SKKN Cách dạy bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” đạt hiệu quả cao

SKKN Cách dạy bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” đạt hiệu quả cao

Con người luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, sự vận động, phát triển và mối quan hệ giữa chúng được trình bày một cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn khoa học. Việc dạy môn khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.

Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn khoa học thay cho môn TNXH ở các lớp dưới. Khoa học là môn học mang tính khoa học và thực hành cao. Đối với lứa tuổi này những kiến thức mà môn khoa học mang lại cho các em là những kiến thức vô cùng rộng lớn, khó nhớ lại có phần khô cứng. Những giờ học khoa học thường rất đơn điệu, khô khan, cứng nhắc. Việc nắm bắt kiến thức khoa học đôi khi trở nên áp đặt. Vậy làm thế nào để biến những giờ học khô khan đó trở nên nhẹ nhàng hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách sâu sắc hơn? Đây là điều bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất.

 Trong hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017 tôi được tham gia thi với môn tự chọn là Khoa học. Khi bắt thăm bài dạy: Phòng tránh tai nạn đối nước (khoa học 4), bản thân tôi thấy đây là bài học không phải là khó. Tuy nhiên nếu cứ thực hiện tuần tự các bước tham khảo trong sách giáo viên hay sách thiết kế khoa học thì giờ học rất khô khan, cứng nhắc, nhàm chán, đơn điệu. Vậy làm thế nào để dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước đạt được hiệu quả cao? Tôi thiết nghĩ: Tại sao chúng ta không ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tiện ích của mạng internet và những thiết bị dạy học hiện đại đưa các hình ảnh, tiếng động, video clip có nội dung phục vụ cho bài giảng kết hợp đổi mới hình thức sẽ làm cho bài dạy hấp dẫn, sinh động đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm về cách thiết kế và giảng dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước là rất cần thiết. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm “Cách dạy bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” đạt hiệu quả cao” (khoa học lớp 4)

 

docx 19 trang thuychi01 9162
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài:
2
1.2
Mục đích nghiên cứu.
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận.
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2.1.
Thực trạng dạy- học môn khoa học
4
2.2.2.
Thực trạng dạy bài : Phòng tráng tai nạn đuối nước
4
2.2.3.
Thực trạng tai nạn đuối nước 
5
2.3.
Các giải pháp thực hiện
5
2.3.1
Ứng dụng công nghệ thông tin:
5
2.3.2
Lựa chọn hình ảnh
5
2.3.3
Lựa chọn âm thanh
8
2.3.4
Lựa chọn video, clip.
8
2.3.5
Kết hợp lồng ghép hình thức kể chuyện.
8
2.3.5.1
Xây dựng nội dung câu chuyện kết hợp với trình chiếu hình ảnh.
8
2.3.5.2
Kể kết hợp trình chiếu.
9
2.3.6
Tiến trình dạy bài khoa học: Phòng tránh tai nạn đuối nước
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3
Kết luận, kiến nghị
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Con người luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Ở tiểu học các kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, sự vận động, phát triển và mối quan hệ giữa chúng được trình bày một cách đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong môn khoa học. Việc dạy môn khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì vậy khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.
Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn khoa học thay cho môn TNXH ở các lớp dưới. Khoa học là môn học mang tính khoa học và thực hành cao. Đối với lứa tuổi này những kiến thức mà môn khoa học mang lại cho các em là những kiến thức vô cùng rộng lớn, khó nhớ lại có phần khô cứng. Những giờ học khoa học thường rất đơn điệu, khô khan, cứng nhắc. Việc nắm bắt kiến thức khoa học đôi khi trở nên áp đặt. Vậy làm thế nào để biến những giờ học khô khan đó trở nên nhẹ nhàng hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách sâu sắc hơn? Đây là điều bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi những phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất.
