc theo nhóm, HS cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như lúc làm việc một mình. Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tự tin hơn, vì thế việc học sẽ đạt kết quả cao hơn.
	- Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề. Lớp học sôi động hơn do có nhiều hình thức hoạt động đa dạng.
	- Trong các lớp học mang tính hợp tác, HS phải tham gia các hoạt động đòi hỏi học sinh phải sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén, học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích, nâng cao được khả năng phê phán, tu duy logic, bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau.
	- Ngoài những tác động về mặt nhận thức, dạy học hợp tác theo nhóm còn tác động cả về quan niệm xã hội như: Cải thiện quan hệ xã hội giữa các cá nhân, Tôn trọng các giá trị dân chủ,chấp nhận sự khác nhau về cá nhân và văn hoá,có tác dụng làm giảm lo âu và sợ thất bại.
	- Giáo viên thông qua tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia cũng có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của học sinh trong dạy học. Rút kinh nghiệm cho các tiết tổ chức sau.
II. Thực trạng dạy học bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
 - Bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân có nhiều nội dung khó, kiến thức trừu tượng, hàm lâm lâu nay đa số giáo viên truyền đạt tới học sinh bằng phương pháp truyền thống thuyết trình nên thực sự chưa đem lại hiệu quả.
 - Học sinh thường tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không hiểu bản chất vấn đề nên rất khó vận dụng vào làm bài tập và dễ mất điểm khi thi.
III. Giải pháp dạy học bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Trên cơ sở phân tích thực trạng dạy và học phần này đồng thời phân tích làm rõ thành phần kiến thức tôi nhận thấy:
 1. Nội dung bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
 * Nội dung bài học :
 - Khái niệm chu kì tế bào.
 - Kì trung gian: pha G1,S, G2
 - Quá trình nguyên phân.
* Thành phần kiến thức
 a, Kiến thức lý thuyết:
- Kiến thức khái niệm : chu kì tế bào, nguyên phân, ý nghĩa nguyên phân
- Kiến thức quá trình : các pha của kì trung gian, các kì của nguyên phân.
- Kiến thức ứng dụng :
 + Trong nghiên cứu khoa học: giải thích được bệnh tật liên quan đến chu kì tế bào....
+ Trong thực tế sản xuất (giải thích ý nghĩa của giảm phân...).
 + Bảo vệ sức khoẻ con người (tránh tác nhân có thể gây rối loạn chu kì tế bào, gây đột biến cấu trúc, gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nhiều bệnh tật nghiêm trọng ở người ).
 b, Vận dụng kiến thức vào giải bài tập
 - Bài tập nguyên phân.
 - Bài tập đột biến
 - Bài tập chu kì tế bào
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Để nâng cao hiệu quả dạy học phần này tôi đã thực hiện giải pháp đó là: Tổ chức dạy học bằng phương pháp nhóm chuyên gia thông qua bài “ Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân” – Sinh học 10 – cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4.
Cụ thể như sau:
Sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh có cái nhìn tổng quan về chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia khi nghiên cứu khái niệm chu kì tế bào, quá trình nguyên phân, ý nghĩa của nguyên phân. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép lồng ghép trong trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
Cách thức tổ chức hoạt động nhóm được đa dạng, linh động hóa: Cách thức giao nhiệm vụ mỗi nhóm có thể đưa ra trong phiếu học tập hoặc lệnh chung trên máy chiếu. Nhiệm vụ mỗi nhóm là hoàn thành phiếu học tập, hoàn thành một phần phiếu học tập bằng phương pháp điến khuyết, hoặc chú thích cho tranh câm, sơ đồ câm. Kết quả hoạt động nhóm có thể báo cáo lần lượt hoặc các nhóm cùng ghi kết quả lên bảng đối chiếu với nhau điều này tạo cho học sinh tâm lý ‎ thi đua học tập rất hiệu quả. Cuối cùng các nhóm được nhận xét chéo kết quả của nhau, bổ xung cho nhau và tìm ra kiến thức chung cần nắm bắt.
Hiệu quả việc dạy học phần này phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức hoạt động nhóm của giáo viên, cách phân công thực hiện nhiệm vụ cho các nhóm và quan trọng nhất là nhiệm vụ giao cho các nhóm phải vừa sức và kích thích được lòng ham mê hiểu biết, đầu óc sáng tạo cho học sinh.
Giáo viên cần sử dụng các trang thiết bị dạy học như máy chiếu, máy chiếu hắt, sơ đồ, tranh ảnh... vì đây là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Kết quả cụ thể tôi đã thiết kế được giáo án vận dụng phương pháp dạy học nhóm chuyên gia vào dạy học bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân cụ thể như sau:
TIẾT 21 - BÀI 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
 - Học sinh phải nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.
 - Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
 - Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì?
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng so sánh quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
3. Thái độ.
 - Thấy được hậu quả của rối loạn chu kì tế bào
- Có ý thức bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe con người.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị: 
 - Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu + máy chiếu + mô hình + phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà và ở lớp. 
2. Học sinh chuẩn bị: 
 - Dụng cụ học tập + SGK
III. Phương pháp dạy học
 - Phương pháp nhóm chuyên gia có sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
IV. Tiến trình dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
2. Tiến trình bài mới:
 Khởi động: Giáo viên cho học sinh quan sát một đoạn phim về sự phát triển phôi thành cơ thể hoàn chỉnh. Và nêu câu hỏi: số lượng tế bào trong cơ thể gia tăng nhờ quá trình nào? Các tế bào trong cơ thể có hệ gen giống hay khác nhau? Vì sao?
Hoạt động th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_bang_phuong_phap_nhom_chuye.docx
  • docbia chuan 2018.doc
  • docMỤC LỤC 2018.doc