Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh

Cơ sở lý luận của vấn đề.

Giai đoạn 1919 - 1930 là phần quan trọng của lịch sử Việt Nam cận đại, với những nội dung hết sức cơ bản, có liên quan một cách sâu sắc tới những nội dung của giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn lịch sử diễn ra cuộc đấu tranh và thống nhất của các khuynh hướng cách mạng, để dẫn đến sự ra đời của một chính Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Vì thế, việc giảng dạy tốt giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 – 1930 sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở kiến thức mở đầu vững chắc để các em dễ dàng hơn khi tìm hiểu kiến thức phần sau, nhất là giai đoạn lịch sử 1930 - 1945.

Trên thực tế, khi giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn này, một số giáo viên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, do nội dung rất phức tạp, nhiều khái niệm mới hình thành và dễ sa vào việc "làm rối" vấn đề. Nếu không xử lý khéo các vấn đề lịch sử giai đoạn này, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận thức lịch sử cũng như cách nhìn nhận đánh giá vấn đề lịch sử của học sinh. Đồng thời nếu giảng dạy chỉ đơn thuần kiến thức lịch sử sẽ khiến học sinh nhàm chán, không có hứng thú với môn học, học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức nên sẽ lâu nhớ và nhanh quên nội dung của bài, chương.

Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Đó có thể coi là một số biện pháp góp phần “tích cực hóa” các hoạt động dạy và học sử. Khi được nghe kể chuyện, xem các đoạn phim, lập bản đồ tư duy, lập bảng hệ thống kiến thức, học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc học tập. Như vậy một số biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao và thu hút sự quan tâm của học sinh vào môn học.

 

doc 22 trang cuonglanz2a 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này.
Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử và bị xem là là môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu? Phải chăng dạy và học lịch sử hiện nay chưa tìm ra một “ kim chỉ nam” đúng đắn chuẩn xác để định hướng đi chung. Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.
Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp , con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Giai đoạn 1919 - 1930 là phần quan trọng của lịch sử Việt Nam cận đại, với những nội dung hết sức cơ bản, có liên quan một cách sâu sắc tới những nội dung của giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn lịch sử diễn ra cuộc đấu tranh và thống nhất của các khuynh hướng cách mạng, để dẫn đến sự ra đời của một chính Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Vì thế, việc giảng dạy tốt giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 – 1930 sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở kiến thức mở đầu vững chắc để các em dễ dàng hơn khi tìm hiểu kiến thức phần sau, nhất là giai đoạn lịch sử 1930 - 1945.
Trên thực tế, khi giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn này, một số giáo viên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, do nội dung rất phức tạp, nhiều khái niệm mới hình thành và dễ sa vào việc "làm rối" vấn đề. Nếu không xử lý khéo các vấn đề lịch sử giai đoạn này, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận thức lịch sử cũng như cách nhìn nhận đánh giá vấn đề lịch sử của học sinh. Đồng thời nếu giảng dạy chỉ đơn thuần kiến thức lịch sử sẽ khiến học sinh nhàm chán, không có hứng thú với môn học, học sinh thụ động lĩnh hội kiến thức nên sẽ lâu nhớ và nhanh quên nội dung của bài, chương. 
Qua quá trình tìm tòi, suy nghĩ tôi đã chọn một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Đó có thể coi là một số biện pháp góp phần “tích cực hóa”  các hoạt động dạy và học sử. Khi được nghe kể chuyện, xem các đoạn phim, lập bản đồ tư duy, lập bảng hệ thống kiến thức, học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc học tập. Như vậy một số biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao và thu hút sự quan tâm của học sinh vào môn học.
Vì thế, trong bản sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm mang tính chủ quan của mình về “Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh" nhằm chia sẻ kinh nghiệm và lĩnh hội thêm những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các anh chị, em, các bạn đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy giai đoạn lịch sử này.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Mong muốn tìm ra con đường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo và nhiều tổ chức ban ngành có liên quan. Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” – GS Phan Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lí luận, quan niệm tư tưởng, tri thức nghiệp vụ.Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học bộ môn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu phong phú cho những giáo viên giảng viên bộ môn lịch sử, giúp người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lí luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp.
Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” – PGS.TS Ngô Minh Oanh (chủ biên) và các tác giả thuộc tổ lí luận và phương pháp dạy học lịch sử, khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như: dạy học lịch sử theo hướng tích cức hóa hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
Song, cho đến nay, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh" làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để tạo sự hứng thú và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
2.3.1. Phương pháp sử dụng bản dồ tư duy.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lậpbản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc, công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống, giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các kỹ năng và phát triển tư duy lôgíc cho học sinh.
