SKKN Kinh nghiệm tổ chức bảo quản sắp xếp khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có ở Trường THCS

SKKN Kinh nghiệm tổ chức bảo quản sắp xếp khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có ở Trường THCS

Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển.

 Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020 Đảng ta đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục nước ta: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.” Trong các hoạt động ở nhà trường phổ thông, thì hoạt động giảng dạy và học tập là hoạt động quan trọng nhất giữ vị trí trung tâm trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Để đạt được mục tiêu giáo dục, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các nhà trường đang là vấn đề hết sức quan trọng, đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Trong giáo dục người thầy là nhân tố góp phần quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì thiết bị dạy học là điều kiện thực hiện nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông thì đổi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố quyết định. Trong đó thiết bị dạy học là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chủ động lĩnh hội tri thức.

 Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị dạy học phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu tác động của cuộc sống xã hội đương thời. Ngày nay khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

 

doc 18 trang thuychi01 10495
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức bảo quản sắp xếp khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
I. Mở đầu
2
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
II. Nội dung
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng vấn đề
4
3. Biện pháp thực hiện
5
3.1. Những căn cứ
5
3.2. Các biện pháp
6
3.3. Lập sổ ghi tên thiết bị theo môn và khối
9
4. Hiệu quả
11
III. Kết luận
13
IV. Hình ảnh minh họa
15
V. Tài liệu tham khảo:
18
I. MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển.
 Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020 Đảng ta đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục nước ta: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững...” Trong các hoạt động ở nhà trường phổ thông, thì hoạt động giảng dạy và học tập là hoạt động quan trọng nhất giữ vị trí trung tâm trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Để đạt được mục tiêu giáo dục, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các nhà trường đang là vấn đề hết sức quan trọng, đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Trong giáo dục người thầy là nhân tố góp phần quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì thiết bị dạy học là điều kiện thực hiện nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông thì đổi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố quyết định. Trong đó thiết bị dạy học là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội chủ động lĩnh hội tri thức.
 Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị dạy học phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu tác động của cuộc sống xã hội đương thời. Ngày nay khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy và học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.
Hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, sự phát trển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn trong quá trình dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường trung học cơ sở nói chung và trường trung học cơ sở Lộc Tân nói riêng thì vấn đề cơ sở vật chất đã được quan tâm, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và đồng bộ. Song cũng còn nhiều bất cập và khó khăn đặt ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để các nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, tổ chức bảo quản sắp đặt các thiết bị dạy học hợp lý đồng thời phát huy có hiệu quả về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có ở các nhà trường chính là lý do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức bảo quản sắp xếp khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có ở Trường THCS”
 2- Mục đích nghiên cứu : Làm rõ thực trạng việc quản lý, sắp xếp hợp lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có ở trường trung học cơ sở, nêu rõ nguyên nhân tồn tại và đề ra một số nguyên tắc, giải pháp trong công tác quản lý thiết bị dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
3-Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác bảo quản, khai thác và tổ chức sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS Lộc Tân.
 Chỉ ra những giải pháp quản lý, việc sắp xếp thiết bị dạy học khoa học hợp lý, xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học và phân loại đặc điểm cách thức sử dụng các loại hình thiết bị dạy hoc theo từng môn. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng.
- Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành phương pháp tổ chức giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thông qua trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học tập, giảng dạy như thế nào.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến thức giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy.
-Yêu cầu xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên.
- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.
-	Thường xuyên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.
- Quản lý thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa học.
-Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giáo viên giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là yêu cầu cần thiết.
- Thường xuyên làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 *Trong các năm học trước
- Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp còn ít, nếu có chỉ xảy ra ở các môn Hóa, môn Sinh với các dụng cụ thí nghiệm hoặc ở các môn Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ có bảng phụ mà thôi. Cá biệt còn có những giáo viên không biết tên thiết bị dạy học, không biết cách sử dụng.
