SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1

Để đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta, giáo dục Tiểu học đang đổi mới toàn diện và đồng bộ, góp phần đào tạo những con người có tính chủ động - sáng tạo, linh hoạt - con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đai hoá của thế kỷ 21. Đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng vì hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy và học.

Đổi mới phương pháp dạy học có nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm theo phương thức là dạy học tạo sự phát triển tự nhiên, lấy kỹ năng phương pháp làm mục đích của sự lên lớp. Thầy là người tổ chức, hướng dẫn, trò là người hoạt động, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức.

Học sinh Tiểu học được giáo dục toàn diện. Mỗi môn học đều có một đặc điểm riêng mà giáo viên phải đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.

Học vần là môn học khởi đầu giúp trẻ chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Thông qua việc học chữ, trẻ lớp 1 được tiếp thu những kiến thức rất cơ bản về con người và thế giới xung quanh.

Trong giai đoạn học vần, đơn vị ngôn ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu là từ. Việc dạy học cho học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của từ có trong bài là quan trọng. Dạy học vần cần đảm bảo nguyên tắc dạy chữ gắn với dạy nghĩa lấy đơn vị tiếng, từ ngữ làm đơn vị trung tâm, đảm bảo cho học sinh hiểu được những gì mình đọc, viết, nói. Nếu học sinh chỉ đánh vần từng chữ một cách máy móc, không biết đến ý nghĩa của từ, của câu thì kết quả học tập rất hạn chế.

Dạy học vần cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu giáo dục tư tưởng. Qua từng bài học, giáo viên giúp các em có vốn hiểu biết ban đầu về quê hương đất nước và bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quê hương của mình.

 

doc 17 trang thuychi01 13664
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NGHĨA CỦA TỪ TRONG GIỜ HỌC VẦN Ở LỚP 1
Người thực hiện: Phạm Thị Yến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Văn Tám
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2018
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta, giáo dục Tiểu học đang đổi mới toàn diện và đồng bộ, góp phần đào tạo những con người có tính chủ động - sáng tạo, linh hoạt - con người trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đai hoá của thế kỷ 21. Đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng vì hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học có nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm theo phương thức là dạy học tạo sự phát triển tự nhiên, lấy kỹ năng phương pháp làm mục đích của sự lên lớp. Thầy là người tổ chức, hướng dẫn, trò là người hoạt động, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức.
Học sinh Tiểu học được giáo dục toàn diện. Mỗi môn học đều có một đặc điểm riêng mà giáo viên phải đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
Học vần là môn học khởi đầu giúp trẻ chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp, đó là chữ viết. Thông qua việc học chữ, trẻ lớp 1 được tiếp thu những kiến thức rất cơ bản về con người và thế giới xung quanh.
Trong giai đoạn học vần, đơn vị ngôn ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu là từ. Việc dạy học cho học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của từ có trong bài là quan trọng. Dạy học vần cần đảm bảo nguyên tắc dạy chữ gắn với dạy nghĩa lấy đơn vị tiếng, từ ngữ làm đơn vị trung tâm, đảm bảo cho học sinh hiểu được những gì mình đọc, viết, nói. Nếu học sinh chỉ đánh vần từng chữ một cách máy móc, không biết đến ý nghĩa của từ, của câu thì kết quả học tập rất hạn chế. 
Dạy học vần cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu giáo dục tư tưởng. Qua từng bài học, giáo viên giúp các em có vốn hiểu biết ban đầu về quê hương đất nước và bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quê hương của mình.
