SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khoa học hiệu quả trong dạy học mạch kiến thức số học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học Nga Bạch - Nga Sơn

SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khoa học hiệu quả trong dạy học mạch kiến thức số học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học Nga Bạch - Nga Sơn

 Mục tiêu dạy học ở bậc Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục phổ thông và thống Giáo dục quốc dân. Để đạt được mục tiêu này, các trường Tiểu học cần có sự đổi mới toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích được sự tìm tòi, ham học hỏi của học sinh, rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo đó là phương châm mà người giáo viên cần hướng tới, chính là dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tập trung vào hoạt động của người học, rèn luyện cho trẻ em những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc Tế.

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, pháp giải quyết vấn đề Nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.

 

doc 21 trang thuychi01 39894
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khoa học hiệu quả trong dạy học mạch kiến thức số học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học Nga Bạch - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Mục tiêu dạy học ở bậc Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục phổ thông và thống Giáo dục quốc dân. Để đạt được mục tiêu này, các trường Tiểu học cần có sự đổi mới toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích được sự tìm tòi, ham học hỏi của học sinh, rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo đó là phương châm mà người giáo viên cần hướng tới, chính là dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, tập trung vào hoạt động của người học, rèn luyện cho trẻ em những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc Tế. 
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Môn Toán trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để ứng dụng trong đời sống. Môn Toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, pháp giải quyết vấn đề Nó đóng góp vào việc phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. 
Lớp Một là lớp đầu cấp ở bậc học Tiểu học. Học sinh Tiểu học nhỏ tuổi nên việc tư duy còn hạn chế. Tư duy của các em phù hợp với tư duy trực quan hơn là tư duy trừu tượng. Mới tới trường năm đầu, học sinh lớp Một rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo chơi sang hoạt động học tập. Đặc biệt, tư duy của trẻ lớp Một là tư duy trực quan cụ thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Ở lứa tuổi này, các em rất dễ xúc cảm, thích cái đẹp, cái mới lạ, tích cực ham muốn gần gũi với thiên nhiên, nhạy cảm với các hoạt động văn học nghệ thuật như: sách, truyện, tranh ảnh, vật thật, phim ảnh, kịch, múaBởi vậy, việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, đặc biệt là đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học toán nói riêng là điều rất cần thiết. Đồ dùng trực quan sinh động góp phần to lớn trong việc hình thành kiến thức, trong việc giáo dục. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một, qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, giáo viên nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan còn có những bất cập và hạn chế. Bởi vậy, tôi suy nghĩ trăn trở tìm giải pháp thế nào để việc dạy học Toán được tốt hơn và mong muốn giáo viên và học sinh cần có kỹ năng trong việc sử dụng trực quan. Do đó bản thân đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khoa học hiệu quả trong dạy học mạch kiến thức số học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán cho học sinh lớp 1C Trường Tiểu học Nga Bạch - Nga Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu	
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu về:
- Cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán nói chung và mạch số học nói riêng. 
- Giúp giáo viên có kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học toán để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát chương trình toán ở lớp 1.
- Nghiên cứu một số phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy toán ở lớp 1.
- Tổng kết, rút ra một số bài học sinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài để giúp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình giảng dạy môn toán nói chung và mạch số học nói riêng cho học sinh lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	Nghiên cứu tài liệu qua các đầu sách tham khảo, trên mạng Internet. Tài liệu sách, báo. Sách giáo viên toán lớp 1; Sách giáo khoa toán 1.
- Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận:
	Điều tra tình hình thực tế học sinh trong lớp.
	Thông qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn khi dạy mạch số học cho học sinh lớp 1.	
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
	Tổng hợp điều tra mức độ học sinh hiểu bài trong các giờ học,
	Kiểm tra việc học tập của học sinh, phân loại học sinh để có nội dung và phương pháp dạy phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
	Sử dụng bảng biểu đối chiếu, xử lý số liệu, so sánh số liệu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán lớp 1.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học là rất cần thiết vì nhận thức của trẻ từ 6 - 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hiện tượng cụ thể, hình ảnh cụ thể. Trong khi đó, các kiến thức của môn Toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, để nắm được các kiến thức trừu tượng, phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
Quan niệm về cụ thể và trừu tượng chỉ có tính chất tương đối. Khi học sinh 6 tuổi học về các số tự nhiên thì khái niệm số tự nhiên là trừu tượng. Giáo viên phải sử dụng phương tiện trực quan là những vật cụ thể như quả cam, con mèo, ông hoa, cây... để biểu thị. Như vậy, việc dạy Toán ở Tiểu học phải dựa vào phương tiện trực quan (ở mức độ khác nhau) và sử dụng phương pháp trực quan là một việc rất cần thiết. Hầu hết giáo viên đã nhận thức rõ điều đó. Các đồng chí đã lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học vào trong các tiết dạy, song sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp trực quan chưa được hợp lý dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa tốt.
