SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch Sử lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước

SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch Sử lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước

Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách hiệu quả các môn học, các phần học khác nhau theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29 - Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua: Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Từ năm 2013 Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Như chúng ta đã biết, Lịch sử là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác như Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, có vai trò cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Lịch sử, không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng tích hợp liên môn trong học Lịch sử sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.

 Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi cảm thấy vô cùng đau lòng khi đài truyền đưa tin có học sinh không biết Quang Trung và Nguyễn Huệ có phải là một hay không, hay trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Nghệ An có duy nhất một em đăng kí thi tốt nghiệp. Cả một hội đồng thi chỉ phục vụ một em duy nhất. Đối với học sinh niềm đam mê học sử còn rất nhiều hạn chế. Đối phụ huynh đa số định hướng cho con em mình học các môn tự nhiên để ra trường xin việc cho dễ. vì vậy là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chúng ta phải làm gì để phụ huynh, học sinh có cái nhìn thân thiện về bộ môn.

 Để học sinh có niềm say mê thích thú tự giác yêu thích và tìm hiểu môn sử thì tất yếu chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Bản thân tôi nhận thấy: Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Lịch sử. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.

Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài:

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch Sử lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước

 

docx 29 trang thuychi01 16812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch Sử lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sử lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử sụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Xác định nội dung tích hợp
5
2.3.2
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
7
2.3.3
Khai thác kiến thức các môn học liên qua đến từng nội dung của bài học
7
2.3.4
Xác định cách thức và mức độ tích hợp có hiệu quả trong giờ dạy
9
2.3.5
Thiết kế giáo án minh họa dạy học tích hợp
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
III
Kết luận, kiến nghị
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách hiệu quả các môn học, các phần học khác nhau theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29 - Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua: Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Từ năm 2013 Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Như chúng ta đã biết, Lịch sử là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác như Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, có vai trò cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Lịch sử, không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng tích hợp liên môn trong học Lịch sử sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. 
 Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tôi cảm thấy vô cùng đau lòng khi đài truyền đưa tin có học sinh không biết Quang Trung và Nguyễn Huệ có phải là một hay không, hay trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Nghệ An có duy nhất một em đăng kí thi tốt nghiệp. Cả một hội đồng thi chỉ phục vụ một em duy nhất. Đối với học sinh niềm đam mê học sử còn rất nhiều hạn chế. Đối phụ huynh đa số định hướng cho con em mình học các môn tự nhiên để ra trường xin việc cho dễ. vì vậy là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chúng ta phải làm gì để phụ huynh, học sinh có cái nhìn thân thiện về bộ môn.
  Để học sinh có niềm say mê thích thú tự giác yêu thích và tìm hiểu môn sử thì tất yếu chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Bản thân tôi nhận thấy: Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Lịch sử. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: 
Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch Sử lớp 9 ở trường THCS Lâm Xa huyện Bá Thước
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế việc dạy - học Lịch sử 9 ở THCS Lâm xa, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích. Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, và hiểu được ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn. Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong khả năng tổng hợp kiến thức của của các môn học một cách có hệ thống để giải quyết các tình huống đặt ra. Đồng thời rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của tôi là: vận dụng dạy học tích hợp liên môn khi dạy phần Lịch sử Việt Nam trong chư¬ng trình Lịch sử lớp 9 và ứng dụng dạy một tiết cụ thể trong chư¬ng trình Lịch sử 9.