 Sử dụng Bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách tích cực huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu, và cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống. Sau đây là một số cách sử dụng bản đồ tư duy khi dạy học phần lịch sử Việt Nam 1919 – 1930.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học.
 Khi học xong bài 12 tiết 1 - SGK cơ bản, để tóm tắt nội dung bài học, giáo viên trình chiếu sơ đồ tư duy sau.
Nội dung tóm lược ấy sẽ khiến học sinh nhớ được nội dung cơ bản của bài học và khắc sâu kiến thức của tiết học.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ.
 Trước khi dạy Tiết 17 Mục II- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt từ năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất)
Như vậy qua việc hoàn thiện BĐTD, học sinh nói rõ hơn về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cần căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà.
Để dạy tốt bài 13 (Lịch sử 12): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, mục II, ý 2: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối mỗi mục trong bài, mặt khác yêu cầu học sinh sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học và thể hiện được tính sáng tạo, thẩm mỹ cao. Sau đó khi dạy bài mới giáo viên cho học sinh đối chiếu so sánh nội dung đã chuẩn bị ở nhà xem đúng không, đầy đủ chưa, đồng thời giáo viên phải chuẩn bị một Bản đồ tư duy có đầy đủ nội dung kiến thức của bài học này để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức cho học sinh nắm chắc, nhớ sâu bài.
Lưu ý: sơ đồ tư duy này có thể dùng ở bài 13 tiết 2 hoặc cả bài 14 tiết 2 – SGK cơ bản 
2.3.2 Sử dụng tư liệu văn học.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Tài liệu văn học là một loại tài liệu lịch sử, là nguồn thông tin không thể thiếu trong dạy học lịch sử, nhất là chương trình lịch sử dân tộc. Do đặc trưng của bộ môn, kiến thức lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên khi giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
Tư liệu văn học được sử dụng trong giai đoạn này cụ thể như sau:
- Khi dạy bài 12 tiết 1 – SGK 12 cơ bản, mô tả về đời sống cực khổ của giai cấp nông dân và công nhân, giáo viên đọc đoạn thơ sau.
Giai cấp nông dân bị boá lột tàn tệ :
 Nửa đêm thuế thúc trống dồn
 Sân đình máu chảy , đường thôn lính đầy...
 Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
 Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
 Kiếp người cơm vãi, cơm rơi
 Biết đâu nẻo đất, phương trời mà đi
Tình cảnh giai cấp công nhân:
 Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ
 Anh chạy vào đất đỏ làm phu 
 Bán thân đổi mấy đồng xu
 Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.
Từ đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về đời sống cực khổ của người công nhân, nông dân Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Dạy bài 12 tiết 2 – SGK 12 cơ bản, khi giảng về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, khi Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin, giáo viên đọc đoạn thơ sau.
 “ Xóm thợ Pa ri nghèo cuối ngõ
 Tưng bừng gác trọ đón bình minh
 Mác - Lê nin đến từng trang đỏ
 Chân lý đây rồi lẽ tử sinh”.
 ( Theo chân Bác - Tố Hữu ).
 “ Luận cương Lê nin đến Bác Hồ và Người đã khóc
 Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
 Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
 Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”.
 ( Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).
- Dạy bài 13 tiết 2 – SGK cơ bản, khi tới phần ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo viên đọc đoạn thơ sau:
 “ Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
 Không quê hương sương gió tơi bời
 Đảng ta sinh ở trên đời
 Một hòn máu đỏ nên người hôm nay
 Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
 Đảng ta đây sương sắt da đồng
 Đảng ta muôn vạn công nông
 Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
 Đảng ta Mác - Lê nin vĩ đại
 Đã hồi sinh trả lại cho ta
 Trời cao đất rộng bao la
 Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”.
 ( Tố Hữu ).
2.3.3. Kể chuyện lịch sử.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.	
Giai đoạn  lịch sử việt Nam 1919 – 1930  có nhiều sự kiện gắn liền với các nhân vật lịch sử với những câu chuyện lịch sử sinh
động. Những câu chuyện lịch sử có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp các em tái hiện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử. Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của mình  với  quê  hương  đất  nước. 
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
- Bài 12 tiết 1- SGK 12 cơ bản, khi dạy tới phần giai cấp tư sản, nói về bộ phận tư sản dân tộc, giáo viên kể chuyện nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi (1874-1932), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông vốn mang họ Đỗ, nhưng vì mồ côi cha từ nhỏ nên phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau đó, ông được một người họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học, mới đổi sang họ Bạch. Một ngày, ông quyết định bỏ học đi làm công cho một hãng buôn của người Pháp. Năm 1895, nhân sự kiện ở Pháp tổ chức hội đấu xảo thành Bordeaux, ông được theo chủ sang đây để giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, ông đã nắm bắt và học hỏi được rất nhiều điều từ nền văn minh phương Tây. 
