SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Minh Khai - Thành phố Thanh Hoá

SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Minh Khai - Thành phố Thanh Hoá

Dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt kinh nghiệm mà xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức xã hội thành phẩm chất cá nhân. Dạy học là tác động qua lại giữ thầy và trò, làm cho trò một phần nào đó lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Quá trình dạy học là phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm tạo được mục đích dạy học. Dạy học có ý nghĩa to lớn trong đào tạo nhân lực cho xã hội. Trường THCS có nhiệm vụ đào tạo cơ bản, ban đầu nhân cách con người mới kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Dạy học là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất giúp học sinh phát triển năng lực trí tuệ một cách có hệ thống, thu được khối lượng kiến thức lớn nhất. Dạy học là một trong những con đường chủ yếu cho học sinh có được thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa.

 Trong hoạt động dạy học không thể không có sự quản lý, đó là việc quản lí chuyên môn trong nhà trường THCS, hay nói một cách cụ thể là quản lí hoạt động dạy học là quản lí quá trình giáo dục đã được đặt ra, sao cho bốn nhân tố then chốt là mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kết quả giáo dục vận động tương tác thống nhất với nhau.

 1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu giáo dục THCS nhấn mạnh tính toàn diện: " Dạy chữ- dạy người- dạy nghề", qua dạy học hình thành cho học sinh các năng lực chủ yếu đó là năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình. Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục Thế giới thế kỉ XXI là học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để hoà nhập. Quản lí mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ đích vào đối tượng giáo dục để mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ.

Theo tinh thần đổi mới, nội dung giáo dục THCS bao gồm dạy học các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn và nội dung giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quản lí nội dung giáo dục là việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối sao cho việc dạy học các môn, các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ, không cắt xén, không bị sai lệch so với mục tiêu giáo dục.

 

doc 16 trang thuychi01 12673
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Minh Khai - Thành phố Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt kinh nghiệm mà xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức xã hội thành phẩm chất cá nhân. Dạy học là tác động qua lại giữ thầy và trò, làm cho trò một phần nào đó lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Quá trình dạy học là phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm tạo được mục đích dạy học. Dạy học có ý nghĩa to lớn trong đào tạo nhân lực cho xã hội. Trường THCS có nhiệm vụ đào tạo cơ bản, ban đầu nhân cách con người mới kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Dạy học là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất giúp học sinh phát triển năng lực trí tuệ một cách có hệ thống, thu được khối lượng kiến thức lớn nhất. Dạy học là một trong những con đường chủ yếu cho học sinh có được thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa.
 	Trong hoạt động dạy học không thể không có sự quản lý, đó là việc quản lí chuyên môn trong nhà trường THCS, hay nói một cách cụ thể là quản lí hoạt động dạy học là quản lí quá trình giáo dục đã được đặt ra, sao cho bốn nhân tố then chốt là mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kết quả giáo dục vận động tương tác thống nhất với nhau. 
 1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu giáo dục THCS nhấn mạnh tính toàn diện: " Dạy chữ- dạy người- dạy nghề", qua dạy học hình thành cho học sinh các năng lực chủ yếu đó là năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm việc, năng lực tự khẳng định mình. Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục Thế giới thế kỉ XXI là học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để hoà nhập. Quản lí mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ đích vào đối tượng giáo dục để mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ.
Theo tinh thần đổi mới, nội dung giáo dục THCS bao gồm dạy học các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn và nội dung giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quản lí nội dung giáo dục là việc lập kế hoạch, tổ chức, điều phối sao cho việc dạy học các môn, các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ, không cắt xén, không bị sai lệch so với mục tiêu giáo dục.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trong công tác quản lý giáo dục, nội dung quản lý về phương pháp giáo dục là nội dung quan trong nhất. Đó là tổ chức điều phối phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung, cùng hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục. Nói đến phương pháp trong dạy học ta có thể thấy đó không phải là bất biến, cứng nhắc mà luôn luôn vận động phát triển cùng với sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, cùng với văn minh nhân loại, cùng với sự phát triển của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học đang là một yêu cầu cấp bách của xã hội, của các nhà quản lí giáo dục, của giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động dạy học và tất cả mọi thành phần tham gia hoạt động giáo dục hiện nay. 
