SKKN Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3

SKKN Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3

Hiện nay giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học với nhiều cách khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong hoạt động dạy học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy, cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan. Trong đó các phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng. Quan điểm dạy học không chỉ lấy giáo viên làm trung tâm đã làm thay đổi vị trí từ người thầy làm trung tâm, từ mục tiêu giáo dục áp đặt bên ngoài do giáo viên xác định yêu cầu sang mục tiêu cho người học, tự người học đặt ra nhiệm vụ và thực hiện. Từ phương pháp độc thoại thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò ghi sang phương pháp đối thoại thầy - trò , trò – trò, từ chỗ dạy học bằng cách truyền đạt thông tin, dữ liệu sang dạy cách học, cách giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa rất lớn.

 Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình Địa lí THPT đã xây dựng được hệ thống các kiến thức phù hợp với yêu cầu thực tiễn, với năng lực và tâm sinh lí học sinh. Một số bài học được Bộ Giáo dục xây dựng gần gũi với đời sống, dễ ghi nhớ, dễ tiếp thu và vận dụng thực tế, vì vậy học sinh rất hứng thú trong giờ học, nhất là ở một số bài học Địa lí lớp 10 THPT. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học phù hợp mới mục tiêu, sáng tạo các phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phát huy được lợi thế của từng bài học và đối tượng học sinh là điều rất quan trọng, đòi hỏi trước hết ở người giáo viên sự nổ lực lớn trong giảng dạy. Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn là môn học khoa học tổng hợp, có sự liên quan kiến thức với nhiều môn học và lĩnh vực khác nhau, trong đó có bộ môn văn học và lĩnh vực âm nhạc. Thực tế, các chủ đề văn hóa, khoa học, nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại đều được xây dựng từ chất liệu hiện thực và có ít nhiều liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội mà môn Địa lí nghiên cứu. Đây là một điểm đặc biệt thú vị mà tôi đã phát hiện được trong những năm công tác và giảng dạy bộ môn này. Vì vậy, nhiều năm học qua, tôi mạnh dạn thử nghiệm phương pháp lồng ghép các kiến thức văn chương, các bản nhạc Việt Nam quen thuộc trong dạy học một số bài Địa lí, đặc biệt là trong phần đặc điểm chung của nền nông nghiệp thế giới ở chương trình Địa lí lớp 10 và đã thu lại được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là những lí do để tôi có ý tưởng lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”.

 

doc 17 trang thuychi01 10421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ............................................................................................
2
1.1. Lí do chọn đề tài .............................................................................
2
1.2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.....................................................
4
2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................
4
2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3..................
5
2.3. Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học ........................................................................................................
6
2.3.1. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ nhất của nông nghiệp ..............................................................................................
6
2.3.2. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ hai của nông nghiệp .............................................................................................. 
7
2.3.3. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ ba của nông nghiệp ............................................................................................
8
2.3.4. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ tư của nông nghiệp ..............................................................................................
9
2.4. Hiệu quả của đề tài..........................................................................
10
3. Kết luận, khuyến nghị ....................................................................
14
Tài liệu tham khảo ...............................................................................
16
Danh m ục đề tài được xếp loại ..........................................................
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay giáo dục nước ta đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học với nhiều cách khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong hoạt động dạy học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy, cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan. Trong đó các phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng. Quan điểm dạy học không chỉ lấy giáo viên làm trung tâm đã làm thay đổi vị trí từ người thầy làm trung tâm, từ mục tiêu giáo dục áp đặt bên ngoài do giáo viên xác định yêu cầu sang mục tiêu cho người học, tự người học đặt ra nhiệm vụ và thực hiện. Từ phương pháp độc thoại thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò ghi sang phương pháp đối thoại thầy - trò , trò – trò, từ chỗ dạy học bằng cách truyền đạt thông tin, dữ liệu sang dạy cách học, cách giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa rất lớn.
