SKKN Tổ chức chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL nhằm phát triển nhận thức, nâng cao kĩ năng và năng lực sống cho học sinh ở trương THPT Quảng Xương IV

SKKN Tổ chức chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL nhằm phát triển nhận thức, nâng cao kĩ năng và năng lực sống cho học sinh ở trương THPT Quảng Xương IV

Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nhiệm vụ của giáo dục không những dạy chữ mà còn chú trọng dạy người, dạy nghề, như nghị quyết TW 29 của Đảng đã xác định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” với mục tiêu: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]

Để thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu trên, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính khóa trên lớp, thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) cho học sinh là vô cùng cần thiết, và trở thành một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Xuất phát từ yêu cầu đó, bộ GD&ĐT đã biên soạn chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT góp phần đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục, phù hợp với yêu cầu của giáo dục hội nhập, thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục toàn diện của nền giáo dục nước nhà.

Tuy nhiên, xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện hoạt động này ở các nhà trường hiện nay đang còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất định như khung thời gian hạn hẹp, sức ép của chất lượng và thời gian học tập, hạn chế của nội dung và hình thức tổ chức nghèo nàn chiếu lệ . đã và đang làm cho tính chất và hiệu quả của chương trình còn giảm đi đáng kể, không phát huy được vai trò và ý nghĩa của nó đối với vấn đề giáo dục trong nhà trường

 

doc 19 trang thuychi01 4270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL nhằm phát triển nhận thức, nâng cao kĩ năng và năng lực sống cho học sinh ở trương THPT Quảng Xương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I. Mở đầu 
1.Lí do chon đề tài ............................................................................................ ..2
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 1.Cơ sở lí luận . ................................................................................................ .. 4 
1.1. Khái quát chung về HĐGDNGLL ............................................................... 4
1.2.Vai trò và ý nghĩa của chương trình Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp .. 9
1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. .................................................................................................. ............ 10 
1.3.1. Thuận lợi. .................................................................................................10
1.3.2. Khó khăn ................................................................................................. 10
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. ....................... 10
3.Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp bản thân đã sử dụng để giải quyết vấn đề .. 11
3.1.Chỉ đạo nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động 11
3.2.Chỉ đạo nhóm chuyên môn tổ chức các chương trình hoạt động cho học sinh. 12
3.2.1.Chỉ đạo việc thực hiện chương trình theo đơn vị lớp. ............................. 12
3.2.2.Chỉ đạo việc thực hiện chương trình sân khấu hóa ngoài trời ..................13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ............................................................................... 13
III. Kết luận, kiến nghị
1.Kết luận .......................................................................................................... 14
2.Kiến nghị .........................................................................................................15
Tài liệu tham khảo . 16
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã đượccong nhận ... 17 I MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nhiệm vụ của giáo dục không những dạy chữ mà còn chú trọng dạy người, dạy nghề, như nghị quyết TW 29 của Đảng đã xác định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” với mục tiêu: “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu trên, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính khóa trên lớp, thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) cho học sinh là vô cùng cần thiết, và trở thành một khâu quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Xuất phát từ yêu cầu đó, bộ GD&ĐT đã biên soạn chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT góp phần đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục, phù hợp với yêu cầu của giáo dục hội nhập, thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục toàn diện của nền giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện hoạt động này ở các nhà trường hiện nay đang còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhất định như khung thời gian hạn hẹp, sức ép của chất lượng và thời gian học tập, hạn chế của nội dung và hình thức tổ chức nghèo nàn chiếu lệ ... đã và đang làm cho tính chất và hiệu quả của chương trình còn giảm đi đáng kể, không phát huy được vai trò và ý nghĩa của nó đối với vấn đề giáo dục trong nhà trường
Đặc điểm và bản chất của chương trình hoạt đông GDNGLL rất gần gũi và phù hợp với nội dung và tính chất của bộ môn giáo dục công dân, chính vì thế, trong những năm qua nhà trường đã giao cho nhóm giáo dục công dân chúng tôi xây dựng nội dung và chỉ đạo, thiết kế chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho toàn thể nhà trường. Là một nhóm trưởng chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ đó, trong những năm qua, qua thực tế công tác và hoạt động của mình, tôi đã nhận thấy được vai trò quan trọng của các hoạt động có ý nghĩa này, cũng như những thực trạng, khó khăn và thuận lợi trọng vệc tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh, từ đó xây dựng được các phương pháp và nội dung tổ chức đa dạng, linh hoạt và phong phú, đây là một hoạt động bề nổi rất hấp dẫn và sinh động tạo được hứng thú và say mê cho học sinh toàn trường trong các hoạt động học tập và giáo dục, và qua đó đem lại những tiến bộ và hiệu quả thiết thực cho công tác giáo dục trong nhà trường, những hoạt động này có thể đem áp dụng rộng rãu cho các trường học trong tỉnh nhà, vì thế tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiện kinh nghiệm của mình: “Tổ chức chỉ đạo nhóm chuyên môn thực hiện chương trình hoạt động giáo dục NGLL nhằm phát triển nhận thức, nâng cao kĩ năng và năng lực sống cho học sinh ở trương THPT Quảng Xương IV” đây là những kinh nghiệm được tôi rút ra cho mình trong quá trình thực hiện công tác giáo dục NGLL ở nhà trường, rất mong được sự quan tâm góp ý của ban chuyên môn, cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp gần xa.