Lao đao khởi nghiệp.
Trở về nước đúng vào dịp Pháp đang thi công công trình cầu Sông Cái, ông xin vào làm công ở đây. Lúc bấy giờ, người Pháp đang triển khai xây dựng đường sắt và có nhu cầu rất lớn về gỗ nên ông đã mạnh dạn chung vốn với một người Pháp để cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở xe hỏa. Suốt 3 năm ròng rã, ông lặn lội khắp các tỉnh để tìm gỗ đảm bảo yêu cầu cung cấp cho các đối tác. Bằng uy tín của mình, Bạch Thái Bưởi đã thiết lập được những mối quan hệ làm ăn khá bền vững. Nguồn lợi nhuận không nhỏ thu được từ công việc này, thay bằng việc chọn một nghề chắc tay để kiếm lời như cho vay lãi, tậu ruộng, mua nhà, hưởng cuộc sống an nhàn, ông lại tiếp tục dấn thân vào sự nghiệp buôn bán, lĩnh vực mà người Việt vốn hết sức lép vế trước người ngoại quốc. 
Bạch Thái Bưởi luôn xác định thương trường là chiến trường, không thể đứng yên một chỗ. Trong thời kỳ này, nghề buôn ngô xuất cảng đang hái ra tiền nên ông đã hùn vốn để theo đuổi. Tuy nhiên, khi nghề này trở nên thịnh hành thì giá ngô ngày một cao, lại gặp cảnh mất mùa nên những hợp đồng cung cấp ngô bị phá sản khiến ông trắng tay phải làm lại từ đầu. "Buông dầm cầm chèo", sự linh hoạt, nhạy bén của Bạch Thái Bưởi luôn khiến ông phải vận động, khi đắc thắng, ông không hề tự bằng lòng và khi thất bại, ông không chịu thúc thủ. Và rồi, ông đã lấy lại được những gì đã mất khi đấu giá thành công một hiệu cầm đồ ở Nam Định. Từ đây, ông có cơ hội phất lên và tiếp tục tham gia thầu thuế chợ, buôn rượu, mở nhà in, khai thác mỏ
Đầu thế kỷ XX, Bạch Thái Bưởi nhận thấy nghề vận tải trên các con sông có tiềm năng rất lớn nên quyết tâm theo đuổi. Năm 1909, nhân việc một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc kỳ vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ, Bạch Thái Bưởi đã thuê lại 3 chiếc tàu của hãng này. Ông lập tức mở tuyến vận tải Nam Định - Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Nghệ An). Đây là hai tuyến tàu khách trọng yếu lúc bấy giờ. Vốn không phải chủ tàu chuyên nghiệp lại không có một chiếc tàu nào nên Bạch Thái Bưởi phải đối đầu với các chủ tàu vừa sành nghề, vừa rộng vốn. Biết rằng mình đang gặp cảnh "trứng chọi đá", song ông vẫn quyết tâm theo đuổi. Ông vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các chủ tàu người Pháp, người Hoa và họ quyết đánh bật ông ra khỏi cuộc chơi. Để lôi kéo khách hàng, các bên bắt đầu hạ giá vé, bên nào yếu thế phải chấp nhận thua cuộc. Biết rằng đây là cuộc chơi không cân sức, song Bạch Thái Bưởi không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ cuộc. Mỗi tháng ông bỏ ra tới hơn 2.000 đô-la Mỹ tiền thuê tàu, nhưng chạy mỗi chuyến chỉ được 15 đến 20 đồng Đông Dương. Nguy cơ vỡ nợ hiện hữu trước mắt nhưng nhờ bản tính nhanh nhạy, thông minh hơn người nên ông đã tìm cách vượt qua khó khăn. Mặc dù lép vế hơn rất nhiều so với các đối thủ về cả nhân lực và vật lực, song yếu tố vô cùng quan trọng giúp Bạch Thái Bưởi vượt qua khủng hoảng là tinh thần dân tộc. Là người hiểu hơn ai hết những thiệt thòi của người Việt trong thương trường thời kỳ bấy giờ nên ông đã chủ trương khơi dậy lòng tự tôn dân tộc. Ông đã cử người lên các bến tàu để vận động người dân ủng hộ mình trong cuộc cạnh tranh với người ngoại quốc. Mỗi tàu, ông cho đặt một cái ống, kêu gọi mọi người ai có lòng tùy tâm bỏ tiền vào đấy để giúp chủ tàu có thêm chi phí kinh doanh. Sự tinh tế trong cách làm của ông đã được đông đảo công chúng đón nhận bằng những tình cảm quý báu. Và rồi, hành khách của ông cứ mỗi ngày một tăng lên, ông dần xây dựng được thương hiệu bền vững trong thị trường. Trong khi đó, các đối thủ của ông dù tung ra rất nhiều thủ đoạn để chèn ép song vẫn lần lượt hứng chịu thất bại, nhiều chủ tàu nước ngoài thậm chí bị phá sản phải bán tàu lại cho Bạch Thái Bưởi.