 Đổi mới phương pháp dạy học là một nội dung quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của học sinh, phụ huynh, của ngành giáo dục và của toàn xã hội về chất lượng giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được tất cả các cấp quản lí giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên thuộc mọi cấp học, các nhà quản lí Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm. Trong bốí cảnh hiện nay, mỗi cán bộ quản lí giáo dục, mỗi giáo viên trong các nhà trường đều đã trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Năm học 2015- 2016, kế thừa và phát huy những thành tích đã đạt được từ nhiều năm học trước, trường THCS Minh Khai đã tích cực chỉ đạo, quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường. BGH nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường đã giáo dục nhận thức cho giáo viên coi đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên, là một giải pháp chống tụt hậu giáo dục hữu hiệu nhất hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao uy tín, vị thế của người thầy đối với học sinh , phụ huynh và xã hội, góp phần to lớn, quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh và của nhà trường nói chung.
 Qua chỉ đạo, quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, sáng kiến hay, việc làm tốt, trong khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi xin được nêu lên một số giải pháp, biện pháp chính mà trường THCS Minh Khai đã thực hiện trong nhiều năm học, đặc biệt trong năm học 2015-2016. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin nêu những việc đã làm, đang làm nhằm góp phần thúc đẩy tập thể giáo viên nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học để đạt được kết quả tốt trong mỗi tiết bài dạy và học, nâng cao uy tín của người thầy giáo, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng, củng cố uy tín trường THCS Minh Khai.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận 
2.1.1 Nội dung đổi mới phương pháp dạy học
 Đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại ngày nay là đổi mới mang tính chất toàn diện từ đổi mới về chương trình, Sách giáo khoa, trang thiết bị, phương tiện dạy học cho đến áp dụng các kỹ thuật dạy học tiên tiến. Đổi mới phương pháp dạy học cũng phái bắt đầu từ đổi mới trong nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nói riêng, của các cấp quản lí giáo dục, chính quyền nói chung. Đó là sự chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, là sự thay đổi trong nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, của học sinh và phụ huynh. Phương pháp dạy học không phải là bất biến, cứng nhắc mà luôn luôn vận động phát triển cùng với sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, cùng với văn minh nhân loại và sự phát triển của giáo dục. 
Đổi mới phương pháp dạy học là một phạm trù khoa học giáo dục rộng lớn nhưng trong bối cảnh hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo chương trình giảm tải, bớt đi kiến thức hàn lâm, nội dung học thuật, chú trọng rèn luyện kỹ năng; đề cao vai trò của người học, coi người học là nhân vật trung tâm trong hoạt động dạy học; là ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học, là sử dụng tối đa các thiết bị phương tiện dạy học; là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, kỹ năng vận dụng tri thức khoa học và công nghệ vào cuộc sống; là chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hoà nhập cho học sinh, là xây dựng được mối quan hệ bình đẳng thân thiện giữa thầy và trò, xây dựng tiết học, buổi học thân thiện
2.1.2 Vai trò của thầy và trò trong đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học là một quá trình tác động qua lại giữa thầy và trò, làm cho trò một phần nào đó lĩnh hội, tích luỹ kinh nghiệm xã hội do thầy hướng dẫn và truyền thụ , biến kinh nghiệm xã hội thành tri trức và kinh nghiệm của bản thân. Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm tạo được mục đích dạy học. Trong dạy học truyền thống, dạy học là hoạt động mang tính một chiều, trong đó thầy giữ vai trò trung tâm chủ đạo, học trò thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức do thầy cung cấp, kỹ năng do thầy truyền đạt lại rồi qua sự tự lĩnh hội, tích luỹ của mỗi người để trở thành tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm của người đó.Ở môi trường giáo dục này, thầy là nhân vật trung tâm, chủ đạo làm nên hoạt động dạy học, trò thụ động lĩnh hội, hoạt động dạy học thường diễn ra một chiều, thầy vừa là người thiết kế, vừa thi công. Phương pháp dạy học truyền thống tuyệt đối hoá vai trò của người thầy, nếu ví tiết dạy học là một sân khấu kịch thì người thầy vừa viết kịch bản, làm đạo diễn và cũng chính là diễn viên chính trên sân khấu còn học trò chỉ là những diễn viên phụ và hoạt động, diễn xuất hoàn toàn tuỳ thuộc vào hướng dẫn của đạo diễn.
Trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của thầy và trò có sự thay đổi, người học trở thành trung tâm, học trò chủ động lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm thông qua sự gợi mở, dẫn dắt, hướng dẫn của thầy. Quan hệ thầy trò trong một quá trình dạy học là quan hệ hai chiều, thầy tổ chức, khơi gợi, hướng dẫn, trò tự tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của thầy để năm bắt, lĩnh hội tri thức cho bản thân, biến tri thức, kinh nghiệm của nhân loại thành của bản thân mình.
2.1.3 Vai trò của các cấp quản lý trong đổi mới phương pháp dạy học
Trong nhiều năm trở lại đây ngành giáo dục luôn trăn trở, tìm tòi và đúc kết nhiều kinh nghiệm hay, việc làm tốt trong phương pháp dạy học và chỉ đạo các nhà trường, giáo viên phải liên tục thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học, giáo dục học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng sự phát triển của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế và đặc biệt là xây dựng con người Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.
2.2 Thực trạng vấn đề 
2.2.1 Cơ sở vật chất nhà trường
Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học, theo kịp sự thông minh, nhạy bén trong tiếp cận cái mới của học sinh hiện nay, theo kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt của Công nghệ thông tin; đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục, đào tạo con người; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kì Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 
 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Minh Khai là một hoạt động thường xuyên, liên tục, diễn ra trong suốt quá trình dài lâu cùng với sự vận động và chỉ đạo của ngành, được cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường luôn chú trọng thực hiện. 
Trường THCS Minh Khai luôn đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Bằng khen, Cờ thi đua của UBND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ trong 5 năm học gần đây, nhà trường tiếp tục tham mưu với địa phương, bằng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân sách, xã hội hóa giáo dục đã đầu tư lắp máy chiếu 15/15 phòng học và 01 phòng học Tin học, mua sắm thêm nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học, nối mạng Lan xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường khang trang, xanh, sạch đẹp, an toàn, đảm bảo môi trường dạy học, giáo dục . 
2.2.2 Đội ngũ cán bộ giáo viên
 Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường có 64/64 đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó 53/64 đạt trình độ ĐHSP trở lên, có 3 thạc sỹ. Cán bộ, giáo viên nhà trường đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học, về nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Cán bộ giáo viên nhà trường đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng những việc làm cụ thể của mình đó là phát huy, kế thừa những ưu điểm, tinh hoa của các phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp hài hoà, tinh tế, có chọn lọc ưu điểm của các phương pháp dạy học, tận dụng mọi điều kiện có thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu sách giáo khoa và đồ dùng dạy học để phục vụ tốt dạy và học, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở mức độ phù hợp. Trong dạy học, giáo viên đã chú trọng ứng dụng Công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học, phát huy tính tích cực, khả năng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, khám phá và hình thành tri thức mới dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên. 