 - Cơ sở vật chất của nhà trường còn đang thiếu nhiều, thiết bị dạy học chưa đủ để đáp ứng được việc dạy của thầy và việc học của trò, phòng học bộ môn chưa có, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nhiệm quản lí luôn phòng thiết bị thí nghiệm. Công tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, buông lỏng dẫn tới tình trạng thiết bị hư hỏng xuống cấp, nếu còn thì cũng không sử dụng được. Cán bộ quản lý chưa thực sự coi trọng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong mỗi tiết học. Chính vì vậy trong mỗi tiết học chưa phát huy được tính tích cực, tính chủ động sáng tạo của học sinh nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường.
 * Trong các năm học gần đây : 
 Ngành giáo dục đào tạo tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản lý và tổ chức sử dụng thiết bị dạy học.
Khi thiết bị được cấp trên đưa về chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ tự, không chia theo môn. Khi giáo viên sử dụng phải lục tìm từng thiết bị mất rất nhiều thời gian. Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốt dẫn tới tình trạng bị hư hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều nhà trường và giáo viên chỉ lo hợp lý hóa ghi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản lý, tổ chức bảo quản, triển khai việc sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ phụ trách thiết bị gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên không quan tâm kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học đến khi BGH kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì mới kí vào hồ sơ của giáo viên.
Cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết bị dạy học . Chính vì thế việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn ít . Phòng thiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộ thiết bị, đã thế các trường lớn có 2 bộ thì quả là vấn đề đáng bàn!
Thật vậy từ năm hoc 2011-2012 đến nay trường THCS Lộc Tân được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 02 phòng hoc bộ môn (hóa- sinh và lý- công nghệ) đạt chuẩn theo quyết định 37 / BGD –ĐT, có 02 phòng chuẩn bị thí nghiệm và 01 phòng treo tranh ảnh bản đồ. Thiết bị dạy học được cấp trên cấp về, hàng năm nhà trường có kế hoạch mua bổ xung các thiết bị còn thiếu và sau khi sử dụng bị hư hỏng, hóa chất bị tiêu hao, phân công 01giáo viên phụ trách thiết bị dạy học. Nên từ đó phong trào dạy học sử dụng thiết bị dạy học trong mỗi giờ dạy được thường xuyên, không có giờ dạy chay và cũng từ đó số lượng thiết bị ngày một nhiều, chất lượng giờ dạy ngày càng được nâng cao, học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành . 
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
3.1. Những căn cứ để tổ chức thực hiện
Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ Đại hội IX Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và điều kiện tổ chức quản lý thiết bị dạy học ”. Thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2000 - 2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra 7 nhóm giải pháp lớn trong đó “Đổi mới chương trình giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên là các giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý sử dụng thiết bị dạy học là khâu đột phá”.
Thật vậy mục tiêu dạy học của nhà trường phụ thuộc và đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội. Mục tiêu dạy học như thế nào sẽ có nội dung dạy học đáp ứng được mục tiêu đó. Để thực hiện được nội dung và mục tiêu phải có phương pháp dạy học. Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy học phải có thiết bị dạy học và phải nắm được vị trí và mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy học. Người dạy và người học phải tác động lẫn nhau, thông qua thiết bị dạy học người dạy truyền đạt kiến thức và người học chiếm lĩnh nội dung . Người dạy học thấy được thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học.Thiết bị dạy học không chỉ minh họa hoặc trực quan hóa các nội dung dạy, mà còn chứa đựng nội dung dạy học. Đặc biệt, thiết bị dạy học có mối quan hệ khăng khít với phương pháp dạy học. Mặt khác nội dung, phương pháp không những chỉ được xác định dựa vào mục tiêu giáo dục mà còn được xác định dựa vào thực tế thiết bị dạy học mà đơn vị trường đã có. Như vậy thiết bị dạy học vừa mang tính độc lập vừa phụ thuộc tác động lẫn nhau với các thành tố khác của quá trình dạy học.
