SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Quảng Nham

SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Quảng Nham

Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chất lượng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có đủ trình độ “đủ đức, đủ tài” để đưa đất nước ta tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khoá XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam ta thấy từ đời xưa ông cha ta đã rất coi trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đã đúc rút thành một kinh nghiệm quý báu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi: “Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và “Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất nước”. Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức ”.

Thực tiễn quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thấy dân tộc Việt Nam có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú. Có điều chúng ta chưa phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn.

 

doc 16 trang thuychi01 6544
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Quảng Nham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô lẫn chất lượng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có đủ trình độ “đủ đức, đủ tài” để đưa đất nước ta tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khoá XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam ta thấy từ đời xưa ông cha ta đã rất coi trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đã đúc rút thành một kinh nghiệm quý báu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi: “Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và “Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất nước”. Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức”. 
Thực tiễn quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thấy dân tộc Việt Nam có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú. Có điều chúng ta chưa phát hiện, chăm sóc, bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn.
 Ngày nay GD&ĐT được ưu tiên, ưu đãi. đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cách học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng cách tổ chức như thế nào không thể không nói đến công tác quản lí, chỉ đạo của ban giám hiệu trường tiểu học.
Việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy-học. Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, đòi hỏi phải có sự đầu tư về công sức, trí tuệ của các cấp lãnh đạo, những người làm công tác giáo dục, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và học sinh.
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS của huyện Quảng Xương đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, ghi nhận. Song do chưa có cơ chế, chính sách đột phá nên việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như cách thức tổ chức thực hiện ở các nhà trường chưa hiệu quả, chưa mang tính bến vững.
Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giỏi trong trường THCS Quảng Nham nói riêng và trong huyện Quảng Xương nói chung luôn nằm trong tốp đầu của huyện, của tỉnh Thanh Hóa; UBND huyện Quảng Xương đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục mũi nhọn. Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Cho đến nay sau gần 2 năm, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường đã có kết quả đáng ghi nhận, bước đầu tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức của các tầng lớp nhân dân, là “địa chỉ tin cậy” trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS của cụm chuyên môn số 4. Để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh mũi nhọn của nhà trường nói riêng và của huyện Quảng Xương nói chung, trong quá trình công tác với vai trò là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tuy thời gian chưa được nhiều, song tôi đã đúc rút kinh nghiệm để cùng tập thể Ban giám hiệu chỉ đạo tốt hơn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, đó là “Kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Quảng Nham” để cùng đồng nghiệp tham khảo và chia sẻ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng của nhà trường cũng như điều kiện chủ quan, khách quan của nhà trường, của địa phương Quảng Nham, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho đội ngủ giáo viên ôn thi học sinh giỏi và chất lượng đội tuyển học sinh giỏi ngày càng được nâng lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu công tác quản lý, phát hiện, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học cơ sở Quảng Nham – Quảng Xương.
- Nghiên cứu giáo viên dạy các đội tuyển học sinh giỏi và những học sinh có tố chất trong học tập, rèn luyện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp lý luận
- Nghiên cứu cẩm nang quản lý giáo dục
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị và hướng dãn về nhiệm vụ năm học2015-2016.
- Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học, các văn bản liên quan đến hoạt động chuyên môn.
- Nghiên cứu đề cương ôn thi học sinh giỏi các môn văn hóa do phòng GD&ĐT biên soạn, tập huấn.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng người tài có vai trò quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Để góp phần thực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là quản lý hoạt động phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi của trường vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Việc tìm kiếm được các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống là vấn đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.  
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
 Trong những năm qua giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn của học sinh, chưa mang tính bền vững và chưa có tính đột phá.
