SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp 5A thực hiện tốt luật An toàn giao thông

SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp 5A thực hiện tốt luật An toàn giao thông

 Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Và còn rất nhiều vụ tai nạn đau thương khác làm thiệt hại tài sản và để laị bao bất hạnh cho nhiều gia đình.

 Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ Công An, Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản cho chính các em, gia đình và xã hội.

Việc giáo dục cho trẻ em thiếu niên nhi đồng hiểu rõ về luật giao thông,có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết, ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi tiểu học, các em được học một số kiến thức về luật giao thông sơ khởi, giúp các em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân tham gia giao thông bằng phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông.

 Chính vì thế giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường tiểu học là một việc làm hết sức thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong tương lai. Bản thân là một giáo viên dạy học trong nhà trường, tôi nhận thấy chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm cung cấp kiến thức an toàn giao thông đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp cho các em có thái độ đúng về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông.

 Từ kinh nghiệm thực tiễn và kết quả đạt được tôi xin trao đổi kinh nghiệm :“Kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp 5A thực hiện tốt luật An toàn giao thông”

 

doc 20 trang thuychi01 14134
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp 5A thực hiện tốt luật An toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Và còn rất nhiều vụ tai nạn đau thương khác làm thiệt hại tài sản và để laị bao bất hạnh cho nhiều gia đình...
 	Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ Công An, Ủy Ban An toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản cho chính các em, gia đình và xã hội. 
Việc giáo dục cho trẻ em thiếu niên nhi đồng hiểu rõ về luật giao thông,có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết, ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi tiểu học, các em được học một số kiến thức về luật giao thông sơ khởi, giúp các em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân tham gia giao thông bằng phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông.
 Chính vì thế giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường tiểu học là một việc làm hết sức thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong tương lai. Bản thân là một giáo viên dạy học trong nhà trường, tôi nhận thấy chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm cung cấp kiến thức an toàn giao thông đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp cho các em có thái độ đúng về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông.
 Từ kinh nghiệm thực tiễn và kết quả đạt được tôi xin trao đổi kinh nghiệm :“Kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp 5A thực hiện tốt luật An toàn giao thông” 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xây dựng và áp dụng đề tài nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh tiểu học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Nga Trường. Năm học 2015 -2016. Nội dung chương trình các bài dạy An toµn giao th«ng trong trường TH. Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong nhà trường. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
a. Nghiên cứu lý luận: Các vấn đề liên quan đến giáo dục An toµn giao th«ng cho học sinh tiểu học.
 b. Điều tra: Kết hợp phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh các cơ quan có liên quan. Trên cơ sở đó phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm.
 B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
*Cơ sở pháp lý: Luật giao thông đường bộ, Sách giáo khoa về An toµn giao th«ng trong trường tiểu học. 
* Cơ sở lý luận: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016, Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
 Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông. Theo số liệu thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 151vụ tai nạn giao thông, trong đó do người điều khiển xe mô tô và do người điều khiển xe ôtô gây ra. Số vụ tai nạn trên đã làm 160 người chết, 89 người bị thương và làm hư hỏng nhiều phương tiện. Nguyên nhân chính dẫn đến số vụ tai nạn trên vẫn chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông quá kém. 
*Cơ sở thực tiễn : Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự an toµn giao th«ng trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. 
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giaã dôc và еo t¹o cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các trường học từ năm học 2001 đến nay. Mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