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức quá trình dạy học hợp lí, có hiệu quả. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa, đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành. Đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri, vô giác nhưng dưới sự điều khiển của giáo viên, đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Nếu việc ”Dạy chay, dạy suông” làm cho người học thụ động, không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của đồ dùng dạy học sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học. Làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía nhà trường.
Nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm đồ dùng dạy hoc cần thiết cho giảng dạy. Trường đã có 02 bộ máy chiếu đa năng. Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán. Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. Lớp học có hệ thống bảng chống loá, bảng phụ. Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng thi sử dụng đồ dùng cấp trường. 
Chương trình toán hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lôgic, thuật ngữ Toán học chính xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy trẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp dụng để làm bài tập. Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ (ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số). 
Tuy đồ dùng dạy học môn Toán lớp Một được trang bị nhiều nhưng chưa đáp ứng hết sự phù hợp với từng bài dạy, chưa đủ để phục vụ nhu cầu cần thiết cho môn Toán.
* Thực trạng về giáo viên.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học Nga Bạch, bản thân tôi thấy được những ưu điểm cũng như một số tồn tại khó khăn cần được khắc phục khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán 1 mạch số học như sau:
Hầu hết giáo viên đã nhận thức được tác dụng của các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp trực quan nói riêng, song để vận dụng và thực hiện như thế nào cho có hiệu quả thì đây là một vấn đề đang cần tìm hướng giải quyết, bởi vì nếu sử dụng không đúng các phương pháp sẽ vô tình làm cho chất lượng giờ học kém đi, phi khoa học.
- Hầu hết giáo viên đã ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng trực quan trong dạy học Tiểu học nói chung và trong dạy học Toán 1 nói riêng nên họ đã lựa chọn sử dụng ở đa số các tiết dạy.
- Đồ dùng được sử dụng trong tiết dạy đơn giản, gần gũi với học sinh.
- Trong các tiết toán, một số giáo viên vẫn quan niệm học sinh lớp 1 chủ yếu nhận biết số và tính toán cộng, trừ là được nên bỏ qua phần trực quan mà giới thiệu luôn số và phép tính. Vì vậy dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức máy móc, không hiểu bản chất vấn đề nên chóng quên kiến thức.
- Chưa nghiên cứu kĩ để hiểu ý đồ của SGK nên đôi khi sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy không khoa học, hợp lí, vì vậy hiệu quả giờ dạy chưa cao.
- Chưa tuân thủ các yêu cầu căn bản khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng phương pháp trực quan cũng như sử dụng đồ dùng trực quan
- Sử dụng phương tiện trực quan giống nhau dẫn đến sự nhàm chán đối với học sinh. Đôi khi giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan một cách hình thức, đối phó.
- Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng. 
* Thực trạng về học sinh:
- Hầu hết học sinh có hứng thú học tập trong các giờ học có sử dụng đồ dùng trực quan.
- Học sinh lớp 1 còn rất nhỏ, việc tiếp thu kiến thức ở bậc học mới gặp khó khăn đặc biệt là thời gian đầu năm học mới.
- Một số học sinh khi được giáo viên giới thiệu kiến thức bằng đồ dùng trực quan thấy lạ thì tập trung chú ý vào đồ dùng của cô, quên nhiệm vụ học tập.
- Một số gia đình học sinh phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em nên chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của học sinh trước khi đến lớp. Vì vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh.
- Học sinh lớp một chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với cô giáo. Vì vậy có vấn đề chưa hiểu không dám trao đổi với giáo viên dẫn đến hổng kiến thức.
* Kết quả của thực trạng trên.
Năm học 2017-2018 tôi được phân công phụ trách lớp 1C, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên chÊt lượng học sinh không đạt được như mong muốn qua thực tế nghiên cứu và khảo sát chất lượng đầu năm thu được kết quả như sau:
Số HS
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
34em
5
14,7%
7
20,5%
14
44,3%
 7
20,5%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, học sinh đạt điểm 9, điểm 10 còn hạn chế, điểm dưới 5 còn nhiều .Khi dạy bài mới, việc sử dụng trực quan đã có song chưa được chú trọng, tôi thấy học sinh đã thích học môn Toán nhưng kết quả chưa cao. Điều đó chứng tỏ rằng bản thân các em cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên, tự mình sử dụng trực quan để tìm ra kiến thức và củng cố kiến thức. Muốn nâng cao chất lượng dạy học, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt mà không nặng nề đối với học sinh? Tôi thấy việc sử dụng trực quan trong giờ dạy học Toán cần phải có sự chuẩn bị nỗ lực của cả thầy và trò, có biện pháp, phương pháp sử dụng hợp lý, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thì mới đạt được hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Nắm vững bản chất dạy học trực quan và một số yêu cầu khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.