"Chúa sông Bắc kỳ"
Có thể nói, thành công lớn nhất trong sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi chính là nghề hàng hải, một nghề xưa nay không phải sở trường của người Việt và luôn bị các thế lực ngoại bang chèn ép. Đây là nghề ông gặp phải nhiều gian nan, nguy hiểm nhất nhưng cũng đầy vẻ vang trong sự nghiệp của mình. Từ chỗ phải bỏ tiền thuê 3 chiếc tàu để kinh doanh, dần dần ông đã mua hẳn 3 con tàu này. Đặc biệt, ông còn thâu tóm được các đội tàu của các công ty thuộc sở hữu của người Pháp và người Hoa sau khi bị phá sản như Marty D'Abbadie, Desch Wanden... Thậm chí chính những người Pháp trong các công ty này được ông thu nạp để làm công cho mình.
Tiềm lực ngày càng mạnh, thế đứng ngày càng vững nhưng Bạch Thái Bưởi không bao giờ chịu bằng lòng với những thành quả đạt được. Ông tham vọng tổ chức một đội tàu thật lớn, có quy mô hoành tráng. Với tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, ông đã chủ trương thu mua tất cả các tàu cũ, nhất là tàu của các đối thủ cạnh tranh. Điều đặc biệt là ông cố ý mua đắt hơn rất nhiều so với giá thị trường nhằm cắt cơ hội của các đối thủ. Bước đi chiến lược ấy rõ ràng có cơ sở, bởi trước đó, ông đã thương lượng thành công và mua lại một xưởng sửa chữa tàu của người Pháp khi người chủ qua đời. Những con tàu sau khi được tân trang, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể.
Sau gần chục năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu với hàng loạt chi nhánh ở nhiều nơi. Đến năm 1916, công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi đã ra đời với lá cờ hiệu màu vàng có hình chiếc mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ. Với tư duy lớn, lại giàu lòng tự tôn dân tộc, ông đã từng bước khẳng định được trí tuệ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Năm 1919, tại Cửa Cấm (Hải Phòng), ông đã cho hạ thủy con tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt tự thiết kế và thi công. Con tàu này dài tới 46m, rộng hơn 7m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, công suất trên 400 mã lực, chạy bằng hơi nước, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Một năm sau đó, tàu Bình Chuẩn xuất phát từ Hải Phòng và cập bến Sài Gòn trong sự chào đón nồng nhiệt của công chúng. Đây được xem là sự kiện nổi bật nhất trong Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp của giới tư sản Việt Nam lúc bấy giờ.
Được mệnh danh là "Chúa sông Bắc kỳ", mỗi năm, công ty của Bạch Thái Bưởi chở tới hơn 5.000 chuyến, với 1,5 triệu hành khách và hơn 15 vạn tấn hàng. Không chỉ ở trong nước, công ty của ông mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore Tên tuổi ông không những gắn liền với ngành hàng hải, mà còn gắn liền với những ngành vốn độc quyền của các thế lực ngoại bang như in ấn, khai thác mỏ Ông trở thành thần tượng của các thế hệ doanh nhân Việt Nam. 
Câu chuyện giáo viên kể với mục đích: học sinh hiểu biết về một nhà tư sản nối tiếng của dân tộc, đồng thời khâm phục, trân trọng bộ phận tư sản người Việt – những người ít nhiều có tinh thần dân tộc, là lực lượng có thể tham gia vào phong trào cách mạng dân tộc.
 - Bài 13 SGK 12 cơ bản - khi Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc thành lập Hội Việt nam Cách mạng thanh niên, giáo viên kể câu chuyện.
An be Xa rô, từ t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giang_day_giai_doan_l.doc
  • docBAO CAO TOM TAT TAM SU.doc
  • docBia SKKN 2014.doc
  • docDON SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc