SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”(Ngữ văn 9 - Tập 1) đạt hiệu quả

SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”(Ngữ văn 9 - Tập 1) đạt hiệu quả

 Nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc từng viết: “Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó các loại học vấn nghiên cứu quy luật , tuy bên ngoài có phân biệt mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời học vấn khác ”. Văn học cũng vậy, nó cũng là thể “hữu cơ”, không hề “cô lập”, không hề “tách rời”, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các học vấn khác. Chính vì vậy mà “ không biết rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn”, cần hiểu rộng, cần nắm vững kiến thức chuyên môn, từ đó vận dụng các kiến thức liên môn khác.

 Tích hợp chính là mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức bộ môn khác cũng như các ngành khoa học, nghệ thuật, kiến thức đời sống qua đó làm giàu thêm, phong phú thêm sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Đồng thời phát hiện, khám khá những điều mới mẻ trong kho tàng tri thức nhân loại và cũng từ đó phát triển năng lực, nhân cách của mỗi con người.

 Tuy nhiên một thực tế cho thấy, đa phần giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học đều chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức bài học, loay hoay tìm cách truyền thụ hết kiến thức mà không quan tâm đến niềm hứng thú, sự khám phá , phát hiện của học sinh , có lẽ vì vậy mà bài giảng đơn điệu, một chiều. Hơn thế học Văn đâu chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà gửi gắm trong đó bao tư tưởng, tình cảm, giáo dục bao kĩ năng, rèn luyện bao năng lực, hình thành nhân cách của bao thế hệ học trò.

 Bên cạnh đó cũng thông qua những bài học tích hợp giáo viên sẽ định hướng, chỉ đường để chính bản thân mỗi học sinh tìm ra những cách để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức giữa môn học này với môn học khác, giữa kiến thức từ sách vở đến cuộc sống, thực tiễn bên ngoài. Đó chính là những lí do để bản thân nhận thấy tích hợp liên môn là vấn đề quan trọng , cần thiết cần phải được tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và mở rộng trong quá trình dạy học.

 Với lí do trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm:

“Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”( Ngữ văn 9- tập 1) đạt hiệu quả”.

 