	Trong hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2016-2017 tôi được tham gia thi với môn tự chọn là Khoa học. Khi bắt thăm bài dạy: Phòng tránh tai nạn đối nước (khoa học 4), bản thân tôi thấy đây là bài học không phải là khó. Tuy nhiên nếu cứ thực hiện tuần tự các bước tham khảo trong sách giáo viên hay sách thiết kế khoa học thì giờ học rất khô khan, cứng nhắc, nhàm chán, đơn điệu. Vậy làm thế nào để dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước đạt được hiệu quả cao? Tôi thiết nghĩ: Tại sao chúng ta không ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tiện ích của mạng internet và những thiết bị dạy học hiện đại đưa các hình ảnh, tiếng động, video clip có nội dung phục vụ cho bài giảng kết hợp đổi mới hình thức sẽ làm cho bài dạy hấp dẫn, sinh động đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm về cách thiết kế và giảng dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước là rất cần thiết. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm “Cách dạy bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” đạt hiệu quả cao” (khoa học lớp 4)
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Tìm cách dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước đạt hiệu quả cao.
 - Thông qua tiết khoa học, mong muốn mở rộng, áp dụng vào 1 số tiết học khác giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tiết khoa học lớp 4 bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Học sinh lớp 4 trường tiểu học Thống Nhất và trường tiểu học Hoàng Hoa Thám.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra. 
2. Nôi dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về :
 Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
 Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
 Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. 
- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
 Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
 Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất.
 Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
 Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 
- Hình thành và phát triển những thái độ và thói quen :
 Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
 Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
 Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
* Dạy học môn Khoa học cần phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học ở tiểu học. Trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng linh hoạt những phương pháp: khám phá, tìm tòi nghiên cứu, giải quyết vấn đề, thực nghiệm ... 
Trong giờ học, giáo viên cần tăng cường cho học sinh sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm ...; cho học sinh thảo luận nhóm, đóng vai ... nhằm giúp các em được rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc.
- Việc đánh giá kết quả học tập môn Khoa học cần phải quan tâm đến tất cả các mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Giáo viên cần phối hợp các hình thức đánh giá: vấn đáp, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở, làm thí nghiệm thực hành ...; kết hợp việc cho điểm với nhận xét để giúp học sinh nhận ra những kiến thức, kĩ năng ... cần bổ sung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thực trạng dạy – học môn khoa học.
	Qua thực tế giảng dạy môn khoa học ở lớp 4 cho thấy: Hầu hết GV đều cảm thấy môn khoa học là môn học quan trọng, thiết thực: Cung cấp cho học sinh những kiến thức hết sức cơ bản về con người và sức khỏe, vật chất và năng lượng, thực vật và động vật. Những kiến thức này rất thường gặp trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Hầu hết giáo viên đều cảm thấy cần phải tạo hứng thú học khoa học cho học sinh thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và hình thức dạy học tích cực. Tuy nhiên trong thực tế dạy học lại tồn tại những mâu thuẫn như:
- Đa số phụ huynh không quan tâm đến việc học môn khoa học của con bởi vì họ cho rằng đây là môn học không quan trọng bằng môn Toán và Tiếng Việt.
- Giáo viên đôi khi không đầu tư đúng mức từ việc thiết kế bài đến việc giảng dạy trên lớp, không dành đủ thời gian cho một tiết khoa học.
- Khi dạy giáo viên thường chỉ sử dụng các tranh ảnh, các tình huống có trong sách giáo khoa, sách giáo viên hoặc sách thiết kế.
- Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như hỏi – đáp là chủ yếu.
- Một số học sinh ít hứng thú với các tiết học khoa học.
- Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động
2.2.2.Thực trạng dạy bài : Phòng tráng tai nạn đuối nước
Bài “Phòng tránh tai nạn đuối nước” là một bài thuộc chủ đề: Con người và sức khoẻ. Qua dự giờ của một số đồng chí khi dạy bài này tôi thấy: Giáo viên thường tiến hành tuần tự các bước theo hướng dẫn ở sách giáo viên như sau:
* Kiểm tra bài cũ: kiểm tra kiến thức của bài học trước
H: Khi bị bệnh cần ăn uống thế nào?
* Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh 1,2,3 trong sách giáo khoa thảo luận nhóm, nêu những việc nên và không nên làm, để phòng tráng tai nạn đuối nước.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bầy.
Bước 3: Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2. Thảo luận về 1 số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 4,5 trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? 
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bầy.
Bước 3: Giáo viên kết luận
* Sau 2 hoạt động giáo viên cho học sinh đọc mục bóng đèn toả sáng. 
Hoạt động 3: Thảo luận xử lý tình huống. 
Giáo viên đưa ra 3 tình huống.
Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2 : Lan nhìn thấy em nhỏ đánh rơi đồ chơi vào bể và đang cúi xuống để lấy. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn Mỵ nên làm gì?