 Phân môn học vần ở Tiểu học chỉ có ở lớp Một. Phân môn này giúp truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách đọc, viết trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kĩ năng khác (nghe và nói)
 Phân môn tập đọc đối với lớp Một chính là giai đoạn sau học chữ: Là những câu, đoạn về thiên nhiên, đất nước, gia đình, trường học, so với các lớp trên thì ở lớp Một ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống và kiến thức học ở lớp trên. Để học tốt phân môn tập đọc lớp 1và các phân môn khác của môn Tiếng Việt ở các lớp trên thì trước hết học sinh phải học tốt phân môn Học vần, mà trong đó việc học sinh hiểu nghĩa từ là rất quan trọng, đó chính là nền tảng, gốc rễ của việc học môn Tiếng Việt hiệu quả. Trong thực tế, học sinh lớp 1 chưa hiểu rõ nghĩa của từ mới. Việc hiểu nghĩa từ mới đối với các em là khó vì các em còn bé, vốn hiểu biết, vốn từ chưa nhiều, nói câu còn chưa rõ nghĩa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ngay từ khi được phân công giảng dạy lớp Một, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần ở lớp 1”. 
II. Mục đích nghiên cứu:
 1. Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình, trên cơ sở lí luận thực tiễn, phân tích những ưu điểm, tồn tại để tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần.
 2. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi tìm hiểu nghĩa của từ. 
 3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh hiểu nghĩa từ trong giờ Học vần ở lớp Một.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài nghiên cứu một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần lớp Một.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
Nghiên cứu, tham khảo tài liệu.
Hướng dẫn chuẩn bị của học sinh.
Sử dụng đồ dùng dạy học.
Khai thác trên mạng.
Tham quan và trải nghiệm thực tế.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Mục tiêu của việc giải nghĩa từ cho học sinh lớp 1 là: 
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về sử dụng đồ dùng học tập để tìm hiểu nghĩa từ.
 - Qua kênh hình, tranh ảnh, để học sinh hiểu được nghĩa của các từ khoá, từ ứng dụng, từ trong câu ứng dụng.
2. Bước đầu rèn luyện hình thành các kỹ năng:
 - Quan sát kênh hình, tranh ảnh,  để tìm kiếm sưu tầm các tư liệu ở các nguồn khác nhau.
 - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp
 - Mô tả được nghĩa các từ qua tư liệu.
 - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
3. Góp phần bồi dưỡng và giáo dục tư tưởng, hướng học sinh đến với cái hay, cái đẹp mhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về trí lực và đạo đức.
 - Ham học hỏi, tìm hiểu. 
 - Tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt
 Để đạt được các mục tiêu trên, người giáo viên phải có các biện pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1. Một số đặc điểm dạy học Học vần ở lớp 1D trường Tiểu học Lê Văn Tám.
Lớp 1D gồm: 38 học sinh (Nam: 18 em, Nữ: 20 em) 
a) Thuận lợi: 
 - Phòng học có đủ ánh sáng, quạt mát, có bảng chống lóa, sân chơi rộng rãi.
 - Có một số tranh ảnh, đồ dùng đã được nhà trường trang bị phù hợp với nội dung bài học. Nhà trường có máy tính xách tay, máy chiếu đa năng.
 - Phần lớn phụ huynh quan tâm đến các em học sinh. 
 - Hầu hết các em học sinh được qua lớp mẫu giáo. 
b) Khó khăn: 
 - Các em học sinh khi bước vào lớp Một gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức. Vì ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi còn khi bước vào lớp Mộ thì hoạt động chủ đạo là học tập nên còn một số em chưa bắt nhịp được với bài học và hiểu được nghĩa từ là một thách thức với học sinh.
 - Trong lớp có một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm xa không có điều kiện để quan tâm, nhắc nhở thường xuyên tới các em.
 - Còn một vài em không đi học mẫu giáo điều này thực sự khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên. Vì với các em này ý thức kỷ luật, vốn từ của các em còn hạn chế. Các em nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.
2. Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng dạy học để tìm hiểu nghĩa của từ ở phân môn học vần
 	 Như tôi đã phân tích ở trên, phân môn học vần chỉ có ở lớp Một và người giáo viên phải giúp các em học sinh hiểu được nghĩa của từ ngay từ bài học đầu qua mối liên hệ với chữ cái với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. Tuy vậy, do tiết học chỉ có 40 phút mà khả năng tiếp thu bài và trình độ ban đầu của các em là khác nhau. Điều này hạn chế khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh dẫn đến việc học sinh thì đọc chay mà không hiểu được nghĩa của từ
	Giáo viên và học sinh chưa tận dụng phát huy hết các tác dụng của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ vật) khiến cho giờ học chưa sinh động và đạt hiệu quả chưa cao.