 Xuất phát từ yêu cầu trên, chương trình Địa lí THPT đã xây dựng được hệ thống các kiến thức phù hợp với yêu cầu thực tiễn, với năng lực và tâm sinh lí học sinh. Một số bài học được Bộ Giáo dục xây dựng gần gũi với đời sống, dễ ghi nhớ, dễ tiếp thu và vận dụng thực tế, vì vậy học sinh rất hứng thú trong giờ học, nhất là ở một số bài học Địa lí lớp 10 THPT. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học phù hợp mới mục tiêu, sáng tạo các phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phát huy được lợi thế của từng bài học và đối tượng học sinh là điều rất quan trọng, đòi hỏi trước hết ở người giáo viên sự nổ lực lớn trong giảng dạy. Bên cạnh đó, do đặc thù bộ môn là môn học khoa học tổng hợp, có sự liên quan kiến thức với nhiều môn học và lĩnh vực khác nhau, trong đó có bộ môn văn học và lĩnh vực âm nhạc. Thực tế, các chủ đề văn hóa, khoa học, nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại đều được xây dựng từ chất liệu hiện thực và có ít nhiều liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội mà môn Địa lí nghiên cứu. Đây là một điểm đặc biệt thú vị mà tôi đã phát hiện được trong những năm công tác và giảng dạy bộ môn này. Vì vậy, nhiều năm học qua, tôi mạnh dạn thử nghiệm phương pháp lồng ghép các kiến thức văn chương, các bản nhạc Việt Nam quen thuộc trong dạy học một số bài Địa lí, đặc biệt là trong phần đặc điểm chung của nền nông nghiệp thế giới ở chương trình Địa lí lớp 10 và đã thu lại được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là những lí do để tôi có ý tưởng lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài“Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học phần đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27, Địa lí lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3” với mục đích:
	Giúp học sinh có thể nắm được các đặc điểm của nền nông nghiệp trên thế giới nói chung, từ đó hiểu được nền nông nghiệp của Việt Nam và ở địa phương.
	Rèn luyện các kĩ năng sưu tầm , thu thập, xử lí các thông tin qua việc tìm hiểu và thu thập các tư liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
	Khơi gợi và vun đắp ở học sinh niềm tin, lòng tự hào và biết ơn sâu sắc đối với thành quả nông nghiệp mà con người đã tạo nên. Đồng thời hiểu và chia sẽ được những khó khăn mà tự nhiên gây ra cho sản xuất nông nghiệp, từ đó các em sẽ chủ động sống tích cực và có trách nhiệm hơn với thiên nhiên và các thành quả lao động của người nông dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu về phương pháp lồng ghép các kiến thức về văn học, văn hóa âm nhạc của Việt Nam trong dạy học địa lí lớp 10 để mang lại hiệu quả giáo dục cao cho bộ môn Địa lí của trường THPT Tĩnh Gia 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: nhằm nghiên cứu cơ sở lí thuyết cho đề tài
+ Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu các tư liệu liên quan đến nội dung mà đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: việc thống kê và xử lí số liệu để có những thông số cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: So sánh, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Trên thế giới cách đây khoảng một vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang dã, trồng các loại cây dại và dần dần biến chúng trở thành vật nuôi, cây trồng.
Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong lòng văn hoá khảo cổ học Hoà Bình. Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các Thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Bên cạnh trồng các cây có củ, con người đã biết đến lúa, tất nhiên đó chỉ là lúa hoang, lúa trời. Sau này, trong quá trình phát triển tiếp theo cách đây hơn 4000 năm ở lưu vực sông Hồng và các phụ lưu, các bộ lạc Phùng Nguyên coi kĩ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng. Tổ tiên ta từ văn hoá Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước nhà phát triển như ngày nay.
Trong bất cứ xã hội nào, lương thực - cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu. Vai trò to lớn của nó thể hiện ở chỗ nông nghiệp sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Bên cạnh lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng cây thực phẩm giàu đường, đạm, lipit cũng như công việc chăn nuôI gia súc, gia cầmvà thuỷ hải sản. Nông nghiệp còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp nhu cầu lao động dư thừa cho các ngành khác nhờ việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mặt khác, việc đảy mạnh nông nghiệp tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển. Trong mối quan hệ đó, bản thân nông nghiệp lại là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của hàng loạt các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.	