- Cho học sinh đọc 3 tình huống. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nêu cách xử lý.
- Đại diện các nhóm trình bầy.
Với cách dạy như trên tôi thấy:
- Giờ học rất khô khan, đơn điệu, nhàm chán.
- Học sinh không có hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Khi được các em có thích học tiết khoa học này không? Thì hầu hết học sinh trả lời là không.
- Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động
- Kiến thức bài cũ và bài mới không có sự lôgic liên kết.
- Giáo viên chưa rèn được một số kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh như: kỹ năng mặc áo phao, kỹ năng xử lý khi thấy có người đuối nước.
2.2.3.Thực trạng tai nạn đuối nước 
Trong những năm gần đây, thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em dẫn đến tử vong. Trung bình mỗi năm có trên 2800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Con số này cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Điều này thực sự là nổi ám ảnh và day dứt của các bậc phụ huynh có con em mình bị tử vong. Là nổi lo đối với bất cứ ai khi chưa trang bị cho con em mình những kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. 
2.3. Các giải pháp thực hiện:
	Để thực hiện dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã vận dụng một số giải pháp cụ thể sau:
2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin:
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy học ở Tiểu học. Học sinh Tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Các hình ảnh, âm thanh sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học bằng giáo án điện tử, có những hình ảnh rõ nét, âm thanh sinh động sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể vận dụng vào giảng dạy ở tất cả các môn học. Thấy rõ được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong dạy học, bản thân tôi đã lựa chọn vào dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước ( khoa học lớp 4). 
2.3.2. Lựa chọn hình ảnh
Lựa chọn hình ảnh là việc làm hết sức quan trọng. Hình ảnh lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đặc điểm của học sinh. Đối với bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước. Ngoài việc sử dụng các tranh ảnh trong sách giáo khoa, tôi đã lựa chọn thêm một số hình ảnh như sau:
Hình ảnh đi lại của người dân miền núi
Hình ảnh học sinh đi học bằng phương tiện giao thông đường thủy( Không an toàn)
Hình ảnh học sinh đi học bằng phương tiện giao thông đường thủy(An toàn)
Hình ảnh trẻ em tắm sông trong mùa mưa lũ(không an toàn)
2.3.3.Lựa chọn âm thanh
Tuỳ vào nội dung từng bài, từng hoạt động mà giáo viên lựa chọn âm thanh cho phù hợp. Đối với bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước, tôi sử dụng các âm thanh như: Tiếng nước chảy, tiếng cười của Thần nước
2.3.4.Lựa chọn video, clip.
Khi dạy một bài khoa học, giáo viên cần khai thác lựa chọn những đoạn video, clip trên mạng internet phục vụ cho bài giảng đó. Phim minh hoạ càng phù hợp với nội dung bài học và thực tế khách quan thì càng khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ: khi dạy bài: Cây con mọc lên từ hạt (Khoa học 5). Giáo viên trình chiếu đoạn phim cây con đang nảy mầm, xoè lá,  Học sinh sẽ rất hào hứng, cuốn hút và các em sẽ hình dung rõ hơn quá trình phát triển từ hạt thành cây. Khi dạy bài : Phòng tráng tai nạn đuối nước. Tôi sưu tầm và sử dụng đoạn clip phim hoạt hình: Nguy hiểm nạn đuối nước ở trẻ em và cách phòng chống. Học sinh cũng sẽ rất hào hứng, cuốn hút bởi đoạn phim hoạt hình, các em sẽ dễ dàng nắm được một số kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước, kỹ năng sơ cấp cứu bạn  
2.3.5. Kết hợp lồng ghép hình thức kể chuyện.
 	Học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện, vận dụng hình thức lồng ghép kể chuyện vào dạy học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ và thú vị hơn. 
Khi kết hợp lồng ghép hình thức kể chuyện giáo viên cần lưu ý:
2.3.5.1.Xây dựng nội dung câu chuyện kết hợp với trình chiếu hình ảnh.
Nội dung câu chuyện phải phù hợp với nội dung bài học.
Khi dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước, tôi đã xây dựng nội dung câu chuyện với nhân vật chính trong câu chuyện là Thần nước và các bạn nhỏ đang bị đuối nước. Người có thể cứu các bạn nhỏ ấy chính là các em học sinh của lớp mình dạy.
