SKKN Kích thích hoạt động tự học của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức - Phần Cấu trúc tế bào – Sinh học 10

SKKN Kích thích hoạt động tự học của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức - Phần Cấu trúc tế bào – Sinh học 10

 Trong những năm đầu thế kỉ XXI, khi nhân loại đang bước vào nên kinh tế tri thức, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta lại càng xiết bao ngạc nhiên trước tầm nhìn xa, trông rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh và càng thấm thía lời dạy của Người: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hồ Chí Minh đã kêu gọi, động viên thế hệ trẻ nước ta - những chủ nhân tương lai của đất nước - tiến lên chiếm lĩnh tri thức, văn hóa, giáo dục.

 Ngày nay, khi Đảng và nhà nước ta đang lãnh đạo đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhâp quốc tế - Thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành nên những con người lao động phát triển dầy đủ năng lực, trí tuệ, có vốn kiến thức khoa học hiện đại là một vấn đề được quan tâm, trú trọng

 

docx 16 trang thuychi01 6411
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kích thích hoạt động tự học của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức - Phần Cấu trúc tế bào – Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
 Trong những năm đầu thế kỉ XXI, khi nhân loại đang bước vào nên kinh tế tri thức, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta lại càng xiết bao ngạc nhiên trước tầm nhìn xa, trông rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh và càng thấm thía lời dạy của Người: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hồ Chí Minh đã kêu gọi, động viên thế hệ trẻ nước ta - những chủ nhân tương lai của đất nước - tiến lên chiếm lĩnh tri thức, văn hóa, giáo dục.
 Ngày nay, khi Đảng và nhà nước ta đang lãnh đạo đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhâp quốc tế - Thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành nên những con người lao động phát triển dầy đủ năng lực, trí tuệ, có vốn kiến thức khoa học hiện đại là một vấn đề được quan tâm, trú trọng
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong đó phương pháp dạy học tích cực là hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
 Điều 24.2 Luật giáo dục đã ghi: “ Biện pháp giáo dục phổ quất phải phát huy tính hăng hái, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ăn nhập với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh.”
 Trong Nghị quyết Trung ương 2 – khóa VII, Đảng ta xác định: “ Đổi mới dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.”
 Trong các môn học cấp THPT, sinh học được xem là một môn khoa học thực nghiệm, có thể có nhiều áp dụng, vận dụng hiểu biết kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Và người truyền cảm hứng, thắp lửa cho học sinh không ai khác chính là người THẦY.
 Bởi vậy, để tạo sự cuốn hút ngay từ khi bước vào tiết học, kích thích được trí tò mò, ham học hỏi của học sinh, kích thích sự phát triển tư duy logic cho học sinh- thì người giáo viên phải tìm ra được những phương pháp dạy học phù hợp.
 Trong quá trình giảng dạy của mình, từ kinh nghiệm qua nhiều năm công tác, bản thân tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng nội dung kiến thức và phù hợp với tình hình thực tế. Kinh nghiệm đó được đúc rút trong đề tài: “ Kích thích hoạt động tự học của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức - Phần Cấu trúc tế bào – Sinh học 10”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo viên đưa ra những tình huống thực nghiệm hoặc tình huống thực tế có liên quan đến bài học nhằm kích thích tư duy sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi của học sinh, đồng thời cũng là để tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi khám phá những kiến thức mới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 10 – THPT Trần Phú - Cụ thể là các học sinh thuộc các lớp 10D, 10E, 10H, 10I.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học tích cực, cách hình thành và phát triển năng lực cho người học.
 - Phương pháp thực nghiệm so sánh: Áp dụng 2 cách dạy khác nhau ở 2 nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Dạy học thông qua hoạt động học của học sinh tức là trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai thác kiến thức, là chủ thể nhận thức.
Nếu người giáo viên chỉ đơn thuần truyền tải nội dung kiến thức sách giáo khoa- thì học sinh sẽ nhàm chán, khó có sự chú ý và khó có sự tập trung, hứng thú trong suốt tiết học.
