SKKN Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch sử

SKKN Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch sử

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nó được kết tinh từ hàng ngàn năm trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc. Thừa hưởng tư tưởng đạo đức của phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản to lớn về tư tưởng, đạo đức cao cả. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

doc 13 trang thuychi01 19704
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU.
2
1.1
Lý do chọn đề tài. 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu. 
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu. 
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu. 
3
2
NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lý luận.
4
2.2
Thực trạng của vấn đề. 
4
2.2.1
 Đối với giáo viên:
4
2.2.2
Đối với học sinh:
5
2.3
Một số tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài học .
5
2.3.1
Quyền bình đẳng công dân.
6
2.3.2
Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
6
2.3.3
Tình thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
6
2.3.4
Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.	
7
2.3.5
Đường lối ngoại giao hoà bình, giữ vững độc lập dân tộc.
7
2.4
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946) 
8
2.4.1
Sử dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm tư liệu minh chứng.
8
2.4.2
Một số kết quả đạt được.
10
3
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
10
3.1
Kết luận:
10
3.2
Đề xuất:
11
Danh mục SKKN đã được xếp loại
12
Tài liệu tham khảo
13
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nó được kết tinh từ hàng ngàn năm trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc. Thừa hưởng tư tưởng đạo đức của phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản to lớn về tư tưởng, đạo đức cao cả. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạiTư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
 Thành công của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là hết sức to lớn, kinh tế của đất nước đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế hội nhập và xu thế toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, trong thời gian qua sự tha hóa biến chất của một bộ phận cán bộ Đảng viên từ trung ương đến các cơ sở và sự xuống cấp nhanh chóng về tư tưởng đạo đức lối sống của đại đa số các tầng lớp nhân dân mà trong đó thế hệ trẻ là chủ yếu, những công dân tương lai của đất nước. Làm cho các giá trị về truyền thống văn hoá dân tộc ta ngày càng bị mai một, các tệ nạn xã hội tràn lan trong cộng đồng...Đứng trước thực trạng trên, việc tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khoá X đã làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nhận thức một cách sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng. 
 Tại trường THCS Thọ Tân, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của toàn thể giáo viên và các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tác phong công việc, thực hiện nề nếp đi học, đến truờng Tuy nhiên việc duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có hiệu quả thì nhà trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Để làm được điều đó, bộ môn lịch sử của nhà trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập theo Bác để trở thành những công dân có đủ phẩm chất đạo đức, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Từ những vấn đề trên, trong năm học 2017- 2018 này tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 qua bài 24 SGK lịch sử” để làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Qua nghiên cứu viết sáng kiến này tôi mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hiểu biết sâu sắc và có tình cảm yêu mến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Sáng kiến này tôi chỉ thực hiện đi sâu nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong phạm vi bài 24: cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân(1945-1946)(SGK lịch sử lớp 9) nhằm thông qua những tư tưởng đạo đức chuẩn mực của Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh trường THCS Thọ Tân
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Trong quá trình thực hiện viết sáng kiến, tôi vận dụng phương pháp luận sử học và phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin và tranh thủ sự giúp đỡ, góp ý của các đồng nghiệp để hoàn thành sáng kiến. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã hình thành những chuẩn mực đạo đức có giá trị tốt đẹp. Đó là tình yêu thương quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, đó là tình đoàn kết, đùm bọc, dũng cảm kiên cườngTrong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo, gìn giữ và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạo đức cách mạng đã trở thành một sức mạnh to lớn để toàn thể dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, giành độc lập tự do.
 Đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, ngay trong thời kì đổi mới đất nước, tư tưởng đạo đức cách mạng đã được phát triển và bổ sung thêm những giá trị mới để chúng ta có thêm bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm trước những gì mình làm, quyết tâm vượt lên mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu mà sinh thời Bác Hồ mong muốn.
 Hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường XHCN, tường bước hội nhập quốc tế đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp có tiềm lực kinh tế và chính trị trong khu vực và trên thế giới, thực hiện mục tiêu của Đảng là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng đào tạo con người một cách toàn diện, có năng lực trí tuệ, có đạo đức tác phong nghề nghiệp, được giáo dục trên quan điểm chủ nghĩa Mác lê nin và thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
 Những năm gần đây, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang tích cực thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên khắp cả nước, trong các trường học đã và đang phát động phong trào noi theo Người. Để góp phần thúc đẩy cuộc vận động làm theo Bác đến thắng lợi cuối cùng, tại trường THCS Thọ Tân cũng đang có những hoạt động tích cực hưởng ứng phong trào. Trong đó phải kể đến việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động của nhà trường, của đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong, đặc biệt là lồng ghép vào các tiết học sẽ đem đến cho các em một niềm tin, nhận thức đúng đắn là rất cần thiết để làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”.
2.2. Thực trạng của vấn đề. 
2.2.1. Đối với giáo viên:
 Trong khi việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của đa số giáo viên thông qua bài học còn hạn chế. Sự truyền cảm đến học sinh để các em rung động tình cảm trong giờ học môn lịch sử chưa có nhiều, tạo nên những giờ học nhàn chán.
 Đối với môn lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc, dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng đã để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chính vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử gióp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết.
 Bên cạnh đó, tôi tiến hành điều tra, khảo sát 60 học sinh lớp 9 ở trường THCS Thọ Tân, có tới 90% học sinh trả lời việc các em ngại học môn lịch sử là do môn lịch sử khó học, khó nhớ và nhiều số liệu, ngày tháng năm, thi cử nặng nề. Những hạn chế đó dẫn đến tâm lý học sinh, phụ huynh rất “sợ” môn Lịch sử, do đó cảm tình về bộ môn bị suy giảm theo, vị thế môn Lịch sử ở các nhà trường không được chú trọng. 
2.2.2. Đối với học sinh:
 Hiện nay, có nhiều sách báo và thông tin đại chúng nói về cuộc đời cách
 mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuốn lịch sử lớp 9, hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày kỹ hơn và được lồng với kiến thức lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, qua học bộ môn Lịch sử, sinh hoạt đoàn đội, việc tiếp nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định các em cũng đã hiểu được cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc và nhân loại. Nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ còn đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao. Một bộ phận học sinh không chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, thậm chí chán học môn lịch sử. 
2.3. Một số tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài học.
2.3.1. Quyền bình đẳng công dân.	
 Ngay trong Bản tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Quyền bình đẳng giữa các công dân được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946). Hồ Chí Minh nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc bầu cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử”.
 Quyền bình đẳng công dân thể hiện rất rõ trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
khi mà cử tri ngoại thành Hà Nội yêu cầu Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong kỳ tuyển cử đầu tiên. Đứng trước thiện tình của đồng bào, Hồ Chí Minh đã dùng những lời lẽ không chỉ khiêm nhường mà còn thể hiện quyền bình đẳng công dân trước pháp luật: “Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi... Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa”.
2.3.2. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
 Xây dựng nhà nước của dân: Theo Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 – Hiếp pháp năm 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” 
 Xây dựng nhà nước do dân: Nhà nước theo quan điểm của Người là nhà nước được nhân dân lựa chọn và bầu ra những đại biểu có đủ phẩm chất và năng lực, được nhân dân giúp đỡ nhưng cũng chính do dân phê bình. Ngược lại nhà nước đó phải phục vụ nhân dân, nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. 
 Xây dựng nhà nước vì dân: Quan điểm của Người là nhà nước phục vụ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi , thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính. Người căn dặn: “Cán bộ là công bộc của dân, việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại cho dân ta phải hết sức tránh”. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ, Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả cán bộ từ trương ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
2.3.3. Tình thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
 Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, trong 
đó phải kể đến nạn đói đang hoành hành. Bác nói: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng hành với giặc ngoại xâm” và “Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người nói: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến người đói khổ chúng ta không thể không động lòng. Vậy tôi đề nghị đồng bào cả nước mở một cuộc lạc quyên”. Hồ Chí Minh đã gương mẫu thực hiện “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu dân nghèo”. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác và noi gương người, ở khắp các địa phương trên cả nước, cuộc vận động quyên góp, lập các hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”. Chỉ sau một thời gian ngắn đã quyên góp được đủ gạo cứu đói.
2.3.4. Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.
 Chính sách cai trị độc ác nhất của bon thực dân đã làm cho hơn 90% đồng bào chúng ta mù chữ. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Bác nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cho nên Bác động viên “chỉ cần 3 tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần Quốc ngữ...Vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống lại nạn mù chữ” 
 Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác viết : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc. 