Nội dung câu chuyện như sau:
Chuyện kể rằng: Ở một ngôi làng nọ, có một dòng sông nước chảy trong xanh ôm ấp xóm làng trù phú thanh bình. Chiều chiều, các bạn nhỏ thường rủ nhau ra sông để tắm mát. Bạn nào cũng thích được vẫy vùng trong dòng nước trong eo, mát mẻ dưới cái nắng oi ả của mùa hè.
Một hôm, bỗng Thần nước xuất hiện, rồi đùng đùng nổi giận, muốn nhấn chìm tất cả các bạn nhỏ. Mặc cho các bạn nhỏ chới với van xin giữa dòng nước. Thần nước vẫn không tha. Cuối cùng Thần nước đưa ra một điều kiện: Nếu các ngươi muốn ta tha chết cho, thì các ngươi hãy nhờ các bạn nhỏ lớp 4D – Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám giúp. Nhưng để giúp được các ngươi thì các bạn ấy phải vượt qua các thử thách của ta. Nói rồi Thần nước bỏ đi với tiếng cười ngạo nghễ.
(Lớp 4D-Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám là lớp tôi dạy tiết dự thi)
2.3.5.2. Kể kết hợp trình chiếu.
Trong khi kể chuyện giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng lời kể với phần trình chiếu những hình ảnh minh họa cho nội dung đoạn truyện và khai thác kiến thức của bài học.
Khi dạy bài: Phòng tránh tai nại đuối nước, tôi kể kết hợp với trình các tranh ảnh minh họa như sau:
Hình ảnh trên ứng với đoạn kể về một ngôi làng có một dòng sôngChiều chiều các bạn nhỏ thường rủ nhau ra sông tắm mát.
	Hình ảnh này ứng với đoạn: Thần nước xuất hiện nổi giận muốn nhấn chìm các bạn nhỏ, mặc cho các bạn nhỏ chới với van xin
Thần nước bỏ đi với tiếng cười ngạo nghễ (kết hợp lồng tiếng cười của thần nước).
2.3.6. Tiến trình dạy bài khoa học: Phòng tránh tai nạn đuối nước. 
Khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước
A. Mục tiêu
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- Có ý thức phòng tránh đuối nước.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Hình trang 36 - 37 sgk, máy chiếu 
2. Học sinh:
- SGK khoa học.
C. Các hoạt động dạy - học:
* Giáo viên kể chuyện:
Chuyện kể rằng: Ở một ngôi làng nọ, có một dòng sông nước chảy trong xanh ôm ấp xóm làng trù phú thanh bình. Chiều chiều, các bạn nhỏ thường rủ nhau ra sông để tắm mát. Bạn nào cũng thích được vẫy vùng trong dòng nước trong eo, mát mẻ dưới cái nắng oi ả của mùa hè.
Một hôm, bỗng Thần nước xuất hiện, rồi đùng đùng nổi giận, muốn nhấn chìm tất cả các bạn nhỏ. Mắc cho các bạn nhỏ chới với van xin giữa dòng nước. Thần nước vẫn không tha. Cuối cùng Thần nước đưa ra một điều kiện: Nếu các ngươi muốn ta tha chết cho, thì các ngươi hãy nhờ các bạn nhỏ lớp 4D – Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám giúp. Nhưng để giúp được các ngươi thì các bạn ấy phải vượt qua các thử thách của ta. Nói rồi Thần nước bỏ đi với tiếng cười ngạo nghễ.( lồng ghép tiếng cười của Thần nước)
- GV: Nào! Thế lớp mình các con có sẵn sàng giúp các bạn nhỏ đang chới với giữa dòng nước ngoài kia không?
- Vậy chúng ta cùng xem thử thách thứ nhất mà Thần nước đưa ra là gì nhé!
THỬ THÁCH THỨ NHẤT ( chính là phần kiểm tra bài cũ)
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị ngã xuống vùng nước sâu?
H: Đuối nước xảy ra ở đâu?
- Học sinh trả lời – Học sinh nhận xét.
- GV nhận xét chốt kiến thức, tuyên dương, khen ngợi, động viên học sinh bằng những tràng vỗ tay.
* Giáo viên dẫn lời kể để giới thiệu bài(kết hợp trình chiếu tranh)
“Khà, khà, khà, được, được! Các bạn nhỏ lớp 4D giỏi quá! Các bạn đã nhanh chóng vượt qua thử thách thứ nhất của ta. Đây chính là nguyên nhân, hậu quả dẫn đến tai nạn đuối nước. Vậy để phòng tránh tai nạn đuối nước thì các bạn phải làm thế nào? Đó chính là các thử thách tiếp theo dành cho các bạn lớp 4D đấy.