Để khắc phục vấn đề đó, người giáo viên cần phải chuyển tải kiến thức lý thuyết hàn lâm thông qua các mối liên hệ thực tế. Một trong những cách thức tổ chức hiệu quả đó là Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập. Giáo viên chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Sinh học là một trong những ngành khoa học mũi nhọn ở thế kỉ XXI, và cũng thuộc tổ hợp bộ môn khoa học tự nhiên nên được sự quan tâm trú trọng của các nhà trường, phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, một vấn đề rất dễ nhận thấy, đó là kiến thức hàn lâm của bộ môn nhiều, dài và khó nhớ nếu GV không có phương pháp dạy phù hợp và HS không có phương pháp học hiệu quả.
 Đứng trước thực trạng như vậy, tôi thiết nghĩ phải làm thế nào để trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, người thầy còn phải biết kích thích tính tích cực, sự sáng tạo say mê học hỏi của học sinh trong việc học tập, đòi hỏi học sinh phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giải pháp chung
 - Kích thích hứng thú học tập, kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của học sinh ngay từ khi bắt đầu một tiết học. Từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn cũng như vận dụng kiến thức tốt hơn.
 - Tìm ra những giải pháp tối ưu khi đưa kiến thức thực tiễn, trực quan có liên quan vào bài dạy.
 - Thực hiện trong phần khởi động của mỗi bài dạy- Hoạt động 1 trong phần Tổ chức hoạt động học.
 2.3.2. Giải pháp cụ thể cho từng bài:
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
Mục tiêu chung
Kiến thức
Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ hợp lí sẽ có được những ưu thế gì?
Trình bày được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Tư duy quan sát - so sánh - tổng hợp.
Hoạt động độc lập của học sinh, kỹ năng làm việc nhóm.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: 
+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, đúng loại và đúng liều lượng.
+ Trời lạnh nằm co, trời nóng nằm duỗi.
Thái độ, hành vi
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về kiến thức môn học.
Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
Mục đích:
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Làm bộc lộ những hiểu biết về kiến thức thực tế: hiểu biết về kích thước, thể tích( Tỉ lệ S/V).
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung:
Giáo viên cho HS quan sát 2kg khoai tây: 1kg khoai củ to và 1kg khoai củ nhỏ.
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức: Nếu gọt 2kg khoai tây này thì loại khoai nào cho vỏ nhiều hơn?
Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS gọt xong vỏ của 2kg khoai tây riêng biệt.
Thấy được rằng khoai tây củ nhỏ cho nhiều vỏ hơn khoai tây củ to.
Chưa hiểu tại sao kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
Kỹ thuật tổ chức
GV yêu cầu 2 nhóm HS( Mỗi nhóm 4 HS ở 4 tổ) lên gọt khoai tây ở 2 loại khác nhau.
GV hỏi: Loại khoai củ nhỏ hay củ to cho nhiều vỏ hơn, loại nào tỉ lệ S/V lớn hơn?
HS trả lời: Loại khoai củ nhỏ cho nhiều vỏ hơn nên loại này tỉ lệ S/V lớn hơn.
GV hỏi: Kích thước nhỏ đen lại ưu thế gì?
HS có thể trả lời: Kích thước nhỏ đen lại ưu thế: Vận chuyển các chất nhanh, sinh trưởng nhanh
GV nhấn mạnh: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế:
 + Trao đổi chất qua màng nhanh.
 + Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi kia nhanh.
 + Cấu tạo đơn giản.
 → Tế bào sinh trưởng nhanh, phân chia nhanh, sinh sản nhanh.
GV đặt vấn đê nhận thức vào bài: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, có cấu tạo đơn giản. Vậy cấu trúc của nó như thế nào để phù hợp với chức năng?
	Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC ( Tiết 1)	
Mục tiêu chung
Kiến thức
Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân thực.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của hệ thống lưới nội chất, riboxom và bộ máy Gongi.
Giải thích được sự khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào động vật.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Tư duy quan sát - so sánh –phân tích- tổng hợp.