 	 Năm học 2015- 2016 bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiÖm và giảng dạy lớp 5A. 
 Tổng số HS của lớp là 23 em.
 Trong đó: Nữ:12 em. Nam: 11 em. 
*Thuận lợi :
 - Năm học 2015 – 2016, chương trình giáo dục thực hành “An toàn giao thông”cho học sinh ở các trường tiểu học đã được đưa vào giảng dạy đồng loạt, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông. 
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao với hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung thực hành an toàn giao thông.
- Các con đường từ nhà các em đến trường không quá xa và cũng tương đối dễ đi, không quá đông người qua lại, không phải qua các ngã tư nhiều. Nhiều học sinh được cha mẹ đưa đón con đến trường.
*Khó khăn :
 -  Khu vực trường học nằm sát trục đường quốc lộ từ Mộng Giường đi Tứ Thôn-Nga Vịnh, đi Bỉm Sơn con đường mới được nâng cấp, xe cộ đi lại rất nhiều.
 - Học sinh ở đây chủ yếu là con em vùng nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn .
- Nhận thức của người dân về Luật giao thông và ý thức chấp hành Luật giao thông còn hạn hẹp cho nên sự hợp tác trong việc tham gia giáo dục an toàn giao thông cho HS chưa cao,...
- Các em học sinh khi đi xe đạp chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp.
 Sau khi học xong 2 chủ đề về an toàn giao thông, tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát.
Bài kiểm tra kiến thức An toàn giao thông
Một số câu hỏi dùng để khảo sát HS lớp 5 : (mỗi câu đúng đạt 2 điểm) 
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng với mỗi câu dưới đây:
1. Người ta kẻ những vạch trắng nằm ngang trên đường để làm gì? 
a. Dành riêng cho người đi bộ 	
b. Dành riêng cho người đi xe gắn máy
c. Dành riêng cho người đi ôto	
d. Dành riêng cho người đi xe đạp 
2. Khi tham gia giao thông bằng đường bộ đến ngã tư có tín hiệu đèn, nếu gặp lúc đèn đỏ bật sáng người và xe phải thế nào?
a. Chạy thật nhanh qua đường 	
b. Dừng lại ngay trên vạch qui định 
c. Không dừng lại	
d. Chạy trên vỉa hè 
3. Để đảm bảo an toàn khi đi xe ô tô buýt ta cần phải làm gì? HS chọn câu đúng 
a. Xếp hàng thứ tự 
b. Nắm chắc tay vịn mới bước lên xe 
c. Lên xe tìm ghế ngồi, nếu đứng thì phải bám chắc vào tay vịn trên xe 
d. Tất cả các ý trên .
4. Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào ? (HS trả lời: Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát.)
5. Thế nào là đường đi an toàn? 
(HS trả lời: đường đi an toàn là có đủ điều kiện: đường trải nhựa, hoặc bê tông, có nhiều làn xe, có giải phân cách, đèn chiếu sáng, có đèn tín hiệu biển báo giao thông, ít có đường giao nhau với đường nhỏ, có vỉa hè rộng không có vật cản, mặt đường có vạch kẻ dành cho người đi bộ )
 *Kết quả khảo sát học sinh lớp 5 A
Tổng số học sinh
Học sinh thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông
Học sinh có hiểu biết sơ lược về trật tự an toàn giao thông nhưng chưa thực hiện tốt
Học sinh không hiểu gì về trật tự an toàn giao thông
 23
 SL
 TL
 SL
 TL
 SL
 T L
 6
17,4%
 7
30,4%
 10
52,2%
*Nguyên nhân của thực trạng: 
1. Nhiều phụ huynh, học sinh chưa hiểu rõ về trật tự an toàn giao thông, chưa nắm được tầm quan trọng của việc chấp hành tốt trật tựt an toàn giao thông.
2. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi tổ chức dạy an toàn giao thông cho học sinh.
3. Chưa tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa an toàn giao thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
4. Sự phối kết hợp với nhà trường, tổng phụ trách Đội để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông còn hạn chế.
5. Sự phối kết hợp gữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nhằm giáo dục an toàn giao thông cho học sinh chưa cao.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Giải pháp 1: Tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông. 
 Tăng cường tổ chức các buổi phổ biến giáo dục, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, nội dung tập trung vào các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Làm cho phụ huynh và học sinh hiểu được thưc hiện tốt trật tự an toàn giao thông đường bộ là cụ thể thực hiện những việc gì? Thực hiện như thế đem lại lợi ích gì đối với học sinh, phụ huynh và cả cộng đồng.
1. Đối với học sinh đi bộ đến trường.
	Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, lề đường hoặc sát mép đường, khi sang đường phải quan sát kỹ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn. Đối với việc đi vào đường làng, ngõ xóm các em cần phải đi vào lề đường bên phải, chọn phần đường khô ráo để đi. Khi trời mưa to tuyệt đối các em không được đi một mình. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.
2. Đối với các em học sinh đi xe đạp đến trường:
	Các em phải tuân thủ theo đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông.
