SKKN Kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

SKKN Kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thực hiện chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Qua gần 10 năm thực hiện, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Học sinh trung học cơ sở (THCS), lứa tuổi tập làm người lớn, những chủ nhân tương lai của đất nước hơn ai hết phải được hiểu rõ về cuộc vận động, được thực hành trong những chuẩn mực đạo đức cụ thể.

Thực tế những năm gần đây, cùng với những đổi mới, cải cách trong giáo dục, các vấn đề giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, phương tiện dạy học.đang được giới chuyên môn quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên khái niệm dạy học tích hợp, tổ chức dạy học tích hợp như thế nào cho có hiệu quả vẫn còn là một vấn đề khó.

Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là tăng cường tích hợp, đặc biệt là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Một nghiên cứu mới đây của Viện khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tuy nhiên hiện nay, việc xây dựng chương trình ở tiểu học về cơ bản đã quán triệt tinh thần tích hợp. Còn ở THCS vẫn chưa rõ ràng, nên quản lý chỉ đạo tổ chức dạy học theo hướng tích hợp ở các bài học cụ thể môn giáo dục công dân vẫn là một giải pháp “tình thế” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

 

doc 24 trang thuychi01 6170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Qua gần 10 năm thực hiện, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Học sinh trung học cơ sở (THCS), lứa tuổi tập làm người lớn, những chủ nhân tương lai của đất nước hơn ai hết phải được hiểu rõ về cuộc vận động, được thực hành trong những chuẩn mực đạo đức cụ thể. 
Thực tế những năm gần đây, cùng với những đổi mới, cải cách trong giáo dục, các vấn đề giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, phương tiện dạy học...đang được giới chuyên môn quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên khái niệm dạy học tích hợp, tổ chức dạy học tích hợp như thế nào cho có hiệu quả vẫn còn là một vấn đề khó. 
Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng của các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là tăng cường tích hợp, đặc biệt là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Một nghiên cứu mới đây của Viện khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tuy nhiên hiện nay, việc xây dựng chương trình ở tiểu học về cơ bản đã quán triệt tinh thần tích hợp. Còn ở THCS vẫn chưa rõ ràng, nên quản lý chỉ đạo tổ chức dạy học theo hướng tích hợp ở các bài học cụ thể môn giáo dục công dân vẫn là một giải pháp “tình thế” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tổ chức tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy học chính là đảm bảo “nguyên tắc vàng” trong dạy học giáo dục công dân: “dạy học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn” và việc tiến hành cụ thể như thế nào vẫn còn là vấn đề khó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn tiến hành một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn giáo dục công dân lớp 6, 7, 8, 9 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mình trong năm học 2016 - 2017 này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp giáo viên, học sinh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó có cách vận dụng trong học tập và rèn luyện đạo đức, trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Tìm ra hướng tổ chức dạy học tích hợp trong môn giáo dục công dân, cụ thể là tích hợp bài dạy học với các vấn đề thời sự, vấn đề chính trị có ý nghĩa thời sựgiúp học sinh được thực hiện các hoạt động thiết thực, các em được hòa nhập vào thế giới cuộc sống. Từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết của một công dân Việt Nam có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nhân rộng, triển khai, phổ biến trong bộ môn khác, góp phần xây dựng nền tảng cho việc tổ chức thực hiện chương trình nội dung tích hợp sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất thực hiện vào năm 2018.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chủ đề, nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có thể tích hợp và giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh THCS.
Những bài học trong chương trình có liên quan đến chủ đề và nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Những kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
Những phương pháp, biện pháp quản lý chỉ đạo dạy học tích hợp thành công trong môn giáo dục công dân ở trường THCS.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, nghiên cứu tài liệu; sách giáo khoa; sách giáo viên; các sách viết về Bác; các văn kiện đại hội, nghị quyết của Đảng các cấp và các chỉ thị có đề cập đến cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện giảng dạy thử nghiệm trực tiếp trên lớp 7A, 7B, 8A, 8B trường THCS Nga Thanh với các phương pháp dạy học truyền thống: diễn giảng, đàm thoại, kể chuyện, nêu gương...kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại như: thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, liên hệ và tự liên hệ thực tế.
