SKKN Kinh nghiệm dạy một số bài tập đọc nhạc lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Cù Chính Lan nhằm học tốt môn Âm Nhạc

SKKN Kinh nghiệm dạy một số bài tập đọc nhạc lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Cù Chính Lan nhằm học tốt môn Âm Nhạc

Như chúng ta đã biết: "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn". Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu cuộc sống hơn. Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa vì thấy rằng "giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo nhạc sỹ mà trước hết là giáo dục con người" Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của âm nhạc, nó không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.

Môn âm nhạc ở trường THCS được chia thành những phân môn như: học hát, nhạc lý và tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Đây là các phân môn luôn song song và tồn tại, cùng phát triển trong nghệ thuật âm nhạc. Tất cả đều rất quan trọng, trong đó phân môn tập đọc nhạc (TĐN) cũng được xem là một phần rất quan trọng trong âm nhạc nói chung và âm nhạc ở trường THCS nói riêng.

TĐN là phần học khó. Nó phong phú về kiến thức cũng như thực hành. Nếu học tốt TĐN sẽ là kiến thức bổ trợ cho các em học tốt các phân môn khác như: học hát, nhạc lý, âm nhạc thường thức (ANTT) hay rộng hơn nữa là học đàn, ký âm Ngoài ra âm nhạc còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách của học sinh qua 4 mục tiêu: Đức, trí, thể, mỹ.

 

doc 20 trang thuychi01 11421
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy một số bài tập đọc nhạc lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Cù Chính Lan nhằm học tốt môn Âm Nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 6, LỚP 7, LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN NHẰM HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC
	Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường THCS Cù Chính Lan
	SKKN thuộc lĩnh vực: Âm nhạc
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
	Trang
Mở đầu	3
1.1. Lý do chọn đề tài	3
1.2. Mục đích nghiên cứu	4
1.3. Đối tượng nghiên cứu	4
1.4. Phương pháp nghiên cứu	5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	6
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.	17
3. Kết luận, kiến nghị	18
3.1. Kết luận	18
3.2. Kiến nghị	19
Tài liệu tham khảo	20
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: "Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn". Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời và âm nhạc giúp con người nâng cao thẩm mỹ, thêm tươi trẻ và yêu cuộc sống hơn. Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Trong nhà trường THCS, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn học chính khóa vì thấy rằng "giáo dục âm nhạc không phải là đào tạo nhạc sỹ mà trước hết là giáo dục con người" Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng của âm nhạc, nó không chỉ mang lại những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp, yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.
Môn âm nhạc ở trường THCS được chia thành những phân môn như: học hát, nhạc lý và tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Đây là các phân môn luôn song song và tồn tại, cùng phát triển trong nghệ thuật âm nhạc. Tất cả đều rất quan trọng, trong đó phân môn tập đọc nhạc (TĐN) cũng được xem là một phần rất quan trọng trong âm nhạc nói chung và âm nhạc ở trường THCS nói riêng.
TĐN là phần học khó. Nó phong phú về kiến thức cũng như thực hành. Nếu học tốt TĐN sẽ là kiến thức bổ trợ cho các em học tốt các phân môn khác như: học hát, nhạc lý, âm nhạc thường thức (ANTT) hay rộng hơn nữa là học đàn, ký âmNgoài ra âm nhạc còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách của học sinh qua 4 mục tiêu: Đức, trí, thể, mỹ.
Vì vậy qua 1 thời gian học tập và giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS, với sự tích lũy kinh nghiệm qua những bài giảng TĐN trên lớp đối với những đối tượng học sinh khác nhau, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Kinh nghiệm dạy một số bài tập đọc nhạc lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Cù Chính Lan nhằm học tốt môn âm nhạc" mà mình vẫn thường làm nhằm góp thêm những ý kiến, kinh nghiệm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc trong trường THCS ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
 1.2 Mục đích nghiên cứu :
Việc giáo dục âm nhạc ở trường THCS phát triển là rất cần thiết. Qua giáo dục âm nhạc sẽ giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và nó có tác dụng bổ trợ cho các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
Qua việc học TĐN, các em sẽ làm quen với nốt nhạc, từ đó sẽ thuộc tên nốt, cao độ, đồng thời hỗ trợ cho tai nghe, kỹ năng hát, kỹ năng nhìn cao độ và tên nốt nhạc, rất tốt cho tai, mũi, họng, mắt.
Học tập đọc nhạc sẽ phát huy kỹ năng thực hành cho học sinh, giúp các em hát đúng cao độ và tiết tấu hơn, bổ trợ cho việc tập các loại nhạc cụ, học sinh có thể nhắc lại giai điệu (thẩm âm) 1 cách dễ dàng. Qua đó cũng giúp các em phần nào hiểu được âm nhạc là sản phẩm của trí tuệ, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
Từ mục tiêu của môn học, chúng ta hiểu rằng: Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sông tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học.
Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh là cả một quá thình học tập, rèn luyện. Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc, tham gia ca hát, nghe âm nhạc. Giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông là một trong 4 mặt giáo dục quan trọng nhất Đức - Trí - Thể - Mĩ. Âm nhạc là môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vị giáo dục thẩm mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn, tạo lên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân - Thiện - Mĩ. Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông ngoài việc cho học sinh được hoạt động âm nhạc thông qua các giờ học hát, phải chú ý cho các em nghe nhạc, được tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc chọn lọc từ kho tàng âm nhạc dân gian, của các nhạc sĩ trong nước và thế giới, đem tới cho các em niềm vui và cảm xúc cao thượng.
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc trong nhà trường THCS nhằm trang bị cho các em học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Khích lệ, thu hút và góp phần động viên các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển toàn diện, có cảm giác hứng thú mỗi khi đến giờ học Âm nhạc, xóa bỏ tư duy phân biệt môn chính môn phụ trong mỗi học sinh và giáo viên đồng thời khẳng định vị trí bộ môn Âm nhạc trong trường THCS.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Thanh Hóa, Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa, trường THCS Cù Chính Lan, Thành phố Thanh Hóa về những vấn đề liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
- Tìm hiểu khung chương trình Âm nhạc THCS, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Âm nhạc nói riêng.
 * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông:
- Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Cù Chính Lan.
- Qua các tiết dự giờ thao các đợt tại trường.
- Qua những lần thi giáo viên giỏi cấp Thành phố.
- Qua dự giờ các buổi dạy chuyên đề. 
- Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
- Thu thập số liệu điều tra.
- Trình bày, sử lý số liệu để khai thác có hiệu quả đó.
- Nhận xét, kết luận. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với học sinh THCS hay bất kỳ đối tượng nào khác khi bắt đầu học nhạc cần phải làm quen với vị trí nốt nhạc, cao độ, trường độ của nốt nhạc. Điều đó sẽ được khởi đầu từ môn TĐN.Vì thế phần TĐN ở cấp THCS rất được coi trọng. Học TĐN các em sẽ biết kết hợp giữa việc học lý thuyết với thực hành. Ví dụ: đọc nhạc sau đó ghép lời ca. Điều này giúp học sinh rèn luyện những đức tính cần cù, lòng say mê sáng tạo trong công việc, từ đó mở rộng tầm hiểu biết về thế giới con người.
Việc giáo dục âm nhạc ở trường THCS phát triển là rất cần thiết. Qua giáo dục âm nhạc sẽ giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và nó có tác dụng bổ trợ cho các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
Qua việc học TĐN, các em sẽ làm quen với nốt nhạc, từ đó sẽ thuộc tên nốt, cao độ, đồng thời hỗ trợ cho tai nghe, kỹ năng hát, kỹ năng nhìn cao độ và tên nốt nhạc, rất tốt cho tai, mũi, họng, mắt.
Học tập đọc nhạc sẽ phát huy kỹ năng thực hành cho học sinh, giúp các em hát đúng cao độ và tiết tấu hơn, bổ trợ cho việc tập các loại nhạc cụ, học sinh có thể nhắc lại giai điệu (thẩm âm) 1 cách dễ dàng. Qua đó cũng giúp các em phần nào hiểu được âm nhạc là sản phẩm của trí tuệ, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
TĐN là rèn tính chính xác, lòng kiên nhẫn và bền bỉ, sáng tạo trong công việc, giúp học sinh không tiếp thu âm nhạc theo bản năng nữa mà còn có ý thức giữ gìn những bản sắc âm nhạc dân tộc, âm nhạc chính thống, đồng thời có ý thức tiếp thu những tinh hoa âm nhạc thế giới, phong cách âm nhạc đương đại. Từ đó giáo dục các em tinh thần lạc quan, yêu đời, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Với các bài TĐN có nội dung tốt, giá trị nghệ thuật cao, có giai điệu hay, những giai điệu tình ca trữ tình mượt mà của dân tộc, giúp các em hiểu được cái hay cái đẹp, hòa mình vào cuộc sống, từ đó giáo dục các em lý tưởng về cách mạng. 
Các bài TĐN trong chương trình âm nhạc ở trường THCS thường có cấu trúc chặt chẽ, cân đối, gọn gàng, vuông vắn, phân bố kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Điều này sẽ tạo ra cho các em tính chính xác và làm việc nghiêm túc. Từ cách chép một bản nhạc, cách luyện trụ âm, cách lấy hơi, cách đọc cho nhanh cho đúng hay khi giải quyết, xử lý những tiết tấu khó nhanh và hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp khoa học để giúp các em hình thành tư duy sáng tạo.
Các bài TĐN có lời ca hay nói về quê hương đất nước, giai điệu thường sử dụng thang 5 âm, dùng chất liệu dân ca miền Tây Bắc hay quan họ, dân ca Bắc Bộ, Nam-Trung Bộ  Sẽ gợi mở ra cho các em một cái nhìn sâu sắc hơn về âm nhạc dân tộc. Từ đó cũng giáo dục các em lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Khi nghe một bản nhạc các em có thể nhận ngay ra những làn điệu, bài ca của dân tộc mình, tạo thói quen tốt cho các em và giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc của cha ông để lại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Âm nhạc là môn học độc lập trong chương trình THCS. Vì vậy việc dạy và học phải nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa được sự quan tâm của học sinh và phụ huynh.
Đối với học sinh trường THCS Cù Chính Lan - TP Thanh Hóa, đa phần các em là con em người lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, đối với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh không lo học, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần các em bị ảnh hưởng do nhận thức về các môn học chính, môn học phụ. Các em tập trung cho các môn học chính, lo cho thi, lo đánh giá nên phần nào sao nhãng việc học tập môn âm nhạc.. 
Cũng qua thực tế tôi nhận thấy rằng: Những giờ học tập đọc nhạc học sinh chưa thật sự tập trung vào bài học, hiệu quả giờ học chưa thật cao, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh và chính vì vậy mà kết quả học tập của học sinh chưa cao.
 Kết quả điều tra ban đầu như sau:
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả 
Đạt
Chưa đạt
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
1
6A
32
20
62,50
12
37,50
2
6B
30
17
56,67
13
43,33
3
7A
24
11
45,83
13
54,17
4
7B
24
9
37,50
15
62,50
5
8A
34
18
52,94
16
47,06
6
8B
36
21
58,33
15
41,67
Tổng cộng
180
96
53,33
84
46,67
Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Kinh nghiệm dạy một số bài tập đọc nhạc lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở trường THCS Cù Chính Lan nhằm học tốt môn âm nhạc" mà mình vẫn thường làm nhằm góp thêm những ý kiến, kinh nghiệm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc trong trường THCS ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
2.3 Các kinh nghiệm cụ thể để giải quyết vấn đề:
Như đã giới thiệu ở phần trên, TĐN là phân môn rất quan trọng trong chương trình âm nhạc ở THCS. Muốn giảng dạy tốt phân môn này cần làm tốt các nội dung sau: cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca, tính nghệ thuật, tính giáo dục.
1. Về cao độ:
 Trong âm nhạc nói chung cũng như TĐN nói riêng cao độ là một trong những phần quan trọng nhất, nó quyết định tất cả những yếu tố hay, không hay của một bài hát hay một bản nhạc. Người ta đánh giá cao, thấp ở người nhạc sĩ là biết chọn cao độ như thế nào, có hiệu quả hay không. Nếu ca sĩ hát mà bị chênh phô thì không gọi là ca sĩ giỏi được. Vì thế ta phải làm mọi phương pháp tốt nhất để giúp học sinh hát, đọc đúng cao độ của bản nhạc. Ngoài yếu tố bẩm sinh (năng khiếu) thì việc giáo dục âm nhạc cũng phần nhiều quyết định khả năng đọc TĐN của học sinh.
 Trước tiên ta cần xác định giọng của bài TĐN xem ở giọng gì? Ở nhịp bao nhiêu? Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ giải thích lại.
VD: Bài TĐN số 3 (SGK âm nhạc 8)
- Chúng ta nhìn vào hóa biểu, bản nhạc không có dấu thăng(#), giáng (b) nào, ở phía cuối bản nhạc được kết bằng nốt la. Như vậy kết luận bản nhạc được viết ở giọng Am (la thứ).- Nhìn vào bản nhạc ta thấy có dấu hóa bất thường là nốt G# (son thăng), âm bậc 7 tăng lên nửa cung đó là giọng la thứ hòa thanh. Nhịp 3/4
Hướng dẫn học sinh đọc trục âm Am hòa thanh:
- GV đàn trục âm 2 - 3 lần chậm rồi đọc mẫu truyền cảm cho học sinh nghe và cảm nhận cao độ, tiếp theo bắt nhịp cho các em đọc giai điệu đi lên và giai điệu đi xuống từ 3 - 5 lần, điều này giúp học sinh nghe quen các âm trong gam từ đó tạo điều kiện cho các em đọc tốt cao độ ở phần giai điệu chính. Khi đọc xong trục âm la thứ hòa thanh, giáo viên nên chỉ vào bảng từng nốt để học sinh đọc, cần chỉ nhiều vào các nốt có liên quan đến G#, chỉ vào các nốt mà giai điệu ở trong bài có.
Cần chú ý:
- Trước khi cho các em đọc trục âm, giáo viên phải lấy giọng sao cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh, cụ thể ở giọng Am thì ta để nguyên cao độ, nhưng nếu ở giọng F dur ta phải dùng Transpoot hạ cao độ xuống - 4 hoặc -5 tùy theo từng đối tượng học sinh.
- Khi dạy TĐN có thể không cần luyện thanh ( Mi - Mô - Ma ) vì đọc trục âm sẽ giúp cho học sinh khởi động được giọng.
- Khi đọc trụ âm ta phải lấy giọng khác nhưng đọc giai điệu chính của bài thì ta lại phải lấy giọng khác cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh.
VD:
Ở bài TĐN số 3 lớp 8, khi đọc gam Am hòa thanh thì ta để nguyên giọng Am nhưng đọc giai điệu của bài TĐN số 3 thì ta phải dùng Transpoot trừ xuống khoảng - 4, -5 như vậy mới phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh THCS.
2. Về trường độ (tiết tấu):
Trong âm nhạc có nhiều người hát và đọc cao độ rất tốt nhưng về tiết tấu lại kém, thường bị lệch nhịp, vì thế đối tượng học sinh THCS cũng có rất nhiều em đọc tốt về cao độ nhưng lại kém về tiết tấu. Bởi vậy khi dạy TĐN gặp những tiết tấu khó, ta phải chuẩn bị về phương pháp và cách giải quyết.
Trước khi dạy cho các em đọc TĐN, ta phải viết âm hình tiết tấu chủ đạo của bài lên bảng.
 Ở chương trình âm nhạc THCS, các bài TĐN thường có cấu chúc chặt chẽ, gắn gọn và mạch lạc, vuông vắn. nhưng cũng có bài âm hình phức tạp
VD: Bài TĐN số 8 lớp 7 có âm hình là:
Khi viết âm hình lên bảng ta phải hướng dẫn học sinh đọc. Cách đọc như sau:
Đen chấm dôi
Đơn
Đen
Đen
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đen
Đen
Đọc:
Chú ý rằng mỗi minh họa độ dài bằng 1/2 phách. Vì thế ở nốt đầu tiên có . Ta 
đọc đều 3 từ (đen - chấm - dôi), tương đương với bằng phách. Sau khi vừa vỗ phách vừa đọc 3®5 lượt, ta có thể hướng dẫn học sinh tay vẫn vỗ phách bình thường nhưng ( .) chỉ đọc từ đen ngân dài phách còn bỏ 2 từ chấm dôi. Làm như vậy các em sẽ hiểu và cảm nhận được độ dài của (.), khác với nốt đen và nốt móc đơn.
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Đơn
Trắng
Đen
Đen
 Ở bài TĐN số 3 (SGK âm nhạc lớp 6) có âm hình:
Ở âm hình này có nốt trắng độ dài bằng 2 phách. Ta đọc 1 từ ( trắng ) nhưng học sinh vẫn vỗ phách bình thường 
- Kết thúc phần đọc âm hình tiết tấu, giáo viên cho các em đọc tên nốt trên khuông nhạc 1® 2 lần. Đọc bằng cách giáo viên chỉ vào từng nốt nhạc, cho học sinh đọc tên nốt (đọc đồng thanh cả lớp) có thể gọi 1-2 học sinh đọc cá nhân
- Đọc giai điệu của bài:
Giáo viên đàn giai điệu từng câu 2® 3 lần rồi bắt nhịp cho học sinh đọc đồng thanh. Có thể gọi 1® 2 học sinh đọc cá nhân. Tương tự như vậy đọc theo kiểu móc xích cho tới khi hết bài. Trong khi đọc từng câu, giáo viên chú ý sửa sai về cao độ và tiết tấu.
 Chú ý, trong mỗi bài tập đọc nhạc sẽ gặp những câu, đoạn có tiết tấu khó, vì thế giáo viên phải linh hoạt tách riêng những câu khó ra để tập cho học sinh như: các dấu luyến, lối, đảo phách hay tiết tấu nhanh,
 VD: Bài TĐN số 6 (SGK âm nhạc lớp 7) ở ô nhịp thứ 15 có tiết tấu:
Lời ca, giai điệu và tiết tấu rất vui tươi, nhí nhảnh.Ở đầu bản nhạc đã chỉ rõ sắc thái ( Hơi nhanh - vui). Muốn thể hiện được sắc thái, trước hết ta phải chọn Tempo khoảng 125 - 127. Ở bài này nếu cho học sinh đọc Tempo 110 - 115 thì sẽ không thể hiện được sắc thái theo yêu cầu của bài. Bước đầu có thể cho các em đọc chậm, nhưng sau đó phải đẩy nhanh tốc độ lên tới 125 - 127.
Một VD khác ở bài TĐN số 7 (SGK âm nhạc lớp 7)
Bản nhạc cho chúng ta 1 sắc thái vừa phải, thiết tha. Trước tiên phải hướng dẫn các em nhấn vào đầu nhịp, đặc biệt là thể hiện được những câu hát to, nhỏ (nốt thấp thì hát nhỏ, nốt cao thì hát to). Cần thể hiện to, cao trào ở ô nhịp 10 và 11 (Bạch Dương tươi tốt lá) và sau đó thể hiện sắc thái nhỏ dần ở câu kết. Ở bài này lấy tiết tấu Waltz Tempo từ 95 - 100
Giáo viên đọc mẫu vừa phải, thiết tha, sau đó hướng dẫn các em tập thể hiện sắc thái. Đọc to, nhỏ theo ký hiệu > <.
Có thể giáo viên giải thích thêm và lấy ví dụ ở bài hát Quốc ca:
" Đoàn quân Việt Nam đi, trung lòng cứu Quốc,"
Nếu không thể hiện được sắc thái thì bài hát sẽ trở lên vô hồn. Như vậy chúng ta cần hát nhấn mạnh vào trọng âm như: ( quân, nam, đi) Như vậy người nghe sẽ
có thể hình dung một đoàn quân hào hùng đang tiến lên phíia trước, với khí thế bách chiến, bách thắng, chiến đấu để giành lại tự do cho Tổ quốc.
Giáo viên hát mẫu một câu lần thứ nhất thể hiện sắc thái, còn lần thứ hai thì không thể hiện, để học sinh cảm nhận và so sánh.
Trong âm nhạc, để thể hiện tốt được sắc thái của bài thì giáo viên cần chú ý đến tốc độ nhanh - chậm, âm sắc to - nhỏ và các yếu tố khác như cao độ, trường độ
- Sắc thái buồn thì luôn đi song song với tốc độ chậm, sắc thái vui thường đi song song với tốc độ nhanh. Nếu nhanh, chậm không hợp lý, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sắc thái của bài, đôi khi nó trở thành sự bất bình thường phản khoa học.Âm sắc to thường đi đôi với tiết tấu vui và các cao độ ở âm vực cao, âm sắc nhỏ thường đi đôi với tiết tấu chậm và các cao độ ở âm vực trầm.
Giáo viên cần có sự chủ động để vận dụng các biện pháp sao cho linh hoạt để giúp các em thể hiện được tốt sắc thái của bài.
4. Ghép lời ca:
 TĐN ở trường THCS ngoài việc giúp học sinh phát triển toàn diện hơn góp phần vào mục tiêu phát triển: đức, trí, thể, mỹ, còn có mục đích rất quan trọng để áp dụng và học tốt phân môn học hát (thanh nhạc), giúp các em hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài.
 Chính vì thế, các bài TĐN ở THCS thường trích 1 đoạn của bài hát nào đó hay bản nhạc ngắn có lời ca. Như vậy, khi đọc nhạc xong giáo viên cho các em ghép lời ca. Lời ca sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bản nhạc hay bài hát. Thường khi đọc tốt TĐN các em sẽ hát tốt lời ca của bài.
Cách ghép lời ca: Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm cho 1 nhóm đọc nhạc còn 1 nhóm hát lời, sau đó đảo ngược lại. Cũng có thể cho cả lớp hát luôn lời ca, nếu sai câu nào giáo viên sửa câu ấy. Thường học sinh sẽ hát sai ở các cao độ khó, tiết tấu khó mà chúng ta đã gặp ở phần Trường độ, cao độ 
VD: Bài TĐN số 6 lớp 7
Xuân
Tươi
Về
Trong bài có rất nhiều các dấu luyến như : Ô nhịp 3,4 đặc biệt ở ô nhip 15,16 có tiết tấu:
Giáo viên tách riêng câu nhạc này ra đọc mẫu và ghép lời rất chậm rồi bắt nhịp cho học sinh đọc nhiều lần sau đó nâng tempo nhanh dần lên.
Chú ý khi ghép lời ca. Do đặc thù riêng cuả môn tiếng Việt có các thanh bằng, trắc (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã )
Thường thanh sắc ( ' ) thường có vị trí từ nốt son trở lên, nhưng ở ô nhịp 4 có cao độ nốt Rê - Mi, vì thế học sinh thường hát sai ở câu này. Giáo viên cho các em đọc chậm để tạo thói quen và có sự so sánh với ô nhịp thứ 2, cũng lời ca ấy nhưng cao độ khác.
5. Tính nghệ thuật:
Qua mỗi bài hát, TĐN bao giờ cũng thể hiện tính nghệ thuật. Ở đó bao gồm tất cả các yếu tố về cao độ, tiết tấu, lời ca, sắc thái hay cấu trúc của bài
VD: Bài TĐN số 6: "Xuân trên bản" ( SGK âm nhạc lớp 7)
Ở đây

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_mot_so_bai_tap_doc_nhac_lop_6_lop_7_lop.doc