SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm nâng cao kết quả học tập môn Địa lí ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm nâng cao kết quả học tập môn Địa lí ở trường THPT Quảng Xương 4

Nghị quyết 29-NQ/TW được Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [5].

Để thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay trong giảng dạy là phải chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, theo đó người học khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, nắm vững kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng như thị trường lao động hiện nay.

 Như vậy khi thực hiện mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thì đòi hỏi phải có các phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp để có thể đo lường được mục tiêu giảng dạy. Do đó khi mục tiêu, phương pháp dạy học thay đổi, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp.

 

doc 24 trang thuychi01 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm nâng cao kết quả học tập môn Địa lí ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG 
THPT QUẢNG XƯƠNG 4 
š&›
	Người thực hiện: Đoàn Thị Bíp
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Địa lí 
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I. Cơ sở lý luận chung trong kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan
3
1. Cơ sở khoa học của kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan
3
2. Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan
5
3. Những yếu tố cần đạt đối với một số phương pháp hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng đáp án kiểm tra trắc nghiệm khách quan
5
4. Những yêu cầu đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh lựa chọn đáp án trắc nghiệm khách quan
6
II. Thực trạng học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan tại Trường THPT Quảng Xương 4
6
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
7
1. Những yêu cầu cần thiết để học sinh lực chọn được đáp án đúng khi làm bài kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
7
2. Những phương pháp cụ thể
8
2.1. Tổ chức dạy học thông qua sơ đồ tư duy và tổ chức trò chơi
8
2.2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh
9
2.3. Rèn luyện kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu
10
2.4. Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích kĩ phần câu dẫn của câu trắc nghiệm khách quan
12
IV. Hiệu quả của các phương pháp hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở Trường THPT Quảng Xương 4
13
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
PHỤ LỤC
18
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW được Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [5].
Để thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay trong giảng dạy là phải chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, theo đó người học khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, nắm vững kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng như thị trường lao động hiện nay.
	Như vậy khi thực hiện mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thì đòi hỏi phải có các phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp để có thể đo lường được mục tiêu giảng dạy. Do đó khi mục tiêu, phương pháp dạy học thay đổi, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp. 
 	Về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Nghị quyết 29-NQ/TW cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh” [5].
 Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu tất yếu đang được các cấp quản lý và các đơn vị giáo dục đặc biệt quan tâm. Phương pháp dạy học theo khuynh hướng đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, và một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm nổi bật đó là phương pháp trắc nghiệm khách quan :“Trắc nghiệm khách quan là phương pháp để kiểm tra năng lực trí tuệ của học sinh thông qua những câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn. Hệ thống câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hoặc tất cả thông tin nhưng yêu cầu học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất hay điền thêm nội dung đúng”. Phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở trường trung học phổ thông đối với môn Địa lí mới chỉ được áp dụng từ kì thi trung học học Phổ thông Quốc Gia năm 2017, đây là hình thức còn khá mới lạ đối với học sinh. 
Đối với kì thi trung học học Phổ thông Quốc Gia, trong thời gian 50 phút học sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi trắc nghiệm, như vậy các em chỉ có 1,25 phút cho một câu hỏi. Mặt khác phương pháp kiểm tra này có dung lượng kiến thức lớn, đề phủ kín tất cả các nội dung của môn học, trong đó có những câu hỏi vận dụng cao rất khó, các em phải mất khá nhiều thời gian suy nghĩ mới lựa chọn được đáp án. Rõ ràng để đạt được điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm không hề đơn giản. Xuất phát từ thực trạng trên và những trăn trở của bản thân, tôi thiết nghĩ cần phải có những biện pháp cụ thể hướng dẫn các em học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, đặc biệt các em phải được trang bi phương pháp làm bài thi trắc nghiệm khách quan để đạt kết quả cao. Từ đó tôi mạnh dạn viết đề tài: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông Quảng Xương 4”
 2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn để từ đó hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan đặc biệt trong kì thi THPT Quốc Gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo mục tiêu mà Nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra.
 3. Đối tượng nghiên cứu
Các kinh nghiệm, biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập đặc biệt trong làm các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp sau
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm giảng dạy, nắm bắt thông tin
- Phương pháp thống kê toán học 
B.PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
1. Cơ sở khoa học của việc kiểm tra – đánh giá trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.[4].
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục ở nhiều nước.[4].
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức của người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và làm các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và kết thúc học kì 
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp để kiểm tra đánh giá năng lực, trí tuệ của học sinh thông qua những câu hỏi kèm theo câu trả lời sẵn. Hệ thống câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hoặc tất cả thông tin nhưng yêu cầu học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất hay điền thêm nội dung đúng, cụ thể trắc nghiệm khách quan bao gồm năm dạng chính sau đây:
 a) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi, và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn
* Ưu điểm: 
- Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để KT-ĐG những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như
 + Xác định mối tương quan nhân quả.
 + Nhận biết các điều sai lầm
 + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
 + Định nghĩa các khái niệm
 + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
 + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
 + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
 + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật
 + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
 * Nhược điểm:
- Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu. 
- Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kĩ.
- Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
b) Câu trắc nghiệm "đúng- sai"
Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra.
* Ưu điểm: 
- Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, mặc dù thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm. 
- Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng thời gian ngắn
* Nhược điểm: 
- Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu, 
- Khó dùng để phát hiện ra nhược điểm của học sinh,ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi.
c) Câu trắc nghiệm ghép đôi: (xứng – hợp)
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi.
 * Ưu điểm: 
- Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan. 
- So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.
* Nhược điểm
- Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức,nguyên lí.
- Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều,  học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
 d) Câu trắc nghiệm điền khuyết
Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do.
* Ưu điểm: 
- Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.
- Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác.
* Nhược điểm: 
- Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi TNKQ khác.
- Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá.
e) Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình)
- Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu học sinh chọn một phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa chữa sao cho hoàn chỉnh.
- Sử dụng loại  câu hỏi này để kiểm tra kiến thức thực hành như:  kĩ năng quan sát bảng số liệu, biểu đồ, kĩ năng sử dụng atlat địa lí Việt Nam. 
Như vậy có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có những đặc điểm và công dụng riêng tuy nhiên chung quy lại chúng có một số ưu, nhược điểm nhất định. 
2. Ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan
a, Ưu điểm
- Dung lượng kiến thức lớn , đề thi phủ kiến được nhiều kiến thức trong nội dung môn học từ đơn giản đến phức tạp, từ nội dung cụ thể đến kiến thức tổng quát, so sánh
- Trong một thời gian ngắn kiểm tra được một phạn vi kiến thức rộng, do vậy tránh được tình trạng học tủ, học đối phó của học sinh
- Rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phán đoán của học sinh 
b) Nhược điểm 
- Dễ gây tình trạng đoán mò, chọn mò cho học sinh khi không nắm chắc kiến thức 
- Không phát triển được tư duy sáng tạo cho học sinh
- Hạn chế trong việc rèn luyện kĩ năng viết, tư duy, lập luận logich, trình bày một vấn đề
- Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức thái độ của học sinh đối với thế giới quan, nhân sinh quan
3. Những yếu tố cần đạt đối với một số phương pháp hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng đáp án kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
Để học sinh lựa chọn được đáp án đúng trong kiểm tra trắc nghiệm khách quan, yêu cầu cần thiết khi giáo viên hướng dẫn học sinh phải đạt được như sau:
- Tránh việc để học sinh lựa chọn đáp án theo xác suất nghĩa là trong số 40 câu hỏi, học sinh không được phép làm bài theo kiểu chọn 5 đáp án A rồ lại đến 5 đáp án, rồi lại đến C, đến D và quay vòng trở lại, kiểu làm bài như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh bị điểm liệt
- Học sinh không được lựa chọn đáp án theo cảm tính, thích đáp án nào thì chọn cái đó
- Học sinh phải chọn đáp án dựa trên cơ sở kiến thức đã được tiếp thu và lĩnh hội, có sự tư duy logich, biết lập luận, so sánh, phân tích, vận dụng kiến thức một cách tổng hợp để trả lời các câu hỏi khó
4. Những yêu cầu đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh lựa chọn đáp án trắc nghiệm khách quan
