SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

Việc dạy và học giải toán hợp hiện nay ở nhà trường Tiểu học học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc nhận dạng bài toán đến việc lựa chọn phương pháp giải. Khi dạy các giáo viên ở đa số các trường đã thực hiện đúng chương trình môn Toán và đều quan tâm đến kỹ năng giải các bài toán có lời văn đặc biệt là các dạng toán dùng đến sơ đồ đoạn thẳng nhưng thực tế cho thấy các em không thích dạng toán này.

Đa số các em chưa biết biểu diễn các yếu tố toán học bằng các đoạn thẳng, nếu có thể cách biểu diễn đó chưa chính xác. Nhìn vào sơ đồ không toát lên nội dung cần diễn đạt. Ngay từ lớp 1, 2 và nửa học kỳ I lớp 3 đối với dạng toán này (toán đơn) các em đã gặp các dạng toán này, nhưng hầu hết là giáo viên vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng và hướng dẫn các em giải mà không hướng dẫn kỹ các em vẽ.

Về thực tế tôi thấy các em chưa có kỹ năng nên sơ đồ đoạn thẳng vẽ chưa chính xác được. Mặt khác tư duy của một số học sinh trung bình và yếu kém còn hạn chế có khả năng thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng cho biết và chưa biết của bài toán nên không thể dùng đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng hay không biết sắp xếp các đoạn thẳng ấy một cách phù hợp để làm nổi rõ mối liên hệ phụ thuộc của đại lượng ấy. Qua việc vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán hợp lớp 3 nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành luyện tập, phân tích tổng hợp, suy luận lôgíc, phối hợp một cách linh hoạt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng để học tốt môn Toán 3.

Khi áp dụng cho việc giải toán hợp lớp 3 tôi thấy sử dụng phương pháp giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là hợp lý nhất bởi qua việc vận dụng này giúp học sinh biết tự ước lượng các số liệu, đại lượng đề ra từ đó có hướng tóm tắt đề, phân tích đề bằng sơ đồ, để giải bài toán một cách đúng, nhanh và thích hợp nhất đây là việc quan trọng cần thiết trong việc “Dạy và Học” phần giải toán hợp lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn ở tiểu học nói chung. Đây chính là lý do tôi thực hiện trong đề tài này, giúp cho việc dạy và học Toán đạt kết quả cao hơn, phù hợp với sự phát triển về giáo dục của ngành. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.

 

doc 24 trang thuychi01 10603
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
 GIẢI CÁC BÀI TOÁN HỢP LỚP 3 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
2
2.1
Cơ sở lý luận
2
2.2
Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc: Dạy và học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đò đoạn thẳng.
3
2.3
Những king nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đò đoạn thẳng. 
4
2.4
Hiệu quả của SKKN
17
3
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc dạy và học giải toán hợp hiện nay ở nhà trường Tiểu học học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc nhận dạng bài toán đến việc lựa chọn phương pháp giải. Khi dạy các giáo viên ở đa số các trường đã thực hiện đúng chương trình môn Toán và đều quan tâm đến kỹ năng giải các bài toán có lời văn đặc biệt là các dạng toán dùng đến sơ đồ đoạn thẳng nhưng thực tế cho thấy các em không thích dạng toán này.
Đa số các em chưa biết biểu diễn các yếu tố toán học bằng các đoạn thẳng, nếu có thể cách biểu diễn đó chưa chính xác. Nhìn vào sơ đồ không toát lên nội dung cần diễn đạt. Ngay từ lớp 1, 2 và nửa học kỳ I lớp 3 đối với dạng toán này (toán đơn) các em đã gặp các dạng toán này, nhưng hầu hết là giáo viên vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng và hướng dẫn các em giải mà không hướng dẫn kỹ các em vẽ.
Về thực tế tôi thấy các em chưa có kỹ năng nên sơ đồ đoạn thẳng vẽ chưa chính xác được. Mặt khác tư duy của một số học sinh trung bình và yếu kém còn hạn chế có khả năng thiết lập các mối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng cho biết và chưa biết của bài toán nên không thể dùng đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng hay không biết sắp xếp các đoạn thẳng ấy một cách phù hợp để làm nổi rõ mối liên hệ phụ thuộc của đại lượng ấy. Qua việc vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán hợp lớp 3 nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành luyện tập, phân tích tổng hợp, suy luận lôgíc, phối hợp một cách linh hoạt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng để học tốt môn Toán 3.