Hoạt động độc lập của học sinh, kỹ năng làm việc nhóm.
Vận dụng kiến thức vào thực tế: Không nên uống rượu 
Thái độ, hành vi
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về kiến thức môn học.
Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1: Khi người ta uống rượu, tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị nhiễm độc?
Mục đích:
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Làm bộc lộ những hiểu biết về kiến thức thực tế: Những người thường xuyên uống rượu thường bị bệnh về gan. 
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung:
GV đưa ra 1 số hình ảnh của những người thường xuyên uống rượu.
Giáo viên đặt vấn đề nhận thức: Quan sát các hình ảnh và liên hệ thực tế, em hãy cho biết những người uống nhiều rượu thường có những biểu hiện nào trên cơ thể? 
Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Bộ phận nào trong cơ thể đã phải hoạt động nhiều tránh cơ thể khỏi bị nhiễm độc?
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS nhận xét được các biểu hiện về da,tóc, gan, thận, dạ dày 
Chỉ ra được những người này thường mắc bệnh về gan nhất 
Chưa hiểu tại sao uống rượu nhiều lại thường bị mắc bệnh về gan?
Kỹ thuật tổ chức
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về những người mắc bệnh về gan.
GV hỏi: Những người này có biểu hiện gì trên bề mặt cơ thể?
HS trả lời: Da vàng, tóc khô.
GV : Đây là hình ảnh của những người thường xuyên uống rượu .
 Vậy Khi uống rượu nhiều thì bộ phận nào trong cơ thể phải làm việc nhiều để tránh cơ thể khỏi bị nhiễm độc? 
HS: Gan phải làm việc nhiều
GV nhấn mạnh: Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng khử độc. Vì vậy khi uống rượu thì các tế bào gan phải hoạt động mạnh để khử tác động độc hại của rượu giúp cơ thể khỏi bị nhiễm độc. Và trong tế bào gan có một hệ thống giúp gan làm tốt được nhiệm vụ của mình – Đó chính là hệ thống lưới nội chất trơn rất phát triển giúp sản xuất các enzim khử độc. 
GV đặt vấn đê nhận thức vào bài: Vậy hệ thống lưới nội chất trong tế bào có cấu tạo và chức năng gì? 
Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC ( Tiết 2)
Mục tiêu chung
Kiến thức
Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể.
Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp.
Trình bày được các chức năng của không bào, Lizoxom và Peroxixom.
Giải thích được cấu trúc phù hợp với chức năng của các loại bào quan sản sinh năng lượng trong tế bào.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Tư duy quan sát - so sánh - tổng hợp.
Hoạt động độc lập của học sinh, kỹ năng làm việc nhóm.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Giải thích được vì sao nòng nọc có đuôi, còn cóc lại không có đuôi?
Thái độ, hành vi
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về kiến thức môn học.
Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1: Năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể từ đâu?
Mục đích:
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh về kiến thức mới sẽ lĩnh hội trong bài học. 
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi: “ Tay ai khỏe hơn?”
GV đặt vấn đề vào bài: Trong cơ thể chúng ta có 1 bộ phận cũng hoạt động theo kiểu co bóp nhưng hoạt động liên tục cả đời không bao giờ biết mỏi. Vậy năng lượng cho nó hoạt động sinh ra từ đâu – chúng ta sẽ được nghiên cứu trong bài Tế bào nhân thực ( Tiếp) 
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS tham gia trò chơi và nhận thấy rằng cơ tay hoạt động liên tục sẽ mỏi và cường độ hoạt động giảm dần.
- HS cũng phát hiện ra rằng cơ tim co bóp suốt đời mà không mỏi nhưng chưa hiểu được vì sao.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV: Yêu cầu 4 HS đại diện cho 4 nhóm lên thực hiện bóp bóng tenis trong thời gian 3 phút.
