Sáng kiến kinh nghiệm Sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm Sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh

Dạng bài tập sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh như: axit sunfuric đặc nóng, axit nitric hoặc dung dịch muối bạc. Là một trong những dạng bài tập khó và xảy ra nhiều trường hợp khác nhau vì sắt có thể bị oxi hóa về hợp chất sắt III hoặc hợp chất sắt II tùy vào điều kiện; tỉ lệ phản ứng hoặc môi trường phản ứng hoặc định hướng của người ra đề nhưng đôi khi học sinh lại áp dụng một cách dập khuôn nên thường tạo ra hợp chất sắt III. Trong quá trình giảng dạy tôi thường thấy học sinh suy luận chưa thỏa đáng, chưa biết nhận dạng các bài tập đó nên thường bị nhầm lẫn dẫn đến suy đoán sai thì dẫn đến kết quả sai. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa vào các dạng bài tập đó và phân loại các dạng bài tập để học sinh dễ nắm bắt và dễ phân biệt để suy đoán đúng được định hướng của đề bài yêu cầu thì mới đúng kết quả. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh”. Đồng thời giúp các em nhận định nhanh vấn đề, định hướng đúng về bài yêu cầu để có cách phán đoán đúng và đẩy tốc độ làm bài nhất là bài tập trắc nghiệm là rất cần thiết.

doc 20 trang thuychi01 4420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Dạng bài tập sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh như: axit sunfuric đặc nóng, axit nitric hoặc dung dịch muối bạc. Là một trong những dạng bài tập khó và xảy ra nhiều trường hợp khác nhau vì sắt có thể bị oxi hóa về hợp chất sắt III hoặc hợp chất sắt II tùy vào điều kiện; tỉ lệ phản ứng hoặc môi trường phản ứng hoặc định hướng của người ra đề nhưng đôi khi học sinh lại áp dụng một cách dập khuôn nên thường tạo ra hợp chất sắt III. Trong quá trình giảng dạy tôi thường thấy học sinh suy luận chưa thỏa đáng, chưa biết nhận dạng các bài tập đó nên thường bị nhầm lẫn dẫn đến suy đoán sai thì dẫn đến kết quả sai. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa vào các dạng bài tập đó và phân loại các dạng bài tập để học sinh dễ nắm bắt và dễ phân biệt để suy đoán đúng được định hướng của đề bài yêu cầu thì mới đúng kết quả. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất có tính oxi hóa mạnh”. Đồng thời giúp các em nhận định nhanh vấn đề, định hướng đúng về bài yêu cầu để có cách phán đoán đúng và đẩy tốc độ làm bài nhất là bài tập trắc nghiệm là rất cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm cung cấp cho học sinh biết sắt và hợp chất của sắt có tính khử khi gặp chất có tính oxi hóa mạnh ở điều kiện thích hợp thì sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử ngoài những dạng phản ứng trao đổi hoặc axit bazơ mà các em biết.
- Do sắt có thể bị oxi hóa về hợp chất sắt III hay hợp chất sắt II còn tùy vào điều kiện, tỉ lệ mà đề bài ra nên học sinh phải đọc kỉ đề bài để nhận dạng và phân loại bài tập để áp dụng cách làm.
- Khi học sinh đã nhận dạng phán đoán đúng yêu cầu của đề bài ra thì các em phải thiết lập cho mình một kỉ năng tính toán hoặc làm bài nhanh.
- Trong quá trình làm bài các em đã tự rèn luyện kỉ năng phán đoán và nhận dạng bài tập nên tự các em phải đẩy nhanh tốc độ giải bài tập làm sao đạt được mục tiêu “vừa đúng vừa nhanh”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 và học sinh lớp 10, 11, 12 ở trường phổ thông Nguyễn Mộng Tuân.
