SKKN Kinh nghiệm hướng dấn học sinh tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3

SKKN Kinh nghiệm hướng dấn học sinh tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3

 Toán là một môn học có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em.

 Trọng tâm của môn toán Tiểu học là nội dung số học. Trong đó các phép tính nhân, chia, cộng, trừ các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán, một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống và học tập của học sinh. Các kiến thức về tìm thành phần chưa biết của phép tính được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học. Vì vậy, giúp học sinh nắm chắc cách tìm thành phần chưa biết của phép tính cũng là cách để học sinh thực hiện thuần thục bốn phép tính nhân, chia, cộng, trừ.

 Việc tìm thành phần chưa biết của phép tính sẽ giúp cho học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học. Ngoài ra việc tìm thành phần chưa biết của phép tính còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả. Do đó thông qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn toán.

 Vì những lí do trên, nên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh

tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3”.

 

doc 14 trang thuychi01 40404
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dấn học sinh tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẤN HỌC SINH
TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH Ở LỚP 3
 Người thực hiện: Nguyễn Đăng Nhã
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Triệu Thành
 SKKN thuộc môn: Toán
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
I. MỞ ĐÂU
1
2
1. Lí do chọn đề tài
1
3
2. Mục đích nghiên cứu
1
4
3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
4. Phương pháp nghiên cứu
1
6
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1
7
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
8
2. Thực trạng vấn đề
2
9
3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
10
4. Hiệu quả của sáng kiến
8
11
III. KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ
9
12
1. Kết luận
9
13
2. Kiến nghị
10
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Toán là một môn học có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em.
 Trọng tâm của môn toán Tiểu học là nội dung số học. Trong đó các phép tính nhân, chia, cộng, trừ các số tự nhiên là nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Bởi vì nhiệm vụ trọng yếu của môn Toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán, một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống và học tập của học sinh. Các kiến thức về tìm thành phần chưa biết của phép tính được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học. Vì vậy, giúp học sinh nắm chắc cách tìm thành phần chưa biết của phép tính cũng là cách để học sinh thực hiện thuần thục bốn phép tính nhân, chia, cộng, trừ.
 Việc tìm thành phần chưa biết của phép tính sẽ giúp cho học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học. Ngoài ra việc tìm thành phần chưa biết của phép tính còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả... Do đó thông qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo. Để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn toán.
 Vì những lí do trên, nên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 
tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu phương pháp và thực trạng dạy và học toán 3. 	 - Tìm ra phương pháp nhằm giúp học sinh giải quyết một số dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính điển hình lớp 3.
- Những biện pháp của sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nghiên cứu chất lượng học sinh lớp 3 về tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3.
- Nghiên cứu biện pháp tốt nhất để dạy học sinh kiến thức về tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
 Các kiến thức về tìm thành phần chưa biết của phép tính được sắp xếp xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học dưới các hình thức như: 
 Điền vào ô trống, tìm x, tìm y.
 Việc tìm thành phần chưa biết của phép tính chủ yếu dựa vào những kiến thức về mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả phép tính.
 Ngoài ra học sinh có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp khác như: phương pháp thử chọn, phương pháp dùng bảng cộng, bảng nhân...
 Bậc Tiểu học người ta không định nghĩa phương trình mà chỉ giới thiệu hai hình thức thể hiện:
 Điền vào ô trống; tìm x (tìm y)‏ 
 Các bài tìm thành phần chưa biết của phép tính được đưa vào ở Toán 3, với các dạng như:
 1. Tìm một số hạng của tổng: x + a = b; a + x = b
 2. Tìm số bị trừ: x - a = b 
 3. Tìm số trừ: a – x = b 
 4. Tìm một thừa số của phép nhân: x a = b; a x = b
 5. Tìm số bị chia: x : a = b
 6. Tìm số chia: a : x = b
 Những bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính đưa vào Toán 3 được sắp xếp xen kẽ trong phần luyện tập thực hành của một số tiết học toán, nhưng với số lượng bài rất ít (chỉ có 14 bài tập tìm x).
2. Thực trạng của vấn đề
a. Về phía giáo viên:
 Trong quá trình giảng dạy, đi dự giờ thao giảng của các đồng nghiệp, tôi thấy khi dạy học sinh tìm thành phần chưa biết của các phép tính một số giáo viên chữa bài cho học sinh còn áp đặt, đôi khi còn làm theo cách của người lớn khiến cho học sinh rất khó hiểu bài.
 Vẫn còn giáo viên chỉ chăm chú đến việc tìm ra kết quả mà chưa phân dạng bài tập cho học sinh từ thấp lên cao để học sinh thuận tiện trong việc giải quyết các bài tập đó. Từ đó giúp học sinh hiểu bài và nắm chắc bài một cách bền vững. 
b. Về phía học sinh:
 Học sinh lớp 3 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải.
 Vì thế, khi gặp những bài tìm x (tìm thành phần chưa biết của phép tính) nhiều em còn làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x đòi hỏi sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm được, nên dẫn đến kết quả học toán không cao.
c. Kết quả khảo sát đầu năm học
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 3B môn toán như sau:
Lớp
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
3B
23
2
16
5
 Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 3B, tôi rất lo lắng về chất lượng của lớp mà tôi phụ trách, bởi tỉ lệ học sinh hoàn thành trở lên còn ít, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành cao. Tôi rất trăn trở và quyết định tìm nguyên nhân và các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn toán của học sinh, đặc biệt là dạng toán:“Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3”.
 Từ thực tế trên tôi thấy để khắc phục được điều đó thì cần phân dạng các bài tập theo các mức độ từ dễ đến khó để học sinh lớp 3 làm bài một cách hệ thống.
3. Các biện pháp đã sử dụng
 Kết quả học tập liên quan đến nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là người thầy. Ý thức được điều đó, bản thân tôi luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Tôi thường xuyên đọc các sách tham khảo, tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học toán. Qua đó, tôi hệ thống, phân dạng được những bài tập theo từng dạng với những kiến thức và cách giải đặc trưng qua đó học sinh tiếp thu nhanh. Từ đó tôi đem kết quả áp dụng để dạy cho học sinh.
Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức về dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
Để các em biết cách giải được các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, trước hết phải củng cố và khắc sâu cho học sinh ghi nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả của 4 phép tính đã học tức là phải cho học sinh nêu tên gọi thành phần; mối quan hệ giữa các phép tính.
 Phép cộng là : Số hạng + số hạng = tổng
 Phép trừ : số bị trừ - số trừ = hiệu
 Phép nhân : thừa số thừa số = tích
 Phép chia: số bị chia : số chia = thương.
 Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính như: tìm số hạng; tìm số bị trừ ; tìm số trừ; tìm số bị chia, tìm số chia ta làm thế nào?
 Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn ( hoặc không có dấu ngoặc đơn).
 Sau đó tuỳ theo từng dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính chúng ta hướng dẫn học sinh đi tìm ra cách giải nhanh và đúng.
 Các dạng cơ bản tìm thành phần chưa biết của phép tính được đưa vào ở Toán 3: 
 1.Tìm một số hạng của tổng: x + a = b
 2.Tìm số bị trừ: x - a = b 
 3.Tìm số trừ: a – x = b . 
 4.Tìm một thừa số của phép tính: x a = b
 5.Tìm số bị chia: x : a = b
 6.Tìm số chia: a : x = b
 Các dạng nâng cao hơn gồm: 
 x : a + b = c a x b x = c x d
 (x + a) : b = c x + x : a b + x : c d = e
Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống bài tập theo dạng.
 Nội dung tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3 tập trung vào những dạng chủ yếu sau: 
Dạng 1: Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ, vế phải là một số:
Ví dụ: 
 x + a = b ; 	a + x = b
 a x = b ;	x a = b
 x - a = b 	x : a = b
 a – x = b 	a : x = b
 ở đây a, b, c là số tương ứng với các vòng số ở lớp 3
* Cách hướng dẫn:
- Các phương trình mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ, vế phải là một số:
Ví dụ 1: phương trình dạng a + x = b
 	 x+ 254 = 680
 	 x = 680 – 254
 	 x = 426
 Đây là bài toán tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia.
 Lấy tổng của hai số hạng trừ đi số hạng đã biết ta sẽ có được số hạng chưa biết.
 Ví dụ 2: 
x 34 = 714
 x = 714 : 34
 x = 21
 Đây là bài toán tìm thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia: Lấy tích của hai thừa số chia cho thừa số đã biết ta sẽ được số kia .
Ví dụ 3: 
x- 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
 Đây là bài toán tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ : Lấy hiệu cộng với số trừ ta sẽ có được số bị trừ .