1.1. Nắm vững bản chất của việc sử dụng đồ dùng trực quan: 
 Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày. 
Những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,... 
Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học tập được những thao tác mẫu của giáo viên, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
1.2. Vận dụng linh hoạt quy trình sử dụng đồ dùng trực quan.
Giáo viên phải nắm rõ qui trình thực hiện khi sử dụng đồ dùng trực quan để sử dụng linh hoạt và phù hợp trong các tiết dạy toán: 
+ GV treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các đồ vật ... và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của học sinh.
+ GV trình bày nội dung các đồ dùng trực quan đó.
+ GV yêu cầu một số học sinh trình bày lại, giải thích.
+ Từ những chi tiết, thông tin học sinh thu được từ phương tiện trực quan, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà đồ dùng trực quan cần chuyển tải. 
	Như vậy, việc hiểu bản chất của việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp cho giáo viên nắm vững hơn phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách triệt để và có hiệu quả cao trong các giờ dạy toán.
1.3. Một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán.
1.3.1. Lựa chọn cách sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh Tiểu học. 
 Ở trường Tiểu học, khi sử dụng dạy học trực quan không thể không có các đồ dùng dạy học toán. Ở đầu năm lớp 1, các đồ dùng dạy học toán thường là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua, viên bi), các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh (cây, quả, hoa, dụng cụ gia đình, các vật nuôi), các mô hình, vật tượng trưng (các hình hình học bằng bìa, bằng gỗ mỏng, bằng nhựa để học sinh học số, các hình chấm tròn, các hạt tính trên bàn tính, que tính). 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Số 7”, để giúp học sinh hình thành biểu tượng số 7, giáo viên sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán như sau:
Vì đây là giai đoạn đầu lớp 1 nên giáo viên chọn đồ dùng gần gũi với các em. Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 6 con gấu, sau đó lấy thêm 1 con gấu nữa, hỏi tất cả có mấy con gấu. Học sinh đếm thêm 1 trên các con gấu để biết được là: có 6 con gấu thêm 1 con gấu được 7 con gấu. 
 6 1
 7
Tiếp tục như thế, giáo viên cho học sinh thực hiện với quả cam, hình tròn, ngôi saođể biết các vật trên đều có số lượng là 7 và số 7 được biểu diễn như thế nào.
 6 1
 7
Đến cuối năm lớp Một thì sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ tư duy trừu tượng hơn. Giáo viên có thể sử dụng chấm tròn, hình vuông, que tính....để phù hợp với sự phát triển của các em. Ví dụ khi dạy bài: Phép trừ trong phạm vi 6, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học như sau.
Mục đích của việc sử dụng các đồ dùng dạy học Toán như trên, tôi muốn tạo ra cho các em chỗ dựa trực quan để dạy học các nội dung Toán học trừu tượng, khái quát. Tôi lựa chọn và làm các đồ dùng dạy học tập trung phục vụ cho việc dạy học các nội dung Toán học. Đồ dùng phải phản ánh rõ ràng dấu hiệu, bản chất của nội dung dạy học và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm sinh lí lứa tuổi. Mặt khác, song song với đồ dùng trực quan của giáo viên, tôi đã tổ chức, hướng dẫn cho các em hoạt động đồng thời trên bộ đồ dùng học tập của từng cá nhân học sinh với mục đích tạo biểu tượng tốt nhất cho học sinh.
GV đang giúp đỡ HS lớp 1C – Trường Tiểu học Nga Bạch sử dụng đồ dùng
GV sử dụng đồ dùng vào tiết dạy Toán ở lớp 1C - Trường Tiểu học Nga Bạch
Lúc đầu, học sinh lớp tôi lúc đầu còn bỡ ngỡ với việc sử dụng đồ dùng học tập. Nhưng do có hoạt động định hướng của giáo viên, các em đã không những không còn xa lạ với việc sử dụng đồ dùng học tập nữa mà còn sử dụng chúng để tìm tòi, học hỏi kiến thức mới của môn Toán một cách thành thạo.
1.3.2. Sử dụng đồ dùng dạy học Toán đúng lúc, đúng mức độ, không lạm dụng.
Đồ dùng trực quan hỗ trợ cho học sinh nắm vững kiến thức mới và hỗ trợ cho việc phát triển tư duy trừu tượng, nhưng không vì thế mà luôn luôn sử dụng trong suốt cả tiết học. Giáo viên phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách.