- Nghiên cứu các dạng bài tập sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
- Dấu hiệu để nhận dạng và phân loại các dạng để đưa ra cách giải nhanh các bài tập của sắt và hợp chất của sắt.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và tra cứu tài liệu
- Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn hóa
- Tham khảo các loại đề thi trung học phổ thông quốc gia và đề thi học sinh giỏi cấp THCS và cấp THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
- Dựa vào thế điện cực trong dãy điện hóa do tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Fe2+ và tính oxi hóa của , Cu2+ , H+ axít Fe2+ nên khi cho sắt tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh thì tùy vào tỉ lệ hoặc điều kiện để tạo ra hợp chất sắt III hoặc hợp chất sắt II.
- Sắt và hợp chất của sắt có tính khử.
Fe -> Fe3+ + 3e
Fe -> Fe2+ + 2e
Fe2+ -> Fe3+ 1e
- Các chất có tính oxi hóa
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1 Thuận lợi
	Bài tập sắt và hợp chất của sắt tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh là dạng bài tập hay gặp và tương đối phổ biến trong các đề thi và trong các chuyên đề bài tập vô cơ nên học sinh cũng thường xuyên gặp và hay nhầm lẫn khi đọc đề chưa rõ hoặc hiểu sai vấn đề của đề bài. Do dạng bài tập này có nhiều trường hợp xảy ra nên đôi khi học sinh nắm chưa rõ hoặc đọc đề không kĩ dân đến suy đoán vấn đề không chính xác. Nên đưa dấu hiệu và cách phân loại các dạng bài tập này là rất cần thiết, giúp các em không mắc sai lầm khi làm bài tập. Các em sẽ dễ dàng nhận dạng và suy đoán kết quả nhanh hơn.
2.2.2 Khó khăn
- Do dạng bài tập này là dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải đạt ở mức độ hiểu và vận dụng nên với nhu cầu hiện tại thì đối tượng học sinh này không nhiều lắm. Chỉ có những học sinh thi ban tự nhiên là có nhu cầu tìm hiểu để áp dụng.
- Còn đối tượng học sinh thi ban xã hội thì sẽ không thiết tha tìm hiểu nên dạng bài tập này chỉ áp dụng cho một số đối tượng học sinh chưa áp dụng đại trà và phổ biến cho tất cả các học sinh trung học phổ thông.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
	Trong dạng bài tập sắt và hợp chất của sắt có tính khử tác dụng với những chất oxi hóa mạnh được phân nhỏ thành nhiều trường hợp để học sinh dễ nhận dạng hơn để suy đoán chính xác kết quả.
- Dạng bài tập lí thuyết đơn thuần thì cần đọc kỉ những chữ trong đề để học sinh biết trong đề bài người ta đang đưa sắt về hợp chất sắt II hay sắt III hay hỗn chứa cả hai loại đó.
- Dạng bài tập tính toán cũng được chia nhỏ ra các trường hợp khác nhau như theo tỉ lệ hoặc điều kiện phản ứng hoặc theo ý suy diễn của đề bài.
- Mỗi trường hợp nhỏ tôi sẽ phân loại và lấy VD cụ thể và trình bày cách giải để giúp các em phán đoán nhanh kết quả.
- Giáo viên cần phân dạng cụ thể và mỗi dạng lại cho các em luyện để học sinh có kỉ năng và tốc độ nhanh khi làm bài.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
- Giáo viên đưa ra cách thức nhận dạng, cách làm để học sinh áp dụng.
Dạng 1: 	Bài tập lí thuyết đơn thuần.
- Khi học sinh đọc đề bài sắt, hợp chất của sắt tác dụng với các chất oxi hóa mạnh dư thì mục đích của đề bài là yêu cầu tạo ra hợp chất sắt III.
VD 1: 	Cho lượng sắt tác dụng với dd HNO3 loãng dư. Sau phản thu được dung dịch chứa các chất tan:
	Với đề bài ra HNO3 dư thì sắt bị oxi hóa về hợp chất sắt III -> dung dịch chứa Fe (NO3)3 và HNO3 dư.
VD 2: 	Cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A. Cho từ từ dd Ba(OH)2 vào dd A thu được kết tủa B là chất gì?
