SKKN Kinh nghiệm giải bài tập Hoán vị gen, trong trường hợp kết hợp với các quy luật di truyền khác

SKKN Kinh nghiệm giải bài tập Hoán vị gen, trong trường hợp kết hợp với các quy luật di truyền khác

Trong phần quy luật di truyền thì hoán vị gen được xem là phần khó và trừu tượng nhất, bởi không chỉ học sinh chỉ được học rất ít trên lớp (1/2 tiết) do đó các em không thể nắm vững và áp dụng trong việc làm bài tập được. Trong hai ba năm lại đây các đề thi đại học phần lớn các câu hỏi khó để phân loại học sinh đều nằm trong phần này, đặc biệt là trong trường hợp có sự xuất hiện 3 cặp tính trạng và có sự kết hợp với các quy luật di truyền khác như:

- HVG và quy luật phân li độc lập

- HVG và di truyền liên kết với giới tính

- HVG và di truyền tương tác gen

Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Lê Hoàn, trong quá trình ôn thi đại học, tôi nhận thấy các em còn nhiều lúng túng khi gặp các bài toán về Hoán vị gen nói chung và trong trường hợp xuất hiện 3 cặp tính trạng có sự kết hợp với các quy luật di truyền khác như trình bày ở trên.

 

doc 22 trang thuychi01 8131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giải bài tập Hoán vị gen, trong trường hợp kết hợp với các quy luật di truyền khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1.Mở đầu: .................................................................................................................1
1.1 Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
1.5. Những điểm mới của SKKN..............................................................................4
2. Nội dung................................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................4
2.2. Thực trạng...........................................................................................................4
2.2.1. Đối với giáo viên.............................................................................................4
2.2.2. Đối với học sinh..............................................................................................5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................7
2.3.1. HVG kết hợp PLĐL........................................................................................7
2.3.2. Hoán vị gen kết hợp với di truyền liên kết với giới tính...............................12
2.3.2.1. Hai cặp gen trên NST thường có hoán vị và 1 cặp trên NST X.................12
2.3.2.2. Hai cặp gen trên NST X xảy ra Hoán vị.....................................................16
2.3.3. HVG kết hợp với tương tác gen....................................................................18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường......................................................................................21
2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường................21
2.4.2 Đối với học sinh.............................................................................................21
3. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................21
3.1. Kết luận:...........................................................................................................21
3.2.Kiến nghị:..........................................................................................................22
1.MỞ ĐẦU: 
1.1 Lí do chọn đề tài
	Với việc đổi mới trong cách THPT quốc gia, thi theo hình thức trắc nghiệm thì việc dạy và học môn sinh học cũng cần có nhiều thay đổi. Mà một trong những thay đổi đó là về nội dung thi. Nội dung kiến thức tập trung trong chương trình lớp 12 với 3 phần gồm: di truyền học, tiến hóa , sinh thái học và phần chương I lớp 11. Theo cấu trúc đề tham khảo THPT Quốc gia 2019, tôi nhận thấy ma trận đề như sau: 