- GV: Nào bây giờ chúng ta xem thử thách thứ hai của Thần nước là gì nhé!
(trình chiếu)
- HS thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Tranh 1: HS1: Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
- HS2: Tranh 1 vẽ 1 bạn đang rửa tay ở bờ ao và 2 bạn nhỏ đang chơi đùa ở gần bờ ao.
- HS1: Theo bạn có nên rửa tay, chơi đùa ở gần bờ ao không?
- HS2: Theo mình chúng ta không nên rửa tay, chơi đùa ở gần bờ ao giống các bạn nhỏ trong tranh này. Vì chẳng may bị ngã xuống ao thì rất nguy hiểm có thể bị chết đuối.
Tranh 2: - HS1:Tranh 2 vẽ cảnh gì?
- HS2: Tranh 2 vẽ một cái giếng, thành giếng được xây cao và có nắp đậy.
- HS1: Theo bạn có nên xây thành giếng cao và có nắp đậy không?
-HS2: Theo mình việc này nên làm vì nếu không xây thành giếng cao, giếng không có nắp đậy thì lỡ xảy chân rơi xuống giếng sẽ bị tai nại đuối nước.
Tranh 3: Các bạn ơi tranh 3 vẽ cảnh các bạn nhỏ đi học về ngồi trên đò qua sông, có 2 bạn đang thò tay, thò chân xuống nghịch nước dưới dòng sông rất nguy hiểm, có thể bị ngã xuống dòng nước bị nước cuốn đi.Theo các bạn việc này có nên làm không? ( Không)
- HS nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét chốt kết quả ghi vắn tắt nội dung lên bảng lớp.
Liên hệ: H: Lớp mình những ai đã được tham gia các phương tiện giao thông đường thủy?
H: Khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy thì các em đã thực hiện như thế nào?
- HS trả lời – GVnhận xét chốt kiến thức. 
- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh chụp cảnh học sinh tham gia giao thông đường thủy và yêu cầu học sinh chỉ ra việc nào nên làm và việc nào không nên làm?
- GV chốt và kết luận: Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
H: Khi xuống môi trường nước con người cần phải có kỹ năng gì để không bị đuối nước? (kỹ năng bơi)
Liên hệ: Lớp mình những ai đã biết bơi?
GV: Bơi là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người ta tự cứu lấy mình nhất là trong mùa mưa lũ. Vì vậy các con nên học để biết bơi.
Chuyển ý: Vậy khi bơi hoặc tập bơi chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV trình chiếu yêu cầu
- Cho 2 học sinh đọc yêu cầu trên màn hình.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Các con quan sát các hình 4, 5, 6, 7 kết hợp với vốn hiểu biết của mình trả lời 2 câu hỏi trên.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV phỏng vấn học sinh một số vấn đề liên qua đến những điều lưu ý khi bơi và tập bơi.
* Giáo viên dẫn lời kể (kết hợp trình chiếu tranh)
GV: Nào! Các con đã sẵn sàng vượt qua thử thách cuối cùng của Thần nước chưa?
Thử thách thứ ba của Thần nước là yêu cầu chúng ta xử lý các tình huống.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 xử lý các tình huống ( khi trình bày có thể trình bày theo hình thức đóng vai)
(Các tình huống tôi đã thay đổi cho phù hợp với đối tượng học sinh ở Thành phố)
- GV chốt: Như vây, qua việc xử lý tình huống, cô thấy lớp mình các con đã biết vận dụng những hiểu biết về phòng tránh tai nạn đuối nước để xử lý đúng các tình huống và nhanh chóng vượt qua thử thách cuối cùng của Thần nước.
- GV dẫn lời kể(trình chiếu): Thần nước ơi, các bạn lớp 4D đã vượt qua các thử thách của Thần nước rồi đấy.
GV: Ôi! Thích quá! Thích quá phải không các con. Không biết món quà mà thần nước tặng là gì nhỉ? Chúng ta cùng mở xem nhé! ( GV mở đoạn clip phim hoạt h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cach_day_bai_phong_tranh_tai_nan_duoi_nuoc_dat_hieu_qua.docx