 2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu với các mục đích sau:
- Đi sâu vào việc phân tích rõ hiệu quả và tác dụng của các chương trình HĐNGLL
- Chỉ rõ những hạn chế của thực tế trong việc tổ chức các chương trình này ở nhà trường
- Đánh giá thực trạng của vấn đề dạy và học các chương trình này trong học sinh và giáo viên 
- Khái quát, tổng hợp những hoạt động và biện pháp cụ thể của bản thân trong vấn đề xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và thực hiện chương trình
- Đưa ra một số ví dụ minh chứng mà bản thân đã tiến hành trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh
- Đưa ra những kiến nghị đối với vấn đề giáo dục chung trong nhà trường nhằm quan tâm và xây dựng các chuyên đề với mục tiêu phát huy năng lực kỹ năng của người học
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng nghiên cứu là nội dung và hình thức tổ chức các chương trình hoạt động NGLL trong nhà trường HPT Quảng Xương IV
- Đối tượng áp dụng nghiên cứu là học sinh và giáo viên trường Quảng Xương IV nói riêng và địa bàn huyện Quảng Xương nói chung
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu khoa học
- Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thồng kê toán học.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
 	II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1.Cơ sở lí luận .
1.1.Khái quát chung về HĐGDNGLL
	HĐNGLL là một phần cứng trong chương trình GDPT hiện nay, bên cạnh chương trình giáo dục chính khóa, dạy nghề, được bố trí 2 tiết một tháng trên một đơn vị lớp, với các chủ dề khác nhan được xây dựng theo từng tháng, cùng với những hoạt động theo chủ đề khác qua các chương trình hoạt động của năm học như kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 vv... Hoạt động GDNGLL thực ngày càng được học sinh yêu thích và mong muốn, nhiệt tình thực hiện trong các hoạt động học tập của các em.
 Hoạt động NGLL được xây dựng theo chủ đề của bộ với các nội dung sau: [8]
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG gi¸o dôc NGoµi giê lªn LỚP
 Năm học 2018 - 2019
TT
Tiết theo PPCT
Tên chủ đề
Thời gian thực hiện
Ghi chú
1
1, 2
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Tháng 9/2018
2
3, 4
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
 Tháng 10/2018
3
5,6 
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
 Tháng 11/2018
4
7, 8
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
 Tháng 12/2018
5
9, 10
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tháng 1/2019
6
11, 12
Thanh niên với lý tưởng cách mạng
Tháng 2/2019
7
13, 14
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Tháng 3/2019
8
15, 16
Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
Tháng 4/ 2019
9
17, 18
Thanh niên với Bác Hồ
Tháng 5/2019
Tổng
18 tiết
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
09 tháng
Thời gian hè
06 tiết
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
06 tiết
Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 10
 ( 02 tiết/ 01 chủ đề/ tháng)
Tháng
Chủ đề hoạt động
 Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động
9
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
·          Hoạt động 1: Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
 Hoạt động 2: Trao đổi phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. 
·          Hoạt động 3: Thi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục. 
10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
   Hoạt động 1: Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. 
  Hoạt động 2: Hội thi “Những người bạn gái đáng mến”. 
   Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử. 
11
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
    Hoạt động 1: Giao lưu với những học sinh tiêu biểu của trường. 
    Hoạt động 2: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo. 
    Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. 
12
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
  Hoạt động 1: Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần xây dựng đất nước. 
 Hoạt động 2: Thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. 
 Hoạt động 3: Kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân 22 – 12. 
 Hoạt động 4: Báo cáo thu họach về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. 
1
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
  Hoạt động 1: Tìm hiểu di sản văn hóa. 
  Hoạt động 2: Hội thi thời trang. 
  Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương. 
  Hoạt động 4: Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. 
2
Thanh niên với lý tưởng cách mạng
  Hoạt động 1: Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. 