Phần
Nội dung cơ bản
Số câu 
Mức độ nhận thức
Nhận
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Phần lớp 12
Cơ chế di truyền và biến dị
9
3
2
2
2
Tính quy luật của hiện tượng di truyền
12
5
1
2
4
Di truyền học quần thể
2
1
0
0
1
Ứng dụng di truyền học
1
1
0
0
0
Di truyền học người
1
0
0
0
1
Tiến hoá
4
2
1
1
0
Sinh thái học
7
2
3
2
0
Phần lớp 11
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
4
2
2
0
0
Tổng số hai phần
40
16
9
7
8
Phần tính quy luật của hiện tượng di truyền chiếm 12 câu tương ứng với 4 điểm, tuy nhiên thời lượng học lại rất ngắn. Cụ thể học theo chương trình chuẩn chỉ có 8 tiết (trong đó có 1 tiết bài tập và một tiết thực hành), còn học theo chương trình nâng cao cũng chỉ được nghiên cứu 9 tiết (trong đó có 1 tiết bài tập và một tiết thực hành). 
Trong phần quy luật di truyền thì hoán vị gen được xem là phần khó và trừu tượng nhất, bởi không chỉ học sinh chỉ được học rất ít trên lớp (1/2 tiết) do đó các em không thể nắm vững và áp dụng trong việc làm bài tập được. Trong hai ba năm lại đây các đề thi đại học phần lớn các câu hỏi khó để phân loại học sinh đều nằm trong phần này, đặc biệt là trong trường hợp có sự xuất hiện 3 cặp tính trạng và có sự kết hợp với các quy luật di truyền khác như:
- HVG và quy luật phân li độc lập
- HVG và di truyền liên kết với giới tính
- HVG và di truyền tương tác gen
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Lê Hoàn, trong quá trình ôn thi đại học, tôi nhận thấy các em còn nhiều lúng túng khi gặp các bài toán về Hoán vị gen nói chung và trong trường hợp xuất hiện 3 cặp tính trạng có sự kết hợp với các quy luật di truyền khác như trình bày ở trên.
Mặt khác với hình thức thi trắc nghiệm với nhiều ưu điểm như nội dung kiến thức rộng, tránh việc học tủ, học lệch nên học sinh cần phải nắm kiến thức một cách chắc chắn không bỏ sót bài nào. Với mỗi câu các em chỉ có trung bình là 1,25 phút/1câu, nếu gặp các bài toán lai có phần tính toán, các em phải lập sơ đồ lai do đó phải cẩn thận mới đảm bảo thời gian và kết quả đúng. Nhưng với thời gian cho mỗi câu các em phải có cách giải nhanh, chính xác. Để giúp học sinh có thao tác nhanh tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến "kinh nghiệm giải bài tập Hoán vị gen, trong trường hợp kết hợp với các quy luật di truyền khác".
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi những thiếu xót rất mong được các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến. Hi vọng qua đề tài này, bản thân cũng một phần hiểu sâu hơn kiến thức và góp một phần nho nhỏ kinh nghiệm đến các bậc đồng nghiệp trong giảng dạy học sinh phần hoán vị gen đạt hiệu quả tốt hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu. 
- Xác định cách làm nhanh bài tập trong trường hợp xuất hiện 3 cặp tính trạng, (trong đó có hai cặp tính trạng nằm trên 1 cặp NST, cặp còn lại nằm trên cặp NST khác). 
	- Làm bài tập khi có sự kết hợp giữa HVG với các Quy luật di truyền.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 12A1, 12A2 sau khi được học phần HVG.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Kết hợp nhiều phương pháp như: Đọc SGK, phân tích, giải bài tập.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	- Đưa ra hệ thống, cách thức, phân loại các dạng bài tập HVG kết hợp với các quy luật di truyền khác.
2. NỘI DUNG. 
2.1. Cơ sở lí luận.
 	 - Hoán vị gen là hiện tượng trong quá trình giảm phân, tại kỳ trước của giảm phân I, ở một số tế bào các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau, xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn giữa hai trong 4 crômatit khác nguồn làm các gen đổi chỗ.
- Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử có trao đổi chéo trên tổng số giao tử.
- Tần số hoán vị gen luôn bé hơn hoặc bằng 50%. Vì nếu 1 tế bào (chứa hai cặp gen dị hợp) xảy ra hoán vị thì sẽ tạo ra 4 giao tử, trong đó có 2 giao tử liên kết và hai giao tử hoán vị. Tần số f= 1/2=50%. Như vậy tất cả các tế bào sinh dục của một cơ thể đều xảy ra hoán vị gen thì tần số bằng 50%, nhưng thực tế số tế bào có hoán vị gen chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, do đó tần số hoán vị gen luôn bé hơn 50%.
- Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen, các gen càng xa nhau lực liên kết càng yếu thì tần số càng lớn và ngược lại.
- Khi biết tần số hoán vị gen ta có thể lập được bản đồ gen.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Đối với học sinh 
Khi gặp bài toán hoán vị gen xuất hiện 3 cặp tính trạng và có sự kết hợp với các quy luật di truyền khác thì đa phần đều thấy lúng túng, khi đó các em sẽ tìm cách xác định tần số hoán vị gen, sau đó viết sơ đồ lai. Tuy nhiên nếu bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen và đều xảy ra hoán vị thì đều cho 8 loại giao tử, 64 tổ hợp giao tử, nên xác định kết quả sẽ rất khó khăn.
2.2.2. Đối với giáo viên
 Nếu không xác định cách tính nhanh và bản chất của nó thì một buổi dạy số lượng bài tập và kiến thức truyên đạt cho học sinh là rất ít.
	Ví dụ 1 (Đại học 2010): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ.
A. 54,0%. 	 B. 66,0%. 	 C. 16,5%. 	 D. 49,5%. 
Lời giải * Giải bài toán theo cách giải thông thường
Theo bài ra ta có : 4% = 20% giao tử abd x 20% giao tử abd.
 giao tử abd > 12,5% nên là giao tử liên kết => kiểu gen của bố mẹ ở F1 là: 
(F1 x F1) x 
GF1: : ABD = ABd= 20% ABD = ABd= 20% 
 abD = abd = 20% abD = abd = 20%
 AbD = Abd = 5% AbD = Abd = 5%
 aBD = aBd = 5% aBD = aBd = 5%
 F2: Để đời con mang ba tính trạng trội (T,T,T) thì hợp tử phải có kiểu gen:
Nếu làm theo cách thông thường ta lấy tất cả các giao tử của bố kết hợp với các giao tử của mẹ để xuất hiện đời con mang 3 tính trạng trội.
Giao tử của bố
số giao tử của mẹ có thể kết hợp để xuất hiện cỏ thể mang 3 tính trạng trội
tỉ lệ giao tử
Cơ thể mang 3 tính trạng trội
ABD = 20%
kết hợp được với tất cả 
ABD = ABd = 20%
 abD = abd = 20% AbD = Abd = 5% aBD = aBd = 5%
(T,T,T) =20%
ABd = 20%
4 giao tử
ABD = abD = 20% AbD = aBD = 5%
(T,T,T) =10%
abD = 20%
2 giao tử
ABD = ABd = 20%
(T,T,T) = 8%
abd = 20%
1 giao tử
ABD = 20%
(T,T,T) = 4%
AbD = 5%
4 giao tử
ABD = ABd =20% aBD = AbD = 5% 
(T,T,T)=2,5%
Abd = 5%
2 giao tử
ABD = 20% aBD = 5% 
(T,T,T)=1,25%
aBD = 5%
4 giao tử
ABD = ABd =20% AbD = Abd = 5% 
(T,T,T) = 2,5%
aBd = 5%
2 giao tử
ABD = 20% AbD = 5% 
(T,T,T)=1,25%
Với cách tính thông thường như thế này học sinh có thể tính được cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 là: (20% + 10% + 8% + 4% + 2,5% + 1,25% + 2,5% + 1,25%) = 49,5%.
Với cách giải trên ta thấy sẽ mất rất nhiều thời gian mà đôi khi kết quả thu được chưa chắc đã chính xác. Trong khi đó thời gian thi trắc nghiệm rất hạn chế, do đó chúng ta có thể giải bài toán trên theo cách mà tôi trình bày ở mục 2.3.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. HVG kết hợp PLĐL.
 Do 3 cặp gen nằm trên hai cặp NST nên chúng ta có thể tách chúng ra để tính
 x ( x ).( Dd x Dd). 
 (TT, TL, LT, LL). (dd = , D- = ).
 - Theo bài ra kiểu hình (LLL) = 4% = LL x . dd
 LL = 16% TT = 0,5+LL = 0,5 + 0,16= 0,66
Vì 3 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST nên các tính trạng trên 2 cặp này độc lập với nhau. Vậy kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 bằng: 0,66 x = 0,495 (49,5%), đúng với kết quả bài toán.