Đồng thời đối tượng học sinh được dạy trong năm học:lớp 9 năm 2015-2016 ở trường THCS Lâm Xa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
 Phương pháp nêu vấn đề
 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
 Phương pháp dạy thử nghiệm trên lớp.	
 Phương pháp sưu tầm tài liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Chúng ta biết rằng dạy học tích hợp là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới hải đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn dạy học liên môn là phải xác định những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn để dạy học thể hiện sự ứng dụng của chúng trong giải quyết các tình huống thực tiễn, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
 Như vậy, tích hợp liên môn không phải là hai khái niệm tách rời nhau mà chỉ một khái niệm duy nhất. Đó là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.Tích hợp thì chắc chắn phải dạy liên môn và ngược lại để đảm bảo hiệu quả dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Khảo s¸t chất chất lượng đầu năm môn Lịch sử cña häc sinh líp 9 t¹i trường THCS Lâm Xa – Bá Thước, kết quả của hai năm học như sau:
Năm học 2014 – 2015:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
35
1
2,9
3
8,6
28
79,9
3
8,6
Năm học 2015 – 2016:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
32
1
3,1
4
12,4
25
78,3
2
6,2
 Biểu 1( Thực trạng chất lượng học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến )
 Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy kết quả học tập của các em chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều, tỉ lệ học sinh giỏi, khá còn thấp. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do học sinh còn hời hợt với môn học, khả năng tiếp thu bài của học sinh không đồng đều, một số em nhác học mải chơi  Do giáo viên sử dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp nên ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh...Đặc biệt những câu hỏi liên quan đến kiến thức của môn khác trong bài học sinh hầu như không trả lời được.
 Hiện nay, giáo viên cũng rất e ngại bởi khi đào tạo chỉ có một đến hai chuyên ngành nhưng dạy liên môn thì giáo viên không chỉ hiểu sâu môn mình dạy mà phải tham khảo, học thêm các môn học liên quan càng sâu càng tốt. Với xu thế hiện nay giáo viên luôn phải đổi mới phương pháp dạy học, phải vận dụng quan điểm liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn hiệu quả giáo dục. Điều này cũng là một trong những khó khăn để thực hiện dạy liên môn.
2.2.2. Thùc tr¹ng d¹y häc hiÖn nay trong nhµ trường
 Nội dung chương trình Lịch sử nói chung được biên soạn đổi mới từ năm học 2004 – 2005, nói là giảm tải song vẫn còn nặng nề số tiết, nhiều bài có dung lượng kiến thức nhiều, chưa phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, nhiÒu kiÕn thøc khã, sù ph©n bè kiÕn thøc vµ lưîng thêi gian ë nhiÒu bµi cßn chia chưa hîp lÝ.
 Mặt khác do xu thế hiện nay các em thích học các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn, nên niềm say mê với bộ môn Lịch sử không còn nhiều như trước đây, các em tiếp thu một cách thụ động, đối phó. Do đó, để Lịch sử đến gần với học sinh, tạo niềm say mê yêu sử và giúp các em tiếp cận kiến thức thì giáo viên phải cung cấp, rèn luyện cho các em có thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để học sinh hứng thú khi học..
 Hơn nữa, khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp liên môn trong môn Lịch sử 9 và phần Lịch sử Việt Nam không phải nằm ở phần nội dung kiến thức mà ở vấn đề phương pháp dạy học. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết về phương pháp dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên.
Mặt khác, phong trào học tập của học sinh còn hạn chế, ý thức thi đua về môn học chưa cao. Tài liệu phục vụ việc học của các em còn ít, không phong phú. Đại đa số học sinh trong khối 9 có sức học trung bình chiếm tỉ lệ cao.
Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy phần Lịch sử Việt Nam, giáo viên cần tìm cho mình một hướng đi, một phương pháp tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn sao cho có hiệu quả nhất không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn mở rộng kiến kiến cho các em ở nhiều môn học một cách có hệ thống.
	2.3. Các giải pháp đã sử sụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định nội dung tích hợp
	Giáo viên phải xác định đúng nội dung bài nào cần tích hợp. Đây là khâu quan trọng giúp quá trình chuẩn bị và thực hiện phương pháp dạy trên lớp đạt hiệu quả cao. Bởi lẽ không phải tất cả các bài đều có thể sử dụng các hình thức tích hợp nên giáo viên muốn định hướng tốt cho các em công việc chuẩn bị bài ở nhà thì phải xác định nội dung tích hợp và hình thức tích hợp. Qua sự tìm tòi nghiên cứu, tôi cho rằng một số bài trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 9 cần sử dụng phương pháp tích hợp bao gồm:
Stt
Tiết
Tên văn bản
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
1
19
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
Liên môn: Ngữ Văn,
Địa lý, GDCD,
Âm nhạc, Mỹ Thuật
 Xác định vị trí địa lý những nơi Bác đã đi trên thế giới..
 Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 Biết sống giản dị, yêu quê hương đất nước.
 Một số bài hát về Bác.
2
21
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Liên môn: GDCD
Địa lí.
Xác định vị trí địa lý nơi diễn ra hội nghi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp Đồng chí Trần Phú. Xác định rõ nhiệm vụ của học sinh,thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3
27
Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Liên môn:
Địa lí
 GDCD
Ngữ văn
. Xác định vị trí địa lý nơi diễn ra các hội nghị, giành chính quyền Hà nội, Huế, Sài Gòn.
 Giới thiệu về quảng trường Ba Đình.
 Một số bài văn, thơ nói về Bác: Viếng Lăng Bác, Nghắm Trăng. Đi Đường, Tập Nhật ký trong tù.
4
28
29
Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
 Hoạt động ngoại khóa
 Một số hình ảnh học sinh tham gia ủng hộ: Góp đá xây Trường Sa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, Ủng hộ chất các bạn chất độc màu da cam.
5
34
35
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc
Liên môn: 
 Địa lý
 Ngữ văn.
 GDCD
 Xác định vị trí chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
 Giới thiệu khái quát về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
 Cuộc đời và sự nghiệp vị chỉ huy Võ Nguyên Giáp.
 Bài thơ: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu.
 Bài hát Giải phóng Điện Biên tác giả Đỗ Nhuận.
6
42,43,
44
Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước( 1965- 1973)
Liên môn: Ngữ văn
Địa lý
GDCD
Xác định vị trí địa lý những nơi Mĩ xâm lược.
 Bài thơ, văn tố cáo tội ác của Mĩ.
 Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
7
47
LSĐP: Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
Liên môn: Địa lý
Ngữ văn, GDCD.
 Xác định được vị trí địa lý Thanh Hóa.
 Bài thơ, văn ca ngợi con người xứ Thanh trong hai cuộc kháng chiến.
 Học sinh thấy được tinh thần kiên cường buất khuất sẵn sàng bảo vệ quê hương đất nước của người con Thanh Hóa.
8
45, 46
Hoàn thành giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1973-1975)
Liên môn: Địa lí
GDCD
Xác định vị trí địa lý những chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng, Hồ Chí Minh..
 Giới thiệu Đồng chí Bùi Quang Thận người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập.
 Bài thơ, văn về giải phóng Miền Nam
 Bài hát: Đất nước trọn niềm vui.
 HS cần xác định rõ nhiệm vụ của học sinh thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tôt 
quốc.
 Sưu tầm tranh ảnh và những bài hát về những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
	 Bất kì bộ môn nào khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà vẫn là một khâu quan trọng quyết định đến chất lượng giờ học trên lớp. Việc học ở nhà của học sinh ngoài việc ôn lại kiến thức bài đã học thì học sinh còn phải đọc, chuẩn bị bài mới trước để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ lĩnh hội và khắc sâu theo yêu cầu của từng bài giảng. Các em cần phải chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận thì mới có thể chủ động cùng với giáo viên xây dựng bài giảng.
	Ví dụ 1: Khi dạy bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925 .GV yêu cầu học sinh chuẩn bị: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc, Sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh, mẫu chuyện kể về Bác, khi có sự chuẩn bị bài ở nhà chu đáo các em sẽ có hứng thú tiếp thu bài.
 Ví dụ 2: Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953-1954). Học sinh cần chuẩn bị tìm hiểu trước cuộc đời và sự nghiệp Võ Nguyên Giáp, hiểu biết khái quát về cứ điểm Điện Biên Phủ, một số bài thơ, bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ, Sưu tầm những mẫu chuyện do ông bà, người thân kể khi tham gia chiến dịch.
2.3.3. Giải pháp 3: Khai thác kiến thức các môn học liên quan đến từng nội dung của bài học.
	Không phải bài nào giáo viên cũng thuận lợi để tích hợp liên môn, cũng không phải một bài học mà tích hợp nhiều môn, hay nội dung nào cũng tích hợp được. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn, xác định các chủ đề tích hợp để tích hợp những khía cạnh - những đơn vị kiến thức có liên quan phục vụ cho mục tiêu bài học.
	Ví dụ 1: GV-Tích hợp môn Ngữ văn: Khi dạy bài 14: Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất.
 Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực nào? Vì sao Pháp chủ yếu đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ. Sau đó giáo viên có thể đọc, dùng máy chiếu có thể minh họa bằng một số câu thơ, đoạn văn giúp học sinh rõ hơn về sự bóc lột tận xương tận tủy của thực dân Pháp đối với người nông dân Việt Nam. Giúp Học sinh hiểu bài nhanh hơn bằng những câu thơ:
“Cao su đi dễ khó về
 Khi đi trai tráng, khi về bụng beo
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân” [1]
 Hay:
 “ Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn.”..[3
 Các câu thơ và đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập giúp học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thức dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc sâu sắc, có thái độ thương yêu trân trọng những người lao động chân chính.
 Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. Khi giáo viên giảng bài có thể hỏi: Dựa vào kiến thức xã hội hãy cho biết thực dân Pháp đã thi hành chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào ở Việt Nam? 
 Sau đó giáo viên dùng máy chiếu minh họa các dẫn chứng trong văn học, tái hiện lại cho học sinh bối cảnh đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ:
 “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”[3]
 Đây là dẫn chứng chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “ khai phá văn minh” của mẫu quốc. từ đó giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh để mỗi học sinh thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước.
	Ví dụ 2: Tích hợp môn Ngữ văn: Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới tổng tiến công khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
 Mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời. Khi nói đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước ngày 28/1/1941 giáo viên đọc những câu thơ của Tố Hữu để học sinh thấy rõ được sự xúc động của Bác sau ba mươi năm mới trở về quê hương.
“ Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Trắng rừng bên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây. Tổ quốc ơi !
Nhớ thương hòn đất ấm hơi người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
mà đến giờ mới tới nơi ” [4] 
 Qua những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác về nước là mùa xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911.
	Ví dụ 3 : Khi dạy bài 27. cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kêt thúc (1953-1954).
 Mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 -Tích hợp môn Địa Lý : HS xác định được vì sao Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương – HS lên bảng chỉ được vị trí Điện Biên Phủ, từ đó các em sẽ nắm chắc được diễn biến. Sau đó giáo viên dùng máy chiếu minh họa trực tiếp cho học sinh lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Để học sinh hiểu và nhớ các mốc lịch sử tốt hơn.
 + Về vị trí địa lý : HS nắm Điện Biên Phủ khá đặc biệt, là một thung lũng rộng lớn nhất ở vùng thượng du phía Tây Bắc, sát biên giới các nước Trung Hoa, Miếu Điện, Thái Lan từ 150- 300 km, cách Hà Nội gần 500 km. Phía Đông và đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Phong Saly và Luang Prabang ( lào) với 170 km đường biên giới, Điện Biên là tỉnh có chung đường biên giới, Điện Biên là tỉnh có chung đường biên giới với hai quốc gia trung qua và Lào.
 + Diễn biến : Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến 7/5/1954 và chia làm 3 đợt.
 Giáo viên dùng kiến thức Ngữ văn :Tái hiện lại bối cảnh lịch sử khó khăn của dân tộc ta qua đoạn thơ của Tố Hữu
Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không sờn ...
 hoặc
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
dân tộc ta anh hùng” [2]
 Qua đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ là 56 ngày đêm, chín năm kháng chiến chống pháp từ 1946 đến 1954 và làm cho học sinh hiểu rõ sự hy sinh, gian khổ của quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ gây chấn động địa cầu, làm nức lòng bạn bè thế giới.
2.3.4. Giải pháp 4: Xác định cách thức và mức độ tích hợp có hiệu quả trong giờ dạy.
 Cách 1: Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới.
Dạy học, đặc biệt là dạy Lịch sử việc dẫn dắt vào bài rất quan trọng giúp các em bị cuốn hút vào bài, tạo tâm thế tinh thần phấn khởi, say mê để tiếp thu kiến thức mới. Giáo viên có thể vận dụng kiến thức Âm nhạc: Cho học sinh nghe một bài hát có nội dung liên quan đến giờ học. Hoặc giáo viên có thể vận dụng kiến thức Hội hoạ bằng cách cho học sinh xem tranh ảnh về phong cảnh hoặc con người... Tất cả thể hiện trong lời dẫn vào bài của giáo viên sẽ làm cho học sinh chú ý, bị lôi cuốn và mở rộng thêm kiến thức cho các em.
	Ví dụ: Khi dạy bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước
giáo viên cho học sinh nghe bài hát Cô gái mở đường thơ của Phạm Tiến Duật phổ nhạc thành bài hát; Chiếu những hình ảnh bom đạn chiến tranh ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn - từ đó gợi dẫn vào bài học. Qua lời giới thiệu, minh họa bằng các video học sinh đã một phần hiểu được nội dung của bài học, đồng thời bằng những hình ảnh chân thực học sinh có thể hình dun

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tich_hop_phan_lic.docx