Thấy được thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đối với tất cả các môn học ở nhà trường. Nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn khoa học thực nghiệm trong nhà trường THCS như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ. Các môn học này đã coi thực nghiệm là phương pháp cơ bản để truyền thụ và tiếp thu kiến thức: tìm kiếm những dữ liệu, khám phá những nguyên lí, những định luật, những quá trình. Thông qua việc trực tiếp tiến hành các thí nghiệm học sinh được làm các thao tác trí tuệ, khắc sâu được kiến thức cho học sinh.
Thấy được thiết bị dạy học tự nó là minh chứng khách quan chứa đựng nội dung dạy học, nó là phương tiện cho hoạt động nhận thức, là điều kiện để các lực lượng giáo dục thực hiện chức năng và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó kết nối các hoạt động bên trong nhà trường và kết nối nhà trường với bên ngoài xã hội.
Để thấy được thiết bị dạy học có vị trí quan trọng ở trường nhất là trong trường trung học cơ sở. Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bồi dưỡng năng lực thực hành, để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì thiết bị dạy học giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy để phát huy được hết vai trò quan trọng của thiết bị dạy học, qua thực tiễn công tác ở cơ sở, chúng tôi thấy rằng việc tố chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường quả là một vấn đề nan giải. Từ đó tôi đã đề ra các biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học một cách thiết thực, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác dạy học.
3.2. Các biện pháp
*Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:
-Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tất cả cán bộ giáo viên trong trường cùng giáo viên phụ trách thiết bị bố trí sắp xếp các thiết bị hợp lý khoa học ở các phòng .
- BGH bắt buộc tất cả các giáo viên dạy học phải lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học trong năm học và sử dụng thiết bị dạy học, phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào lịch báo giảng ở phần chuẩn bị đồ dùng dạy học, thực hiện lịch mượn thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, giáo viên nào không sử dụng đồ dùng dạy học sẽ bị xử lý kỷ luật. Khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần. 
- Có lịch cho tất cả giáo viên mượn thiết bị dạy học trong tuần. Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc đánh giá sử dụng thiết bị dạy học.
- BGH nhà trường tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp và kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
* Phải phân loại thiết bị dạy học theo môn:
* Phân loại theo điều kiện sử dụng: gồm hai loại, loại thiết bị có sử dụng năng lượng điện và loại không sử dụng năng lượng điện.
 Nhóm không dùng năng lượng điện, thường quen gọi là thiết bị dạy học truyền thống.
 Nhóm thiết bị dạy học truyền thống bao gồm các loại thiết bị:
 Tranh ảnh, biểu đồ giáo khoa, bản đồ, lược đồ giáo khoa, bảng biểu, mô hình, mẫu vật, dụng cụ.
 Nhóm dùng năng lượng điện, thường quen gọi là TBDH hiện đại. Nhóm thiết bị hiện đại, bao gồm các loại thiết bị:
 Phim đèn chiếu, bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu, băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, phần mềm dạy học.
Sau khi phân loại thiết bị dạy học thì người quản lý thiết bị tiến hành sắp xếp các thiết bị một cách khoa học: cụ thể như sau.
 - Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn. Tự thiết kế giá treo theo từng bộ môn cụ thể là phân theo phân phối chương trình, dễ thấy, dễ lấy. Tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Theo dõi phân phối chương trình của từng môn, phiếu mượn của giáo viên bộ môn, kịp thời cho mượn trả đúng quy định để phục vụ tốt cho việc dạy, học của giáo viên và học sinh.
 - Sắp xếp hệ thống thiết bị dạy học theo phân loại tự nhiên, nguyên mẫu, dụng cụ giảng dạy và học tập, các thiết bị nghe nhìn, các máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo môn học. 
 -Phòng chuẩn bị thí nghiệm phải sắp xếp thiết bị tuân theo một số nguyên tắc sau:“dễ thấy, dễ lấy ”. 
Chẳng hạn đối với mô hình, mẫu vật môn sinh học, sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người giáo viên bộ môn cần sắp xếp khoa học, phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: Thấp ở ngoài , cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong, những đồ vụn vặt có thể để trong khay nhựa như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím.... Nhà trường đã trang bị một tủ dùng để hóa chất chống ô nhiễm môi trường và giảm độc hại.