Khi áp dụng cho việc giải toán hợp lớp 3 tôi thấy sử dụng phương pháp giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là hợp lý nhất bởi qua việc vận dụng này giúp học sinh biết tự ước lượng các số liệu, đại lượng đề ra từ đó có hướng tóm tắt đề, phân tích đề bằng sơ đồ, để giải bài toán một cách đúng, nhanh và thích hợp nhất đây là việc quan trọng cần thiết trong việc “Dạy và Học” phần giải toán hợp lớp 3 nói riêng và giải toán có lời văn ở tiểu học nói chung. Đây chính là lý do tôi thực hiện trong đề tài này, giúp cho việc dạy và học Toán đạt kết quả cao hơn, phù hợp với sự phát triển về giáo dục của ngành. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu nội dung các bước giải và phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán lớp 3.
- Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực trạng giải toán bằng phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng ở trường Tiểu học . Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Các kiến thức về sơ đồ đoạn thẳng.
- Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán hợp lớp3 nhằm phát huy kĩ năng giải toán thành thạo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thay thế.
 - Phương pháp chia tỷ lệ.
- Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
- Phương pháp lập bảng.
 - Phương pháp kiểm tra, thống kê toán học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Tiểu học là bậc học nền móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển của những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. 
Chính vì vậy phải đổi mới dạy toán một cách mạnh mẽ về phương pháp, về việc xét hoàn thành chương trình lớp học, về chấm chữa và nhận xét học sinh. Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là: Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi.
Toán có lời văn trong trương trình tiểu học giữ một vai trò quan trọng. Một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc học giải các bài toán ấy. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá qua khả năng giải toán, cả kết quả kiểm tra cũng vậy. Biết giải thành thạo các bài toán là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học sinh. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 3 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kĩ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học nhưng chóng chán. Vì vậy, giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo ra không khí sẵn sàng học tập và chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.
Trong quá trình giảng dạy tại trường và tìm hiểu phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng trong dạy học môn Toán lớp 3. Đây là một vấn đề quan trong và rất cần thiết giúp các em giải được những bài toán đơn giản đến những bài toán điển hình một cách tích cực chủ động. Từ đó phát huy tính tích cực nhận thức của các em, tâm lí của các em không sợ học môn toán.
2.2. Thực trạng của giáo viên và học sinh trong việc: Dạy và học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
2.2.1. Về giáo viên:Qua tìm tòi nghiên cứu việc vận dụng vào thực tế dạy học sinh phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán hợp ở lớp 3 ở các trường Tiểu học hiện nay tôi thấy:
- Đối với bài dạy truyền tải kiến thức mới: Giáo viên dùng sơ đồ đoạn thẳng để phân tích dẫn dắt học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản nhanh hơn, kiến thức trọng tâm được khắc sâu hơn (trực quan rõ ràng), nhất là khi học sinh tự vẽ.
- Đối với dạy bài luyện tập, thực hành: Chủ yếu là giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động (theo cá nhân, theo nhóm, theo cả lớp)... giúp giáo viên có thời gian quan tâm đến học sinh yếu, lượng bài tập thực hành được nhiều hơn học sinh làm bài nhanh hơn, kết quả cao hơn.
- Bên cạnh đó vẫn còn mặt hạn chế đó là: Khi dạy giáo viên chỉ dừng lại ở dạng bài và các bước giải chứ chưa chú trọng tới kỹ năng giải toán, hoạt động nhóm chưa cao, phần phát huy tính tích cực của học sinh còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng của học sinh
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3. Tôi nhận thấy về mức độ hình thành và phát triển năng lực học sinh không đồng đều. Phần nhiều học sinh chưa nắm chắc những kiến thức cơ bản về toán như:
- Học sinh chưa biết xác định dạng toán.
- Các em chưa có kĩ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.
- Chưa biết tóm tắt dữ liệu đã nêu ở đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Chưa nắm được quy trình giải các dạng toán.Từ đó còn nhầm lẫn trong thực hiện các bước giải và lựa chọn sai phép tính.
- Một số học sinh thực hiện đúng các bước nhưng tính sai kết quả.
- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ước lượng độ dài đoạn thẳng của các đại lượng, việc tự đặt đề theo sơ đồ (ước lượng quá lớn hoặc quá nhỏ so với thực tế).
- Phần đặt lời giải một số học sinh còn lúng túng.
2.3.3. Những khó khăn và sai lầm của giáo viên và học sinh thường mắc phải trong việc dạy và học giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
- Ước lượng độ dài của học sinh về các đại lượng của bài toán còn hạn chế.