 Ví dụ 4: 
144 : x = 9
 x = 144: 9
 x = 16
 Đây là bài toán tìm số chia khi biết số bị chia và thương: Ta lấy số bị chia chia cho thương thì được số chia.
 Bài tập tự luyện
 Tìm X
1/ x + 57 = 143
2/ x 9 = 36
3/ x : 4 = 15
4 / 40 : x = 8
5/ x – 57 = 143	
 Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ, vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số: 
Ví dụ: 
x + a = b - c 	a + x = b - c
a x = b c 	x a = b c
x - a = b + c 	x : a = b : c 
a – x = b c 	a : x = b c
 Ngoài các dạng cơ bản và điển hình được trình bày trong SGK và được tổ chức thực hành, luyện tập trên lớp. Để giúp học sinh được làm quen và có khả năng giải quyết được nhiều dạng bài toán khác nhau mang tính mở rộng, nâng cao và phát triển từ những kiến thức cơ bản của chương trình Tiểu học tôi đã tiến hành cho học sinh làm thêm một số dạng nâng cao hơn. Mà để giải quyết được các bài toán này, đòi hỏi các em phải nắm chắc dạng cơ bản 1, 2. 
 Các dạng nâng cao hơn gồm:
 Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là một biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc, vế phải là một số.
Ví dụ: Tìm x
 x : 5 + 7 = 15
 Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là một biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số. 
 Ví dụ: Tìm X 
 	4 x 2 x = 9 8
 Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là một biểu thức chứa hai dấu phép tính, có dấu ngoặc, vế phải là một số.
 Ví dụ: Tìm x 
 	(x + 4) : 3 = 9
 Tìm thành phần chưa biết của phép tính có chứa nhiều dấu phép tính giữa chữ và số. 
 Ví dụ: x + x 4 + x 7 = 252
* Cách hướng dẫn :
Các phương trình mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số và một chữ, vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số :
Ví dụ : Tìm x
x 9 = 64 + 8
x 9 = 72
 x = 72 : 9 
 x = 8
 Để giải được các bài tập dạng này ta phải tìm cách đưa về dạng đơn giản mức độ 1 bằng cách: tính giá trị biểu thức ở vế phải trước.
Bài tập tự luyện
Tìm x
1/ x + 30 = 315 5
2/ x + 2 = 8 6
3/ x 2 = 1042 – 760
4/ x : 5 = 810 - 720
Dạng 3: Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là một biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc, vế phải là một số.
Ví dụ : Tìm x
736 – x : 3 = 106
 x : 3 = 736 -106
 x : 3 = 630
 x = 630 3
 	 x = 1890
 Để dạy dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức không có dấu ngoặc, từ đó xác định phép tính sau cùng (ở ví dụ 1 phép trừ là phép tính sau cùng, 736 là số bị trừ còn (x : 3) là số trừ. Sau đó tìm thành phần của phép tính có chứa số phải tìm và đưa bài tập về dạng giải phương trình đơn giản.
Bài tập tự luyện
Tìm X
1/ 137 + 4 x = 745
2/ 515 – 5 x = 140
3/ x – 108 9 = 2378
4/ 2005 – x + 2006 = 2007
Dạng 4: Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái là một biểu thức có hai phép tính không có dấu ngoặc, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số:
 Trước hết ta phải tính giá trị của biểu thức ở vế phải và đưa về dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ 3.
Ví dụ1:
56 + x 3 = 55 2
56 + x 3 = 110
 x 3 = 110 – 56
 	 x 3 = 54
 x = 54 : 3
 x = 18
 Ví dụ 2:
x : 4 – 4 = 34 – 24
x : 4 – 4 = 10 
 x : 4 = 10 + 4
 x : 4 = 14 
 x = 14 4
 x = 56
 Bài tập tự luyện:
1/ x – 140 : 10 = 12 + 15
2/ 21 + x : 3 = 173 + 38
3/ x : 2 + 100 = 920 + 170
4/ 64 – x + 5 = 58
Dạng 5: Tìm thành phần chưa biết của phép tính mà vế trái chứa x, là biểu thức có chứa hai dấu phép tính và có cả dấu ngoặc, vế phải là một số. 
 Để dạy tìm thành phần chưa biết của phép tính dạng này, yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức chứa dấu ngoặc, từ đó xác định phép tính sau cùng và xác định thành phần của các phép tính có chứa x và đưa về dạng quen thuộc.