 Ví dụ: Khi tôi dạy bài 12: i - a trong đó có từ “ba lô”. Rất nhiều em không hiểu “ba lô” là gì khi tôi chưa cho các em quan sát đồ dùng trực quan hoặc tranh, ảnh. 
 Hay khi dạy bài 16: Ôn tập trong đó có từ “thợ nề”. Học sinh không biết “thợ nề” là gì nếu như GV không có tranh, ảnh cho HS quan sát.
 Hay khi dạy bài 39: au - âu, trong phần từ ứng dụng có từ “lau sậy” - là học sinh thành phố nên rất ít em biết về cây lau, cây sậy. 
 Vì vậy, ngay từ đầu năm , tôi đã khảo sát học sinh và đã thu được kết quả như sau: 
Sĩ số
Số HS hiểu nghĩa của từ
Số HS chưa hiểu nghĩa của từ
SL
SL
SL
TL
38
12
31,6%
26
68,4%
 Trước thực trạng của vấn đề mà mình chọn để nghiên cứu, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm và thôi thúc suy nghĩ, tìm ra những biện pháp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của từ trong giờ học vần.
III. Giải pháp để giải quyết vấn đề:
1. Biện pháp thứ nhất: Nghiên cứu, tham khảo tài liệu
 Giáo viên là người chỉ đạo, hướng dẫn đúng với những hình thức dạy học sinh động thì kết quả đạt được trong dạy học sẽ cao. Chính vì vậy, để đạt kết quả cao trong giảng dạy, trong hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trong giờ Học vần, trước hết người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa, các dạng bài ... để có các đã biện pháp dạy học phù hợp. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, tôi đã thực hiện các hoạt động sau:
1.1.Nghiên cứu tài liệu 
 Tôi nhận thấy rõ việc nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị một nội dung cũng như phương pháp dạy học rất cần thiết và đặc biệt quan trọng. Bởi vì, chỉ có như vậy giáo viên mới thực sự chủ động về kiến thức, về việc chuẩn bị đồ dùng dạy học nhằm giúp cho tiết học phong phú, gây được hứng thú cho học sinh.
 Trước hết, tôi nghiên cứu SGK lớp Một, bộ tranh ảnh của bộ môn Học vần và các bộ môn khácđể hiểu rõ nội dung chương trình, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Các đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải nghĩa từ. Qua nghiên cứu đã giúp tôi nắm được nội dung xuyên suốt phần học vần nên tôi mạnh dạn đưa ra một số cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ nghĩa từ trong giờ học vần theo nhóm bài gồm 3 dạng:
 * Dạng thứ nhất: Dạng bài học âm
- Từ bài 1 đến bài 10
- Từ bài 12 đến bài 15
- Từ bài 17 đến bài 20
- Từ bài 22 đến bài 26
 * Dạng thứ hai: Dạng bài học vần
- Từ bài 28 đến bài 30
- Từ bài 32 đến bài 36
- Từ bài 38 đến bài 42
- Từ bài 44 đến bài 50
- Từ bài 52 đến bài 58
- Từ bài 60 đến bài 66
- Từ bài 68 đến bài 74
- Từ bài 76 đến bài 82 
- Từ bài 84 đến bài 89
- Từ bài 91 đến bài 96
- Từ bài 98 đến bài 102
* Dạng thứ ba: Dạng bài ôn tập âm, vần:
- Bài 11,16,21,27,31,37,43
- Bài 51,59,67,75,83,90,97,103
Việc lập ra bảng thống kê trên giúp tôi có rất nhiều thuận lợi trong việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học, giúp tôi sắp xếp được đồ dùng dạy học thành hệ thống dễ sử dụng. Lập được bảng thống kê các dạng bài Học vần, giúp tôi soạn được hệ thống câu hỏi kết hợp với đồ dùng dạy học để học sinh hiểu rõ nghĩa của từ. 