- Một số giáo viên khi dạy còn làm việc thay cho học sinh nhiều, sử dụng phương pháp thuyết trình nhiều, nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Một số học sinh chưa thực sự chủ động học tập, hiện tượng nhìn chép vẫn còn.
- Biểu thị các đại lượng ở một số học sinh chưa rõ ràng ở nét đứt và nét liền...
2.3. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các bài toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ doạn thẳng.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước giải dạng bài toán có lời văn.
Để có kết quả cao trong việc dạy học môn toán nói chung và giải toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng nói riêng. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện giải theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài: 
Đây là bước đầu tiên giúp các em thấm dần nội dung bài toán, từ đó xuất hiện một hoạt động trí tuệ trong đầu các em và xuất hiện lối tư duy lôgic. Chú ý các em không nên vội tính nhẩm khi chưa đọc kỹ đề bài.
Bước 2: Xây dựng thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán.
Tìm cách diễn đạt nội dung của bài toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học ngắn gọn, cụ thể. Tóm tắt nội dung bằng lời sau chuyển sang dạng dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu hiện bài toán.
Bước 3: Lập kế hoạch giải toán.
Dùng lối phân tích từ câu hỏi chính của bài toán tìm ra các câu hỏi phụ liên quan lôgíc đến câu hỏi chính. Nghĩa là:
- Muốn trả lời được câu hỏi chính phải tìm cái gì trước? (yếu tố chưa biết liên quan đến yếu tố đã biết).
- Muốn tìm yếu tố chưa biết phải dựa vào yếu tố nào? (yếu tố đã biết).
- Tổng hợp lại là đề này giải được cần tìm cái gì trước, cái gì sau?
Bước 4: Thực hiện kế hoạch để tìm kết quả bài toán.
Chủ yếu là tính toán và trình bày lời giải sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
Bước 5: Kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra cách tính vừa làm có đúng không.
GV hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bằng cách tính ngược lại các phép tính vừa làm.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh giải các dạng toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng.
2.3.2.1. Giải toán hợp lớp 3 bằng sơ đồ đoạn thẳng thường phân loại theo các dạng cơ bản sau:
Dạng 1: 	Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và trừ.
Dạng 2: 	Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng.
Dạng 3: 	Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và nhân.
Dạng 4: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và chia.
* Những lưu ý:
Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng người giáo viên cần chú ý:
Do khả năng ước lượng độ dài đoạn thẳng còn hạn chế của học sinh, việc nhận thức của học sinh thường dựa vào trực giác bởi vậy người giáo viên cần:
- Thường xuyên cho học sinh tập ước lượng độ dài đoạn thẳng.
- Khi dùng đoạn thẳng hướng dẫn cho học sinh phải chọn độ dài thích hợp (số lớp dùng đoạn thẳng lớn, sự hơn kém, tỷ lệ giữa các đoạn thẳng phải phù hợp, cân đối với điều kiện bài toán, số lượng cụ thể dùng đoạn thẳng liền nét, số lượng trừu tượng có liên quan dùng nét đứt).
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh khi giải toán hợp lớp 3 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng qua các ví dụ cụ thể sau:
* Dạng 1: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng và trừ.
Với dạng toán này ta thường gặp 4 dạng đề toán sau:
Ví dụ 1: (Bài 1 - trang 50 - SGK)
Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
Với dạng toán này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:
- Áp dụng phương pháp thay thế.
- Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
- Áp dụng phương pháp lập bảng.
Nhưng ở đây ta chỉ đi sâu vào hướng dẫn học sinh giải bài toán này theo phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ta tiến hành như sau:
1) Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài (2 học sinh đọc thành lời to, cả lớp đọc thầm, gạch chân những đại lượng đã biết và chưa biết: đã biết 1 gạch, chưa biết 2 gạch).
2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán.
- Hướng dẫn học sinh cách ước lượng số bưu ảnh của anh bằng đoạn thẳng dài, số bưu ảnh của em bằng đoạn thẳng ngắn (chú ý độ dài đoạn thẳng sao cho phù hợp).
- Học sinh tự lập sơ đồ tóm tắt:
Anh
Em
15 tấm
 7tấm
? bưu ảnh
3) Lập kế hoạch giải: Nhìn vào sơ đồ ta biết:
- Muốn tìm số bưu ảnh cả 2 anh em phải tìm gì? (số bưu ảnh của em).
- Tìm số tấm bưu ảnh của embằng cách nào? (15-7).
- Tìm số tấm bưu ảnh bằng cách nào? (15 + 8).