doc 22 trang thuychi01 8733
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”(Ngữ văn 9 - Tập 1) đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc từng viết: “Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó các loại học vấn nghiên cứu quy luật , tuy bên ngoài có phân biệt mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời học vấn khác”. Văn học cũng vậy, nó cũng là thể “hữu cơ”, không hề “cô lập”, không hề “tách rời”, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các học vấn khác. Chính vì vậy mà “ không biết rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn”, cần hiểu rộng, cần nắm vững kiến thức chuyên môn, từ đó vận dụng các kiến thức liên môn khác.
 Tích hợp chính là mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức bộ môn khác cũng như các ngành khoa học, nghệ thuật, kiến thức đời sống qua đó làm giàu thêm, phong phú thêm sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Đồng thời phát hiện, khám khá những điều mới mẻ trong kho tàng tri thức nhân loại và cũng từ đó phát triển năng lực, nhân cách của mỗi con người. 
 Tuy nhiên một thực tế cho thấy, đa phần giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học đều chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức bài học, loay hoay tìm cách truyền thụ hết kiến thức mà không quan tâm đến niềm hứng thú, sự khám phá , phát hiện của học sinh , có lẽ vì vậy mà bài giảng đơn điệu, một chiều. Hơn thế học Văn đâu chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà gửi gắm trong đó bao tư tưởng, tình cảm, giáo dục bao kĩ năng, rèn luyện bao năng lực, hình thành nhân cách của bao thế hệ học trò. 
 Bên cạnh đó cũng thông qua những bài học tích hợp giáo viên sẽ định hướng, chỉ đường để chính bản thân mỗi học sinh tìm ra những cách để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức giữa môn học này với môn học khác, giữa kiến thức từ sách vở đến cuộc sống, thực tiễn bên ngoài. Đó chính là những lí do để bản thân nhận thấy tích hợp liên môn là vấn đề quan trọng , cần thiết cần phải được tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và mở rộng trong quá trình dạy học. 
 Với lí do trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: 
“Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”( Ngữ văn 9- tập 1) đạt hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở nắm được nguyên tắc tích hợp (không quá lạm dụng, không làm loãng kiến thức cơ bản), tích hợp giúp học sinh hiểu bài, hiểu sâu hơn nội dung bài học, nâng cao chất lượng môn học
- Nhằm phát triển thêm năng lực vận dụng kiến thức liên môn khác nhau để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
- Giúp tâm hồn các em trở nên rộng mở, phong phú hơn, nhân cách con người cũng từ đó mà hình thành. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tích hợp trong văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Ngữ Văn 9 (Tập 1)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài trên tôi đã vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi.
 Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận. 
 Từ điển giáo dục học cho biết: “Tích hợp là một hoạt động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy trong cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong dạy học các môn học tích hợp được hiểu là sự kết hợp tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau.
 Trong thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy trong các nhà trường và đã chứng tỏ được rằng: việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp giúp nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
 Ở Việt Nam, cũng xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, luốn lấy học sinh làm trung tâm. Chính vì vậy mà theo quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo “ Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chủ đạo để tổ chức nội dung chương trình , biên soạn sách giáo khoa và lựa chon phương pháp dạy học”. Đây chính là một trong những vấn đề quan trọng, mới mẻ của lộ trình phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay.
 Trong nhiều năm trở lại đây Bộ, Sở và phòng giáo dục các tỉnh, huyện đã và đang thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn” (dành cho học sinh) hay “Dạy học theo chủ đề tích hợp” (dành cho giáo viên) trong các nhà trường cũng là một trong những bước tạo đà cho việc tìm tòi nghiên cứu “thể hữu cơ” ấy. Nhìn vào danh sách thí sinh tham gia các cuộc thi ấy, người đạt giải tăng lên mỗi năm, đề tài được mở rộng và đặc biệt với mỗi tiết hoặc chủ đề tích hợp học sinh hào hứng và thích thú. Đó cũng chính là động lực, niềm đam mê của mỗi giáo viên khi khi nghiên cứu bài giảng, khi quyết định gắn bó với sự nghiệp trồng người. 