	Đi đúng phần đường quy định, đi về phía tay phải không được đi hàng ngang, không đánh võng, không được chơi đùa, không được buông cả hai tay khi đang điều khiển xe đạp. Không được đèo quá một người tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao,không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho hết đoạn dốc mới được lên xe tiếp tục đi, nhất là đoạn dốc cổng trường.
3. Đối với học sinh được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy:
 Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy.Khi các em tham gia giao thông bằng xe máy được bố ,mẹ đưa đến trường thì người điều khiển xe và người ngåi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách,bố mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình bằng cách mua loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo tính mạng cho mình và cho con em mình.Khi tham gia giao thông đi dúng làn đường quy định giành cho xe máy,không lấn át sang phần đường dành cho ô tô như vậy rất nguy hiểm và cũng không nên đi vào phần đường dành cho người đi bộ,gây ảnh hưởng cho người đi bộ.Nên đi với tốc độ 40km/giờ,không phóng nhanh vượt ẩu,lạn lách ,đánh võng.
 Từ những nội dung cụ thể về an toàn giao thông, tôi đã tổ chức cho phụ huynh, học sinh cùng ký cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các chủ đề về An toàn giao thông với nội dung sau:
- Luôn cẩn thận khi đi bộ.
- Đi bộ và qua đường đúng nơi quy định.
- Đi bộ đúng quy tắc giao thông đường bộ.
- Luôn cẩn thận khi điều khiển xe đạp
- Điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông đúng quy tắc.
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy
- Chỉ ngồi trên xe máy khi đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Phụ huynh, học sinh coi đó là khẩu hiệu hành động thiết thực để đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình và toàn xã hội. Tuyên truyền như vậy nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về An toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là các em học sinh và phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông,  giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn góp phần vào việc thực hiện tốt phương châm: " Đi đến trường an toàn- Về đến nhà an toàn".
Xây dựng cho người tham gia giao thông thói quen cư xử có văn hóa,đúng pháp luật,xóa bỏ những thói quen tuỳ tiện vi phạm qui tắc giao thông,hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông tạo môi trường giao thông trật tự an toàn,văn minh thân thiện.
 Mục tiêu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của phụ huynh và học sinh, mà cần phải tạo hành động cô thÓ. Từ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cần phải thúc đẩy được nhận thức đúng đắn, tạo tư duy tích cực, chủ động để giúp cho việc hành động đúng pháp luật trật tự an toàn giao thông, tạo nên một xã hội an toàn và văn minh cho mỗi người khi tham gia giao thông.
Giải pháp 2: Giáo viên chuẩn bị kỹ nội dung dạy học an toàn giao thông, tìm hiểu các thông tin, biển báo về an toàn giao thông để hướng dẫn học sinh.
 Để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt, nắm vững luật an toàn giao thông tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng chủ đề, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, có hiệu quả trong việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tìm hiểu về An toµn giao th«ng qua từng câu chuyện trong sách giáo khoa, vận dụng linh hoạt và phối hợp các phương pháp dạy học mới vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động cho phù hợp với từng nội dung câu chuyện và với trình độ nhận thức của häc sinh.
Ví dụ: Chủ đề 1
BIỂN BÁO GIAO THÔNG THƯỜNG GẶP
I- Mục tiêu
	1- Kiến thức
	. HS biết tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông và giải thích nội dung 42 biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn đã học.
	2- Kĩ năng.
	. Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông (GT).
	. Mô tả được các biển báo đó bằng lời nói hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu giao th«ng.
	3- Thái độ:
	. Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh, biển báo hiệu, báo nguy hiểm, báo cấm khi đi đường.
	. Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật giao th«ng ®­êng bé.
II- Đồ dùng dạy học.
	. Phiếu học tập.
	. Các biển báo, tranh ảnh minh họa của tài liệu Gi¸o dôc an toµn giao th«ng.
III- C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi phóng viên.
- 1 HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.
- Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?
- Những biển báo đó được đặt ở đâu?
- Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?
- Họ có thấy các biển báo đó có ích lợi gì không?
- Bạn biết gì về đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn khi tham gia giao thông?
.Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học:
- Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.
- Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
GV kết luận.
