SKKN Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đông Hải – Thành phố Thanh hóa

SKKN Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đông Hải – Thành phố Thanh hóa

Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết với nghề dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học chính là để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương II - khóaVIII của Đảng. Giáo dục và Đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện ở tất cả các yếu tố như chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, các hoạt động bổ trợ nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ con người mới xã hội của chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trách nhiệm lớn lao đó ngành giáo dục và đào tạo gánh vác trọng trách chính. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để đưa chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ CNH-HĐH. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng, nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi bồi dưỡng tư duy sáng tạo khả năng tự học tự nghiên cứu khả năng thích ứng, bồi dưỡng thái độ tình cảm đạo đức lối sống cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.

 Chất lượng và hiệu quả vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác quản lý, để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề bức xúc được đặt ra cho những người làm công tác quản lý giáo dục để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế mà tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường.

 

doc 16 trang thuychi01 6562
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đông Hải – Thành phố Thanh hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết với nghề dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học chính là để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương II - khóaVIII của Đảng. Giáo dục và Đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện ở tất cả các yếu tố như chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, các hoạt động bổ trợ nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ con người mới xã hội của chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trách nhiệm lớn lao đó ngành giáo dục và đào tạo gánh vác trọng trách chính. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để đưa chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ CNH-HĐH. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng, nhà trường không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi bồi dưỡng tư duy sáng tạo khả năng tự học tự nghiên cứu khả năng thích ứng, bồi dưỡng thái độ tình cảm đạo đức lối sống cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. 
 Chất lượng và hiệu quả vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác quản lý, để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề bức xúc được đặt ra cho những người làm công tác quản lý giáo dục để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế mà tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. 
Năm học 2015- 2016, là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết 29 của Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”. Là năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường cần phải đổi mới tích cực hơn.
Trường THCS Đông Hải trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến tích cực, song để đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra, thì việc quản lý các hoạt động để nâng cao chất lượng dạy và học càng trở nên cần thiết. Với trách nhiệm của người Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình làm công tác quản lý tại trường trung học cơ sở Đông Hải, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đông Hải – Thành phố Thanh hóa ”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường THCS, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS, đối tượng chính là giáo viên, nhân viên, học sinh của trường THCS Đông Hải trong những năm gần đây.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp tìm hiểu, quan sát.
	- Phương pháp thống kê. 
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý giáo dục của các cấp. 
- Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp.
- Phương pháp so sánh.
- Ph­¬ng ph¸p tæng kÕt kinh nghiÖm.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Quốc hội khoá X khi nói về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Như vậy, yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới đang đặt ra cho ngành GD-ĐT nói chung, cho mỗi ngành học, mỗi nhà trường nói riêng và cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục vấn đề : Phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII khóa XI ngày 04/11/2013 đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. 
Việc chỉ đạo các hoạt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là một vấn đề rất quan trọng. Qua hoạt động giáo dục từng cá nhân tự học tập, trao đổi, bổ sung cho nhau những kinh nghiệm và bài học để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới. Chính vì vậy, việc quản lý một cách khoa học, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi 
- Đông Hải là phường mới được qui hoạch là trung tâm hành chính của Thành phố Thanh hoá, phần lớn nhân dân địa phương có truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương có sự quan tâm đến công tác dạy và học, đa số phụ huynh học sinh quan tâm đầu tư cho con em học hành nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em được đến trường.
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp quản lý, đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, nhiệt tình, giáo viên trẻ, yêu nghề, năng động và sáng tạo và đặc biệt rất có tình cảm và đạo đức nghề nghiệp; tận tình với công tác giáo dục và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có hoài bão và lí tưởng sống, kính thầy, yêu bạn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra.