- Đúng lúc, đúng chỗ: Là phải biết sử dụng đồ dùng nào vào dạy kiến nào, đồ dùng phải phản ánh được lôgic của kiến thức.
- Đúng cách: Đúng quy trình khi sử dụng đồ dùng dạy học (đúng các thao tác).
Tôi hướng dẫn cho học sinh phải suy nghĩ tự tìm ra kết quả chứ không thụ động, cứ quên là lại xòe que tính, hình tròn để tính. Vì thế trong mỗi giờ học Toán, học sinh lớp tôi không còn thấy khó khăn, trở ngại trong việc làm tính, tính nhẩm. Một số em trước đây khi cộng trừ các số trong phạm vi 10 còn rất chậm. Các em thường xuyên phải dùng que tính để tìm kết quả. Nhưng giờ đây, với các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100, các em có thể nhẩm và viết ngay được kết quả.
Là giáo viên dạy lớp 1, lớp nhỏ nhất trong trường Tiểu học nên trong giờ học toán nói chung, trong dạy mạch số học nói riêng, tôi đã tổ chức hướng dẫn cho học sinh sử dụng các đồ dùng học tập bằng tất cả các giác quan tay cầm, 
mắt nhìn, tai nghe... để nhận biết, tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
- Ví dụ: Khi dạy bài số 6, để biết cấu tạo của số 6, tôi hướng dẫn học sinh:
+ Lấy 6 que tính cầm trên tay rồi tách thành 2 nhóm tùy ý.
+ Cho học sinh báo cáo kết quả, trao đổi ý kiến để tìm các phép tính.
 (6 gồm mấy và mấy)
+ Hệ thống lại: 6 gồm 5 và 1, 6 gồm 4 và 2...
Với cách làm như trên, bản thân tôi thấy học sinh được tự tay thực hành trên đồ dùng, tự óc mình phán đoán để tìm ra kiến thức mới, các em nắm rất tốt cấu tạo số, không những bài số 6 mà còn ở các bài học số về sau, nó cũng tạo tiền đề vững chắc cho việc dạy cộng trừ sau này.
Mặc dù sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học có nhiều lợi thế, nhưng tôi đã biết sử dụng có mức độ, thường thì tôi chỉ sử dụng trong lúc dạy bài mới, khi hình thành kiến thức mới, còn khi luyện tập thực hành, chỉ khi nào cần thiết lắm tôi mới sử dụng trực quan để hỗ trợ củng cố kiến thức đã học.
* Ví dụ: Khi hình thành bảng cộng trong phạm vi 6, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, như que tính, hình tròn..., để tìm ra kết quả phép cộng, nhưng khi đã thuộc bảng cộng rồi thì cố gắng không dùng que tính, không dùng đốt tay để làm tính mà tập nói ngay kết quả phép tính, chỉ khi nào học sinh quên công thức thì mới dùng que tính, đốt ngón tay... để hỗ trợ trí nhớ.
Với việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học một cách hợp lí như vậy, tôi thấy rằng học sinh lớp tôi tự tin hơn nhiều khi tính toán, không bị lệ thuộc quá nhiều vào đồ dùng trực quan mà vẫn nhẩm ngay được kết quả một cách nhanh chóng.
Giải pháp 2: Nghiên cứu, lựa chọn đồ dùng trực quan để sử dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm sinh lí học sinh và từng dạng bài cụ thể 2.1. Một số đồ dùng trực quan thường sử dụng trong dạy học toán lớp 1.
- Đồ dùng là các vật thật như cái bút, bông hoa, viên phấn, viên bi...
- Mô hình các đồ vật như các mô hình hình tam giác, hình tròn, con chim nhựa...
- Tranh ảnh dùng để biểu thị sự vật.
- Que tính, hạt tính...
- Phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video
Đồ dùng trực quan dùng trong dạy học toán lớp 1 rất phong phú và đa dạng. Song để sử dụng một cách có hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn đồ dùng phù hợp giai đoạn phát triển tâm sinh lý học sinh và phù hợp với từng dạng bài cụ thể.
2.2. Phân loại các dạng toán của mạch số học ở lớp 1.
Việc phân loại các dạng Toán của mạch số học lớp 1 là rất cần thiết, bởi vì nó giúp giáo viên định hướng được phương pháp cũng như sử dụng lọai đồ dùng trực quan nào cho phù hợp với từng dạng Toán. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phần số học của lớp 1 được chia làm 2 dạng đặc trưng: 
a. Hình thành khái niệm số:
- Dạng các số từ 1 đến 10 (8 tiết)
- Dạng các số từ 10 đến 100 (9 tiết)
b. Dạy phép toán
- Bảng cộng, trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100
- Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. 
Nội dung số học là nội dung được giảng dạy xuyên suố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_khoa_hoc_hieu_qua.doc