Khi dạy bài học âm học sinh dựa vào tranh, ảnh để thảo luận và tìm ra được các từ khóa (tiếng có nghĩa) trong bài. Từ việc tìm được từ khóa trong bài các em đã phần nào hiểu được nghĩa của từ đó thông qua tranh, ảnh
Ví dụ: Bài 6
Khi học sinh quan sát bức tranh về một người đang “bẻ ngô” kết hợp với câu hỏi họ đang làm gì? Từ đó học sinh tìm ra được từ “bẻ”: “Bẻ” là làm gẫy cái gì đó.
1.2 Tham khảo tài liệu:
	Qua thực tế giảng dạy môn học vần, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu rất bổ ích và thiết thực. Vì vậy, ngoài trình độ học vấn đòi hỏi mỗi người giáo viên Tiểu học cần có ý thức sưu tầm thêm các tài liệu như tranh, ảnh,phục vụ cho việc giải thích từ như tìm tài liệu ở các môn khác, sách, báo, từ điển,..Sau khi nghiên cứu chương trình lớp Một và 3 dạng bài cụ thể tôi tranh thủ các thời gian rỗi, các ngày nghỉ cuối tuần, thời gian nghỉ hè để đọc tham khảo các tài liệu, sưu tầm, tích lũy các tranh ảnh, mô hình, vật thật. Tập trung thành hệ thống với từng dạng bài để khi dạy dạng bài nào sẽ mang ra sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả. Qua sưu tầm và đọc tôi đã nắm vững được các khái niệm cơ bản để từ đó tôi xây dựng được cách giải nghĩa từ gần gũi với học sinh.
	Ví dụ : Để giải nghĩa từ “mùa xuân” (bài 100), “gió xoáy” (bài 92), “luật giao thông” (bài 101),tôi sưu tầm những hình ảnh có giá trị, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh tiểu học và chiếu lên màn hình cho các em quan sát. Học sinh sẽ có thể hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng. Học sinh sẽ thích thú học, giờ học tự nhiên và có hiệu quả cao.
	Kết quả: Với việc nghiên cứu và tham khảo tài liệu đã giúp tôi chuẩn bị được kế hoạch dạy học cho từng từ cần giải nghĩa sao cho có hiệu quả nhất, sử dụng, khai thác triệt để kênh hình, kênh chữ trong SGK và tự làm đồ dùng dạy học cho mỗi bài phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh.
2. Biện pháp thứ 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị các điều kiện(tranh ảnh, đồ dùng học tập, câu hỏi..) và tâm thế để học bài mới.
	Với học sinh lớp Một cũng như các anh chị lớp trên việc chuẩn bị bài là rất quan trọng và cần thiết. Việc này hình thành cho các em phương pháp học tập bộ môn. Từ đó học sinh sẽ nắm vững phương pháp học tập bộ môn. Nhưng đối với học sinh lớp Một thì việc chuẩn bị bài là hoàn toàn mới với các em. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi rất coi trọng việc hướng dẫn các em chuẩn bị bài cho tiết học vần. Ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã hướng dẫn phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế trước khi đến lớp học. Đối với học sinh, trong các giờ hướng dẫn học, tôi thường hướng dẫn các em sưu tầm tranh ảnh, báo, đồ vật thật nhằm giúp học sinh tiếp cận với nghĩa của từ theo các bước sau:
	 Bước 1: Học sinh quan sát kênh hình (nếu có) trong SGK. Bước này giúp cho học sinh tiếp cận với nghĩa của từ trong bài.
	Bước 2: Tự khai thác kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên như hỏi mọi người, tự chuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh,để chuẩn bị cho việc học các kiến thức bài học mới.
	Bước 3: Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở hoặc cũng có thể là những câu hỏi cần giải đáp của học sinh, những vấn đề chưa hiểu rõ. Để nêu được những câu hỏi cần giải đáp thì học sinh phải vận động trí óc, phải quan sát và phân tích kĩ những kênh hình, tranh ảnh, đoạn phim,Với yêu cầu này, trong thực tế đối với học sinh lớp 1 thì mỗi tiết học chỉ có 3 đến 4 em có câu thắc mắc, thậm chí có tiết học không có thắc mắc nào để tìm ra cách giải nghĩa từ. Chính vì vậy, khi có câu hỏi học sinh nêu ra, tôi thường động viên tinh thần học tập của các em. Đồng thời cũng khuyến khích các học sinh khác nêu câu hỏi hay, phù hợp để học sinh trao đổi và giải đáp.