	Dựa vào sự phân dạng ta suy luận dd A chưa Fe2(SO4)3, H2SO4 dư và kết tủa B là Fe(OH)3, BaSO4 vì
	 6 H2SO4đặc nóng + 2Fe -> Fe(SO4)3+ 3 SO2 + 6H2O
VD 3:	Cho một lượng sắt và dd HCl vừa đủ sau khi kết thúc phản ứng thu được dd A. Lấy dd A cho vào dd AgNO3 dư, để phản ứng xảy ra hoàn tòan thì thu được dd B và kết tủa C. Cho biết các chất trong dd B và kết tủa C.
Ta có:	Fe + 2 HCl -> FeCl2 + H2
dd A chứa FeCl2 
	FeCl2 + 2 AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2 AgCl
	Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag
	Vậy dd B gồm Fe(NO3)3, AgNO3dư , còn kết tủa gồm AgCl và Ag
VD4: 	Cho hồn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dd HNO3 dư thì thu được dd A và khí không màu hóa nâu trong không khí là sản phẩm khử duy nhất. Vậy dd A chứa những chất tan vào? Có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa khử.
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O
	3FeO + 10HNO3 -> 3Fe(NO3)3 + NO + 5 H2O
	3Fe3O4 + 28HNO3 -> 9Fe(NO3)3 +2NO + 14 H2O
	Fe2O3 + 6HNO3 -> 2Fe(NO3)3 + 3 H2O
	dd A chứa Fe(NO3)3, HNO3 dư và có 3 phản ứng là phản ứng oxi hóa khử.
- Khi học sinh đọc đề bài sắt dư hoặc có lẫn Cu dư tác dụng với các chất oxi hóa mạnh thì mục đích của đề bài là yêu cầu tạo ra hợp chất sắt II.
VD 1: 	Cho một lượng sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A. Chất tan trong dung dịch A là chất gì?
Ta có:	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 +NO + 2 H2O
	Fe + 2Fe(NO3)3 -> 3Fe(NO3)2
	dd A chứa Fe(NO3)2
VD 2: 	Cho một lượng kim loại sắt và dung dịch HNO3 đặc nóng. Sau khi phản ứng xảy ra song thu được chất rắn A, dd B và khí C màu nâu đỏ dung dịch B chứa chất tan nào?
Fe + 6HNO3 -> Fe(NO3)3 +3NO2 + 3 H2O
	Fe + 2Fe(NO3)3 -> 3Fe(NO3)2
	dd B chứa Fe(NO3)2
VD 3: Một lượng Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí và một lượng nhỏ Cu chưa tan và dung dịch X. Dung dịch X chứa những chất tan nào? Có những phản ứng nào xảy ra?
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 +NO + 2 H2O
	Cu + HNO3 -> Cu(NO3)3 +NO + 2 H2O
	Fe + 2Fe(NO3)3 -> 3Fe(NO3)2
	Cu+2Fe(NO3)3 -> 	Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
	dd X chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
VD 4: 	Cho một lượng sắt vào dung dịch AgNO3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B chứa 2 kim loại. Cho biết chất tan có trong dung dịch A và 2 kim loại nào?
Ta có: Hai kim loại là Ag, Fe dư -> dung dịch A chứa Fe(NO3)2
Fedư + 2AgNO3 -> 2Ag + Fe(NO3)2
VD 5: 	Cho m kim loại Cu, Fe vào dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có màu xanh nhạt và chất rắn chứa 2 kim loại. Xác định các chất có trong dung dịch và ở chất rắn.