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu 
- Cho HS quan sát các loại biển báo.
- Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo chỉ dẫn.
GV kết luận
Hoạt động 4: Nhận biết các hành vi đúng, những việc không nên làm để bảo vệ các biển báo, đèn tín hiệu, cọc tiêu, rào chắn cố định cho an toàn giao thông đường bộ.
GV kết luận
Rút ra ghi nhớ: Trang 11 tài liệu giaã dôc an toµn giao th«ng
- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ 
Hoạt động 5: Thực hành
- Cho HS thực hành phần bài tập trang 12 (tài liệu giaã dôc an toµn giao th«ng)
- GV kết luận.
Hoạt động tiếp nối:
 chuẩn bị bài Chủ đề 2: Đi xe đạp an toàn.
Cho hs xem các biển báo đã học, nói nội dung của biển báo
2 HS trả lời.
. Thảo luận nhóm.
. Phát biểu trước lớp.
. HS tham gia trả lời phỏng vấn.
. Lớp nhận xét bổ sung thêm cho đầy đủ
. Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo
. Nhóm nào xong trước được biểu dương.
. Trình bày trước lớp.
. Lớp nhận xét, bổ sung.
. Thảo luận nhóm 4 .
. Tìm và phân loại biển báo, mô tả....
. Phát biểu trước lớp.
. Lớp góp ý, bổ sung.
. HS quan sát tranh tham gia phát biểu.
. Lớp nhận xét bổ sung.
. 1 HS đọc.
. Lớp theo dõi.
. HS đọc và nêu kết quả. Nêu cách xử lý các tình huống hoặc ý kiến của bản thân.
. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu và làm thêm các biển báo giao thông để việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập thêm phần sinh động giúp cho các em tham gia học mà chơi, chơi mà học một cách thoải mái, kiến thức gắn liền với thực tế. Dưới đây là một số biển báo giao thông, tôi đưa ra để các em tìm hiểu.
MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THÔNG
 Đường cấm 	Cấm đi ngược chiều 	Cấm xe đạp
 Cấm người đi bộ Cấm xe gắn máy Cấm xe xích lô
 * Loại biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lý cho phù hợp với tình huống. loại biển báo gồm có 39 kiểu được ký hiệu từ số 201 đến 239. Dưới đây là một số biển tiêu biểu.
BIỂN BÁO NGUY HIỂM
 201	 211
 Giao nhau vời Giao nhau với đường sắt Đường người đi bộ 
đường sắt có rào chắn không có rào chắn cắt ngang
 226	225
 Đường người đi xe đạp cắt ngang Trẻ em 
* Loại biển hiệu lệnh : Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đưòng biết điều lệ phải thi hành. Loại biển hiệu lệnh gồm có 7 kiểu được đánh số thú tự từ biển số 301 đến biển số 307.
BIỂN HIỆU LỆNH
 301 305 306
Đường dành cho Đường dành cho Tốc độ tối thiểu Các xe chỉ được
 xe thô sơ người đi bộ cho phép đi thẳng và rẽ trái
 Loại biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415). Nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình. loại biển chỉ dẫn gồm có 44 kiểu đựoc đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 444.
BIỂN CHỈ DẪN
 423a 	424(a,b)
 Đường người đi bộ sang ngang Cầu vượt qua đường cho người đi bộ
 462 403a
 Trạm cấp cứu Đường dành cho ôtô
Một tiết học được chuẩn bị kỹ về nội dung, đồ dùng, phương tiện dạy học sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và các em hứng thú học tập. Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản để hình thành cho học sinh của mình không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về an toàn giao thông, đúng luật giao thông.
 Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an toàn giao thông không nhất thiết phải tổ chức như các giờ học khác chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong giờ học. Đặc biệt tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, đi bộ, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông
Giải pháp 3: Giáo dục an toàn giao thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
 Năm học: 2015-2016 nhà trường đã được hướng dẫn rất kỹ về công văn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng có lồng ghép nội dung thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Trước khi tổ chức cho học sinh tôi lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa có nội dung về ATGT phê duyệt với ban giám hiệu nhà trường. 
Ví dụ :Khi dạy chủ đề 2: “Kĩ năng đi xe đạp an toàn”.
Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định đối với người đi xe đạp trên đường Ñi xe ñaïp an toaøn ôû phaàn 2
Các em nên thường xuyên nhắc lại trong những buổi sinh hoạt tập thể vào những chiều thứ 6 tuần đầu của tháng. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề 
sau:
Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). 
Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ. 
Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. 
Ñi ñeâm phaûi coù ñeøn phaùt saùng hay phaûn quang. 
Neân ñoäi muõ baûo hieåm ñeå baûo ñaûm an toaøn. 
Khi ñi töø ñöôøng ngoõ (heûm), trong nhaø, coång tröôøng ra ñöôøng chính phaûi quan saùt, nhöôøng ñöôøng cho xe ñi treân ñöôøng öu tieân, hoaëc töø ñöôøng phuï ra ñöôøng chính phaûi ñi chaäm, quan saùt kyõ.
Các hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_lop_5a_thuc_hien_tot_luat.doc