Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn

Chương trình toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn và một số yếu tố hình học đơn giản. Môn Toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước. Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội ngày một phát triển.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1và đặc biệt chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng.Tôi trăn trở và suy nghĩ: ngoài việc để học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ thì việc Giải toán có lời văn thành thạo càng khó hơn rất nhiều đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu đề tài sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”

 

docx 19 trang thuychi01 6314
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Phú.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM2018
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn và một số yếu tố hình học đơn giản. Môn Toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh của quê hương đất nước. Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội ngày một phát triển.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1và đặc biệt chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở Tiểu học nói riêng.Tôi trăn trở và suy nghĩ: ngoài việc để học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ thì việc Giải toán có lời văn thành thạo càng khó hơn rất nhiều đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu đề tài sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học toán có lời văn ở Lớp 1 nhằm mục đích chủ yếu sau:
- Dạy giải toán có lời văn là dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.Đọc hiểu-phân tích –tóm tắt bài toán.Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phéptính+ đáp số.Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
- Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
- Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 E trường Tiểu học Quảng Phú giải toán có lời văn thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp đàm thoại( trao đổi với giáo viên, học sinh).
- Phương pháp dạy thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
- Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Toán ở Tiểu học. Nội dung của việc giải Toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học các số tự nhiên, đại lượng cơ bản và yếu tố đại số, hình học trong chương trình. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu, khuyết điểm của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp các em khắc phục.Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động tích cực, các em phải phân biệt cái gì đã cho, cái gì phải tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các dự kiện, giữa cái đã cho, cái phải tìm, suy luận, nêu lên những phán đoán rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra.Hoạt động trí tuệ trong giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, óc độc lập suy nghĩ, khả năng suy luận, lập luận, trình bày vấn đề một cách trình tự, hợp lí.
Giải toán có lời văn chiếm một phần không nhỏ trong nội dung chương trình, tích hợp 3 phần kiến thức của chương trình toán lớp 1 và xuyên suốt chương trình toán ở Tiểu học. Vì vậy nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1 thì lên các lớp trên học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và tôi luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách thành thạo.
2.2. Thực trạngcủa vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20-30% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số.Số còn lại rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn.Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.
Qua điều tra, tìm hiểu tôi nhận thấy những nguyên nhân để dẫn tới thực trạng trên là:
* Về Giáo viên:
Mới qua học kì 2 vài tuần, học sinh lớp 1 đã phải làm quen với một dạng toán mới “ Giải toán có lời văn”. Mục tiêu của những bài học này là học sinh biết cách giải và trình bày bài giải có lời văn ở mức độ tương đối hoàn chỉnh gồm câu , phép tính và đáp số.Để hướng dẫn cho học sinh biết cách giải bài toán có lời văn được như thế không hề đơn giản chút nào đối với mỗi giáo viên.Vì vậy những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan , ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của Học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.Đối với giáo viên dạy lớp 1, khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể cho học sinh tập nêu luôn câu trả lời, có như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn, học sinh không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu và giải đúng.
* Về Học sinh:
- Bước qua tuần 22, học sinh lớp 1 bắt đầu học “ Giải toán có lời văn”. Đây chính là nội dung khó nhất trong chương trình Toán lớp 1. Nội dung vừa mới ,vừa khó đối với các em. Hơn nữa, ở giai đoạn này phần lớn học sinh chưa hoàn thành phần học âm vần của môn Tiếng việt, kĩ năng đọc chưa thành thạo lại phải làm quen với một dạng toán đầy mới mẻ đòi hỏi tư duy mang tính khái quát.Muốn tìm được lời giải cho bài toán thì buộc học sinh phải đọc và hiểu đề.Với những em đã đọc thông, viết thạo thì yêu cầu này không khó khăn lắm nhưng với học sinh còn lại cần phải hiểu rõ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?Từ đó nêu được câu lời giải để trình bày vào vở quả thật là khó đói với các em.
Bên cạnh những phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái thì vẫn còn có những phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm, nhắc nhở, động viên các con học tập thường xuyên do bố mẹ phải đi làm xa, con ở với ông bà, mẹ bận em nhỏ,thậm chí có những phụ huynh nói rằng: tôi chẳng biết hướng dẫn con học như thế nào.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?Tại thời điểm tuần 23, tôi đã tiến hành kiểm tra kĩ năng giải toán ở lớp 1D do cô giáo Nguyễn Thị Thủy chủ nhiệm và lớp 1E do tôi chủ nhiệm.
Bài toán: Lúc đầu em có 5 quả bóng, sau đó có thêm 3 quả bóng nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quả bóng?
 Tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
TS
(em)
HỌC SINH
Viết đúng câu lời giải
Viết đúng phép tính
Viết đúng đáp số
Giải đúng cả 3 bước
1D
34
17= 50 %
20=58,82 %
20=58,82 %
11= 32,35 %
1E
33
15 = 45,45 %
21=63,64 %
19= 57,58 %
13= 39,39 %
Học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ khá cao so với số học sinh hoàn thành một bài giải đúng yêu cầu. Lí do là học sinh viết lời giải chưa rõ ý, trình bày bài giải chưa đúng vì thiếu lời giải, thiếu đáp số,
2.3. Các giải pháp để dạy giải toán có lời văn.
2.3.1. Chuẩn bị cho việc giải toán.
Để giúp cho học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo trước hết tôi phải chuẩn bị tốt cho học sinh những nội dung sau:
Một là: Vì học sinh lớp 1 kĩ năng giao tiếp còn rụt rè, vốn từ còn ít,Vì vậy, ngay trong các tiết học Tiếng việt, tôi đã phải rèn cho học sinh kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp thông qua những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: đọc tích cực, trình bày 1 phút,Đồng thời rèn cho các em kĩ năng đọc, cách ngắt nghỉ đúng chỗ để giúp các em hiểu được nghĩa của câu, Luyện cho các em nói đúng trước khi trình bày bài giải.Cho học sinh luyện tập tính nhẩm và tính các phép tính đúng (kỹ năng nhẩm và kỹ năng đặt tính). Thường xuyên uốn nắn, sửa sai lầm, thiết sót của học sinh trong việc viết phép tính giải và động viên khuyến khích, nêu gương các em viết đúng.
Hai là: Để làm tốt việc hướng dẫn học sinh giải toán, bản thân tôi cũng đã tìm hiểu thật kĩ nội dung chương trình môn học và chia nội dung thành các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. ( Được học từ tiết 27 đến tiết 61)
Ở giai đoạn này học sinh thường xuyên làm quen với dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Đây chính là yêu cầu biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính.
Ví dụ:
Tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để biết: Có mấy con thỏ, thêm mấy con thỏ, có tất cả mấy con thỏ?...
Tôi chú trọng nhấn mạnh các từ “có”, “thêm”, “có tất cả” để giúp học sinh hiểu được bản chất của bài toán để lựa chọn phép tính cộng vào ô trống.
Đặc biệt tôi không áp đặt học sinh trong một số tình huống bài toán với 1 phép tính theo mẫu mà tôi đãtổ chức cho học sinh viết phép tính theo cách hiểu của mình.
Ví dụ: 
Học sinh có thể nêu các phép tính tương ứng: 1 + 3 = 4
	 3 + 1 = 4
Học sinh có thể quan sát tranh viết được các phép tính: 	3 + 3 = 6
	 6 – 3 = 3
*Giai đoạn 2: (Từ tiết 62 đến tiết 83)
Giai đoạn này học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà chuyển sang viết phép tính thích hợp dựa vào tóm tắt.
Ví dụ: Viết phép tính thích hợp
- Có	: 9 quả
- Cho	: 4 quả
- Còn	:...quả ?
Tôi đã tiếp tục cho học sinh đọc kĩ tóm tắt, luyện kĩ năng nêu bài toán.Lưu ý học sinh dựa vào các thuật ngữ “có, thêm, có”; “có, cho, còn”để học sinh hiểu “thêm” là “cộng”; “cho” là “bớt”, là “trừ”.
Từ đó học sinh lựa chọn viết phép tính thích hợp một cách dễ dàng hơn. Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã làm quen với việc nêu bài toán, trả lời miệng. Với 2 kĩ năng này được rèn thành thạo sẽ giúp học sinh học tốt ở giai đoạn tiếp theo.
*Giai đoạn 3:(Từ tiết 84 đến hết năm học).
Học sinh chính thức được học, rèn luyện giải toán có lời văn.
2.3.2. Nắm vững quy trình giải toán có lời văn.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng bài toán hoàn chỉnh hoặc dạng tóm tắt, sơ đồ). Học sinh cần đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì, cho biết điều kiện gì, và đặc biệt là bài toán hỏi gì?Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bài toán bằng lời vắn tắt mà không cần đọc lại nguyên vẹn bài toán.Bằng hệ thống câu hỏi, tôi thường giúp học sinh hiểu rõ mỗi bài toán đều gồm có 2 bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là: “những điều kiện đã cho” (dữ kiện)
- Bộ phận thứ hai là: “cái phải tìm” (câu hỏi)
Muốn tìm được bất cứ bài toán nào học sinh cũng phải xác định cho đúng hai bộ phận ấy.
Trong quá trình tìm hiểu đề toán, tôi thường hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào một số từ khá quan trọng như “thêm”, và “tất cả” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại”.Đặc biệt tôi thường giúp học sinh phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của bài toán, những gì không thuộc bản chất bài toán để hướng sự suy nghĩ của mình vào những chỗ cần thiết.