Tuy nhiên, nông nghiệp có những đặc thù khác hẳn các ngành kinh tế khác mà cốt lõi của nó là ở chỗ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cây trồng vật nuôi có quá trình phát sinh, phát triển lại là đối tượng lao động trong nông nghiệp. Nên nông nghiệp có sự phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên. 
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đó có những hiểu biết tối thiểu về qui luật của tự nhiên. Thời xưa, tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những kinh nghiệm qua thực tế, Tổ tiên chúng ta đó nắm được những chừng mực nhất định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết thành những câu xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được truyền miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên...Tục ngữ ca dao có 2 vế : vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả.
Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước là một trong những đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của các giới văn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm văn học, những bài viết phóng sự xuất sắc, hoặc những thước phim có tính thẩm mĩ sâu sắc khai thác mọi khía cạnh của cuộc sống, thì nổi lên là những ca khúc nhạc nhẹ, trữ tình hay những bài hát cách mạng ngợi ca và tôn vinh sức vóc cũng như sự lớn mạnh trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Bao trùm lên nó, hình ảnh người nông dân trở nên quen thuộc hơn khi các tác phẩm âm nhạc như thế đang dần xích lại gần với quần chúng Ta có thể nhận ra ngay con người Việt đang chống chọi với sự tàn phá ngày càng trở nên ghê gớm của tự nhiên, nhưng đồng thời chính sự vươn lên từ trong gian khổ, hiểm nguy mới thấy được con người đang cố gắng để chế ngự thiên nhiên, chế ngự sự thách thức của quy luật sinh tồn mà ta không thể tránh khỏi. Mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống sản xuất rất chặt chẽ, nhất là trong sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung đây là một chủ đề khá thú vị mà theo kinh nghiệm cùng một chút năng khiếu về văn học và âm nhạc đã giúp Tôi khá thành công khi đưa ý tưởng này vào trong thực tế của bài học suốt gần 13 năm học vừa qua.
2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3
2.2.1. Thuận lợi
Trường THPT Tĩnh Gia 3 năm 2018 - 2019 có 38 lớp học với hơn 1600 học sinh. Những năm qua, môn Địa lí là môn học trọng điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi THPT quốc gia và một bộ phận học sinh lựa chọn là môn thi Đại học, cao đẳng. Vì vậy đây là một trong những môn học trọng tâm của nhà trường.
Bộ môn cũng đã nhận được sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu và lãnh đạo nhà trường, điều đó đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải biết đào sâu tìm tòi, nâng cao năng lực và sáng tạo trong phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. 
2.2.2. Khó khăn
Ở trường chúng tôi, khi nhắc đến môn học này thường học sinh xem đây như là một môn học phụ không có tính đời sống, bản thân nó cũng tương đối khô khan có khi học sinh còn nghĩ nó dễ học không cần thiết phải chú trọng. Vì vậy, trong mỗi giờ học giáo viên hay nghĩ “ chẳng có gì để nói”, hay “ biết nói cái gì”, còn h ọc sinh cũng chẳng khác gì, luôn nghĩ “chẳng có gì để học”, hoặc “ học để làm gì” Đó là nguyên nhân một giờ học trở nên ít có tác dụng khi cả thầy và trò đều hình thành những ý nghĩ như vậy và từ đó càng dễ dàng biến Địa lí thành môn khoa học khô khan, thiếu thực tiễn.
Về phía giáo viên, đội ngũ giáo viên trường tôi với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, việc tiếp thu kiến thức mới, phương pháp và phương tiện dạy học mới là một lợi thế, song kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhất là trong vấn đề nắm bắt và hiểu được tâm lí học sinh, nên vai trò của người Thầy đối với môn học còn chưa được phát huy tốt, tâm lí dạy học còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là từ thái độ thiếu tích cực của học sinh, từ đó dần hình thành thói quen “ Thầy ngại dạy - Trò ngại học”.