 Hoạt động 2: Tọa đàm “Thanh niên với lý tưởng cách mạng”. 
       Hoạt động 3: Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn. 
3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
       Hoạt động 1: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp. 
       Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề. 
4
Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
       Hoạt động 1: Hoạt động “Giải ô chữ hòa bình”. 
       Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. 
·          Hoạt động 3: Những thông tin thời sự. 
·          Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”. 
5
Thanh niên với Bác Hồ
     Hoạt động 1: Công lao của Bác Hồ với dân tộc. 
    Hoạt động 2: Văn nghệ: “Những bài ca dâng Bác” 
    Hoạt động 3: Lời Bác dạy thanh niên. 
6+7+8
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
     Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động “Ngày tình nguyện”. 
     Hoạt động 2: Câu lạc bộ dân số. 
     Hoạt động 3: Hoạt động tham quan dã ngoại. 
      Hoạt động 4: Hoạt động phát thanh tuyên truyền 
2. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 11 ( 02 tiết/ 01 chủ đề/ tháng)
Tháng
Chủ đề hoạt động
Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động
9
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
  Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước?”. 
Hoạt động 2: Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. 
10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
      Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vẽ đẹp trong tình bạn và tình yêu”. 
  Hoạt động 2: Thi văn nghệ “Hát về tuổi 17”. 
  Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi. 
11
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
  Hoạt động 1: Giao lưu với các thầy, cô giáo giảng dạy ở lớp mình. 
   Hoạt động 2: Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 
  Hoạt động 3: Kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam. 
12
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
 Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
      Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động xây dựng địa phương. 
 Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân. 
1
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các chính sách văn hóa của Nhà nước. 
  Hoạt động 2: Đóng kịch dựa trên các tình huống giả định. 
 Hoạt động 3: Diễn đàn thanh niên “Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bàn sắc văn hóa dân tộc”. 
2
Thanh niên với lý tưởng cách mạng
 Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Lý tưởng và ước mơ của thanh niên”. 
 Hoạt động 2: Thi hùng biện “Lý tưởng của thanh niên ngày nay”. 
·  Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ: Mừng Đảng, mừng xuân. 
3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
 Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Tương lai là ở bạn” 
 Hoạt động 2: Thi hùng biện “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”. 
Hoạt động 3: Hoạt động tư vấn nghề nghiệp. 
4
Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề “Thanh niên góp phần bảo vệ hòa bình” 
Hoạt động 2: Tiểu phẩm về tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc. 
5
Thanh niên với Bác Hồ
 Hoạt động 1: Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. 
Hoạt động 2: Văn nghệ “Mừng sinh nhật Bác Hồ” 
 Hoạt động 3: Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Hồ. 
6+7+8
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Hoạt động 1: Tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1 – 6. 
Hoạt động 2: Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. 
Hoạt động 3: Ngày tình nguyện vì sức khỏe công đồng. 
Hoạt động 4: Hoạt động tình nguyện nhân ngày 27 – 7. 
3. Phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 12 ( 02 tiết/ 01 chủ đề/ tháng)
Tháng
Chủ đề hoạt động
 Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 
9
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường phổ thông 
 Hoạt động 2: Diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 
10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình. 
 Hoạt động 2: Tiểu phẩm về tình bạn và tình yêu. 
11
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
Hoạt động 1: Thi sáng tác về thầy, cô giáo và mái trường. 
Hoạt động 2: Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 
12
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hoạt động 1: Thi hùng biện “Thanh niên với đất nước đầu thế kỉ XXI”. 
 Hoạt động 2: Thảo luận “Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và hành động của thanh niên chúng ta” 
Hoạt động 3: Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân 22-12. 
Hoạt động 4: Thi tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự. 
1
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” 
 Hoạt động 2: Thi “Trình diễn trang phục các dân tộc trên đất nước Việt Nam”. 
2
Thanh niên với lý tưởng cách mạng
Hoạt động 1: Giao lưu với các đảng viên của trường. 
Hoạt động 2: Tọa đàm “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới. 
3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Hoạt động 1: Thảo luận chuyên đề lựa họn nghề nghiệp. 
Hoạt động 2: Tọa đàm về vấn đề lựa chọn nghề. 
Hoạt động 3: Nghe nói chuyện về lựa chọn ngành nghề. 
 Hoạt động 4: Tìm hiểu bộ luật lao động của Việt Nam. 
4
Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
Hoạt động 1: Diễn đàn thanh niên “Vì một thế giới hòa bình, ổn định và hợp tác”. 
Hoạt động 2: Văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu một vài hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN. 
5
Thanh niên với Bác Hồ
 Hoạt động 1: Thảo luận về tình cảm của Bác Hồ dành cho tuổi trẻ và lòng kính yêu của tuổi trẻ đối với Bác Hồ. 