Thời kỳ đầu tôi thường giúp học sinh tìm hiểu bài bằng đàm thoại “Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Dựa vào câu trả lời để học sinh tóm tắt bài toán. Sau đó dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán.
Bước 2: Tìm cách giải
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này diễn ra như sau:
* Minh họa bài toán bằng tóm tắt đề toán có thể dùng một lời ngắn gọn và đầy đủ nhất hoặc dùng sơ đồ, mẫu vật, tranh vẽ
Ví dụ bài toán sau: Nhà An có 6 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà. Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?.
Đầu tiên tôi cho học sinh đọc kĩ đề bài nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng như Có 6 con gà, thêm 3 con gà, tất cả bao nhiêu con gà
Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng các câu hỏi như sau (vừa hỏi giáo viên vừa ghi bảng tóm tắt của bài toán, còn học sinh dùng thước kẻ và bút chì gạch chân vào SGK)
- Có mấy con gà? (6 con)	- Có	: 6 con
- Thêm mấy con gà? (3 con)	- Thêm	: 3 con
- Bài toán hỏi gì? (tất cả)	- Tất cả	: ? con
Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh:
Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặc ngược lại đi từ số liệu đến câu hỏi của bài toán. Ví dụ, ở bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến các dữ kiện:
Bài toán hỏi gì? (Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?)
Muốn tìm xem tất cả có bao nhiêu con gà thì phải làm tính gì? (Phải làm tính cộng 6 + 3)
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày bài giải. Mỗi bài đều có câu lời giải, phép tính, đáp số.
a). Hướng dẫn học sinh viết lời giải.
Trong thực tế hướng dẫn học sinh đặt câu, lời giải rất khó khăn (thậm chí còn khó hơn nhiều việc chọn phép tính và tính ra đáp số)
Do vậy để chuẩn bị từ xa cho việc dạy học sinh viết câu lời giải, sau các bài tập nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống, tôi thường đặt thêm cho trẻ những câu hỏi để các em có thể trả lời miệng.
Ví dụ 1: Viết phép tính thích hợp.
Từ bức tranh có 4 con gà trong chuồng, thêm 3 con gà nữa vào đó. Sau khi học sinh điền tiếp tính vào dãy ô trống:
4
+
3
=
7
Tôi thường hỏi tiếp:
- Vậy có tất cả mấy con gà? (có tất cả 7 con gà)
Hoặc “Số gà có tất cả là bao nhiêu con?” (Số gà có tất cả 7 con)
Cứ làm như vậy nhiều lần học sinh sẽ quen dần với cách nêu trả lời bằng miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được ngay câu trả lời sau này.
Khi hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải, tôi thường hướng dẫn học sinh phải dựa vào câu hỏi.
Ví dụ 2: Hà có 4 bông hoa. Mi có 5 bông hoa. “Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy bông hoa?”.
- Cách 1: Bỏ bớt từ đầu tiên “hỏi” và cụm từ “mấy bông hoa” để có câu lời giải “Cả hai bạn có tất cả là”.
- Cách 2: Bỏ từ “hỏi” thay từ “mấy” bằng “số”, “thay dấu”, bằng từ “là” và dấu “:” để có câu lời giải: “Cả hai bạn có số bông hoa là”.
- Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “cốt câu: lời giải rồi thêm chút ít. Chẳng hạn: Dòng cuối cùng của tóm tắt “Có tất cả bông hoa?”, học sinh viết câu lời giải “Có tất cả số bông hoa là:”.
- Cách 4: Sau khi học sinh phân tích đề và đã tìm ra kết quả (chẳng hạn: 
4 + 5 = 9 (bông hoa). Tôi hỏi: “9 bông hoa này là của ai? (là số hoa của cả hai bạn).
Từ câu trả lời này giúp các em sửa thành câu lời giải: “Số hoa của hai bạn là:”.
Hay: “Hà và Mi có số hoa là:”
Hay: “Tất cả có:”
Hay: “Số hoa có tất cả là:”
Tôi thường khuyến khích các em nghĩ ra nhiều cách đặt câu lời giải khác nhau nhưng phải biết lựa chọn câu lời giải ngắn gọn và đủ ý nhất để viết vào phần lời giải.
* Ngoài ra, học sinh hay rập khuôn máy móc, cứ câu hỏi phải có từ “hỏi” nên khi viết câu lời giải lúng túng không biết bắt đầu từ đâu. (Ví dụ: Hãy tính xem cả hai bạn có mấy bông hoa). Để tránh tình trạng này, đôi khi tôi ra những bài toán bị khuyết từ “hỏi” ở bộ phận thứ hai chẳng hạn.
Ví dụ : Tổ một có 12 bạn, tổ hai có 13 bạn. Số bạn của cả hai tổ là bao nhiêu?