	Phương pháp mà tôi đề xuất là dạng bài toán hoán vị gen trong trường hợp có 3 cặp tính trạng và nằm trên 2 cặp NST tường đồng, hai cặp NST này PLĐL với nhau do đó ta có thể tách ra, một bên là 2 cặp cùng nằm trên 1 cặp NST và có Hoán vị gen, còn cặp tính trạng kia nằm trên cặp NST còn lại. Sau đó tùy thuộc vào từng yêu cầu của bài toán mà ta sẽ có cách giải cho phù hợp.
- Đối với trường hợp hai cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen, trong trường hợp không xuất hiện kiểu hình (lặn, lặn). Khi giảng dạy tôi thấy chúng có mối liên hệ với nhau theo một quy luật nhất định.
- Gọi x là kiểu hình (lặn, lặn) trội, lặn = 0,25-x
 lặn, trội = 0,25-x
 trội, trội = 0,5 + x
- Ngoài ra trong trường hợp (PLĐL hoặc LKG) nếu bố mẹ dị hợp về hai cặp gen thì công thức trên vẫn áp dụng được.
Ví dụ 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: Dd× Dd, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau? 
I. số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 27,95%
II. số cá thể F1 có kiểu hình lặn về cả ba tính trạng chiếm tỉ lệ 4,41%. 
III. tần số hoán vị ở cả hai giới bằng 16%.
IV. ở F1 có 30 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình
A. 2  B. 3  C. 4  D. 1
Lời giải:
 Do 3 cặp gen nằm trên hai cặp NST nên chúng ta có thể tách chúng ra để tính
 x ( x ).( Dd x Dd) 
 (TT, TL, LT, LL). (dd = , D- = )
 TTT = 0,5073 = TT. TT= 0,6764.
 LL = 0,6764 - 0,5 = 0,1764. 
 TL = LT = 0,25 - 0,1764 = 0,0736.
I. TTL + TLT + LTT = 0,6764. + (0,0736. ).2 = 27,95%. vậy I đúng.
II. LLL = 0,1764. =4,41% II đúng
III. =0,1764 = 0,42ab.0,42ab tần số hoán vị f = 1 - 2. ab = 0,16 đáp án III đúng.
IV. F1 có 30 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. IV đúng.
 	Vậy có bốn đáp án đúng C đúng
Ví dụ 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) x trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
A.38,94%	B.18,75%	C. 56,25 %	D. 30,25%
Lời giải:
* Nhận xét: Đối với dạng bài toán này, nó liên quan tới 4 cặp tính trạng và nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau, đều xảy ra hoán vị với tần số như nhau. do đó nếu làm theo cách thông thường thi sẽ khó ra kết quả chính xác.
* Nhận thấy: phép lai x là tổ của hai phép lai 
- xét phép lai hoán vị gen giữa các a len B và b với tần số 20%.
giao tử của bố và mẹ là: 
AB = ab = 40%
Ab = aB = 10%
cơ thể có kiểu hình (lặn, lặn) = 40%.40% = 0,16.trội, trội = 0,5+0,16= 0,66
- xét phép lai hoán vị gen giữa các a len E và e với tần số 40%.
giao tử của bố và mẹ là: 
DE = de = 30%
De = dE = 20%
cơ thể có kiểu hình (lặn, lặn) = 30%.30% = 0,09.trội, trội = 0,5+009= 0,59
Vậy F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ là: 
(T,T,T,T) = 0,66x0,59=0,3894 = 38,98% (ĐA: A).
Ví dụ 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Alen D quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen d quy định chín muộn. Đem lai giữa F1 thân cao, hạt tròn, chín muộn với một cây khác chưa biết kiểu gen, thu được F2 :
 9. cây thân cao, hạt tròn, chín sớm. 9. cây thân cao, hạt dài , muộn. 3. cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn. 3.cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. 
3.cây thân cao, hạt tròn, chín muộn. 3.cây thân cao, hạt dài, chín sớm. 
1.cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn. 1.cây thân thấp, hạt dài, chín sớm. 
Bố mẹ F1 có kiểu gen và tần số hoán vị.
A. Aa x Aa ; f =25%. B. Aa x aa ; f =25%. 
 C. x ; f =25%. D. Bb x Bb ; f =25%.
Lời giải:
* Xét riêng từng tính trạng ta có.
cao/thấp = 3/1 ; tròn/dài = 1/1 ; sớm/muộn = 1/1
* Nhận xét: Ta thấy tỉ lệ chung không bằng tích của các tỉ lệ riêng, nên 3 cặp tính trạng này không nằm trên 3 cặp NST.
- xét tính trạng hình dạng quả và thời gian chín
tỉ lệ phân tính chung không phù hợp với phép nhân xác suất.
(1:1)(1:1) = 1:1:1:1
mà xuất hiện 4 kiểu hình với tỷ lệ khác nhau:
tròn, sớm = 9+3 = 12 
dài, muộn = 9+3= 12 
tròn, muộn = 3+1= 4 
dài, sớm = 3+1 =4 
nên các gen này cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và xảy ra Hoán vị gen.
hai kiểu hình tròn, sớm và dài muộn chiếm tỉ lệ lớn nên hình thành từ các giao tử liên kết BD và bd F1 có kiểu gen .
tần số hoán vị: f = .
- Xét tính trạng kích thước và hình dạng hạt ở F2 phù hợp với kết quả nhân xác suất (3:1)(1:1) = 3:3:1:1
cao, tròn: = 9+3 = 12 
 cao, dài: = 9+3 = 12 
thấp, sớm: = 3+1 = 3 
thấp, muộn = 3+1 = 3
nên gen chi phối tính trạng kích thước cây và cặp gen qui định tính trạng hình dạng hạt phân li độc lập.
vậy kiểu gen của bố mẹ F1: Aa x Aa và f=25% (đáp án A)
Ví dụ 5: Người ta lai nòi thỏ lông đen, dài và mỡ trắng với loài thỏ lông nâu, ngắn và mỡ vàng thu được F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, dài và mỡ trắng. Cho cá thể F1 dị hợp về 3 cặp gen lai phân tích người ta thu được Fb phân ly theo tỉ lệ:
7. lông đen, dài, mỡ trắng. 7. lông đen, ngắn, mỡ trắng.
7. lông nâu, dài, mỡ vàng. 7. lông nâu, ngắn, mỡ vàng.
 3. lông đen, dài, mỡ vàng. 3. lông đen, ngắn, mỡ vàng.
 3. lông nâu, dài, mỡ trắng. 3. lông nau, ngắn, mỡ trắng.
(cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường). xác định khoảng cách giữa các gen.
Lời giải:
Theo bài ra, P khác nhau bởi 3 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, dài, mỡ trắng lông đen, dài, mỡ trắng là trội hoàn toàn.
Quy ước: A: lông đen; a:lông nâu.
 	 B: lông dài; b: lông ngắn.
 D: mỡ trắng; d: mỡ vàng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở FB: 
đen/nâu = 1/1. dài/ngắn =1/1. mỡ trắng/mỡ vàng = 1/1.
- Xét chung tính trạng màu lông và chiều dài lông.
lông đen, dài = 7 + 3 = 10. rút gọn = 1
lông đen, ngắn = 7 + 3 = 10. rút gọn = 1
lông nâu, dài = 7 + 3 = 10. rút gọn = 1
lông nâu, ngắn = 7 + 3 = 10. rút gọn = 1
(1:1)(1:1) = 1:1:1:1
Tỉ lệ chung bằng tích các tỉ lệ riêng nên tính trạng màu lông và chiều dài lông phân ly độc lập.
- Xét chung tính trạng màu lông và màu mỡ.
lông đen, mỡ trắng: = 7 + 7 = 14.
lông nâu, mỡ vàng: = 7 + 7 = 14.
lông đen, mỡ vàng: = 3 + 3 = 6.
lông nâu, mỡ trắng: = 3 + 3 = 6.
(1:1)(1:1) 14:14:6:6. Nên các gen chi phối tính trạng màu lông và màu mỡ di truyên liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen).
Tần số hoán vị gen: f = .
Cơ thể F1 có kiểu gen: Bb. Vậy khoảng cách giữa các gen bằng 30cM.
2.3.2. Hoán vị gen kết hợp với di truyền liên kết với giới tính.
2.3.2.1. Hai cặp gen trên NST thường có hoán vị và 1 cặp trên NST X.
VD1: (Đại học 2011) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến,tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là: 
A.7,5% B.45,0% C.30,0%	 D. 60,0%
Lời giải:
	*Ta xét cặp tính trạng màu mắt
- tính trạng màu mắt nằm trên NST X không có alen trên Y.
 Ruồi mắt đỏ x mắt đỏ 
 trắng bố mẹ có kiểu gen: XDXd x XDY
- Nên ruồi mắt trắng (XdY) có tỉ lệ là 
- ruồi mắt đỏ (XDX ; XDXD ;XDY) có tỉ lệ là .
- Theo bài ra F1 thu được 2,5% ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng ruồi thân đen, cánh cụt chiếm tỉ lệ là: a khi đó ta có a. = 2,5% a=10%
	* Xét hai cặp tính trạng hình dạng cánh và màu sắc thân.
kiểu hình (trội, trội) thân xám, cánh dài = 0,5 + (lặn, lặn) =0,5+0,1=0,6
Vậy tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài mắt đỏ là: 0,6. = 0,45 (45%) .Đáp án B
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: XDXd × XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng là:
A. 5%. 	B. 7,5%. 	C. 15%. 	D. 2,5%. 
Lời giải
Nhận xét: Bài toán này thuộc dạng 3 cặp tính trạng và nằm trên hai cặp NST tương đồng.
Ta có: XD

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giai_bai_tap_hoan_vi_gen_trong_truong_hop_k.doc