 Trong thực tế, tích hợp thường được chỉ được vận dụng với các môn học như: Hoá, Sinh hay Sử, Địa, với các môn học này giáo viên thường vận dụng khá linh hoạt, bài học hấp dẫn và hay. Tuy nhiên với môn Ngữ văn là tương đối khó, bởi lẽ vận dụng không khéo léo sẽ phá vỡ mạch cảm xúc của bài, vận dụng không linh hoạt gây cảm giác nhàm chán, bài học rời rạc, học sinh tiếp thu bài học khiên cưỡng.
 Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, sự tâm huyết với nghề, với trò,bản thân từng vận dụng tích hợp liên môn vào nhiều tiết dạy, có sáng kiến kinh nghiệm về tích hợp xếp loại cập huyện, bài tích hợp đạt giải cấp huyện, cấp tỉnhVì vậy mà bản thân đã luôn suy nghĩ, trăn trở với mỗi tiết dạy, mỗi bài học trên lớp, làm thế nào để học sinh không chỉ hiểu bài mà còn thích thú, chờ đợi tiết dạy; sau mỗi bài học tâm hồn các em thêm phong phú, yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước hơn.
 Trên cơ sở đó bản thân nhận thấy tích hợp là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả cần được mở rộng, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Xã hội mỗi ngày một phát triển, nhu cầu được tìm hiểu, được khám phá những điều mới mẻ, những chân trời kiến thức rộng lớn là điều hết sức bình thường của mỗi con người. Tích hợp là một trong những cách đáp ứng nhu cầu ấy. Tuy nhiên đa phần giáo viên ngại đổi mới, chưa vận dụng nó thường xuyên, thường chỉ dùng trong các tiết thao giảng, dự giờ hoặc trong các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợpChính vì vậy mà gần như các kĩ năng, phương pháp vận dụng của giáo viên chưa thành thạo.
 Bên cạnh đó với học sinh ngoài việc nắm kiến thức môn học còn biết vận dụng, biết liên hệ thực tiễn là điều không dễ (đặc biệt với học sinh trung bình hay yếu, kém). Hơn nữa trong nhiều năm gần đây tỉ lệ học sinh ngại học, chán học các môn xã hội (trong đó có Ngữ văn) khá nhiều. Làm thế nào để các em yêu thích môn học, làm thế nào để nâng cao được chất lượng học tập của các em là điều tôi luôn trăn trở.
 Trước khi áp dụng phương pháp nghiên cứu này tôi đã cho khảo sát cùng đối tượng học sinh lớp 9 thông qua bài kiểm tra, kết quả cụ thể là:
Lớp
Tổng số học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7-8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
36
0
0,0
07
19,4
19
52,8
10
27,8
9B
35
0
0,0
05
14,4
17
48,5
13
37,1
 Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cải thiện phần nào thực trạng trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu và nội dung chương trình SGK Ngữ văn đã đổi mới, theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, theo phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực của học sinh... giáo viên phải dày công nghiên cứu, phải tìm tòi, phải tập trung suy nghĩ, trăn trở đặc biệt là trước những vấn đề được coi là mới và khó, cần kiến thức sâu rộng. Chính vì để thực hiện sáng kiến trên tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 
 Thứ nhất: Xác định nội dung bài học: 
 Đây là một trong những bước qua trọng đầu tiên đối với mỗi tiết dạy, giáo viên cần nắm bắt khái quát toàn bộ nội dung bài học, hiểu được vấn đề trọng tâm, cơ bản của bài học. Với văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” cần nắm những nội dung sau:
- Bối cảnh của thế giới những năm1986 dẫn đến bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
- Những tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang.
- Chiến tranh vũ khí hạt nhân là hành động phi lí của con người 
- Nhiệm vụ của chúng ta và lời đề nghị của tác giả.
 Thứ hai: Xác định các đơn vị kiến thức cần tích hợp: 
- Trên cơ sở hiểu, nắm chắc nguyên tắc và phương pháp tích hợp:
+ Đảm bảo nội dung chính của môn học. 
+ Không quá lạm dụng tích hợp, làm bài học rườm rà, loãng kiến thức.
+ Vận dụng linh hoạt, lồng ghép trong bài học 
+ Sử dụng các môn tích hợp có nét tương đồng về nội dung, phương pháp: Sử, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc để học sinh thuận tiện trong quá trình tích hợp. 
- Mục đích tích hợp:
+ Giúp học sinh khắc sâu hơn các đơn vị kiến thức của bài học
+ Tạo cho học sinh tư duy lôgíc, đa chiều
+ Biết vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
+ Tạo giờ học vui vẻ, thoải mái
 Với văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, đây là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề có tính “thời sự” hàng ngày. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức thời sự ấy mà quên giá trị văn chương, quên đi chức năng cơ bản của bài nghị luận: cách lập luận, cách nêu lí lẽ, dẫn chứng, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài. Với những nguyên tắc và mục đích ấy bản thân đã vận dụng tích hợp lồng ghép một số môn học sau trong bài giảng của mình:
 a. Tích hợp môn Âm nhạc:
 Ai cũng biết Âm nhạc tác động đến tâm hồn, đến trái tim mỗi người . Bất cứ khi nào vui, buồn một bản đàn, một nốt nhạc ngân nga cũng làm cuộc sống của chúng ta trở nên thực sự có ý nghĩa. Với văn bản này giáo viên chuẩn bị một đoạn video cùng bài hát “ Chúng em cần hoà bình” ( lớp 7) để khởi động, kết nối và tạo tâm thế cho các em chuẩn bị cho nội dung bài học
 b. Tích hợp với môn Lịch sử:
 Chúng ta đều biết con người luôn gắn liền với sự phát triển của lịch sử, của xã hội. Bất cứ những thay đổi, những chuyển biến dù là tích cực hay tiêu cực lịch sử của chúng ta điều ghi chép lại. Với văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là một trong những vấn đề có ý nghĩa “ thời sự” , nó không chỉ diễn ra ở thời điểm ra đời của văn bản mà nó tác động và ảnh một cách sâu rộng trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay và cả tương lai. Chính vì vậy khi học văn bản nhất thiết giáo viên phải có những kiến thức nhất định về lịch sử, phải hiểu được tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ của các cường quốc kể từ sau đại chiến, hiểu được hậu quả ghê gớm mà chiến tranh để lại cho nhân loại. Cụ thể giáo viên tích hợp với Lịch sử lớp 9: Bài 11: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
 c. Tích hợp với môn Giáo dục công dân: 
 Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” giáo viên tích hợp với : 
Lớp 6, bài 12: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.,Lớp 9, bài 4: Bảo vệ hòa bình.Giáo viên chỉ gợi lại kiến thức GDCD để nhắc lại : Theo công ước Liên hiệp quốc trẻ em có nhiều quyền và nghĩa vụ riêng, vậy tại sao một số quốc gia trên thế giới có thể phá vỡ công ước đã được kí kết? Từ đó nêu vấn đề: vậy liên hiệp quốc cũng cần có những quy định nghiêm ngặt với những quốc gia vi phạm gây chết chóc, đau thương cho trẻ em, hạn chế sự phát triển của trẻ em.
 Ngoài ra ở phần kết bài giảng giáo viên cho học sinh hiểu được hòa bình là mong muốn của không chỉ một cá nhân, một quốc gia mà là của toàn nhân loại. Chúng ta cần làm gì để chung tay ngăn chăn chiến tranh , bảo vệ hòa bình.
 d. Tích hợp môn Sinh học:
 Đây là môn học không có nhiều nét tương đồng về nội dung với Ngữ văn nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Tuy nhiên với văn bản này giáo viên cần vận dụng kiến thức về Sinh học để học sinh hiểu được tác hại ghê gớm của chiến tranh vũ khí hạt nhân để lại cho con người, làm cho con người dị dạng, sinh ra tật nguyền. Cụ thể vân dụng kiến thức bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người ( Sinh học 9)
 e. Tích hợp với môn Mĩ thuật:
 Trong quá trình dạy các văn bản nói chung và văn bản nhật dụng “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nói riêng, việc lựa chọn những bức tranh, bức hình đẹp, có ý nghĩa để thuyết trình, giảng dạy là vô cùng cần thiết và quan trọng. Việc lựa chọn và giảng dạy nó phải thực sự hiệu quả mà không cảm giác rườm rà, chiếu lệ, gượng gạo, các em hướng thú, bất ngờ với bài học . 
 Ở đây giáo viên nên chọn một vài bức ảnh thật sự có ý nghĩa, cho học sinh quan sát và cùng suy ngẫm, từ đó thuyết minh về sức hủy diệt ghê gớm chiến tranh, của vũ khí hạt nhânNgoài ra GV sưu tầm một số hình ảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
 Thứ ba: Đọc, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tranh ảnh, video... có liên quan:
- Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tiến hành tham khảo sgk, sgv, sách thiết kế bài giảng, một số bài tích hợp có trên internet, sưu tầm tranh, ảnh, video có liên quan
- Tham khảo các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục có liên quan đến vấn đề tích hợp.
 Thứ tư. Xây dựng kế hoạch dạy học (soạn giáo án)
 Sau khi xác định mục tiêu, nội dung và kiến thức, nghiên cứu tài liệu tham khảo cho bài học tôi tiến hành soạn giáo án. Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công hay không của tiết dạy. Để soạn được giáo án hoàn chỉnh ở tiết học này cần trải qua một số bước sau:
 Bước 1: 
- Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 * Kiến thức :
+ Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
+ Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận của văn bản
 * Kỹ năng :
 Kĩ năng bài học: : Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về 1 vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh cho hoà bình của nhân loại
 Kĩ năng sống : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề....
 * Thái độ :
+ Giáo dục cho học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập 
+ Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn hòa bình, có những việc làm cụ thể để giữ gìn, bảo vệ hòa bình.
 * Năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực tự học
- Lựa chọn các môn học cần vận dụng tích hợp trong bài: Âm nhạc, Lịch sử, GDCD, Mỹ thuật, Sinh học.
 Bước 2: Chuẩn bị bài giảng, đồ dùng, phương tiện dạy học.
+ GV: Soạn bài, máy chiếu, bút dạ, giấy A4, nam châm, sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh, các cuộc khủng bố trên toàn thế giới.
+ HS : soạn bài ở nhà, đọc và tìm hiểu các nội dung về lịch sử (lớp 9), GDCD(lớp 6, 9), Sinh học ( lớp 9)có liên quan đến bài học.
 Bước 3: Dự kiến phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp:Thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật : động não, chia nhóm, trình bày một phút, xác định giá trị bản thân
 Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp:
* giới thiệu bài mới: 
 GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát “ Chúng em cần hoà bình” kèm theo một số hình ảnh trẻ em đang vui chơi....và hỏi học sinh: Bài hát nói về khát vọng và mong muốn gì của con người nói chung và trẻ em nói riêng?
 - HS có thể trình bày
 - GV kết nối với HS, dẫn dắt và giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
 Ở hoạt động này cần cho học sinh tìm hiểu các nội dung sau:
- Hoàn cảnh ra đời của văn bản. 
 Gv có thể hỏi học sinh: Dựa vào phần chú thích sgk hãy cho biết văn bản ra đời trong bối cảnh như thế nào? Hs có thể dựa vào kiến thức Lịch sử đã học ở bài 11: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai( lịch sử 9) để trả lời: 
- GV yêu cầu HS đọc văn bản và tìm hiểu từ khó
- GV yêu cầu HS chia bố cục và khái quát bố cục bài, nêu luận điểm, luận cứ, nhận xét cách lập luận của văn bản.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
 Ở hoạt động này giáo viên cần cho học sinh hiểu được những nội dung sau:
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguy cơ ghê gớm của chiến tranh vũ khí hạt nhân.
+ Ở phần này giáo viên cho học sinh đọc lại văn bản và khái quát ngắn gọn những dẫn chứng chứng minh nguy cơ ghê gớm của chiến tranh vũ khí hạt nhân
+ Gv tích hợp môn Mĩ thuật, Sinh học: chọn và chiếu một số bức tranh, ảnh về bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân, từ đó thuyết minh về sức công phá ghê gớm của nó, có thể để lại di chứng nặng nề cho con người.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tốn kém do chạy đua vũ trang.
+ Ở nội dung này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm văn bản và thảo luận nhóm thông qua bài tập để đối chiếu so sánh những tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang.
+ Gv tích hợp môn Giáo dục công dân : Chiến tranh xảy ra, đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất, thương tâm nhất là trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo ở một số nước chậm phát triển, cuộc sống của chúng đáng ra phải được vui chơi, được sống trong hòa bình hợp tác. Vậy mà thực tế họ trở thành nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách tác giả lập luận dùng từ ngữ, cách soa sánh trong bài.
+ Đặc biệt cho học sinh tìm hiểu lời bình luận của Mác- két ở phần cuối đoạn văn. Từ đó cho thấy tác dung của kiểu bài nghị luận không chỉ lập luận, đưa lí lẽ , chứng cớ mà đan những câu bình luận vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.
4. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của chúng ta trong việc ngăn chặn chiến tranh vũ khí hạt nhân:
+ GVyêu cầu HS đọc phần thứ 4 của văn bản và nêu nhiệm vụ cụ thể và sáng kiến của tác giả đưa ra trong bài.
+ Giáo viên Tích hợp GDCD (bài 4 – lớp 9) liên hệ thực tế hiện nay cộng đồng quốc tế đã và đang làm gì để ngăn chặn chiến tranh vũ khí hạt nhân?Với Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp gì trong việc ngăn chặn chiến tranh, xây dựng đất nước hòa bình? GV

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_bai_dau_tranh_cho_mo.doc