Ví dụ 1: (x + 4) : 3 = 12
	 x + 4 = 12 x 3
	 x + 4 = 36
	 x = 36 – 4
 x = 32
 Ví dụ 2: (58 + x) 4 = 660
 58 + x = 660 : 4
 58 + x = 165
 x = 165 – 58
 x = 107
 Ở ví dụ 1 phép tính sau cùng là phép chia, từ đó tìm số bị chia (x + 4) chưa biết của phép chia này và chuyển về phương trình ở mức độ hai.
 Ở ví dụ 2 phép tính sau cùng là phép nhân, từ đó tìm thừa số (58 + X) chưa biết của phép nhân này và chuyển về phương trình ở mức độ hai.
 Bài tập tự luyện:
a/ (15 + x ) - 10 = 544
b/ (x 5) - 125 = 500
c/ (x : 9) - 400 = 600
d/ 945 – (75 : x) = 940
e/ (x + 118) 8 =7200
Dạng 6: Tìm thành phần chưa biết của phép tính có chứa nhiều dấu phép tính giữa chữ và số. 
Ví dụ1: Tìm X
9 x – x 6 – x = 44
9 x – x 6 - x1 = 44
 x (9 - 6 - 1) = 44
 x 2 = 44
 x = 44 : 2
 x = 22
 Đối với dạng này giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau: ta có x được lấy 9 lần, trừ đi x được lấy 6 lần rồi trừ đi x được lấy một lần hay chính là:
 X (9 – 6 - 1) = 44
 Bài tập tự luyện
 Tìm X:
a/ 	 (x + 1)+ (x + 2)+ (x +3)+ (x + 4)+(x + 5) = 55
b/ 	8 x – x 5 + x = 102
c/ 200 – 18: (375 : 3 x - 1 ) – 28 = 166
Dạng 7: Tìm thành phần chưa biết của phép tính ( phép tính có dư)
Ví dụ 1: 
X : 4 = 22 ( dư 3)
 X = 22 4 + 3
 X = 88 + 3
 X = 91
Ví dụ 2: 
64 : X = 21 ( dư 1)
 64 = 21 X + 1 
 64 - 1 = 21 X ( Tìm số hạng trong một tổng)
 X = 63 : 21 
 X = 3
 Ví dụ 3: 
357 : X = 5 ( dư 7)
 X = ( 357 - 7 ) : 5 
 X = 350 : 5 
 X = 70
Bài tập tự luyện :
1/ 36 : X = 5 ( dư 1)
2/ X: 7 = 123 ( dư 4)
3/ 357 : X = 5 ( dư 7) 
4/ X : 4 = 1234 ( dư 3)
 Biện pháp 3: Các phương pháp khác trong giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính:
 Phương pháp graph: đối với các dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính có số phải tìm x đứng đầu trong dãy tính, ta có thể dùng graph để diễn tả trực quan các thành phần của phép tính và mối quan hệ giữa các thành phần của các phép tính. Sau đó tính ngược từ dưới lên bằng cách thay phép cộng bằng phép trừ và ngược lại, thay phép nhân bằng phép chia và ngược lại.
 Ví dụ: Tìm X
(x - 95) 5 = 540
540
x
 - 95 5
 + 95 : 5
Bài tập tự luyện 
Tìm X:
1/ 	x : 3 - 197 = 520 
2/ ( 3586 - x) : 7 = 168
3/ (x - 10 ) x 5 = 100 - 80
4/ 7 x ( X - 11 ) - 6 = 757 
4. Hiệu quả của sáng kiến
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên về hướng dẫn học sinh giải toán: Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài và vận dụng giải các bài tập dạng này đạt hiệu quả cao. Kết quả thi định kì rất đáng mừng cụ thể như sau: 	
Lớp
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
3B
23
7
16
0
 Nhìn vào bảng trên thấy rõ chất lượng lớp do tôi trực tiếp giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh học theo cách trên hầu như không sa vào “bẫy” mà tôi đặt ra. Vì thế các em làm rất tốt không còn nhầm lẫn nữa. Từ những phân tích trên cho thấy việc áp dụng những biện pháp vừa trình bày ở trên là hoàn toàn đúng đắn và có tính khả thi cao. Qua đó giúp các em từng bước nắm và biết cách tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách chắc chắn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm về tìm thành phần chưa biết của phép tính. Thực tiễn cho thấy kết quả học toán của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Bước đầu đã cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chất lượng toán được nâng cao. Đồng thời đã hình thành khắc sâu cho những kĩ năng, thói quen hứng thú, chăm chỉ học toán. Thật đáng mừng, vì sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu trên mà chất lượng môn toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh có kĩ năng, thói quen căn bản trong quá trình học toán, góp phần nâng cao chất lượng môn toán của lớp, của trường ngày một tốt hơn.