 Yêu cầu 4 HS khác của 4 nhóm lên đếm số lần bóp của nhóm bạn ( Lần lượt nhóm 1 đếm của nhóm 2; nhóm 2 đếm của nhóm 3; nhóm 3 đếm của nhóm 4, nhóm 4 đếm của nhóm 1)
HS: Ghi lại kết quả số lần bóp bóng /phút.
GV: Cho HS đọc kết quả đã ghi được.
 Xác định tổ thắng trong cuộc thi “ Tay ai khỏe hơn”
GV hỏi: Từ kết quả đã ghi được, em có nhận xét gì? 
HS: Số lần bóp giảm dần theo thời gian.
GV hỏi: Trong cơ thể chúng ta có bộ phận nào hoạt động đều đặn liên tục không mỏi mệt?
HS: Tim hoạt động đều đặn liên tục không mỏi mệt.
GV hướng dẫn vào bài: Trong cơ tim có nhiều tế bào mang năng lượng. Năng lượng đó được sinh ra từ ti thể. Vây ti thể có cấu tạo như thế nào, chức năng của nó là gì? Nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của ti thể là ở đâu? 
Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC ( Tiết 3)
Mục tiêu chung
Kiến thức
Mô tả được cấu trúc của màng sinh chất.
Trình bày và phân biệt được các chức năng của màng sinh chất.
Trình bày được cấu trúc và chức năng thành tế bào.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Tư duy quan sát - so sánh - tổng hợp.
Hoạt động độc lập của học sinh, kỹ năng làm việc nhóm.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nguyên tắc ghép tạng, truyền máu
Thái độ, hành vi
Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về kiến thức môn học.
Tổ chức hoạt động học:
Hoạt động 1: Bộ phận bảo vệ của tế bào là bộ phận nào? Và nó bảo vệ bằng những cách nào?
Mục đích:
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Làm bộc lộ những hiểu biết về kiến thức thực tế. 
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung
GV đặt câu hỏi tình huống: Khi có việc cần vào 1 căn nhà nhưng cổng đang đóng. Là em, em sẽ làm gì? Giải thích lý do em làm thế?
GV đặt vấn đề vào bài: Màng sinh chất cũng như cổng của một căn nhà. Nó là bộ phận bên ngoài, có chức năng bảo vệ tài sản (khối sinh chất) bên trong. Do vậy các chất muốn ra hay vào tế bào qua màng sinh chất cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Vậy màng sinh chất có cấu trúc như thế nào để thực hiện chức năng đó? Ta sẽ tìm hiểu bài:Tế bào nhân thực ( Tiếp) 
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS sẽ đưa ra nhiều cách khác nhau khi muốn qua cổng để vào nhà và cũng sẽ giải thích được lý do cho mỗi cách đó.
4. Kỹ thuật tổ chức:
GV đặt câu hỏi tình huống: Khi có việc cần vào 1 căn nhà nhưng cổng đang đóng. Là em, em sẽ làm gì? Giải thích lý do em làm thế?
HS: Các HS sẽ trình bày quan điểm của mình về cách vào nhà và lý do sử dụng cách đó. Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau như:
+ Em sẽ gọi chủ nhà mở cửa - Vì em là khách.
+ Em sẽ tự mở cổng vào – Vì em là chủ nhà. 
+ Em sẽ phá cổng vào – Vì trong nhà đang có việc bất khả kháng không thể chậm trễ, đang có người cần giúp đỡ
Giáo viên nhấn mạnh: Cổng của một căn nhà là bộ phận bên ngoài để bảo vệ ngôi nhà và khối tài sản bên trong nó. Do vậy không phải đối tượng nào cũng vào được nhà và cách vào được nhà cũng không giống nhau.
GV hướng dẫn vào bài: Màng sinh chất của một tế bào cũng thế. Nó là bộ phận bên ngoài, có chức năng bảo vệ khối sinh chất bên trong. Do vậy các chất muốn ra hay vào tế bào qua màng sinh chất cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Vậy màng sinh chất có cấu trúc như thế nào để thực hiện chức năng đó? 
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Mục tiêu chung
Kiến thức
Giải thích được các con đường vận chuyển các chất qua màng.
Trình bày được sự khác biệt giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.
Phân biệt được các khái niệm : Dung dịch ưu trương, dung dịch đẳng trương, dung dịch nhược trương.
Mô tả được các hiện tượng xuất - nhập bào
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ.
Tư duy quan sát - so sánh - tổng hợp.
Hoạt động độc lập của học sinh, kỹ năng làm việc nhóm.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nội trợ: Nấu ăn,cắt tỉa hoa quả, 
 Trồng trọt: Tưới phân, nước cho cây
Thái độ, hành vi
Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý, hóa học.
Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về kiến thức môn học.
Tổ chức hoạt động học
Hoạt động 1: Các chất được vận chuyển qua màng sinh chất như thế nào?
Mục đích:
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.
Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh về kiến thức mới sẽ lĩnh hội trong bài học. 
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu bài học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài 
Nội dung
HS quan sát kết quả cây rau xà lách khi được ngâm trong nước muối đặc. Nhận xét kết quả quan sát và giải thích.
GV đặt vấn đề nhận thức: Lá rau bị héo là do tế bào rau bị mất nước, tức là nước đã được vận chuyển qua màng tế bào ra ngoài môi trường. 
 Vậy ngoài nước thì các chất khác có vận chuyển qua màng tế bào được không và đặc điểm của mỗi hình thức vận chuyển thế nào? 
Ta sẽ nghiên cứu bài mới. Bài: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS sẽ nhận xét được sự biểu hiện của lá rau sau khi ngâm vào nước muối đặc.
- Phần nào giải thích được nguyên nhân lá rau bị héo là do tế bào rau bị mất nước.
- Chưa biết được rằng các chất khác vận chuyển qua màng sinh chất như thế nào?
4. Kỹ thuật tổ chức:
- HS: Mang dụng cụ đã được chuẩn bị ra và thực hiện theo yêu cầu: 
 + Hòa 50g muối trắng vào 500(ml) nước sạch trong 1 chậu sạch.
 + Ngâm lá rau xà lách vào chậu nước, để trong 3 phút.
GV: Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích ?
HS: Lá rau sau khi ngâm vớt ra bị quắt lại. 
 Nguyên nhân do lá ra bị mất nước.
GV nhấn mạnh: Rau bị héo quắt là do nước đã thẩm thấu từ tế bào lá rau ra bên ngoài môi trường. Vậy khi nào nước sẽ thẩm thẩu từ bên ngoài môi trường vào tế bào và các chất dinh dưỡng mà tế bào và cơ thể cần thì sẽ vận chuyển vào, ra tế bào qua màng sinh chất theo con đường nào? 
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Việc đưa ra những tình huống thực nghiệm hoặc tình huống thực tế có liên quan đến bài học áp dụng vào mỗi đầu của tiết dạy đã có tác dụng tích cực kích thích đến sự tò mò, ham tìm hiểu của học sinh. Từ đó đã kích thích được sự tự giác trong hoạt động học của mỗi học sinh. 
Kết quả thấy rằng: 
+ Về cách nhìn nhận đánh giá tổng quát của tiết học, và những tiết học tiếp theo: So với lớp đối chứng ( Lớp 10E, 10I), thì lớp thực nghiệm( Lớp 10D, 10H) có những ưu thế như sau:
Học sinh hứng thú học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động học. 
Học sinh hiểu bài tốt hơn, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn.
+ Về kết quả khảo sát chất lượng học sinh ở 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng năm học 2016 – 2017:
Lớp
Sỉ số
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
10D
44
4
9,1
23
52,3
17
38,6
0
0
0
10H
42
2
4,8
19
45,2
20
47,6
1
2,4
0
Đối chứng
10E
45
0
0
14
31,1
24
53,3
7
15,6
0
10I
40
0
0
11
27,5
21
52,5
8
20,0
0
Từ kết quả thu được , có thể thấy sử dụng các giải pháp trong SKKN của tôi thực sự thấy có h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kich_thich_hoat_dong_tu_hoc_cua_hoc_sinh_trong_viec_lin.docx