Trong hai ví dụ trên, học sinh đều phải tuân thủ việc đọc kỹ đề bài, xác định bài toán cho biết gì và cái phải tìm là gì?
Học sinh phải xác định được cái phải tìm là số bạn của cả hai tổ và dấu hiệu cấu thành câu hỏi đó là từ “bao nhiêu” (là từ dùng để hỏi) và “dấu”?
Vậy học sinh phải dựa vào câu hỏi “Cả hai tổ có bao nhiêu bạn?” để khi viết câu lời giải bỏ từ “bao nhiêu” thay bằng “số”, thay dấu “?” bằng từ “là” để có câu lời giải: “Cả hai tổ có số bạn là:”
Hoặc: “Số bạn của cả hai tổ là:”.
* Tóm lại: Muốn viết đúng câu lời giải phải dựa vào câu hỏi. Bỏ bớt hoặc thêm một số từ để thành câu lời giải đúng. (Cần chú ý đến dấu hiệu ở bộ phận thứ hai của bài toán (những từ dùng để hỏi, dấu?).
Đối với học sinh lớp 1, thì việc nêu lời giải của bài toán là tương đối khó. Vì vậy để dễ dàng hơn và để tạo thói quen trả lời đầy đủ thì trong mỗi tiết học toán hay bất kì tiết học nào tôi cũng luôn hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi một cách đầy đủ nhất. Điều này vô cùng quan trọng vì trong khi giải toán có lời văn học sinh nêu được câu hỏi của bài toán thì mới có thể nêu được lời giải của bài toán. Tuy nhiên, tôi không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà luôn khuyến khích học sinh nêu câu lời giải theo sự hiểu biết của mình.
Vậy để viết được lời giải phụ thuộc vào câu hỏi. Câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện, mà còn bởi các câu hỏi. Với cùng những dữ kiện như nhau có thể đặt câu hỏi khác nhau, do đó việc lựa chọn phép tính cũng sẽ khác. Việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải đúng bài toán đó. Nhưng trẻ em ở giai đoạn đầu khi mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Muốn vậy có thể dùng một số biện pháp thường xuyên gợi cho em phân tích đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm, các dữ kiện của bài toán, câu hỏi của bài toán.
b) Hướng dẫn chọn và viết phép tính.
Sau khi học sinh biết chọn và viết câu lời giải, phần tiếp theo của bài giải là biết chọn và viết phép tính.
Khi chọn phép tính giải, dĩ nhiên phải sau khi học sinh tìm hiểu kỹ đề toán, đã xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm.
Chẳng hạn:
- Bài toán cho biết gì (Mẹ có 15 cái bát)
- Còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua 10 cái nữa)
- Bài toán hỏi gì? (Mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát)
Tôi hỏi tiếp: “Muốn biết mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát em làm tính gì? (tính cộng)
“Mấy cộng mấy?” (15 + 10)
Hoặc: “Mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát?” (25)
Con làm thế nào để được 25? (15 + 10 = 25)
Tới đây tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp: Số 25 chỉ gì? (Số bát)
Nói: “25 này chỉ số bát” nên ta viết “cái bát” vào trong ngoặc đơn: 15 + 10 = 25 (cái bát)
+ Hướng dẫn trình bày: Để cho bài giải sáng sủa, dễ nhìn nên ta viết phép tính lùi vào 1 ô so với câu lời giải. Với phép tính thì đơn vị phải để trong ngoặc đơn ()
+ Khi chọn phép tính giải đặc biệt lưu ý tới những từ khá quan trọng như “thêm, bớt, cho, biếu, tặng, tất cả, còn lại” kết hợp suy nghĩ kỹ để hiểu ý nghĩa (bản chất) của bài toán. Có vậy mới lựa chọn chính xác phép tính để có đáp số đúng.
c). Hướng dẫn học sinh viết đáp số:
Để hoàn chỉnh bài toán, sau khi đã viết câu lời giải, viết phép tính và tìm ra kết quả bài toán, cuối cùng là viết đáp số.
Học sinh phải hiểu đáp số chính là ghi kết quả cuối cùng của bài toán. Để tránh tình trạng học sinh ghi lại số đã biết của bài toán (trong thực tế đã có như vậy). Khi ghi phần đáp số của bài toán tôi hỏi học sinh, chẳng hạn:
- Bài toán hỏi gì? (mẹ có tất cả bao nhiêu cái bát?)
- Các con đã tìm ra kết quả mẹ có bao nhiêu cái bát? (25 cái bát).
Vậy đáp số phải ghi lại số bát tìm được là “25 cái bát”
Làm như vậy, học sinh không thể nhầm lẫn số đã cho ở đầu bài với kết

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_giai_toa.docx