2.2. Khó khăn:
- Nhân dân Đông Hải đang trong thời kỳ chuyển đổi nghề nghiệp, chủ yếu trước đây sống bằng nghề nông, bây giờ phần lớn diện tích ruộng đã được qui hoạch cho trung tâm hành chính và khu dân cư do vậy đa số nhân dân có nghề mới chưa ổn định, đời sống một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc quan tâm đến việc học tập của con em trong một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên đã nên ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập và rèn luyện của một số học sinh và kết quả phấn đấu của nhà trường. 
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có lúc còn chưa đồng bộ.
- Một số học sinh học yếu chưa có cố gắng vươn lên trong học tập. 
Hoạt động giáo dục của trường là thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, hoạt động chuyên môn có tốt, có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới cao, Song thực tế trong những năm qua chất lượng dạy và học của trường có cao nhưng chưa ổn định, còn nhiều bất cập. Những mặt xấu của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập dẫn đến kết quả học tập yếu, kém, bỏ học. ..
2.3. Kết quả chất lượng dạy học của nhà trường năm học 2012-2013 và 2013-2014.
* Kết quả khảo sát trước khi vận dụng đổi mới quản lý giáo dục.
2.3.1. Kết quả giáo dục hạnh kiểm và học lực.
* Kết quả giáo dục hạnh kiểm
Năm
 học
Tổng số học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
415
290
70
86
20.7
31
7.3
8
2.0
2013-2014
410
278
68
86
21
32
7.5
14
3.5
Kết quả giáo dục học lực
Năm
học
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
415
16
4
103
25
207
50
85
20
4
1
2013-2014
410
24
6
98
24
209
51
70
17
9
2
2.3.2. Kết quả duy trì, phát triển sĩ số.
Năm
học
Đầu năm
Cuối năm
Bỏ học
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
415
100%
412
99.3%
3
0.7
2013-2014
410
100%
406
99.1%
4
0.9
2.3.3. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
Năm
học
Giỏi cấp trường
Giỏi cấp 
Thành phố
Giỏi cấp 
 Tỉnh
2012-2013
21 em
05 em
1 em
2013-2014
20 em
04 em
0
* Qua kết quả khảo sát, tổng hợp trên có thể thấy chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp, chưa ổn định.
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Trước thực trạng về chất lượng giáo dục của nhà trường trên đây tôi đã nghiên cứu và vận dụng các giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng của nhà trường.
Biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy.
Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy các bộ môn, tôi thực hiện các công việc sau: 
- ChØ ®¹o thùc hiÖn nghiªm tóc kÕ ho¹ch ch­¬ng tr×nh d¹y häc theo quy ®Þnh cña Bé Gi¸o dôc vµ đµo t¹o, h­íng dÉn thực hiện phân phối chương trình của Së Gi¸o dôc vµ đào tạo một cách khoa học, chính xác.
	- ChØ ®¹o cã hiÖu qu¶ viÖc d¹y häc theo chuÈn kiÕn thøc, kü n¨ng, h­íng dÉn häc sinh tù ph¸t hiÖn, tù gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, tù chiÕm lÜnh kiÕn thøc míi. Cã kü n¨ng thùc hµnh vµ kü n¨ng vËn dông s¸ng t¹o kiÕn thøc nh»m thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ môc tiªu ®æi míi ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng, n©ng cao gi¸o dôc toµn diÖn.
- Chỉ đạo công tác lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi của giáo viên và quyền lợi học tập của học sinh. Dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên.
 - Qui định cho giáo viên phải lên sổ báo giảng thường xuyên, kịp thời. Sổ báo giảng được treo tại văn phòng để theo dõi việc giảng dạy. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng của giáo viên.
- Bản thân Hiệu trưởng phải dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
- Hàng tháng, quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ.
3.2. Biện pháp tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học.
- TÝch cùc ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc nh»m ph¸t huy tÝnh tÝch cùc, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh. ViÖc ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc theo h­íng ph¸t huy tÝnh tÝch cùc, tù gi¸c, chñ ®éng, s¸ng t¹o cña ng­êi häc ®­îc gi¸o viªn duy tr× th­êng xuyªn trong c¸c giê lªn líp. Chó träng quan t©m ®éng viªn khuyÕn khÝch häc sinh häc tËp. §Æc biÖt quan t©m ®Õn ®èi t­îng häc sinh yÕu kÐm.