Nhiều phương pháp dạy học tích cực chưa được chú trọng do nhiều yếu tố chi phối như thời gian một tiết học eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn dẫn đến nhà trường và bản thân giáo viên không chủ động áp dụng và đưa các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học.
Kết quả xếp loại học lực môn Địa lí trường THPT Tĩnh Gia 3 năm học 2017 – 2018 như sau: Tổng số: 1286 học sinh 
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng( Học sinh)
65
718
412
84
5
Tỉ lệ (%)
5,0
56,0
32,1
6,5
0,4
Phân tích kết quả của môn học như trên cho thấy: tỉ lệ học sinh xếp loại bộ môn Địa lí từ trung bình trở xuống là khá cao (chiếm gần 40%), đặc biệt là nhóm học sinh yếu, kém mà nguyên nhân đã được nêu ở trên, như vậy cần thiết phải có phương pháp dạy và học để học sinh tiếp cận với môn học nhanh, đơn giản và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học, từ đó tạo được hứng thú tránh sự uể oải và nhàm chán trong mỗi giờ học. Vì vậy, đề tài sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trên.
2.3. Kinh nghiệm lồng ghép thơ ca và ca khúc Việt Nam trong dạy học “Mục 2. Đặc điểm nền nông nghiệp - Bài 27: Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập môn Địa lí của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3” 
 Bài 27 - Địa lí l ơp 10 nhằm giới thiệu khái quát về vai trò hết sức quan trọng của nền nông nghiệp trong đời sống, sản xuất và xã hội loài người, đồng thời cho học sinh cái nhìn tổng thể về nền nông nghiệp trên thế giới. Bài học còn nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng sâu sắc của tự nhiên cũng như yếu tố kinh tế - xã hội đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó học sinh có thể nhận ra một trong những tiến bộ của sản xuất nông nghiệp chính là sự thay thế dần các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cổ truyền lạc hậu, kém hiệu quả sang những hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, hiệu quả và chất lượng cao hơn trên một đơn vị lãnh thổ nhất định.
 2.3.1. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ nhất của nông nghiệp : “ a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế”
 Trước nay, đất và cây trồng, vật nuôi luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi dạy phần này tôi yêu cầu học sinh giải thích tại sao lại khẳng định đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Học sinh sẽ suy nghĩ và thấy được vai trò của đất khi nó nằm trong mối quan hệ với đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi là những cơ thể sống cần phải có đầy đủ các nhu cầu sống khác nhau. 
 Sau đó, tôi gợi ý cho các em hãy tìm ra cho cô một bài hát nào đấy mà các em thấy được sự liên hệ với đặc điểm này. Nếu còn thấy lúng túng tôi sẽ đưa ra gợi ý tiếp theo, khi học sinh tìm ra được các em có thể trình bày câu hát liên quan hoặc tôi sẽ hát một đoạn:
Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở
Cây thiếu đất cây sống sống với ai...!
Chuyện trăm năm ân tình cây và đất
Cây bám rễ sâu, đất ôm chặt tận đáy lòng...!
 Đây là đoạn trích trong bài hát “Tình cây và đất” mà tác giả Tô Thanh Tùng đã viết nên nhằm ca ngợi tình yêu son sắc của đôi lứa gái trai qua h ình tượng cây và đất. Qua câu hát trên, tôi cắt nghĩa về sự sống còn của cây nếu như không có đất và ngược lại. Còn gì có thể giải nghĩa được vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của đất. Trong kinh tế học, Đất được xem là tư liệu sản xuất, trong khoa học, đất là nguồn cung cấp độ phì trực tiếp cho cây trồng và gián tiếp tạo nguồn cơ sở thức ăn cho vật nuôi. Tất nhiên, con người có thể biến những loại đất khô cằn, khó canh tác thành những loại đất tốt, có độ màu mỡ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Dân gian có câu:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hoặc:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 Tình yêu quê hương không chỉ gắn liền trong máu thịt mà cũng phải được thể hiện qua hành động, đó là biết lao động làm ra của cải vật chất, biết chia bùi, sẻ ngọt với những người xung quanh, góp phần đẩy lùi nghèo đói, làm cho cuộc sống ngày một tiến bộ hơn, bởi đất còn quí hơn cả vàng. 