	Ta có: Chất rắn chứa 2 kim loại Ag, Cu dư -> dung dịch chứa Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
	Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
	Cu + 2 AgNO3 -> Cu(NO3)2 dd xanh + 2 Ag
VD 6: Trình bày phương pháp tách Ag ra khỏi hỗn hợp kim loại Cu, Fe, Ag mà 
a) Không làm thay đổi khối lượng Ag viết PTPƯ 
b) Khối lượng Ag tăng lên viết PTPƯ
a) Ta cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch Fe(NO3)3 dư để cho đến khi không còn phản ứng ta được chất rắn không tan là Ag và dung dịch
	Zn + 2Fe(NO3)3dư -> 2Fe(NO3)2 + Zn(NO3)2
	Fe + 2Fe(NO3)3dư -> 3Fe(NO3)2
	 Cu+ 2Fe(NO3)3dư -> Cu(NO3)2+ Fe(NO3)2
b) Ta cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch AgNO3dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn ta được dung dịch và chất rắn là kim loại Ag có khối lượng tăng lên rất nhiều
	Zn + 2AgNO3 -> Zn(NO3)2 + 2 Ag
	Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
	Cu + 2 AgNO3 -> Cu(NO3)2 dư xanh + 2 Ag
	Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag
- Trường hợp cho sắt và dung dịch có tính oxi hóa mạnh mà không để cấp đến chất nào dư thì có thể sắt bị oxi hóa cả về sắt II và sắt III hoặc đề sẽ dẫn tiếp để học sinh phán đoán sản phẩm
VD1: 	Hòa tan hoàn toàn một lượng sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí A có mùi hắc và dung dịch B chia dung dịch thành hai phần. Phần I cho vào dung dịch KMnO4 có lẫn H2SO4 loãng dư thì thấy dung dịch KMnO4 bị nhạt màu dần. Cho một lượng Cu vào phân II thấy kim loại Cu tan dần. Dung dịch B chứa những chất nào? Giải thích các hiện tượng nêu trên bằng phương trình phản ứng? 
Từ đề ra ta suy luận dung dịch B chứa cả muối sắt II và cả muối sắt III vì:
	2Fe + 6 H2SO4đặc nóng -> Fe(SO4)3+ 3 SO2 + 6H2O
	Fe + Fe2(SO4)3 -> 3FeSO42
 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4loãng -> K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3+ 8H2O
	Cu + Fe2(SO4)3+ CuSO4 + 3FeSO4
VD2:	Hòa tan hết một lượng sắt vào dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra chất khí không màu hóa nâu và dung dịch X. Dung dịch X vừa phản ứng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa vừa phản ứng với Cu. Viết phương trình giải thích các hiện tượng đã nêu?
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O
	Fe + 2Fe(NO3)3 -> 3Fe(NO3)2
	dd X chứa Fe(NO3)3 ; Fe(NO3)2 nên vừa phản ứng với AgNO3 vừa phản ứng với Cu 
	Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ Ag
	Fe3+ + Cu -> Cu2+ Fe2+
Dạng 2: Dạng bài tập tính toán
Tổng quát 1: Loại bài tập mà ta biết số mol sắt, số mol chất oxi hóa ta sẽ tính được sản phẩm tạo thành.
	Ta có a mol Fe tác dụng với dung dịch b mol HNO3 tạo ra V lit khí không màu hóa nâu trong không khí là sản phẩm khử duy nhất ở đktc ta được dung dịch X thu được m g muối khan
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O (1)
	3Fe + 8HNO3 -> 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4 H2O (2)
Ta có: 	
+ Nếu: 	 chứa Fe(NO3)2 và ; m = 
+ Nếu: chứa xmol Fe(NO3)2 và y mol Fe(NO3)3
Ta có hệ 	
+ Nếu 	chứaFe(NO3)3 và có thể dư HNO3
	 m = 242.a và V = a.Vo
Ví dụ áp dụng:
VD1: 	Cho 5,6g Fe tác dụng với 350 mol dung dịch NHO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất và m g muối khan trong dung dịch thu được. Tính V, m?
 ; 
Giải hệ ta được: 	
	V = 0,0625 . 22,4 = 1,4l
VD 2: 	Cho 6,72g Fe vào 250ml dung dịch HNO3 1,1M. Sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất. Tính V?
Ta có: 	nFe = 0,12; 	 = 0,275 -> thu được chỉ chứa muối Fe(NO3)2 còn dd HNO3 hết và Fedư
VD 3: Cho 8,4 g Fe tác dụng với 600ml dung dịch HNO3 0,8M. Sau phản ứng thấy thoát ra V lit khí NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất. Tính V?
Ta có: 	nFe = 0,15; 	nHNO3 = 0,48 -> T> 4
	Tạo ra 	Fe(NO3)3 và dư HNO3
	VNO = 0,15 . 22,4 = 3,36l
Tổng quát 2: Ta cho a mol Fe tác dụng với c mol dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra V lít khí SO2 ở đktc và thu được m g muối khan.