2.2.3 Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học trong nhà trường
Trong quản lí chỉ đạo hoạt động dạy học, nhà trường thường xuyên yêu cầu, nhắc nhở giáo viên quan tâm hướng dẫn học sinh tự học gồm tự học ở nhà, tự học trên lớp, tự học có hướng dẫn của thầy cô giáo, của các bạn. Trong các năm học 2013-2014, 2014-2015 nhà trường đã yêu cầu tất cả giáo viên phải có có tham luận đúc rút kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tổ chức được Hội thảo hướng dẫn học sinh tự học ở cấp tổ và nhà trường, tổ chức cho học sinh điển hình báo cáo kinh nghiệm tự học của bản thân. Công tác hướng dẫn học sinh tự học được nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện ở tất cả các khối lớp, môn học và đặc biệt được giáo viên thực hiện trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bởi đây là đối tượng có khả năng tự học cao và có khả năng hướng dẫn các bạn khác học tập. 
 Nội dung đổi mới phương pháp dạy học tíếp theo đó là việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Do cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư tương đối đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin nên nhà trường đã chỉ đạo và yêu cầu giáo viên thực hiện dạy học có sử dụng máy chiếu tối thiểu 2 tiết/ tuần. Trong sử dụng máy chiếu phục vụ dạy học cần thực hiện ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh, bài dạy và yêu cầu của tíết bài. Nhà trường đã thường xuyên kiểm tra việc soạn bài của giáo viên để tránh tình trạng giáo viên cóp- pi giáo án trên mạng để dạy học mà không có sự đầu tư trong khâu soạn bài trước khi lên lớp.Yêu cầu giáo viên phải thành thạo vi tính, biết khai thác giáo án trên mạng, biết chỉnh sửa giáo án để phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp điều kiện cơ sở vật chất nhà trường, trình độ, năng lực của giáo viên.
Một nội dung đổi mới phương pháp dạy học khác cũng được nhà trường hết sức quan tâm đó là việc vận dụng các kĩ thuật dạy học. Trong 5 năm qua, đặc biệt trong năm học 2015-2016 nhà trường luôn yêu cầu giáo viên sử dụng các kĩ thuật dạy học vào trong các tiết bài cụ thể, phải thể hiện rõ trong giáo án, trong lịch báo giảng và để lại sản phẩm, bút tích sau tiết dạy. Các kĩ thuật dạy học như Khăn phủ bàn, Bản đồ tư duy, Hoạt động nhóm được sử dụng nhiều và thu đựơc kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy học.
Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học,đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ đổi mới của ngành, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và đạt chất lượng giáo dục của một trường tốp đầu của thành phố. 
Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động chuyên môn nói chung và trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, Ban giáo hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp. Qua chỉ đạo, quản lý giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Minh Khai, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng tại trường THCS Minh Khai.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
BGH nhà trường, trong chỉ đạo dạy và học đã thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục cho giáo viên nhận thức được:
 2.3.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng dạy học, theo kịp sự thông minh, nhạy bén trong tiếp cận cái mới của học sinh hiện nay, theo kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt của Công nghệ thông tin; đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục, đào tạo con người; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
2.3.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học là sự kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, kế thừa, phát huy ưu điểm, tinh hoa của các phương pháp dạy học 
Đổi mới phương pháp dạy học không phải xoá bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống mà phải biết phát huy, kế thừa ưu điểm, tinh hoa của các phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học là kết hợp hài hoà, tinh tế, có chọn lọc ưu điểm của nhiều phương pháp dạy học, tận dụng mọi điều kiện có thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, Công nghệ thông tin để phục vụ tốt dạy học. Giáo viên cần ứng dụng một cách hợp lý Công nghệ thông tin, sử dụng tối đa đồ dùng, phương tiện dạy học trong mỗi tiết học.
2.3.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, khả năng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức 
Đổi mới phương pháp dạy học là hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu, khám phá và hình thành tri thức mới dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức mà là người dẫn dắt, khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, làm cho học sinh từ chỗ chỉ biết, hiểu, nhớ một nội dung, một vấn đề, một đơn vị kiến thức đến học sinh phải trả lời được câu hỏi vì sao lại như thế, cao hơn nữa là biết vận dụng, ứng dụng tri thức đã lĩnh hội, chiến lĩnh được trong quá trình học tập vào trong cuộc sống.