Tổ chức điều tra, khảo sát nắm bắt mức độ tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng của học sinh trước và sau khi tổ chức dạy học để kết luận về ưu điểm, nhược điểm cũng như khẳng định thành công của SKKN.
Quan sát, thống kê, so sánh, phân tích, xử lý số liệu thu thập được để nhận xét kết quả, kết luận chính xác về hiệu quả và khả năng áp dụng.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về tích hợp.
Thực hiện hướng dẫn số 11- HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”.
Một trong những điểm mới của chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị khóa XII so với Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI là sự quan tâm đặc biệt đến yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Chính trị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn chỉ rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để bảo đảm phù hợp với cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo thời kỳ mới.
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụng vào năm 2018) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Như vậy nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả các bài dạy học theo hướng tích hợp ở thời điểm hiện nay chính là bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn để rút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chương trình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn.
 	Mục tiêu môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Nội dung các bài trong chương trình giáo dục công dân THCS thể hiện rõ nét vai trò của công dân trong các quan hệ xã hội, quan hệ với công việc, quan hệ với môi trường sống và lý tưởng của đảng, của dân tộc nên tích hợp với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là hoàn toàn hợp lý. Hiệu quả của việc làm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xây dựng nền tảng tinh thần, tư tưởng, lý tưởng sống cho các em học sinh THCS.
Hơn nữa, một trong những nguyên tắc của dạy học môn giáo dục công dân là phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn, tức là học sinh liên hệ giữa bài học giáo dục công dân với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, tập thể, địa phương. Điều đó hoàn toàn phù hợp với cuộc vận động chính trị sâu rộng đang được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hưởng ứng mạnh mẽ và có hiệu quả tương đối rõ nét, tạo sự chuyển biến quan trọng trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đất nước. 
2. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức kỹ năng mới; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Bàn đến tích hợp là bàn về vấn đề nội dung chứ không phải là phương pháp dạy học. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu tích hợp trong quá trình dạy học, người tổ chức phải vận dụng được các phương pháp dạy học tối ưu để có thể chuyển tải hết các nội dung cần thiết.
Tích hợp có thể được vận dụng ở nhiều môn học, nhiều nội dung trong một môn học và lồng ghép các nội dung cần thiết vào một môn học. Tích hợp có thể tiến hành ở các cấp độ khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ.
3. Các chủ đề có thể tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy học giáo dục công dân THCS có thể tích hợp theo những nội dung chủ yếu sau:
 Tấm gương về một con người giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
 Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, giản dị và khiêm nhường.
 Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứ đặc quyền, đặc lợi nào
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thực trạng về phía nhà trường.
1.1.Thuận lợi:
Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo cho việc dạy học tích hợp. Thư viện đạt chuẩn nên sách và tài liệu tham khảo đáp ửng đủ.
Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát việc dạy học tích hợp trong các bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân.
1.2. Khó khăn.
Trường chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất còn thiếu phòng học chức năng nên cũng có những khó khăn nhất định.
2. Thực trạng về phía giáo viên.
2.1. Thuận lợi:
Trong quá trình học ở trường sư phạm, giáo viên được đào tạo liên môn nên có sự am hiểu nhất định về kiến thức các môn học. Do vậy việc dạy học tích hợp tương đối dễ thực hiện, thậm chí nhiều giáo viên đã tiến hành nhưng chưa đi sâu và chưa gọi thành tên cụ thể mà thôi.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để triển khai dạy học tích hợp.
Bản thân các giáo viên đứng lớp môn giáo dục công dân là đảng viên, nên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, việc nắm bắt các chủ đề học tập và làm theo Bác qua từng năm khá đơn giản. Thực hiện nhiệm vụ tích hợp này chính là cách giáo viên đưa chủ trương, cuộc vận động của Đảng gần hơn, thực tế hơn với học sinh.
2.2. Khó khăn.
	Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách thức tiến hành một bài dạy học môn giáo dục công dân theo hướng tích hợp.
	Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn về bài học bộ môn cũng như phải mất dày công thiết kế giáo án, chuẩn bị các điều kiện để tiến hành một bài dạy học đạt hiệu quả.
3. Thực trạng về phía học sinh.
	3.1. Thuận lợi.
	Học sinh THCS, nên việc thực hiện dạy học tích hợp có những thuận lợi nhất định do các em đã có vốn kiến thức cơ bản.
	Các em học sinh đã được biết đến cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngay từ khi bước vào năm học đầu cấp, nên tích hợp nội dung này trong một bài học cụ thể cũng có những thuận lợi nhất định.
3.2. Khó khăn.
Do xu thế chọn ngành nghề hiện nay và quy định các môn thi trong tuyển sinh nên đa số phụ huynh và học sinh kém mặn mà với môn giáo dục công dân do vậy việc yêu cầu học sinh thực hiện các bước chuẩn bị cho một tiết dạy học thành công cũng gặp những khó khăn nhất định.
4.Thực trạng hiểu biết, kỹ năng của học sinh về vấn đề tích hợp.
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi nắm bắt thực tế việc hiểu biết của học sinh về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, như sau:
Hiểu biết của học sinh
về cuộc vận động
Số em dự khảo sát
Không biết
Có biết
Hiểu
Hiểu rõ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
141
41
29
52
36.9
30
21.3
18
12.8
Thực tế kỹ năng học tập tích hợp ở học sinh cũng còn yếu. Cụ thể như sau:
Kỹ năng 
học tập tích hợp
Số em dự khảo sát
Giỏi
Khá
TB
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
141
20
14.2
32
22.7
50
35.5
39
27.6
Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 6,7,8,9 để học sinh có hiểu biết cơ bản hơn về một chủ trương lớn của Đảng ta, về một cuộc vận động cách mạng mà toàn dân đang ra sức phấn đấu. Cũng là dịp để học sinh rèn luyện, trau dồi phẩm chất, hướng tới những giá trị đạo đức trong sáng như tấm gương của Người.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân.
Đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Xuất phát từ quan điểm đó, chúng tôi luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy học môn giáo dục công dân bằng các biện pháp sau. 
1.1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho giáo viên. 
Tư tưởng là yếu tố quan trọng, quyết định hành động. Tư tưởng, đạo đức trong sáng, lối sống tốt thì mới có thể làm tốt công tác giáo dục. Trước hết chúng tôi phải tranh thủ sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, để làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đảng viên, giáo viên về sự cần thiết của “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau đó yêu cầu giáo viên đăng ký thi đua, xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo tấm gương của Người. Từ đó, có cách theo dõi, đánh giá cụ thể giáo viên về tiến độ, chất lượng học tập và làm theo Bác.
Tổ chức tạo điều kiện để giáo viên tham gia học trung cấp lý luận chính trị, tham dự đầy đủ các hội nghị học tập nghị quyết Đảng các cấp. 
1.2 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. 
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là giải pháp cực kỳ quan trọng để nâng cao chất lượng chuyên môn nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, có yêu cầu rõ ràng về việc tích hợp nội dung học tập và làm theo Bác trong các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân. Từ đó, tổ chuyên môn mà cụ thể là giáo viên đứng lớp bộ môn giáo dục công dân sẽ bàn bạc cụ thể về nội dung và các chủ đề có thể tích hợp cũng như cách thức tiến hành tích hợp có hiệu quả. Trong các tiết dạy học có tích hợp của môn giáo dục công dân, tổ chuyên môn phải sắp xếp cho các giáo viên dự, góp ý, xây dựng, để từng bước hoàn chỉnh tiến trình dạy học cụ thể của một tiết học có tích hợp.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nên giáo viên đứng lớp bộ môn giáo dục công dân đều là những người có năng lực chuyên môn và trình độ tay nghề vững vàng, nhiều năm liền là giáo viên giỏi huyện, có nhiều học sinh giỏi huyện, có học sinh giỏi Tỉnh.
2. Cán bộ, giáo viên phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu và thực sự là tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho học sinh noi theo.