4) Thực hiện cách giải toán:
Bài giải:
 Em có số tấm bưu ảnh là:
15 -7 = 8 (tấm bưu ảnh)
 Cả hai anh em có số tấm bưu ảnh là:
15 + 8 = 23 (tấm bưu ảnh)
Đáp số: 23tấm bưu ảnh
5) Kiểm tra cách giải:
- Muốn thử lại: 15- 7 = 8 ta tính xem 8 + 7 có = 15 không
- Muốn thử lại: 15 + 8 = 23 ta tính xem 23- 8 có = 15 không
Ví dụ 2: Cành trên có 18 bông hoa, cành trên có số hoa nhiều hơn cành dưới 6 bông hoa. Hỏi cả 2 cành có tất cả bao nhiêu bông hoa?
Với dạng toán này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:
- Áp dụng phương pháp thay thế.
- Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng...
Nhưng ở đại đa số học sinh tiểu học ưa hoặc động trực quan nên sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán trên sẽ có hiệu quả cao hơn. Cụ thể:
1) Đọc kỹ đề (tìm hiểu nội dung đề): Cách tiến hành như ví dụ 1.
2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán:
- Học sinh tự ước lượng đoạn thẳng dài chỉ số bông hoa trên cành, đoạn thẳng ngắn chỉ số bông hoa cành dưới.
Cành trên
Cành dưới
18 bông
 6 bông
? Bông
- Sơ đồ tóm tắt bài toán:
3) Lập kế hoạch giải:
Giáo viên đưa vấn đề - học sinh tự giải quyết.
- Nhìn vào sơ đồ ta biết được gì? (cành hoa trên hơn cành hoa dưới 6 bông )
- Muốn tính số hoa của cả 2 cành ta phải tính số hoa ở cành nào? (số hoa cành dưới).
- Tính số hoa cành dưới bằng cách nào? (18 - 6 = 12).
- Tính số hoa cả 2 cành dưới bằng cách nào? (18 + 12 = 30).
4) Thực hiện cánh giải bài toán: Học sinh trình bày
Bài giải:
Số hoa ở cành dưới là:
18 - 6 = 12 (cành)
Số hoa ở cả 2 cành là:
18 + 12 = 30 (cành).
Đáp số: 30 cành
5) Kiểm tra cách giải:
- Muốn thử lại: 18 - 6 = 12 ta tính xem 12 + 6 có = 18 không.
- Muốn thử lại: 18 + 12 = 30 ta tính xem 30 - 12 có = 18 không.
Ví dụ 3 : Đặt đề toán theo sơ đồ tóm tắt rồi giải bài toán.
Tóm tắt:
Tổ 1
Tổ 2
450 kg
40kg bbôbbbbôbông
? Kg
Với dạng đề này thì sẽ có rất nhiều kiểu đề toán với các lời văn khác nhau (tuỳ thuộc vào khả năng của cá nhân học sinh).
Lưu ý: Giáo viên cần giúp đỡ học sinh. Khi hướng dẫn học sinh giải ví dụ 3 ta hướng dẫn theo các bước sau:
1) Tìm hiểu nội dung đề: Đây là phần học sinh tự đặt đề bài toán dựa vào sơ đồ tóm tắt (giáo viên gợi ý hướng cho học sinh đặt đề phù hợp với các điều kiện của sơ đồ tóm tắt).
Chẳng hạn đề:
Cửa hàng mậu dịch có 2 tổ bán gạo, 1 ngày tổ 1 bán được 450 kg gạo, tổ thứ 2 bán được số gạo ít hơn tổ 1 là 40 kg. Hỏi 1 ngày đó cả 2 tổ của cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán: (Sơ đồ đề ra)
3) Lập kế hoạch giải:
- Từ sơ đồ cho ta thấy: tổ 2 ít hơn tổ 1 là 40kg.
- Để tính được số kg của cả 2 tổ ta phải tính số kg tổ 2.
- Tính số kg gạo tổ 2 bằng cách nào? (450 - 40 = 410kg).
- Tính số kg gạo 2 tổ ta tính như thế nào? (450 + 410 = 860kg).
Từ đó học sinh có thể dễ dàng suy ra lời giải cho mỗi phép tính.
4) Thực hiện cách giải bài toán:
Bài giải:
Số kg gạo tổ 2 bán được là:
450 - 40 = 410 (kg)
Số kg gạo 2 tổ bán được là:
450 + 410 = 860 (kg)
Đáp số: 860 kg
5) Kiểm tra cách giải bài toán:
- Muốn thử lại: 450 - 40 = 410 ta tính xem 410 + 40 có = 450 không.
- Muốn thử lại: 450 + 410 = 460 ta tính xem 860 - 410 có = 450 không.