2Fe + 6 H2SO4đặc nóng -> Fe(SO4)3+ 3 SO2 + 6H2O (3)
Fe + 2 H2SO4đặc nóng -> FeSO4+ SO2 + 2H2O	(4)
Ta có 	
+ Nếu dd chỉ tạo ra FeSO4
 còn 	
+ Nếu thu được tạo ra x mol Fe3+, y mol Fe2+
Từ đề ra ta có hệ 
V=V0. còn m = 152x+ = 152 x + 200y
Nếu T ≥ 3 -> dd thu được Fe2(SO4)3 và có thể dư H2SO4 -> còn = 200a
Ví dụ áp dụng:
VD 1: 	Hòa tan hết 11,2 Fe vào 50g dd H2SO4 98%. Sau phản ứng thu được V lít khí SO2 ở đktc và dd chứa m g muối khan. Tính V, m.
Theo đề ra ta có: 	nFe = 0,2 ; nH2SO4 = 0,5
	2 dd thu được tạo ra Fe2+ , Fe3+ và H2SO4 hết.
	-> 
VD 2:	 Cho 7,84g Fe tác dụng hết với 34,3g dd H2SO4 80% . Sau phản ứng thu được V lít khí SO2 ở đktc và m g muối. Tính V, m.
Ta có 	nFe = 0,14	 -> T=2 ->
chỉ tạo ra muối FeSO4 -> 
VD 3: 	Cho 14g Fe vào 80g H2SO4 98%. Khi phản ứng kết thúc thu được dd X và V lít khí SO4 ở đktc là sản phẩm khử duy nhất. Tính V và C% của chất tan trong X.
Ta có: nFe = 0,25 	;	-> T > 3
-> Sau phản ứng thu được Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư
	dư = bđ – 3 nFe = 0,05
	mdd sau p/ư = 14 + 80 – 0,25.
	dư = 
	 = 71,428%
Tổng quát 3: Tính lượng chất oxi hóa lớn nhất hoặc nhỏ nhất để hòa tan hết lượng sắt hoặc hợp chất của sắt.
TH1: Tính lượng chất oxi hóa lớn nhất để tan sắt hoặc hợp chất của sắt tức là ý đề bài muốn sắt hợp chất của sắt bị oxi hóa về hợp chất III.
Ví dụ áp dụng:
VD1	Cho 11,2g Fe vào dd HNO3 1M. Tính V dd HNO3 lớn nhất để hòa tan hết lượng sắt trên biết sản phẩm khử duy nhất là NO.
	Theo đề ra ta có: 
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO)3 + NO + 2H2O
 Từ PT ->
VD 2: 	Cho 2,8g Fe vào dd AgNO3 8,5%. Tính khối lượng ddAgNO3 dùng nhiều nhất để hòa tan hết lượng sắt
	Theo tỉ lệ pt 
	nAgNO3 =3nFe = 0,15
 mddAgNO3 = n.M.100/C% = 300
VD3: 	Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3 Fe3O4 có số mol bằng nhau đều bằng 0,05 mol Tính khối lượng HNO3 12,6% dùng nhiều nhất để hòa tan hết hỗn hợp X biết sản phẩm khử là khí NO.
	Fe + 4HNO3 -> Fe(NO)3 + NO + 2H2O 	(1)
Fe2O3 + 6HNO3 -> 2Fe(NO3)3 + 3 H2O	(2)
	3Fe3O4 + 28HNO3 -> 9Fe(NO3)3 +2NO + 14 H2O	(3)
Từ (1), (2) và (3) -> 
TH2: Tính lượng chất oxi hóa ít nhất để hòa tan sắt, hợp chất của sắt nghĩa là ý của đề bài muốn sắt bị oxi hóa về hợp chất sắt II.
Ví dụ áp dụng:
VD1: 	Hòa tan hết 8,4g Fe trong dd HNO3 0,5 M. Tính V dd HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hết lượng sắt đó biết sản phẩm khử là khí NO ở đktc.
