SKKN Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX thiệu hóa qua giờ dạy một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT
Hồ Chí Minh từng khẳng định :” Có tài mà không có đức là người vô dụng,có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Điều đó cho thấy phẩm chất đạo đức là một phần rất quan trọng tạo nên giá trị của mỗi con người. Thế nhưng một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh đặc biệt là học sinh THPT trong đó có học sinh ở các Trung tâm GDTX đã diễn ra khá phổ biến.Việc lừa dối ông bà cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo, la cà quán xa, đánh nhau, tham gia vào các tệ nạn xã hội là các hiện tượng không hiếm ở các trường học . Sự tác động không nhỏ của mặt trái cơ chế thị trường đến việc tu dưỡng , rèn luyện đạo đức của học sinh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung tâm GDNN - GDTX thiệu hóa qua giờ dạy một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRUNG TÂM GDNN-GDTX THIỆU HÓA * * * * * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN-GDTX THIỆU HÓA QUA GIỜ DẠY MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT ’’ Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tâm Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trung tâm GDNN-GDTX Thiệu Hóa SKKN môn : Ngữ Văn Thanh hóa, tháng 4 năm 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1 IV.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 VI.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN II :NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP 6 I.TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH ,ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH 6 II.TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH 7 III.TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIỜ DẠY VĂN. 8 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 I.KẾT LUẬN 15 II.KIẾN NGHỊ 16 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hồ Chí Minh từng khẳng định :” Có tài mà không có đức là người vô dụng,có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó “. Điều đó cho thấy phẩm chất đạo đức là một phần rất quan trọng tạo nên giá trị của mỗi con người. Thế nhưng một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh đặc biệt là học sinh THPT trong đó có học sinh ở các Trung tâm GDTX đã diễn ra khá phổ biến.Việc lừa dối ông bà cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo, la cà quán xa, đánh nhau, tham gia vào các tệ nạn xã hội là các hiện tượng không hiếm ở các trường học . Sự tác động không nhỏ của mặt trái cơ chế thị trường đến việc tu dưỡng , rèn luyện đạo đức của học sinh. Trong khi đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Hội nghị TW 8 khóa XI đã yêu cầu phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, bên cạnh việc phát triển thể chất phải chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh. Nhưng “ Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện hiện nay thì dạy làm người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lí tưởng sống ,về đạo đức còn yếu .Học sinh còn thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc,về quyền lợi nghĩa vụ của công dân ,chất lượng giáo dục còn buông lỏng, nhất là giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay còn có nhiều biểu hiện đáng lo ngại “. Tiến sĩ tâm lí học Vũ Kim Thanh cho rằng “ Nếu không có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức , lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay, chúng ta có thể để mất cả một thế thệ với nhiều hệ lụy cho đất nước “. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các trường học đang là một vấn đề rất cấp thiết. Đối với học sinh các Trung tâm GDTX thì nó lại càng trở nên cấp thiết hơn vì đa phần các em có chất lượng vào đầu vào thấp cả về học lực và hạnh kiểm. Có thể nói vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trung tâm GDTX là một vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, của mỗi giáo viên của tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Ngữ văn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn bản thân tôi nhận thấy, vấn đề giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cho học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn ở Trung tâm GDNN-GDTX Thiệu Hóa tuy có được nhắc đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức, bên cạnh đó môn Ngữ Văn lại là một trong những môn học có tác dụng trực tiếp cho việc hình thành nhân cách đạo đức con người.Vì vậy, bản thân tôi mong muốn tìm ra các biện pháp để lồng ghép việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các giờ dạy môn Ngữ văn. Xuất phát từ lý do trên ,bản thân tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trung tâm GDNN- GDTX Thiệu Hóa qua giờ dạy một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT ” II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm khẳng định vai trò của việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ dạy môn Ngữ văn trong Trung tâm GDTX - Đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua các tác phẩm được học trong nhà trường trước tình hình thực tế hiện nay. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Chỉ ra được tác dụng của việc giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh qua giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường. - Trình bày một số giải pháp mà bản thân rút ra từ kinh nghiệm tích lũy trong quá trình giảng dạy tại trung tâm GDTX. IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh các khối lớp mà bản thân tham gia giảng dạy bao gồm lớp 11B1,11B2 và 10A1 thuộc Trung tâm GDNN-GDTX Thiệu Hóa. V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành SKKN , tôi đã sử dụng các phương pháp : - Phương pháp quan sát, thu thập thông tin. - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu học tập . - Phương pháp thống kê , xử lí số liệu. VI.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài là kết quả đúc rút kinh nghiệm và vốn sống của bản thân. Qua đề tài bản thân tôi nhận thấy giáo viên dạy môn Ngữ Văn cần nhận thức sâu sắc vai trò, và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là rất cần thiết, bởi vì đất nước càng hiện đại văn minh thì càng cần những con người có đức và có tài. Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn nó sẽ là một định hướng cho những giáo viên dạy Văn có được những phương pháp giảng dạy hợp lí để rèn luyện phẩm chất đạo đức ,lối sống cho học sinh thông qua giờ dạy các tác phẩm văn học có trong chương trình Ngữ Văn THPT . PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TAÌ : I.CƠ SỞ LÍ LUẬN : Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu“ Dạy cũng như học , phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Luật giáo dục quy định mục tiêu phát triển của giáo dục là :” giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực không ngừng trong việc ngiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu thời đại mới. Bên cạnh đó “ Giáo dục là lao động nhằm tác động một cách có hệ thống đến tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu “.Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần có những khái niệm về sự công bằng , bất công , về cái thiện, cái ác, về lương tâm , danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực của đạo đức tinh thần của xã hội . Các tiêu chuẩn về giáo dục đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như : yêu quê hương đất nước , kính trọng ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo,uống nước nhớ nguồn... Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người và người dựa trên những chuẩn mực của xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển.Trong nhà trường ,việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm, bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu được giáo dục tốt các em sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội và ngược lại.Vì vậy” Tiên học lễ hậu học Văn “ không chỉ là câu khẩu hiệu mà chính là mục đích của thầy và trò trong suốt quá trình dạy học nói chung và của bộ môn Văn nói riêng. II. CƠ SỞ THỰC TẾ: Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trung tâm GDTX đã nhiều năm ,tôi nhận thấy các em học sinh Trung tâm GDTX do chất lượng đầu vào yếu cả học lực và hạnh kiểm nên bên cạnh một số ít các em chăm ngoan,có lối sống lành mạnh thì còn một bộ phận khá đông các em học sinh có biểu hiện đi xuống về mặt đạo đức, lối sống khiến cho không ít các thầy cô giáo ở trung tâm phải trăn trở, biểu hiện cụ thể : - Các em có lối sống ích kỉ,vô cảm ,giả dối, thực dụng,quá đề cao cái tôi cá nhân - Tình trạng yêu đương quá sớm, không xác định như thế nào là tình yêu chân chính , là hạnh phúc đích thực. - Có thái độ, hành vi vô lễ với thầy cô,cha mẹ , nói tục chửi thề là hiện tượng phổ biến. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn tình trạng trên là : -Về phía xã hội : Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh,sự tác động của mạng internet, sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. -Về phía gia đình : Do nhận thức của một bộ phận phụ huynh trong giáo dục con cái ,quan tâm nuông chiều thái quá họăc chưa thực sự quan tâm, hoàn cảnh gia đình éo le hoặc hay bị đối sử bằng bạo lực. - Về phía giáo viên : Chương trình nặng kiến thức , giáo viên chưa thực sự linh hoạt, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, sỉ số lớp còn đông khó kèm cặp ,trang thiết bị còn thiếu . - Về phía học sinh : Một bộ phận học sinh còn ham chơi đua đòi,lười học ,đa số học sinh xuất thân từ nông thôn ,gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không có nhiều thời gian đầu tư cho việc học, học sinh rỗng kiến thức và kĩ năng còn nhiều. Để có kết quả thực tế bản thân tôi tiến hành khảo sát 3 lớp 11B1 ,11B2 và lớp 10A1 bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy. Thông qua phiếu điều tra với câu hỏi: Nhận thức của anh chị về vấn đề đạo đức, lối sống thông qua các giờ học Văn như thế nào ? Kết quả như sau : 1. Nhận thức được các vấn đề đạo đức lối sống thông qua một giờ học Văn: 35% 2. Áp dụng được bài học đạo đức thông qua giờ học văn vào thực tiễn đời sống : 25% 3. Chưa nhận thức và chưa áp dụng : 70% Trên cơ sở kết quả thực tế trên, tôi nhận thấy rằng tầm quan trọng của môn Văn trong nhà trường và vai trò của môn Văn trong việc giáo dục đạo đức ,lối sống cho học sinh là rất lớn. Điều này cho thấy người giáo viên cần phải tìm tòi , suy nghĩ để tìm ra những phương pháp kích thích được hứng thú của học sinh trong việc cảm nhận tác phẩm cũng như cảm nhận những giá trị nhân văn sâu sắc của nhân loại . Số học sinh chưa nhận thức được cũng còn rất đông ,có thể các em thấy môn Văn không thực sự thiết thực cho việc định hướng nghề nghiệp sau này, có thể các em chưa biết cách tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Điều đó cho thấy trách nhiệm rất lớn của mỗi giáo viên dạy Văn là tìm ra những biện pháp thật hiệu quả để giúp học sinh nhận thức được những bài học đạo đức thông qua các tác phẩm văn học . Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, thông qua các phong trào,các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ,đòi hỏi giáo viên bộ môn Văn phải chú ý giáo dục học sinh thông qua các giờ học, nhưng trên thực tế mặc dù vấn đề này đã được quan tâm song chưa thực sự hiệu quả. Đó là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này thông qua sáng kiến này một lần nữa tôi muốn khẳng định lại vai trò và mối quan hệ giữa việc dạy học văn trong nhà trường với vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. CHƯƠNG II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I.TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH , ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH Macxim Gorki từng nói : “Văn học là nhân học”, còn Jean Paul Sartee trong cuốn văn học là gì ( 1948) cho rằng : “ Về nguyên tắc nhà văn hướng tới tất cả mọi người, về bản chất của văn học là tính chủ quan của một xã hội luôn vận động, và văn học là cái gì đó rất đỗi gần gũi với con người , giúp phát triển nhân cách con người, giúp người hiểu người hơn. Văn học xuất phát từ con người , và cho dù nó bay cao bay xa đến đâu cũng đều hướng đến con người.” Thế nhưng hiện nay học sinh lại ngại học văn , từ chối học văn vì các em không có niềm đam mê. Các em chưa nhận thức được giá trị đích thực của văn chương mà các em chưa hiểu rằng , bất cứ ai muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của của sống cũng cần có vốn sống và vốn ngôn ngữ mà văn chương mang lại. Chúng ta đã nghe rất nhiều đến vai trò của văn học đối với con người.Văn học có chức năng nhân đạo hóa con người.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự tư duy của con người. Văn học chứa đựng một nội dung phong phú và đa dạng về văn hóa ,tư tưởng ,tinh thần dân tộc nên nó giành vị trí xứng đáng trong các nhà trường phổ thông. Dạy văn là dạy cách làm người, là dạy cho học sinh hình thành cách ứng xử giao tiếp, hoàn thiện nhân cách . Học văn cũng là học cách làm người. Vì vậy trong quá trình giảng văn giáo viên nên kết hợp để lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. II.TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VĂN VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH Trong quá trình học tập, thì môn học nào cũng cần phải gắn liền giữa học với hành. Các em không chỉ được học những kiến thức cơ bản của bài học trên phương diện lí thuyết mà còn phải biết vận dụng nó vào trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Thực chất của việc cung cấp kiến thức văn học và dạy học sinh cách làm người là hai vấn đề song hành, đan xen nhau, không phải là công việc riêng rẽ tách biệt. Vì thế trong chương trình giáo dục phổ thông mới ngoài các môn học như công dân, đạo đức , các hoạt động dạy học ngoại khóa nhằm chăm lo bồi dưỡng tinh thần cho người học phải được lồng ghép trong tất cả các môn học. Đối với một giờ văn, ngoài việc cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là rất quan trọng , mối quan hệ giữa việc dạy học văn kết hợp với việc giúp các em rút ra các bài học về đạo đức và vận dụng nó vào trong đời sống thực tế của các em là rất thiết thực và hiệu quả. Việc giáo dục đạo đức lối sống trong giờ văn hiện nay cần có sự thay đổi vì hiện nay chủ yếu các thầy cô còn cung cấp kiến thức nhằm đảm bảo thời gian chương trình và kiến thức cho học sinh đi thi mà chưa chú ý đến giáo dục đạo đức. III.TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIỜ DẠY VĂN. Để làm tốt và hiệu quả việc này theo tôi cần thực hiện theo các nội dung sau: 1.Xác định mục tiêu nội dung bài học để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Vấn đề giáo đạo đức lối sống cho học sinh có ở tất cả các môn học,ở tất cả các bài ,tất cả các thể loại của các tác phẩm văn học có trong chương trình môn Ngữ văn THPT. Mỗi bài, mỗi thể loại đem lại một bài học đạo đức khác nhau,bồi dưỡng những vấn đề khác nhau trong tâm hồn mỗi con người nhưng điều quan trong là người giáo viên phải lựa chọn xác định mục tiêu, nội dung bài học để từ đó lựa chọn nhấn mạnh và bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho các em. Đối với môn Văn nội dung mỗi bài đã là một bài học đạo đức, sau khi xác định và lựa chọn giáo viên chuẩn bị các bước để khắc sâu bài học đạo đức cho học sinh thông qua các tác phẩm đó . VD: Trong các tác phẩm truyện cổ tích của văn học dân gian giúp các em rút ra các bài học về đạo đức về những con người lương thiện,trung thực, thẳng thắn.Thông qua các bài thơ về đề tài thiên nhiên,giáo viên giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên,ý thức bảo vệ môi trường.Qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, Bài thơ số 28 của Tagor và bài Tôi yêu em của Puskin giúp các em ý thức xác định một tình yêu chân chính,tình yêu và hạnh phúc đích thực . 