2.3.2 Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
2.3.2.1. Quản lý việc thực hiện chương trình
	Chương trình dạy học thể hiện nội dung, phương pháp, hình thức dạy học của các môn, thời gian dạy từng môn học: số tiết dạy học bài mới, tiết ôn tập, kiểm tra, thực hànhnhằm thực hiện yêu cầu mục đích của chương trình cấp học, quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên về tiến độ thời gian và chất lượng. Để đảm bảo dạy học đúng, đủ chương trình, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch cá nhân giáo viên, kế hoạch của tổ, nhóm chuyên môn, kế hoạch Phó hiệu trưởng. Phân công trách nhiệm cho các lực lượng giúp việc, quan tâm theo dõi kí duyệt kịp thời các loại hồ sơ chuyên môn như lịch báo giảng, sổ đầu bài, giáo án, vở ghi, vở bài tập của học sinh. Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch hằng tháng, hằng tuần, hằng ngày để điều khiển, chỉ đạo và kiểm soát việc thực hiện chương trình của giáo viên ở mỗi khối, lớp, môn học..
Hằng tháng, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học của từng bộ môn, từng khối lớp; phát hiện, nhận xét, yêu cầu và có kế hoạch để giáo viên điều chỉnh; tổ chức thảo luận và thống nhất việc thực hiện chương trình theo đúng phân phối chương trình. 
2.3.2.2 Chỉ đạo, quản lý giáo viên thực hiện đổi mới khâu chuẩn bị lên lớp
BGH trong chỉ đạo chuyên môn đã giáo dục, nâng cao nhận thức cho giáo viên đổi mới công tác chuẩn bị trước khi lên lớp. Chuẩn bị lên lớp không chỉ là việc soạn bài mà đó là một quá trình và là sự tích hợp của nhiều hoạt động.
Chuẩn bị lên lớp trước hết là khâu nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, nghiên cứu phân phối chương trình, nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Để giáo viên làm tốt khâu này, nhà trường đã mua nhiều tài liệu tham khảo cho Thư viện , yêu cầu giáo viên tự mua sau đó nhà trường thanh toán lại , yêu cầu giáo viên phải có Chuẩn kiến thức kĩ năng và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng trong Hồ sơ giáo án của mình, coi đó là một hồ sơ bắt buộc như giáo án.
 Nhà trường yêu cầu giáo viên trong sọan bài trước khi lên lớp, phải đặc biệt quan tâm tới chuẩn kiến thức, tránh tham kiến thức hàn lâm sách vở mà phải bám sát chuẩn kiến thức- kĩ năng do Bộ GD&ĐT qui định. Giáo viên cần tổng hợp, thâu tóm kiến thức,làm cho những kiến thức hàn lâm sách vở trong SGK, trong Tài liêụ tham khảo thành những kiến thức dễ hiểu, gần gụi, bổ ích với học sinh để học sinh dễ tiếp thu. Giáo viên phải là người làm đơn giản hoá, làm mềm hoá nội dung sách giáo khoa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng nhưng vẫn phải coi trọng tính chính xác, khoa học của mỗi nội dung kiến thức.
Chuẩn bị lên lớp còn là việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học và trang thiết bị dạy học, Nhà trường yêu cầu giáo viên phải tận dụng, khai thác tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ dạy học, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, giáo viên có thể ứng dụng CNTT để làm bảng phụ, mô tả thí hoá nghiệm, xem phim, hình ảnh minh hoạ, tổ chức trò chơi... Trước khi vào năm học mới, nhà trường yêu cầu nhóm giáo viên theo bộ môn cùng với giáo viên phụ trách Thư viện - t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_thuc_hien_doi_moi_phuong_ph.doc