- Hệ thống TBDH ở Trường THCS được quy định theo danh mục TBDH tối thiểu do bộ GD& ĐT đã ban hành kèm theo thông tư số 19/2009/TT- BGDĐT ngày 11/8/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
- Danh mục TBDH tối thiểu ở trường THCS được ban hành sắp xếp theo lớp học, theo loại hình được tổng hợp tóm tắt trong bảng dưới đây đối với một số bộ môn.
Môn toán ( cơ số cho 4 lớp)
TT
Tên loại hình thiết bị dạy học
Số lượng trang bị cho các khối lớp
Ghi chú
khối 6
khối 7
khối 8
khối 9
1
Tranh ảnh
05 bộ
01 bộ
01 bộ
0
2
Mô hình
03 bộ
0
0
03 bộ
20 cái
01 bộ
0
3
Dụng Cụ
05 bộ
0
02 bộ
0
24 bộ
01 cái
01 bộ
02 cái
4
Băng hình đĩa phần mềm
04 cáí
0
0
01 cái
Môn vật lý ( cơ số cho 4 lớp)
TT
Tên loại hình thiết bị dạy học
Số lượng trang bị cho các khối lớp
Ghi chú
khối 6
khối 7
khối 8
khối 9
1
Tranh ảnh
04 tờ
0
04 tờ
03 tờ
2
Dụng cụ
0
299 cái
14 bộ
390 cái
07 bộ
306 cái
90 bộ
429 cái
3
Vật liệu tiêu hao
0
0
0
48 cái
Môn sinh học ( cơ số cho 4 lớp)
TT
Tên loại hình thiết bị dạy học
Số lượng trang bị cho các khối lớp
Ghi chú
khối 6
khối 7
khối 8
khối 9
1
Tranh ảnh, bản đồ
01 bộ
01 tờ
0
05 tờ
0
13 tờ
0
30 tờ
2
Mô hình
04 cái
07 cái
06 bộ
04 hộp
3
Mẫu vật
02 hộp
0
02 hộp
01 hộp
4
Dụng Cụ
06 bộ
01hộp
133 cái
01 bộ
03hộp
202 cái
05 bộ
03hộp
105 cái
0
0
22 cái
5
Hóa chất
0
08 thứ
0
0
6
Băng hình hoặc đĩa CD
05 cái
0
0
0
- GV quản lý thiết bị dạy học sắp xếp theo thứ tự của từng tiết học. Đánh số thứ tự và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó trên giá.
 - Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
 - Phân loại các thiết bị và đánh số để dễ lấy khi sử dụng. Và công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nếu nó bị khuyết ở vị trí trên giá có thể không cần theo dõi sổ mượn thiết bị cũng có thể biết được giáo viên có sử dung thiết bị dạy học hay không, hoặc là còn thiếu cần phải bổ sung.
3.3. Lập sổ ghi tên các thiết bị theo môn và khối lớp
 Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi tên các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Môn:Vật lý
STT
Tên TBDH
Vị trí
Dạy tiết
Giá/tủ
Số
1
Cân Robecvan
2
4
4
2
 Lò xo xoắn, lò xo lá tròn
1
2
5
3
Máng nghiêng, xe lăn
1
3
6
4
Lực kế lò xo
1
1
10
Ví dụ: Muốn tìm thiết bị môn sinh học 7 “Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài” giáo viên phụ trách thiết bị chỉ cần mở sổ ghi thiết bị môn Sinh 7, tra ở cột tên thiết bị “Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài” giáo viên phụ trách thiết bị sẽ tìm ra tủ đựng và cột ghi vị trí để mô hình.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Môn: Sinh 7
STT
Tên TBDH
Vị trí
Dạy tiết
Giá/tủ
Số
1
 Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài
2
4
40
2
Mô hình chim bồ câu
1
2
43
3
Mô hình thỏ 
2
7
48
Như vậy giáo viên quản lý TB chỉ cần đến giá (tủ) 2 và đến vị trí số 4 lấy mô hình.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học cũng giúp cho cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong khâu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_bao_quan_sap_xep_khoa_hoc_hop_ly_de.doc