	 Ví dụ 1: Khi dạy từ “ khỉ ”. Tôi cho HS quan sát tranh và hỏi: 
 Con gì giỏi leo, giỏi trèo, thích ăn hoa quả và hay làm xiếc?
 Học sinh trả lời: Con khỉ
 Ví dụ 2: Dạy từ “ tuổi thơ”
 Tôi cho các em quan sát các hình ảnh sau và hỏi:
 Các con thấy tuổi thơ của các con so với tuổi thơ của các bạn nhỏ trong tranh có gì khác?
 Qua tranh, giáo dục cho các em thấy được tuổi thơ của các em được hưởng cuộc sống yên vui, được sống trong vòng tay ấm áp của người thân.
 Từ đó các em cần biết chia sẻ, yêu thương các bạn không cùng hoàn cảnh và lòng biết ơn ông bà cha mẹ.
 Những câu hỏi đưa ra trong giờ học, kết hợp với đồ dùng học tập, các em học sinh chú ý lắng nghe bạn hỏi. Khi thảo luận, được giải thích các em lắng nghe sẽ hiểu rõ và ghi nhớ lâu.
	Kết quả: Với các yêu cầu trên tôi đã giúp cho học sinh biết cách chuẩn bị các điều kiện (tranh ảnh, đồ dùng học tập, câu hỏi..) để học tốt phần giải nghĩa từ khi học bài mới. Đồ dùng học tập đã phát huy trí lực cả 2 đối tượng học sinh Hoàn thành tốt và Hoàn thành. Tuy vậy, để làm tốt các yêu cầu trên không phải dễ dàng thực hiện ngay được. Nhưng với mức yêu cầu từ thấp đến cao, dần dần qua nhiều lần, nhiều tiết học, học sinh sẽ cảm thấy thích thú, tạo thói quen tìm tòi, háo hức tìm hiểu bài học, tạo ý thức tự học, tự giác và các em thích thú với công việc sưu tầm, háo hức để đón chờ giờ học sau, cùng nhau tìm ra các cách giải nghĩa từ trong bài.
3. Biện pháp thứ 3: Khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có để giải nghĩa từ
 Từ có vai trò đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Để tăng cường vốn từ cho học sinh phải cung cấp từ ngữ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy học là làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ. Tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ đã được thừa nhận từ bên trong phương pháp dạy tiếng. Nó là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Dạy nghĩa của từ là cho học sinh nắm nghĩa từ, bao gồm thêm vào vốn từ cho học sinh những từ mới và những từ đã biết, làm cho các em nắm được nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Đó là phải hình thành ở học sinh khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp cận. Nắm một số thao tác giải nghĩa từ khác nhau trong ngữ cảnh khác nhau. Có thể gọi đây là nhiệm vụ chính xác hóa vốn từ.
 Việc giải nghĩa từ được tiến hành trong tất cả giờ học của môn Tiếng Việt và kể cả các môn khác, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. Để dạy nghĩa từ trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa của từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh.
 Đối với học sinh lớp Một, phương pháp trực quan là phương pháp chủ yếu và hết sức quan trong. Phương pháp trực quan xuất hiện qua phần lên lớp, trong bài học. Để sử dụng tốt phương pháp này, người giáo viên phải có ý thức chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo và sử dụng đồ dùng dạy học thật thuần thục, hợp lý.
a. Khai thác triệt để kênh hình trong SGK và tranh ảnh .