2.3.2. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ hai : “b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi” .
 Cây trồng và vật nuôi là những cơ thể sống chịu sự tác động của môi trường sống xung quanh. Ở Việt Nam, cây trồng và vật nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu và từ đó nó sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đối tượng sản xuất nông nghiệp qua nhiều nhân tố tác động khác. Vì vậy sản xuất nông nghiệp luôn phải tuân theo các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên của nó. Bước sang phần b tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : cây trồng và vật nuôi muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào yếu tố nào ? Học sinh sẽ trả lời : cây trồng và vật nuôi muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng... Sau câu trả lời, Giáo viên sẽ phân tích lại và yêu cầu một học sinh lấy dẫn chứng một kinh nghiệm của nông dân về vai trò của các yếu tố đó qua việc đọc một câu ca dao. Ví dụ :
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
 Theo quy luật, trong chăm sóc cây trồng để có được năng suất và sản lượng thu hoạch cao nhất bà con nông dân luôn phải biết bốn yếu tố như trên là không thể thiếu được. Cho đến nay, dù vị trí của các yếu tố này có thể thay đổi hoặc khó phân biệt thì điều quan trọng nhất là cần phải nắm rõ tác dụng và tầm ảnh hưởng của chúng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có cả kĩ thuật canh tác, bà con ta còn có câu:
Ăn kĩ no lâu
Cày sâu tốt lúa
Cấy thưa thừa thóc
Cấy dày cóc được ăn.
..........
Cấy thưa hơn bừa kĩ.
.
Tháng sáu thì cấy cho sâu
Tháng chạp cấy nhảy mau mau mà về.
2.3.3. Lồng ghép thơ và ca khúc khi dạy đặc điểm thứ ba : “c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ ”
 Trước hết học sinh phải hiểu được như thế nào là tính mùa vụ trong nông nghiệp, sau đó Tôi gợi ý cho học sinh lấy ví dụ để chứng minh đặc điểm mùa vụ trong nông nghiệp, sau đó tôi sẽ gợi ý để học sinh đọc một đoạn thơ mà chắc chắn em nào cũng biết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
 Bài thơ này đã từng được phổ nhạc và trở nên rất nổi tiếng được nhiều người yêu thích bởi chất liệu mộc mạc và chân chất hương quê mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết. Ẩn sâu trong giai điệu của ca khúc là cuộc đời tần tảo của Mẹ - của biết bao mồ hôi công sức mà hàng triệu triệu nông dân Việt Nam đổ xuống trên cánh đồng mỗi năm hè về - đó là lúc trưa hè tháng sáu chói chang nắng như đổ lửa, sức chịu đựng của sinh vật sống trên đồng không còn nữa, chúng phải tìm cách thoát ra khỏi cái nóng cháy mình lên bờ tìm nơi trú ngụ. Nhưng Mẹ – người nông dân đã được hình tượng hoá qua nhân vật Mẹ thật dũng cảm:
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
 Bởi quy luật sinh trưởng của cây lúa nước buộc người nông dân phải xuống đồng cấy cho kịp thời vụ dù trời rất nóng, vì cây lúa nước chỉ thích nghi tốt nhất trong điều kiện sinh trưởng của xứ nóng ẩm và trên đất phù sa ngọt, nó có thời vụ trong năm và tháng sáu là tháng bắt đầu của mùa cấy hái cho vụ mùa, rồi tiếp sau vụ cấy cây lúa còn phải trải qua nhiều kiểu thời tiết khắc nghiệt khác nhau: 
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
 Hoặc tính mùa vụ trong nông nghiệp còn được thể hiện rất rõ trong nhiều câu tục ngữ , ca dao xưa mà các em cũng có thể nêu lên trong câu:
Tháng một là tháng trồng khoai
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà
 Cũng ý muốn chỉ sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động cần

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_long_ghep_tho_ca_va_ca_khuc_viet_nam_trong.doc
  • docBÌA SKKN 2019.doc