Từ đề ra ta có:
	Từ PT -> 
VD2: Để hòa tan toàn bộ 13,44g Fe và 6,4g Cu thì cần dùng tối thiểu m g dd HNO3 18,9% biết sản phẩm khứ duy nhất là NO. Tính m=? 
Từ đề ra ta có sản phẩm gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2; NO
	Theo định luật bảo toàn nguyên tố N ta có
VD 3: Tính số mol HNO3 tối thiểu để hòa tan 25,6g X gồm Fe, Cu, Fe3O4, Fe2O3 có số mol mỗi chất bằng nhau, biết không thấy khí thoát ra. Tính 
Từ đề ra: 	
(1), 
(2), 
(3)
(4) 
Từ (1)và (2) -> 
TH3:Trường hợp đề không cho chúng ta biết tỉ lệ cũng không nói lượng chất oxi hóa nhiều nhất hay ít mà chỉ cho khối lượng sản phẩm số mol sắt ta đem so sánh để từ đó rút ra kết luận là sắt bị oxi hóa về sắt III hay sắt II hay bị oxi hóa về cả 2 dạng.
Ví dụ áp dụng:
VD1:	Hòa tan hết 16,8g Fe bằng dd HNO3 vừa đủ thì thu được V lít khí NO ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất và dd X. Cô cạn dd X thu được 65,16g muối khan. Tính V và
Từ đề ra 
Theo đlbt e ta có nenhận = muối =0,78
	-> 
VD 2: 	Hòa tan hết 10,08 g Fe bằng dd HNO3. Sau phản ứng thấy thoát ra 3,136 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dd A cô cạn dd A thì được m g muối khan. Tính m=?
	Từ đề ra -> 
Theo đlbt e 	e nhận = 3nNO = 3.0,14 = 0,42 = muối
	mmuối = 0,42.62 + 10,08 = 36,12g
VD 3: Hòa tan 14g Fe bằng một lượng dd HNO3 vừa đủ, khi kết thúc phản ứng thì thu đươck 4,256 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc và m g muối khan X. Tính % theo khối lượng các chất trong m g X.
	Từ đề ra ta có nFe = 0,25 ; nNO- = 0,19 -> ne nhận = 0,19.3=0,57
	2nFe = 0,5 <ne cho = ne nhận = 0, 57 < 3nFe= 0,75
	-> T thu được 2 loại muối Fe(NO3)2 x mol; Fe(NO3)3 y mol
	Ta có %
	% Fe(NO3)3 = 34,33%
* BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Hòa tan hỗn hợp gồm Zn, Al, Fe trong dd HNO3 dư thì thu được dd A. Cho dd NaOH từ từ đến dư vào dd A thấy tạo ra kết tủa B. Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi ta được chất rắn D. D là 
A.
Fe2O3, Al2O3, ZnO
B.
Fe2O3
C.
FeO,Al2O3, ZnO
D.
FeO
Bai 2: Hòa tan hết lượng Fe trong dung dịch HNO3 thì tạo ra dd A. Cho dd A vào dd AgNO3 dư thu được kết tủa B. Vậy dd A chứa 
A.
Fe(NO3)3
B.
Fe(NO3)2, HNO3
C.
Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
D.
Fe(NO3)3 , HNO3
Bài 3: Tính số mol HNO3 tối đa để hòa tan hết 21,6 g Fe, Fe2O3, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 cần dùng là.
A.
0,4
B.
0,8
C.
1,2
D.
1
Bài 4: Tính số mol tối thiểu của HNO3 dùng để hòa tan 17,6g Cu, Fe. Biết sau phản ứng thu được 4,48 lít NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Số số mol HNO3 là
A.
0,8
B.
0,6
C.
1,05
D.
1
 Bài 5: Hòa tan hết 28g Fe bằng dd HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc và 102,4g muối. Giá trị của V là.
A.
8,96
B.
11,2
C.
7,467
D.
8,4
Bài 6: Cho 2,8g Fe vào 120 mol dd AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd X và m g chất rắn. Giá trị của m là.
A.