Văn nghệ “Tháng 5 nhớ Bác Hồ”. 
6+7+8
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
 Hoạt động 1: Hoạt động câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vi thành niên. 
 Hoạt động 2: Hoạt động tham quan dã ngoại. 
Hoạt động 3: Hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 
1.2. Vai trò và ý nghĩa của chương trình Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp 
 Chương trình Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là một hoạt động trải nghiệm vô cùng quan trọng của chương trình giáo dục hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nhận thức, quan niệm và lí tưởng sống của học sinh, có thể nói vượt qua mọi bài giảng lí thuyết và câu chuyện thực tế, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động NGLL là một cách trải nghiệm để học sinh nhình thành nhận thức hoàn thiện nhân cách, tình cảm đạo đức trong sáng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất bởi chính các em tự đặt cho mình đứng vào hoàn cảnh thực tế, tự quan tâm đánh giá vấn đề, tự đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và phù hợp.
Bên cạnh đó qua các HĐGDNGLL giúp các em trải nghiệm qua các hoàn cảnh và tình huống cụ thể của cuộc sống hiện tại, từ đó kiến tạo được ý thức và sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm với cuộc sống, cộng đồng xã hội cũng được nhân lên, những thái độ tiêu cực như thờ ơ, vô cảm, nhìn nhận thiên lệch về cuộc sống cũng được loại bỏ, từ đó hình thành ý thức và thái độ sống phù hợp cho học sinh.
Hoạt động GDNGLL cũng là điều kiện cơ bản để các em khám phá và phát huy năng lực của bản thân trong các hoạt động của mình, thông qua những hoạt động này các em tìm kiếm và trải nghiệm những năng lực và mong muốn của bản thân để lựa chọn và tìm hướng đi phù hợp cho mình trong tương lai, đây là một đặc điểm và yêu cầu cơ bản của giáo dục hiện đại- nền giáo dục giúp người học phát huy được năng lực và giá trị của mình, và đây cũng là một tiêu chí của một xã hội tiến bộ, một xã hội mà ở đó con người phát huy được đúng và hết năng lực của mình cho sự phát triển của bản thân cộng đồng và dân tộc
Những HĐGDNGLL được tổ chức khoa học, đúng cách cũng góp phần giải tỏa những căng thẳng trong môi trường học đường hiện nay, trước áp lực của việc học hành thi cử thì việc hướng dẫn cho học sinh tổ chức và xây dựng các chương trình này là một giải pháp phù hợp để các em cân bằng tâm lí, vượt qua những rào cản của việc nhồi nhét hay quá tải lương kiến thức cho bản thân khi đứng trước áp lực của xếp hạng hay thi cử.
Thông qua việc tổ chức các chương trình HĐNGLL một cách khoa học, sáng tạo cũng giúp học sinh xây dựng được tình đoàn kết gắn bó trong tập thể, xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện hài hòa, xây dựng tình cảm tốt đẹp gắn bó giữa giáo viên và học sinh, từ đó giúp các em mạnh dạn thể hiện những quan điểm sống của bản thân, thể hiện mong muốn đóng góp cho tập thể cộngđồng và xã hội, cũng là điều kiện để học sinh được trải lòng những tâm tư tình cảm của mình, từ đó học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về tập thể và cộng đồng, xã hội mà các em đang sống, giáo viên cũng có được những tình cảm và hiểu thấu hơn được tâm tư tình cảm và quan điểm sống của học sinh của mình, đây là điều kiện vô cùng cần thiết cho việc giáo dục học sinh.
1. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.3.1. Thuận lợi.
 - Lứa tuổi học sinh THPT là tuổi năng động, nhạy bén, sáng tạo, thích hoạt động, thích khám phá và thể hiện bản thân, thích làm những gì theo thần tượng của mình, vì vậy hoạt động GDNGLL sẽ là hoạt động được các em yêu thích và nhiệt tình tham gia
 - Hệ thống thông tin truyền thông hiện nay được cập nhật và phổ quát rộng rãi nhằm giúp các em có điều kiện để tìm kiếm thu thập thông tin tư liệu, học tập cách khám phá và rèn luyện nâng cao năng lực bản thân, trau dồi sự tự tin trước mọi người vv....
1.3.2. Khó khăn
	- Nhiều giáo viên chưa có tâm huyết trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_chi_dao_nhom_chuyen_mon_thuc_hien_chuong_trinh.doc
  • docBia PHỤ LỤC - Chị LAn CD.doc
  • docBiaSKKN- Chị LAn CD.doc
  • docPHẦN PHỤ LỤC.doc - Chị Lan 2019.doc