	Sinh thời Hồ Chí Minh thường nói, một việc làm tốt, một người tốt có ý nghĩa hơn trăm bài thuyết giảng đạo đức. Với môn giáo dục công dân, lời dạy trên đúng hơn bao giờ hết cả về ý nghĩa thực tiễn và phương pháp dạy học. Giáo viên dạy giáo dục công dân, môn học làm người, hơn bao giờ hết phải ý thức được trách nhiệm của mình, phải là tấm gương về đạo đức, về ý thức “học tập” và “làm theo” Bác. Đó là bài học cụ thể và có ý nghĩa nhất mà người dạy truyền thụ cho học trò của mình. Tự học trong cuộc sống, sinh hoạt, trong ứng xử; tự học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trình độ tay nghề, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục tình hình mới.
	Không chỉ luôn trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, người giáo viên dạy môn giáo dục công dân còn phải là tấm gương sáng về đạo đức, yêu nghề, yêu trẻ, có lối sống trong sáng, phải thực sự công tâm trước học sinh... 
3. Tổ chức chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc thực hiện dạy tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tổ chuyên môn, giáo viên.
Để tạo sự đồng bộ và nâng cao hiệu quả tích hợp, chúng tôi định hướng thống nhất tiến trình lên lớp như sau:
3.1.Giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác Hồ có nội dung liên quan đến bài dạy học.
Đây là một yêu cầu khá khó vì các em học sinh ngày nay ít có thói quen đọc sách, nhất là đọc theo yêu cầu giáo viên. Để giúp học sinh, giáo viên phải giới thiệu các đầu sách hiện có tại thư viện nhà trường cho các em tìm đọc. Nhờ việc làm này, học sinh có thể hình dung và huy động trong vốn hiểu biết của mình về những biểu hiện tiêu biểu trong tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác để phục vụ tốt nhất cho tiết học.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác Hồ như sau:
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân Tiên, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội.
Búp sen xanh, tác giả Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Cha và con, tác giả Hồ Phương, nhà xuất bản Kim Đồng.
Từ làng Sen, tác giả Lê Lam, Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Bác Hồ viết di chúc và di chúc của Bác Hồ, tác giả Vũ Kỳ, nhà xuất bản: Kim Đồng.
Bác Hồ kính yêu, nhiều tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng.
117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo trung ương, nhà xuất bản chính trị quốc gia
Hình ảnh học sinh tìm đọc sách báo lấy tư liệu cho tiết học tại thư viện trường.
3.2. Những bước cần thiết cho một tiết dạy học tích hợp.
3.2.1. Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu tích hợp. 
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học, giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. Bởi, nếu xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với bài dẫn đến phá vỡ mục tiêu bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống. Còn nếu lượng kiến thức lớn, sẽ quá sức tiếp thu của học sinh do vậy không đảm bảo được thời lượng và mục tiêu. Hoặc nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích hợp
3.2.2 Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
 Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan trọng. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức để làm nổi bật được yêu cầu của bài học.
3.2.3. Lựa chọn phương pháp tích hợp, nội dung tích hợp, thời điểm tích hợp của từng bài dạy học cụ thể.
* Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Cụ thể của phương pháp này là giáo viên sử dụng một câu chuyện kể có thật về Bác, cũng có thể cho học sinh quan sát qua video hay nghe băng catset.
Mục đích của phương pháp
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh tham gia nhờ đó dễ tiếp thu kiến thức hơn.
Cách thực hiện
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, kể, nghe, quan sát hoặc giáo viên kể câu chuyện về Bác có chứa đựng các nội dung liên quan đến bài học.
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
Giáo viên kết luận.
Lưu ý
Câu chuyện, video, băng.., có độ dài vừa phải, ngắn gọn, súc tích, chủ đề và nội dung rõ ràng, dễ hiểu.
Nội dung tích hợp
Ví dụ 1.
Khi dạy bài Sống giản dị (GDCD lớp 7), giáo viên có thể nêu trường hợp điển hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.
- Học sinh đọc truyện:
“Sáng sớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_nhan_thuc_hanh_vi_thoi_quen_cua_hoc_sinh_ta.doc