- Để học sinh có thể hiểu, chọn được đáp án đúng khi làm bài thi , bài kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, giáo viên cần cho học sinh làm quen với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, biết được ưu điểm và ích lợi của nó, phải hiểu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính bao quát toàn bộ nội dung kiến thức, không tập trung vào nội dung trọng tâm giống như kiểm tra tự luận trước đây, giáo viên phải hiểu được số câu và tỉ lệ phần trăm tương ứng cho từng nội dung kiến thức của chương trình học từ đó có biện pháp hướng dẫn, định hướng phù hợp cho học sinh.Giáoviên cần nắm chắc các dạng trắc nghiệm khách quan để hướng dẫn cho các em cách lam bài đối với từng dạng câu hỏi phải rèn luyện được kĩ năng làm bài và tiếp cận kiến thức chủ động, tích cực sáng tạo cho học sinh
Giáo viên phải hiểu đề thi gồm 4 mức độ ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) đi từ đơn giản đến phức tạp, độ khó tăng dần. Trong đó: 
 + Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học
 + Thông hiểu: Học sinh biết phân tích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập
 + Vận dụng: Học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học
 + Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới không giống với vấn đề, tình huống
 đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình hướng, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH LÀM BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 
Trước hết, là thực tế của cuộc vận đông đổi mới phương pháp mà ngành giáo dục đã và đang tiến hành một cách rộng rãi và đã thu được những kết quả thiết thực, trong đó việc đổi mới kiểm tra,đánh giá học sinh rất được chú ý. Đặc biệt là qua đợt tập huấn về đổi mới phương pháp ạy học và kiểm tra đánh giá học sinh tại trường do chính đồng chí hiệu trưởng nhà trường truyền đạt, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng và đề cao vấn đề đổi mới phương pháp, sử dụng các kĩ thuật mới trong dạy học, đích thân ban giám hiệu đã gương mẫu đi đầu trong việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực thông qua các tiết kiểm tra 1 tiết, học kì và các lần thi khảo sát chất lượng các môn thi trung học phổ thông quốc gia do trường, sở GDĐT tổ chức.
Cũng xuất phát từ thực tế kết quả các bài kiểm tra, bài thi của học sinh tôi và đồng nghiệp trong nhà trường nói chung và trong môn Địa lí nói riêng thấy rằng cần có sự đổi mới trong phương pháp trang bị kiến thức, kĩ năng và cách làm bài của học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục và kết quả học tập. Nhưng việc áp dụng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ, lúng túng, cần có sự phối hợp nghiên cứu và bổ trợ thêm, đồng thời cần được tiến hành một cách phổ biến thường xuyên hơn. Đặc biệt hơn, một số đồng nghiệp và học sinh còn coi nhẹ vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan, coi đó như là phương pháp kiểm tra đơn giản, giáo viên không phải mất nhiều thời gian khi chấm bài, giáo viên đục lỗ đáp án theo mã đề thi và cũng có thể vừà xem tivi vừa chấm được bài thi.Với học sinh đa phần các em tỏ ra hứng thú khi làm bài thi trắc nghiệm vì các em không cần phải trình bày, diễn đạt, không lo chữ xấu, viết sai chính tả...vv đặc biệt hơn các em đều hoàn thành xong bài thi, có nghĩa các em tô hết các câu hỏi trong phiếu làm bài, có những lần xem thi tôi quan sát thấy nhiều em không chịu đọc đề, không suy nghĩ, bởi có đọc các em cũng chẳng biết đáp án nào là đúng nhất trong 4 đáp án có nội dung gần giống nhau đó và chỉ cần còn lại khoảng thời gian 5 phút các em cũng có thể tô xong đáp án theo cách lựa chọn cảm tính, tô đại, ăn may...vv . Những vấn đề trên tôi thiết nghĩ cũng là thực trạng chung của hầu hết các trường hiện nay, vì thế thông qua đề tài này tôi không những muốn đem đến những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của các đồng nghiệp trong nhà trường mà còn muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp gần xa. 
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Những yêu cầu cần thiết để học sinh lựa chọn được đáp án đúng khi làm bài kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Trước hết, để có những giải pháp tốt cho vấn đề này, ta cần xác định được phương pháp kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách quan được dùng trong trường hợp nào và cần điều kiện gì để học sinh làm bài đạt kết quả cao?
 Trước tiên giáo viên phải chuẩn bị một cách công phu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, phải hiểu qui trình xây dựng hình thức trắc nghiệm khách quan gồm những bước nào và từ đó mới hướng dẫn cho học sinh các phương pháp làm bài đạt hiệu quả. Qui trình xây dựng hình thức trắc nghiệm khách quan gồm các nhiều bước. Các bước đó phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập đặc biệt trong kiểm, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan
a) Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm: Quá trình này buộc giáo viên phải nắm được một số yêu cầu chung, xong cũng phải phù hợp với đối tượng và khả năng thực hiện. Lưu ý về các loại câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu độ chính xác, tính khoa học cao vì vậy khi chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm đồng thời giáo viên cũng đưa ra được câu trả lời đúng. Tránh tình trạng giáo viên coppy câu hỏi trên mạng xuống không kiểm tra kĩ càng dẫn tới tình trạng một câu hỏi có nhiều đáp án có thể chấp nhận được hoặc câu hỏi không chính xác về kiến thức, kĩ năng d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_cac_dang_bai_tap_tra.doc