- Cung cấp kịp thời tài liệu cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đặt yêu cầu cao về việc đổi mới theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.
- Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức chuyên đề theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp.
- Tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phương 
tiện dạy học để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí bắt buộc khi đánh giá, xếp loại chuyên môn. 
 3.3. Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc THCS. Các em đang ở tuổi trưởng thành nên chưa ý thức được hành vi, việc làm của mình, thích gì làm nấy, ham chơi, đua đòi, ... Nếu giáo dục đạo đức không tốt thì các mục tiêu giáo dục khác bị hạn chế. Xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em nên nhà trường đặc biệt quan tâm tới mặt giáo dục này.
Với mục đích giáo dục đạo đức là làm cho các em chăm ngoan, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, đi học đúng giờ, chuyên cần đầy đủ; sống có kỷ cương, nề nếp nên tôi đã triển khai tới giáo viên để giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức như:
- Tác động vào nhận thức tình cảm của các em: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn. 
- Tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen, ....
- Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt...
- Gắn kết các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
Đây là nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm của năm học. Nếu chất lượng đại trà thấp coi như nhà trường chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy mà Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư nhiều công sức lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này bằng nhiều biện pháp:
- Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn: Biện pháp này mang tính pháp lý, yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải thực hiện: 
+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, trước khi lên lớp phải chuẩn bị kĩ bài giảng làm sao đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải bao quát lớp, phải biết được những em nào học giỏi, học khá và những em nào học yếu, học kém (Đầu năm nhà trường tổ chức thi khảo sát, phân loại học sinh) để kịp thời có phương pháp giảng dạy phù hợp, khuyến khích các em học khá giỏi vươn lên, em yếu kém không nản cố gắng vươn lên học tốt. Thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức bộ môn.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, không truyền thụ kiến thức một chiều, bắt học sinh ghi nhớ kiến thức, mà phải hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học, tinh thần hợp tác, niềm say mê học tập. 
+ Thực hiện chấm trả bài đúng quy định, đảm bảo các tiết dạy phải đạt từ khá trở lên, hạn chế đến mức thấp nhất số tiết dạy trung bình. Triển khai xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập kiểm tra của từng bộ môn để giáo viên, học sinh tham khảo và sử dụng trong dạy học. 
+ Soạn bài bằng công nghệ thông tin phần mềm mới, khuyến khích soạn giáo án điện tử, tăng cường trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Rèn luyện kĩ năng sống và những quy tắc ứng xử cho học sinh. Soạn bài theo hướng đổi mới trong đó học sinh giữ vai trò chủ động, giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức.
+ Giáo viên tích cực tham gia dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp thường xuyên, liên tục.
+ Tăng cường sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học. 
+ Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới trong cách ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng người học hiểu bài, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào bài kiểm tra, tránh học vẹt, học đối phó. Đề phải đảm bảo tính vừa sức không đánh đố, không quá khó. Phân công ra đề kiểm tra chéo khối lớp và kiểm tra tập trung. 
+ BGH thường xuyên thanh tra, kiểm tra đột xuất đặc biệt tăng cường dự giờ thăm lớp. Kết quả các đợt dự giờ, kiểm tra được đưa vào chỉ tiêu thi đua của tháng, của kỳ và cả năm.
+ Quản lý bài kiểm tra chung, phân công chấm chéo bài thi giữa các giáo viên cùng bộ môn, cùng khối. Quản lý điểm bằng phần mềm. Giáo viên trả bài phải công bố đáp án và thang điểm để học sinh tự đối chiếu bài của mình, thông báo kết quả kiểm tra kịp thời cho phụ huynh học sinh biết.
+ Tăng cường giáo dục thể chất, giáo dục An toàn giao thông, nâng dần chất lượng học Ngoại Ngữ. Bồi dưỡng học sinh giải toán bằng máy tính casio, giải toán, tham gia dự thi Tiếng Anh trên mạng Internet, nâng cao chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp.