SGK Tiếng Việt hiện hành có ưu điểm là tranh ảnh minh họa được in rất đẹp, rất phù hợp với tâm lý học sinh lớp Một. Đó là điều kiện để giáo viên sử dụng tốt phương pháp trực quan. Bên cạnh đó, bộ tranh ảnh dạy Học vần cũng được in rất đẹp, rõ ràng, tương đối đầy đủ và thiết thực với từng bài
Ví dụ: ở bài 42 trong SGK Tiếng Việt vẽ con hươu rất đẹp
Tôi yêu cầu học sinh quan sát tranh và tôi đưa ra các câu hỏi gợi ý sau:
- Bức tranh vẽ gì? (con hươu sao)
- Sừng của hươu sao có gì đặc biệt? (sừng hươu cong hình vòng cung)
- Đố em biết vì sao con hươu này có tên là hươu sao? (Trên mình hươu có những chấm trắng như những ngôi sao)
Học sinh nhìn tranh là có thể trả lời ngay được câu hỏi của giáo viên.
Hay dạy từ “ chào cờ” bài 38
Tôi đưa ra các câu hỏi gợi ‎ sau: 
- Tranh vẽ gì? (tranh vẽ buổi chào cờ đầu tuần)
- Tư thế đứng của các bạn trong tranh khi chào cờ như thế nào? (đứng nghiêm, mắt hướng về quốc kì)
- Khi chào cờ các em cần phải làm gì? (không đội mũ nón, không làm việc riêng)
Hoặc khi dạy từ “gà mái” ta có thể sử dụng tranh “ Con gà” để học sinh có thể cùng lúc quan sát con gà trống và gà mái
Tôi đưa ra các câu hỏi gợi ‎ sau:
- Tranh vẽ gì? (tranh vẽ con gà trống và con gà mái)
- Gà trống và gà mái có đặc điểm gì khác nhau? (gà mái đuôi ngắn, gà trống đuôi dài, lông thường sặc sỡ hơn gà mái)
Qua bức ảnh học sinh nêu bật được đặc điểm con gà mái. Ở đây yêu cầu giáo viên phải sử dụng hết các tranh ảnh sẵn có.	
 b. Khai thác trên vật thật.
Khi dạy những từ có tính chất gọi tên sự vật cụ thể tôi sưu tầm vật thật.
Ví dụ: múi bưởi, quả cam, cái còi, bi ve, ba lô
Để giải nghĩa cho từ “ba lô” khi dạy bài 12, tôi cho học sinh quan sát chiếc ba lô thật, học sinh hiểu ngay “ba lô” là đồ vật thường để đựng đồ dùng cá nhân và hay mang trên vai.
Để dạy từ “ củ sả” bài 21, tôi sưu tầm những hình ảnh sau để HS quan sát.
Sau đó tôi khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt câu hỏi: 
- Trong lớp mình, có em nào đã nhìn thấy cây này? Các em thấy ở đâu?
- Đó là cây gì? Em hãy tả lại cây này cho các bạn nghe ?
- Cây này dùng để làm gì?
Hay khi dạy bài 39: au – âu trong đó có từ “lau sậy”, sau khi cho học sinh quan sát cây lau thì các em mới nhận biết được hình dáng của cây lau.
 Hoặc khi dạy học sinh tìm hiểu về múi bưởi, tôi cho học sinh quan sát quả bưởi thật đã được bóc vỏ thành từng múi. Sau đó bóc múi bưởi để các em quan sát tép bưởi.
Kết quả: Với việc khai thác cụ thể tất cả các hình trong SGK cũng như tranh ảnh, vật thật đã giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức tìm hiểu được nghĩa từ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Tôi đã áp dụng và dạy tốt bài 21: Ôn tập. Tổ chức tốt cho học sinh khai thác tranh ảnh trong SGK và vật thật giúp học sinh khai thác sâu và hiểu rõ từ khóa, cũng như từ ứng dụng.
4. Biện pháp thứ 4: Khai thác, sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan trên mạng
	Trong thực tế giảng dạy năm trước, tôi thấy sử dụng để giải nghĩa từ cho các em bằng kênh hình trong sách giáo khoa, tranh ảnh, vật thật cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng kênh hình, tranh ảnh, vật thật thì cũng có những từ học sinh sẽ gặp khó khăn khi tìm hiểu nghĩa của từ. Qua tìm hiểu, tôi thấy đa số các từ khóa trong bài đều có kênh hình hoặc tranh ả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_tim_hieu_nghia_cua.doc