 Sau khi nắm thực trạng học sinh về môn toán. Tôi đã kịp thời áp dụng một số biện pháp nêu trên mang lại kết quả khả quan. Vì vậy khi dạy các bài toán về tìm thành phần chưa biết trong phép tính người giáo viên cần:
 - Phải tìm ra và thống kê được những sai lầm và những khó khăn của học sinh.
 - Giáo viên phải nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa, nắm chắc các dạng cơ bản trong sách giáo khoa từ đó phân chúng thành từng dạng và đưa ra cách làm phù hợp với từng dạng. 
 -Sau bài tập mẫu, nên ra một số bài tập kiểu tương tự cho học sinh tự giải. Những bài tập đưa ra cho học sinh phải có hệ thống. Tức là những bài tập phải được nâng cao, mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bài tập sau phải dựa trên cơ sở bài tập trước để phát huy được tính sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.
 Ở trong đề tài này tôi đã tiến hành phân chia ra làm 6 dạng theo các mức độ khó dần có nghĩa học sinh muốn làm được dạng 6 thì phải làm tốt dạng 5. 
 Qua quá trình giảng dạy và quá trình tiến hành thử nghiệm, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 + Cần khảo sát nắm chắc từng đối tượng và năng lực học của học sinh, có biện pháp thiết thực, nâng chất lượng phù hợp đối với từng học sinh.
 + Kêu gọi các bậc Phụ huynh học sinh kết hợp hỗ trợ giúp các em về điều kiện học toán cũng như học lý thuyết và thực hành giải các bài tập ở nhà để kết quả dạy, học toán ngày càng khả quan hơn.
 + Theo dõi, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh học chưa hoàn thành và đề ra những biện pháp khắc phục.
 + Giáo viên phải nhiệt tình, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, không ngại khó.
 + Tổ chức nhiều hình thức học tập, với nhiều phương pháp đảm bảo tính vừa sức.
 + Kèm học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt.
 + Trong giảng dạy cần phân loại học sinh thật hợp lí, để có phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng.
 + Đối với học sinh mất kiến thức căn bản, cần chú ý lấp dần các lỗ hổng kiến thức cho các em bằng cách phối hợp nhiều phương pháp như: Tổ chức phụ đạo, nhắc lại kiến thức cơ bản, chú trọng thực hành giải bài tập, yêu cầu vừa sức và khuyến khích để từng bước khôi phục, giúp các em tự tin trong giải toán.
 + Tăng cường phát huy phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm theo hướng phù hợp giữa nội dung bài dạy và đối tượng học sinh đang học. Chú ý khai thác các khía cạnh gây hứng thú của bộ môn, tạo niềm say mê học tập cho học sinh.
 + Giáo viên tham khảo kĩ nội dung bài, xác định yêu cầu trọng tâm bài dạy (soạn giáo án). Lựa chọn phối hợp tốt, hợp lí các phương pháp và phương tiện dạy học, các biện pháp thực hiện trong từng khâu, từng đối tượng học sinh. Từ đó, giáo viên truyền thụ đúng, chính xác nội dung bài, khắc sâu kiến thức. Học sinh nắm vững nội dung bài, vận dụng luyện tập, thực hành đạt kết quả cao.
2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
 Giáo viên cần tìm tòi tham khảo thêm một số loại sách để nâng cao thêm trình độ chuyên môn và phương pháp dạy trên lớp, ngoài ra cần phải trao đổi và học hỏi ở các các đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
* Đối với phụ huynh học sinh:
 Phụ huynh nên tạo điều kiện cho học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần (học sinh cần có đủ sách vở, thước, bút, giấy nháp) trước khi bước vào giờ học. Về nhà phụ huynh nên kiểm tra vở học ở 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tim_thanh_phan_chua_biet.doc