+ Để giáo viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng của mình. Căn cứ vào chất lượng khảo sát đầu năm, các tổ trưởng xây dựng kế hoạch cho giáo viên đăng ký chất lượng đại trà, cam kết trách nhiệm giữa giáo viên bộ môn - tổ trưởng với BGH nhà trường về chất lượng giảng dạy của tổ mình. Khoán chất lượng đại trà đến từng giáo viên bộ môn nhằm giảm tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
+ Phân công giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy.
+ Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình.
+ Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, soạn giảng đầy đủ, chấm trả bài chính xác kịp thời, giáo viên phải phê ý kiến nhận xét về kết quả bài kiểm tra để học sinh đối chiếu khi trả bài, đảm bảo giờ giấc lên lớp, không vào muộn ra sớm.
+ Đánh giá chất lượng học sinh phải đảm bảo khách quan, trung thực chính xác với từng đối tượng theo đúng thông tư hướng dẫn.
+ Khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy, nghiêm khắc phê bình những giáo viên, công nhân viên vi phạm quy chế chuyên môn.
+ Các tổ tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm: Trao đổi, thảo luận, đúc rút kinh nghiệm thống nhất phương pháp sau mỗi tiết dự, hay sau mỗi chuyên đề. Duy trì các tiết dạy mẫu, phát triển các tiết dạy tốt.
+Phát động phong trào học tốt (tháng học tốt, tuần học tốt, giờ học tốt), phát triển phong trào hoa điểm mười trong suốt cả năm học.
+ Tổ chức thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn (Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập đoàn 26/3, ...) Thao giảng ở tổ tiến tới hội giảng toàn trường, phát hiện bồi dưỡng các giáo viên có đủ năng lực tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
+ Đoàn – Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động Đố vui để học bằng hệ thống câu hỏi tổng hợp kiến thức đã học trong cuối các giờ chào cờ hàng tuần để khắc sâu kiến thức, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm khuyến khích các em tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 3.5. Biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Để có nhiều học sinh giỏi các cấp tôi đã tiến hành thực hiện các bước:
- Trước hết nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, lâu dài:
+ Thi chọn để tạo nguồn ngay từ lớp 6,7 đối với ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng anh. Chín môn văn hóa ở lớp 8 và lớp 9 (Ngữ văn, Toán, Lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Tiếng anh). 
+ Lên kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển; tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.
+ Phân công giáo viên có năng lực có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
- Các biện pháp thực hiện:
+ Tác động tư tưởng: Để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng, năng lực của mình BGH nhà trường cần làm tốt công tác tư tưởng:
* Đối với giáo viên ai cũng có lòng tự trọng, đặc biệt là uy tín và danh dự nên người quản lý phải biết cách khích lệ, tác động để giáo viên phát huy hết khả năng của mình. Bằng các biện pháp: Động viên, giao nhiệm vụ, các hình thức khen thưởng. Đôi khi bằng sự phê bình tế nhị. BGH cũng luôn tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi cấp Thành phố, cấp tỉnh. Xây dựng giải thưởng xứng đáng cho giáo viên có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia.
* Đối với học sinh: Động viên khích lệ lòng tự hào của bản thân gia đình, phát huy truyền thống của trường, thể hiện lòng biết ơn các thầy cô và cho các em thấy tương lai quyền lợi của các em khi đạt học sinh giỏi để các em nhiệt tình tham gia thi tuyển và cố gắng hơn trong học tập.
 + Công tác bồi dưỡng: Được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm từ khâu chọn lựa giáo viên dạy và bồi dưỡng đến sắp xếp thời khoá biểu ôn tập; tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất. 
 3.6. Biện pháp làm tốt công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. 
Nhà trường đã cơ cấu 2 tổ chuyên môn là tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một tổ phó để giúp Ban giám hiệu điều hành việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
Hướng dẫn cho tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_quan_ly_nang_cao_chat_luong_giao_duc_o_truo.doc