	Trường THCS Quảng Nham chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh giỏi chưa ổn định, thiếu tính bền vững, chưa có cơ chế, chính sách đột phá đối với cán bộ giáo viên, nhân viên công tác tại trường. 
2.2.2. Quy mô trường, lớp, học sinh
- Năm học 2014 – 2015 Trường THCS Quảng Nham có 18 lớp, với 764 học sinh, trong đó: 	+ Khối 6: 6 lớp với số học sinh là 263 em.
	+ Khối 7: 5 lớp với số học sinh là 218 em.
	+ Khối 8: 4 lớp với số học sinh là 162 em.
	+ Khối 9: 3 lớp với số học sinh là 121 em.
- Năm học 2015 – 2016 Trường THCS Quảng Nham có 20 lớp, với 847 học sinh, trong đó: 	+ Khối 6: 6 lớp với số học sinh là 278 em.
	+ Khối 7: 6 lớp với số học sinh là 246 em.
	+ Khối 8: 5 lớp với số học sinh là 192 em.
	+ Khối 9: 3 lớp với số học sinh là 131 em.
2.2.3. Đội ngũ CBGV, NV
	- Năm học 2015 – 2016: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 41 (CBQL: 2; GV: 37; nhân viên: 2)
	- Biên chế: 29; Hợp đồng: 12
	- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 02; Đại học: 37; Cao đẳng: 02.
- 100% CBGV, NV đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định trường chuẩn quốc gia. 
- 100% giáo viên có đủ hồ sơ theo quy định (loại tốt 75%, khá 25%).
- 100% giáo viên lên lớp có bài soạn, giờ dạy đạt từ khá trở lên. 
- Tỉ lệ CBGV đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 95,1%.
2.2.4. Cơ sơ vật chất
	- Nhà trường có diện tích 3600m2. Phòng học: gồm 10 phòng học 2 tầng kiên cố-chỉ đủ phòng học chính khóa cho 20 lớp học cả sáng và chiều, có đầy đủ hệ thống tường rào, cổng trường. 
	- Nhà trường chưa có khu nhà Hiệu bộ, phòng thư viện, phòng học bộ môn, phòng máy vi tính, hệ thống sân chơi, bãi tập thoáng mát.
	Như vậy có thể nói, trường THCS Quảng Nham có điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều, diện tích khuôn viên nhà trường chật hẹp. Đội ngũ giáo viên tương đối đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng dạy và học theo phương pháp mới hiện nay. Trường đóng trên địa bàn của xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn-bãi ngang ven biển nên không được thuận lợi trong việc thu hút, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi các môn văn hoá như các trường ở cụm chuyên môn số 1, số 2 và số 3.
Trên cơ sở kế hoạch năm học và chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016 của UBND huyện đã ban hành, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch. Bước đầu cho thấy, chất lượng giáo dục mũi nhọn đã được khẳng định, số lượng và chất lượng học sinh giỏi của nhà trường tăng lên qua từng năm và xếp vào tốp đầu các trường trong cụm chuyên môn số 4, song để năm học 2015 -2016 và những năm tiếp theo giáo dục nói chung và giáo dục mũi nhọn nói riêng của trường THCS Quảng Nham nói riêng luôn nằm trong tốp đầu của các trường trong cụm số 4 và thứ hạng cao trong huyện Quảng Xương thì đòi hỏi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn cần được quan tâm nhiều hơn và có những bước đi đúng đắn. Trong đó vai trò nòng cốt là nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi của Trường THCS Quảng Nham.
2.2.5. Thực trạng đối với giáo viên, học sinh
Thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự trăn trở đầu tư cho chuyên môn, nên ngại vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào công tác soạn bài và giảng dạy, dẫn đến chất lượng giờ dạy còn thấp; điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khâu tổ chức lựa chọn học sinh vào các đội tuyển để tham gia ôn luyện học sinh giỏi các môn văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất giáo viên thật sự yêu nghề, yêu sự nghiệp, ngày đêm trăn trở đầu tư cho chuyên môn đem hết tài năng và sức lực để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. 
Nhà trường có đông học sinh (847 em), chất lượng học sinh tương đối đồng đều, điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên lựa chọn các em có năng lực tốt, yêu môn sở trường tham gia vào đổi tuyển HSG.
2.2.6. Kết quả học sinh giỏi 2 năm học gần nhất
 Số giải
Năm
Giải HSG cấp tỉnh
Giải HSG cấp huyện
Ghi chú
Nhất
Nhì
Ba
KK
Nhất
Nhì
Ba
KK
2013-2014
0
0
0
1
0
0
15
20
2014-2015
0
0
0
0
0
1
14
17
 	2.3. Các giải pháp đã sử dụng 
 	2.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về yêu cầu, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến lược, giải pháp, mục tiêu giáo dục đào tạo nhất là đối với giáo dục phổ thông.
+ Đưa các nội dung nhận thức về học sinh năng khiếu, học sinh tài năng, học sinh giỏi vào sinh hoạt tổ chuyên môn.
 + Tổ chức toạ đàm với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể xã hội để trao đổi kinh nghiệm nuôi và dạy con.
+ Tổ chức tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các nhà khoa học của dân tộc và trên thế giới vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đại hội giáo dục tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
 + Tuyên truyền thành tích của giáo viên, học sinh trong hội đồng và trong cộng đồng.
	2.3.2. Chỉ đạo phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi phải trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục ở mỗi giáo viên trong nhà trường
+ Không chỉ có giáo viên được giao nhiệm vụ trực tiếp ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi mới có trách nhiệm ôn mà tất cả giáo viên giảng dạy đều có trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như quyền lợi về bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng tiết dạy.
+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của tất cả Cán bộ, giáo viên trong trường và được tiến hành thường xuyên, liên tục hết đợt bồi dưỡng này đến đợt khác, năm học này sang năm học khác.
	2.3.3. Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó việc xây dựng kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng chi tiết về hoạt động giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngành phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Cần tập trung
+ Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 6 đến lớp 9.
+ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi trong 5 năm phải xây dựng kế hoạch theo dõi, bàn giao cụ thể giữa các giáo viên khi nhận học sinh.
+ Xây dựng kế hoạch thành lập và bồi dưỡng đội tuyển trên cơ sở thực trạng của trường, của địa phương. Trong bản kế hoạch cần làm rõ: Số lượng học sinh vào đội tuyển; kế hoạch tuyển chọn; kế hoạch bồi dưỡng: Ai bồi dưỡng? Khi nào bồi dưỡng? Bồi dưỡng ai? Bồi dưỡng như thế nào?.
+ Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bám sát vào kế hoạch của chuyên môn nhà trường và kế hoạch của cấp trên; chỉ đạo tổ viên được phân công lên kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng.
+ Giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch bồi dưỡng bám sát vào kế hoạch của tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường từ đó biên soạn nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề, nghiên cứu đề thi HSG của huyện Quảng Xương và các huyện khác, của tỉnh... trong những năm gần đây, lưu ý bám sát vào khung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng GD&ĐT đã tập huấn năm học 2013-2014.
+ Tổ chức thi khảo sát đội tuyển theo đợt (khoảng 01 tháng/lân để nắm bắt chất lượng các đội tuyển và chọn lọc học sinh có năng lực hơn tiếp tục ôn luyện.
+ Tổ chức nguồn tài liệu về công tác bồi dưỡng HSG, sưu tầm và tuyển chọn đề thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh từ các huyện trong tỉnh làm tài liệu tham khảo.
	2.3.4. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi
+ Chỉ đạo giáo viên giảng dạy khối 6 phát hiện và định hướng những học sinh có năng lực đề cử, chọn các em vào đội dự tuyển học sinh giỏi.
+ Tổ chức đăng ký môn thi và thi chọn đội tuyển học sinh giỏi: Nhà trường cho học sinh đăng ký môn dự thi theo nhu cầu, sở trường của các em và lấy danh sách từ giáo viên trực tiếp giảng dạy sau đó nhà trường tổ chức thi 2 đến 3 vòng để chọn đội tuyển chính thức và bàn giao cho giáo viên ôn luyện.
+ Đối với đội tuyển lớp 6,7: Khảo sát và phân loại thành 3 đội tuyển (ở 3 môn Toán, Văn và Tiếng Anh); Lớp 8: Khảo sát và phân loại thành 5 đội tuyển (ở 5 môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí và Hóa học); Lớp 9: Phân luồng thành 9 đội tuyển ở 9 môn thi HSG văn hoá (bình quân mỗi đội tuyển từ 4-6 em; còn đối với lớp 6,7,8: bình quân khoảng 10 em/đội tuyển). Các môn thi TDTT tổ chức chọn đội tuyển theo các nội dung thi trong Hội khỏe phù đổng huyện, tỉnh.
+ Tổ chức bồi dưỡng đội tuyển HSG ngay từ đầu năm học. Thực hiện định mức số buổi ít nhất là 3 buổi/tuần (đối với lớp 9). Lớp 6,7,8: Thực hiện ít nhất 1 buổi/tuần (Thời gian và địa điểm thực hiện linh hoạt tùy điều kiện của giáo viên ôn tập, thời gian ôn thi từ khi thành lập đội tuyển đến khi thi HSG văn hoá cấp huyện, thi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh).	 
	2.3.5. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên. Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào những việc sau
+ Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt một cách chuẩn xác kiến thức môn học. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn.
+ Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn được tổ chức đều đặn ít nhất 2 lần/tháng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Qua buổi họp, tổ trưởng tổ chuyên môn cùng với giáo viên đưa ra nhận định về việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của của từng bài ghi chép vào số chuyên môn để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp.
+ Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Các chuyên đề này đều do giáo viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới dự giờ rút kinh nghiệm. Tiến trình tiết dạy không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn luyện kĩ năng phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy.
+ Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp, vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin trong từng bài dạy, lớp dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 
+ Ngoài ra còn bồi dưỡng cho giáo viên về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; bồi dưỡng kiến thức khoa học.
+ Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Phương pháp dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng thiết kế bài dạy, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học.
+ Phổ biến kịp thời Nghị quyết của đảng, chỉ thị nhiệm vụ của ngành, mục tiêu kế hoạch của trường.
+ Mời giáo viên có kinh nghiệm và có thành tích cao trong ôn thi học sinh giỏi ở các trường khác về trao đổi, truyền đạt những phương pháp, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên trong nhà trường.
	2.3.6. Chỉ đạo giáo viên trong từng tiết dạy quan tâm đến đối tượng học sinh giỏi và có những yêu cầu cao đối với các em
+ Chỉ đạo giáo viên trong quá trình dạy phải luôn quan tâm đến đối tượng học sinh giỏi và có phương pháp riêng đối với các em: giao thêm bài tập riêng ở trên lớp và về nhà phù hợp cho các em, hướng dẫn các em làm, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các em làm bài tập, tìm ra những phương pháp học, giải bài tập hay...để trao đổi với các bạn cùng học tập.
+ Ban giám hiệu và tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên, kiểm tra giáo án và việc thực hiện các tiết dạy của giáo viên có yêu cầu cao hơn đối với đối tượng học sinh giỏi không; kiểm tra sách, vở ghi của học sinh giỏi để nắm bắt việc học tập, làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
+ Chỉ đạo giáo viên bộ môn tạo nhóm học sinh giỏi theo môn học để các em giúp đỡ nhau, thảo luận, học hỏi lẫn nhau để cùng thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên giao cho.
	2.3.7. Khuyến khích, động viên học sinh, tạo hứng thú cho các em say mê môn học
+ Chỉ đạo, hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_cong_tac_phat_hien_boi_duon.doc