2. Bồi dưỡng năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh Việc hình thành và bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho học sinh là hết sức cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn. Mỗi học sinh khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học ít hay nhiều đều có cảm xúc thẩm mĩ chỉ có điều cảm xúc của các em chưa chắc đã đúng đắn, đó là những cảm xúc tự phát, tự nhiên. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải uốn nắn điều chỉnh, bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho các em ,giúp cho các em biết phân biệt cái hay cái đẹp,cái tốt cái xấu ,cái thiện cái ác. Nhiệm vụ quan trọng của người dạy văn là giúp học sinh cảm nhận cái đẹp một cách tự giác và tích cực . 3.Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trong giờ học văn: Theo tôi tích hợp nội bằng một số biện pháp sau đây : a. Thảo luận nhóm: Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhằm nâng cao chất lượng trong đó một trong những phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả hiện nay là phương pháp thảo luận nhóm. Hiện nay thảo luận nhóm đã được áp dụng rộng rãi trong các trường học trong đó có các Trung tâm GDTX .Chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống trong giờ học văn. Sau khi học xong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn 11 giáo viên đặt câu hỏi thảo luận : Sau khi học học xong tác phẩm các em rút ra được những bài học đạo đức gì cho bản thân ? Từ bài học đó em vận dụng được những gì vào trong cách sống hàng ngày của bản thân ? VD: Sau khi học xong bài thơ Tôi yêu em của Puskin em rút ra được bài học gì về quan niệm tình yêu chân chính? Hoặc : Sau khi học xong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc em rút ra bài học gì cho bản thân? Hoặc sau khi học xong tác phẩm Vợ Nhặt ( Kim Lân )Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm theo tổ và đặt câu hỏ thảo luận : Câu chuyện Vợ Nhặt gợi cho em suy nghĩ gì ? Em rút ra bài học gì cho bản thân ? - GV chia phiếu học tập để học sinh trả lời sau đó tổng hợp đánh giá,rút ra kết luận chung nhất cho mỗi tác phẩm. Từ những câu hỏi thảo luận trên học sinh sẽ rút ra những bài học đạo đức cần thiết sau khi học một tác phẩm văn học . Mục đích cuối cùng của hình thức này là giúp các em có hứng thú trong giờ học,rút ra cho mình những bài học đạo đức đáng ghi nhớ thông qua giờ học văn. b. Tổ chức cho học sinh xem phim ,xem tranh ảnh,xem những tư liệu lịch sử liên quan đến bài học : Một trong những yêu cầu của dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng là : dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện thiết bị dạy học được trang thiết bị hoặc do giáo viên tự làm, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”.Điều này cho thấy việc sử dụng phương tiện trực quan vào trong giờ học có vai trò rất lớn đối với nhận thức của học sinh. Đặc biệt là môn Văn, khi sử dụng các tranh ảnh,băng hình hoặc qua bài giảng điện tử với những hình ảnh âm thanh sinh động sẽ làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu,khắc sâu kiến thức và tăng hứng thu học tập.Tuy nhiên phải có chọn lọc, không phải bài nào cũng đưa băng hình,hình ảnh và âm thanh. VD: Khi dạy bài Vợ nhặt (Kim Lân ) giáo viên có thể sưu tầm các tư liệu về nạn đói của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945,thông qua đó cho học sinh thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói và của người dân Việt nam lúc bấy giờ. Qua đó thấy được tấm lòng,vẻ đẹp tâm hồn của họ trong hoàn cảnh khó khăn, dù trong hoàn cảnh nghèo đói ,cái chết cận kề thì họ vẫn là tấm gương sáng ngời về truyền thống lá lành đùm lá rách. Hoặc khi dạy Tuyên ngôn độc lập , giáo viên có thể cho học sinh xem phim tư liệu về Bác Hồ đọc tuyên ngôn vào sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử .Qua đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc,hình thành ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc quyết tâm học tập để lập nghiệp. c.Tổ chức các hoạt động trò chơi trí tuệ ngay trong và sau giờ dạy : Ngay trong và sau giờ học giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo trò chơi mảnh ghép tư duy,cho mỗi tác phẩm là một chủ đề,yêu cầu học sinh rút ra các bài học đạo đức cho học sinh,cả lớp ghép lại sẽ thành những bài học đạo đức cần thiết được rút ra từ mỗi tác phẩm , đây là cách học dễ nhớ ,dễ thuộc ,dễ vận dụng đối với học sinh. d.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề,chủ đề: Sau mỗi phần học,giáo viên có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh theo khối lớp hoặc các nhóm lớp ,theo các chủ đề : -Văn học dân gian - Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 - Văn học cách mạng 1945-1975 - Văn học lãng mạn Việt năm 19
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc.doc