10,8
B.
12,96
C.
16,2
D.
12,8
Bài 7: Cho 8,4g Fe nào 420ml dd HNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd chứa m g muối khan và sản phẩm khử thoát ra là khí không màu hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là
A.
27,93
B.
30,855
C.
34,905
D.
36,3
Bài 8: Khi cho sắt tác dụng lần lượt với các dd Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, CuCl2, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc nóng dư, AgNO3 dư. Số trường hợp sắt bị oxi hóa về sắt II là
A.
4
B.
3
C.
2
D.
5
Bài 9: Khi cho Fe tác dụng lần lượt với Cl2dư, HNO3loãng dư, dd HCl, dd AgNO3dư, dd(KMnO4+ H2SO4loãng)dư. Số trường hợp sắt bị oxi hóa về hợp chất III là.
A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Bài 10: Dùng lượng HNO3 ít nhất để hòa tan hết 17,6g hỗn hợp Fe, Cu biết tỉ lệ mol tương ứng 2:1 và sản phẩm khử duy nhất là NO. Số mol HNO3 đã dùng là
A.
0,8
B.
1
C.
0,9
D.
1,2
Bài 11: Dùng lượng HNO3 nhiều nhất để hòa tan hết m g Fe biết sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lít NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Số mol HNO3 đã dùng.
A.
0,8
B.
1,2
C.
1
D.
0,9
Bài 12: Hòa tan hết 11,76g Fe vào 61,25g dd H2SO4 80% đun nóng, sau phản ứng thấy thoat ra V lít khí SO2 ở đktc là sản phẩm khử duy nhất và m g muối trong dung dịch thu được. Giá trị của V, m tương ứng là:
A.
5,6 và 84
B.
7,056 và 84
C.
4,704 và 35,76
D.
5,6 và 35,76
Bài 13: Hòa tan hết 10,08g Fe trong 0,46 mol H2SO4 đặc. Sau phản ứng thấy thoát ra V lít SO2 ở đktc là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V.
A.
4,032
B.
6,048
C.
5,152
D.
5,60
Bài 14: Hòa tan hết m g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 trong a mol HNO3 sao cho phản ứng thu được 0,448 lít NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất và dd A chỉ chứa 27g muối Fe(NO3)2. Biết tỉ lệ mol trong hỗn hợp X là 2:1:1. Giá trị của m và a là?
A.
10,32 và 0,32
B.
0,32 và 10,32
C.
9,32 và 0,46
D.
0,46 và 9,32
Bài 15: Cho 5,6g Fe tác dụng với 160 mol dd HCl 1M trong một cốc A, sau phản ứng chất khí thoát ra ngoài ta thu được hỗn hợp trong cốc. Tính V(ml)dd AgNO3 1,2 M tối đa để tác dụng với các chất có trong cốc là 
A.
167
B.
200
C.
250
D.
300
Bài 16: Cho 2,8g Fe vào cốc chứa 100ml dd FeCl3 1M. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó cho từ từ đến dư dd AgNO3 vào cốc. Sau khi phản ứng kết thúc lọc kết tủa thu được m g. Giá trị của m là
A.
43,05
B.
16,2
C.
59,25
D.
51,45
Bài 17: Cho 2,24g Fe vào 500ml dd AgNO3 x M. Khi kết thúc phản ứng thu được dd chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của x là.
A.
0,2
B.
0,32
C.
0,32 hoặc 0,4
D.
0,2 hoặc 0,32
Bài 18: Cho 2,8g Fe và 3,2g Cu vào 500ml dd AgNO3 x M. Giá trị x nhỏ nhất để hòa tan hết hai kim loại đó là.
A.
0,4
B.
0,5
C.
0,35
D.
0,55
Bài 19: Hòa tan hết 3,36 g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 10,8g muối khan và thấy thoát ra V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của V.
A.
1,12
B.
1,008
C.
1,344
D.
0,896
Bài 20: Câu 2. Cho m g Fe t/d hết với 68/15 mol HNO 3 thấy thoát ra

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_sat_va_hop_chat_cua_sat_co_tinh_khu_ta.doc