Ví dụ 4 : Đặt đề toán theo sơ đồ tóm tắt sau rồi giải bài toán đó
................
................
160...........
40.. bbôbbbbôbông
? ..............
Tóm tắt:
Dạng đề này khi hướng dẫn học sinh giải yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn các em dựa vào sơ đồ đoạn thẳng và số liệu để giúp học sinh có thể điền vào chỗ chấm của phần tóm tắt rồi đặt đề toán sao cho phù hợp với thực tế để các em tự rút ra các bước thực hiện cụ thể như sau:
1) Tìm hiểu nội dung đề: học sinh tự làm
- Điền vào chỗ chấm của sơ đồ tóm tắt.
- Đặt đề toán: hướng dẫn như ví dụ 5.
Chẳng hạn:
Ngô
Gạo
160kg
40kg bbôbbbbôbông
? Kg
Tóm tắt:
Đề bài: Gia đình bác Thuỷ bán 160kg ngô và bán số kg gạo ít hơn số ngô bán đi là 40kg để mua sách vở và đồ dùng học tập cho chị em Lan. Hỏi gia đình bác Thuỷ bán tất cả bao nhiêu kg gạo và ngô?
2) Xây dựng thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho của bài toán: (Như sơ đồ hình vẽ đã được điền hoàn chỉnh).
3) Lập kế hoạch giải:
- Nhìn vào sơ đồ ta biết: Cái đã biết, cái chưa biết, cái cần tìm.
- Muốn tìm số kg gạo và ngô bán đi là mấy kg ta phải tính gì? (số kg gạo bán đi là bao nhiêu?).
- Tính số kg gạo bán đi bằng cách nào? (160 - 40 = 120kg).
- Tính số kg gạo và ngô bán đi tất cả bằng cách nào? (160 + 120).
Học sinh từ đó dễ dàng tìm lời giải cho mỗi phép tính.
4) Thực hiện cách giải bài toán:
Bài giải:
Số kg gạo bán đi là:
 160 - 40 = 120 (kg)
 Số gạo và ngô bán đi là:
 160 + 120 = 280 (kg)
 Đáp số: 280 kg
5) Kiểm tra cách giải:
- Muốn thử lại: 160 - 40 = 120 ta tính xem 120 + 40 có = 160 không.
- Muốn thử lại: 160 + 120 = 280 ta tính xem 280 - 120 có = 160 không.
* Dạng 2: Giải bài toán bằng 2 phép tính cộng.
Với dạng này thường có các dạng đề toán như sau:
Ví dụ1: (Bài 2 - trang 50 - SGK)
Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ 2 đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả 2 thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?
Với bài toán này ta có thể hướng dẫn học sinh theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:
- Áp dụng phương pháp thay thế.
- Áp dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
Ở đây chỉ vận dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
1) Tìm hiểu nội dung: Như các ví dụ trên.
2) Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán.
- Các em tự ước lượng đoạn thẳng dài cho số lít dầu thùng thứ 2, đoạn thẳng ngắn cho số dầu thùng thứ nhất, học sinh tự vẽ sơ đồ tóm tắt
- Tóm tắt:
Thùng thứ nhất
Thùng thứ 2
18 lít
 6 lít
? Lít
3) Lập kế hoạch giải:
- Vẽ sơ đồ ta thấy 2 điều kiện của bài toán: Thùng thứ nhất 18 lít dầu, thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu.
- Tìm số lít dầu thùng thứ 2 bằng cách nào? (18 + 6 = 24).
- Tổng số lít dầu của 2 thùng ta tính như thế nào? (18 + 24 = 42).
- Học sinh dễ dàng tìm lời giải cho các phép tính.
4) Thực hiện cách giải bài toán:
Bài giải:
Số lít dầu thùng thứ 2 là:
18 + 6 = 24 (lít)
Số sách của cả 2 ngăn là:
18 + 24 = 42 (lít)
Đáp số: 42 lít
5) Kiểm tra cách giải:
- Muốn thử lại: 18 + 6 = 24 ta tính xem 24 - 6 có = 18 không
- Muốn thử lại: 18 + 24 = 42 ta tính xem 42 - 24 có = 18 không
Ví dụ2 : (Bài 3 - trang 50 - SGK Toán 3)
Bài toán: Nêu đề bài toán theo tóm tắt sơ đồ sau rồi giải:
Bao gạo
Bao ngô
27kg
5kg
? Lít
- Tóm tắt:
Với đề này ta có thể hướng dẫn học sinh giải theo 2 cách sau:
- Áp dụng phương pháp thay thế.
- Áp dụng phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_cac_bai_toan_hop_lo.doc