2.3.5. Đường lối ngoại giao hoà bình, giữ vững độc lập dân tộc.
 Sau khi giành độc lập, ở trong Nam, Thực dân Pháp đã nổ súng quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai và đêm 22 rạng 23 tháng 9 năm 1945. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Bác nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, chân lý đó là động lực để nhân dân Miền Bắc và nhân dân Miền Nam đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp.
 Ở Miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào nước ta, chúng đã sử dụng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá hoại ta với dã tâm “Diệt cộng, cầm Hồ”. Để nhân nhượng quân Tưởng và bọn tay sai, ta đã nhường cho chúng 70 ghế trong quốc hội, 4 ghế bộ trưởng, cung cấp lương thực, thực phẩm, mục đích của chúng ta lúc bấy giờ không phải là đầu hàng quân giặc mà là ta đang dùng đường lối ngoại giao hòa bình để giữ vững độc lập dân tộc đang còn non trẻ
 Hiệp ước Hoa- Pháp ký kết buộc nhân dân ta phải lựa chọn con đường ngoại giao hòa hoãn với thực dân Pháp bằng việc kí Hiệp định sơ bộ và sau đó là bản tạm ước 14/9/1946, để đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc.Tuy nhiên dã tâm của Thực dân Pháp là quyết tâm chiếm bằng được nước ta nên ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. 
2.4. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân(1945- 1946) 
2.4.1. Sử dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm tư liệu minh chứng.
Vận dụng1: 
 Dạy phần II- Bước đầu xây dựng chế độ mới: Giáo viên khai thác sự kiện ngày 6/1/1946: Bầu cử Quốc hội đầu tiên. 
 Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.2. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Học sinh sẽ nhận thức được đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc nhân dân ta được tham gia bầu cử. Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đã đập tan âm mưu chia rẽ, lật đổ chính quyền và xâm lược của bọn đế quốc, tay sai. Biểu lộ sức mạnh và ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân xung quanh Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc và góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam trên trường quốc tế. 
Vận dụng 2: 
 Dạy phần III- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. Giáo viên khai thác kênh hình 42: Nhân dân góp gạo chống “giặc đói”. 
 Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.3.Tình thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của giáo viên. Học sinh sẽ hiểu được chính sách cấu kết của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã dẫn đến nạn đói nghiệm trọng, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói vào cuối năm 1944 đầu năm 1945. 
 Nhờ các biện pháp sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dấy lên phong trào đồng cam cộng khổ, lập các hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để có thêm gạo cứu đói..., chia sẻ khó khăn của toàn dân tộc. Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn nạn đói cơ bản bị đẩy lùi. Từ đó bồi dưỡng học sinh truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Vận dụng 3: 
 Dạy phần III- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính: Giáo viên khai thác kênh hình 43: lớp bình dân học vụ. 
 Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.4. Giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Học sinh nhận thức được tình trạng mù chữ nước ta sau cách mạng tháng Tám và những tác hại của nó đối với sự phát triển của đất nước.
 Giáo viên chiếu kết hợp đọc đoạn thư trên màn hình và yêu cầu 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". 
 Hướng các em nhận thức tầm nhìn xa của chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, khẳng định niềm tin tưởng và hy vọng đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
 Học sinh thấy được ngày nay các em hạnh phúc khi được học tập trong điều kiện hòa bình, điều kiện vật chất tương đối đầy đủ. Bởi vậy, các em học sinh phải có trách nhiệm bản thân tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập để trở thành nhữngcông dân tốt, có ích, cống hiến sức lực phục vụ đất nước XHCN, đưa nước ta phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
Vận dụng 4: 
 Dạy phần VI- Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước Việt- Pháp (14-9-1946). Giáo viên khai thác sự kiện ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946. 
 Giáo viên sử dụng tư liệu: 2.3.5. Đường lối ngoại giao hòa bình, giữ vững độc lập dân tộc. Học sinh sẽ hiểu được việc Hồ Chí Minh chủ động ký với thực dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và bản tạm ước 14/9/1946, không phải là hành động đầu hàng mà chính là sự vận dụng sắc bén chủ nghĩa Mác – Lênin về sách lược 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_cho_h.doc
  • doc1. Bia.doc