SKKN Kinh nghiệm cách phòng tránh chấn thương trong giảng dạy thể dục thể thao ở trường THCS
* Lý do chọn đề tài: Chúng ta đều thừa nhận với nhau rằng: Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người, không có sức khoẻ thì khó có thể làm được điều gì. Arixtốt, nhà triết học Hy Lạp đã từng nói: ‘Không cái gì làm tiêu hao và phá huỷ con người hơn là sự ngưng trệ vận động’. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: ‘Giữ gìn Dân chủ, xây dựng Nước Nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ ‘(Sức khoẻ và thể dục; Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1984, tập 4 trang 122).
Đối với việc đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - vấn đề giáo dục thể chất và thể thao học đường càng thực sự quan trọng. Nó góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không ngừng phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp các ngành trong đó có Giáo dục đào tạo, Y tế và thể dục thể thao. Thấy được vai trò của việc tập luyện thể dục thể thao đối với đời sống con người, trong chương trình Giáo dục Trung học cơ sở các buổi ngoại khoá, các trò chơi hay các cuộc thi về thể thao để giúp học sinh có ý thức rèn luyện sức khoẻ, có hứng thú, đam mê với thể thao - một nét văn hoá của đời sống dân tộc Việt Nam.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỈM SƠN **************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG GIẢNG DẠY THỂ DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG THCS Người thực hiện: Cù Thị Kim Quang Chức vụ: Tổ trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn – Bỉm Sơn SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Thể dục BỈM SƠN, NĂM 2017 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) 2 1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 3 1.3 Đối tượng - Thời gian nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề “Chấn thương trong giảng dạy thể dục thể thao ở trường THCS” 4 2.2 Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao ở trường THCS hiện nay 5 a.Về học sinh 5 b.Về giáo viên 6 c.Về cơ sở vật chất 6 d.Về chương trình 6 2.3 Một số giải pháp áp dụng để phòng tránh và xử lý chấn thương trong tập luyện TDTT 8 a.Công tác tham mưu 8 b.Công tác giảng dạy 9 c.Công tác tổ chức các cuộc thi đấu 13 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 14 Công tác phối hợp phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác để giáo dục thể chất cho học sinh 15 3 Kết luận,kiến nghị a. Kết luận 15 b. Kiến nghị 16 1. Mở đầu: 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: * Lý do chọn đề tài: Chúng ta đều thừa nhận với nhau rằng: Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người, không có sức khoẻ thì khó có thể làm được điều gì. Arixtốt, nhà triết học Hy Lạp đã từng nói: ‘Không cái gì làm tiêu hao và phá huỷ con người hơn là sự ngưng trệ vận động’. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: ‘Giữ gìn Dân chủ, xây dựng Nước Nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ ‘(Sức khoẻ và thể dục; Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1984, tập 4 trang 122). Đối với việc đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - vấn đề giáo dục thể chất và thể thao học đường càng thực sự quan trọng. Nó góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không ngừng phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp các ngành trong đó có Giáo dục đào tạo, Y tế và thể dục thể thao. Thấy được vai trò của việc tập luyện thể dục thể thao đối với đời sống con người, trong chương trình Giáo dục Trung học cơ sở các buổi ngoại khoá, các trò chơi hay các cuộc thi về thể thao để giúp học sinh có ý thức rèn luyện sức khoẻ, có hứng thú, đam mê với thể thao - một nét văn hoá của đời sống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là trong luyện tập thể dục thể thao chấn thương - kẻ thù của sức khoẻ - luôn rình rập và đe doạ con người. Thực tế đã chứng minh có nhiều người bị chấn thương trong tập luyện và thi đấu dẫn đến sự giảm sút về sức khoẻ, thể lực hoặc phải chia tay với bộ môn mà mình yêu thích thậm chí còn phải đánh đổi cả tính mạng, và như thế là đi ngược lại với mục đích tập luyện thể dục thể thao. Ở trường THCS, một nơi mà các đối tượng cần được rèn luyện về thể chất rất hiếu động và có tính hiếu kỳ, các em muốn thử sức mình ở các lĩnh vực và các nội dung mới lạ thì vấn đề phòng tránh và xử lý chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao lại càng được quan tâm hơn hết. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu nội dung của đề tài giúp bản thân nhận thấy rằng: Muốn đảm bảo sức khoẻ học tập bộ môn thể dục không xảy ra chấn thương đòi hỏi học sinh phải hiểu được tại sao phải tập luyện TDTT thường xuyên một cách có hệ thống và đúng phương pháp khoa học. Nắm được cơ chế biến đổi năng lượng hoạt động của cơ thể trong tập luyện và nghỉ ngơi để từ đó có thái độ đúng đắn trong rèn luyện thân thể. Mục đích chính của đề tài: Giảm thiểu tới mức tối đa các chấn thương thường gặp ở học sinh để biết cách phòng tránh trong các giờ học thể dục. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đề tài tôi cần nghiên cứu và áp dụng là:”Kinh nghiệm cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT ở trường THCS. Hy vọng đây là lời giải đáp cho những băn khoăn, vướng mắc của một số giáo viên giảng dạy ở trường THCS hiện nay. 1.3. ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN: - Đối tượng: Học sinh THCS - Thời gian: Thực hiện trong 2 năm: Năm học: 2015- 2016 Năm học: 2016 - 2017 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau đây: a. Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan: Trong qúa trình nghiên cứu đề tài tôi đọc nhiều tài liệu khác như: - Giáo trình sinh lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. - Giáo trình sinh lý học thể dục, thể thao. - Giáo trình sinh lý học lứa tuổi. - Sách huấn luyện điền kinh. Qua quá trình tìm hiểu về các đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động lứa tuổi học sinh THCS và giúp tôi hiểu rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết, tìm ra các phương pháp tập luyện hiệu quả có tác dụng nhằm giáo dục cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT cho các em. b. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm và phỏng vấn: Điều tra quan sát quá trình học tập môn thể dục của các em đặt ra các câu hỏi cho giáo viên dạy thể dục và học sinh trường THCS Lê Quý Đôn để từ đó có nhận định, đánh giá đúng về tình trạng và điều kiện học tập, giảng dạy. c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Khi nghiên cứu đề tài tôi tiến hành thực nghiệm trên số học sinh của lớp 7b, 7c tiến hành theo phương pháp tự đối chiếu. Thực hiện các bài tập trong 5 tuần sau đó lấy kết quả so sánh đối chiếu trước thực nghiệm và sau khi tiến hành áp dụng bài tập. Thông qua đó làm sáng tỏ hiệu quả đạt được của bài tập. d. Phương pháp toán thống kê trong thể dục, thể thao: Sử dụng phương pháp này trong thể dục thể thao, để đánh giá, xử lý số liệu đã thu nhập được, 2. NỘI DUNG: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “CHẤN THƯƠNG TRONG TDTT”: Thể dục là bộ phận của sự nghiệp giáo dục nhằm giúp cho sự phát triển hài hoà cơ thể, nâng cao thể lực và sức khoẻ con người. Thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực con người, thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, thi đấu theo những quy tắc nhất định (theo từ điển tiếng Việt) Như vậy thể dục thể thao là bộ môn vận động và cơ thể con người trong luyện tập thể dục thể thao là cơ thể vận động. Lý luận về giáo dục thể chất đã chỉ rõ: “Bộ máy vận động của cơ thể gồm xương, dây chằng và cơ là thần kinh điều khiển hoạt động của cơ trong đó xương, dây chằng và cơ và bộ phận ngoại vi trực tiếp thực hiện các động tác” và “các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, máu đảm bảo cung cấp oxi và vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bộ máy vận động của cơ thể hoạt động” chúng chịu sự điều khiển chung của hệ thần kinh trung ương. Ở học sinh cấp 2 đang trong lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi cơ thể phát triển sức mạnh nhưng vẫn chưa đầy đủ và đang dần dần được hoàn thiện. Tất cả các bộ phận của cơ thể về trạng thái cũng như chức năng đều chưa bằng được người lớn hơn nữa đến cuối cấp học sinh vào tuổi dậy thì nên còn có những biến đổi mất cân đối tạm thời giữa các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Bộ não của các em trong lứa tuổi này đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, tế bào thần kinh còn đang non yếu, hoạt động của thần kinh chưa được ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì vậy khi tập luyện các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian quá dài, nội dung nghèo nàn hình thức hoạt động đơn điệu, thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Ở tuổi này nhìn chung bắp thịt của các em mảnh dẻ, phát triển chậm hơn sự phát triển của xương chủ yếu phát triển mạnh về chiều dài , từ 15 đến 16 tuổi bắp thịt dần dần phát triển chiều ngang. Mặt khác các cơ co và cơ to phát triển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ ...Hơn nữa tim và phổi của lứa tuổi này đang trong tình trạng phát triển chậm và chưa hoàn chỉnh, các ngăn đựng túi phổi đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn non ... Tuy nhiên các động tác vận động bẩm sinh của con người vốn rất hạn chế, phần lớn các động tác vận động là phản xạ có điều kiện. Tức là được hình thành trong quá trình sống, do tập luyện. Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. Trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của con người. Chấn thương là tình trạng thương tổn ở một bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài (theo từ điển tiếng Việt). Chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là những trạng thái thương tổn ở một bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do các lỗi trong tập luyện thể dục thể thao gây ra. Hiểu và nắm một cách vững chắc các vấn đề vừa nêu trên chúng ta sẽ biết cách phòng tránh hoặc xử lý kịp thời các chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao, giúp cho việc bảo vệ sức khoẻ, thể lực của học sinh, từ đó các em có thể tiếp tục tham gia tập luyện thể dục thể thao cũng như tham gia vào mọi hoạt động khác trong học tập và trong đời sống. Không để chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao xảy ra, đó là hạnh phúc của giáo viên, học sinh, của gia đình và xã hội. 2.2- THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY. a. Về học sinh: Càng ngày học sinh càng yêu thích tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt khi tổ chức các cuộc thi các em tham gia một cách hào hứng, tích cực. Một số em đạt thành tích cao trong một số bộ môn như đá cầu, đá bóng, cầu lông trong tập luyện và thi đấu một số em đã chú ý đến trang phục như quần áo thể thao, dày ba ta cũng như sức khoẻ để không ảnh hưởng đến tập luyện đồng thời biết quan tâm lo lắng tới điều kiện tập luyện để không gây ra chấn thương. Học sinh phần lớn rất hiếu động, ham mê thể thao nhưng thường tham gia tập luyện, thi đáu một cách nóng vội, tuỳ tiện, ngẫu hứng. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi dậy thì thể hiện rất rõ trong tập luyện, muốn tự khẳng định minh nên nhiều khi bốc đồng, một số học sinh đã ăn uống quá nhiều trước và sau khi tập luyện, trong khi tập luyện nhiều em đã không tuân thủ đúng nội quy. Học sinh ở địa bàn chúng tôi chủ yếu là học sinh con gia đình công nhân viên chức, một số học sinh là con gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế cũng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc ăn mặc đúng trang phục tập luyện một cách đồng loạt là rất khó. Những điều ấy đã góp phần làm gia tăng chấn thương trong khi tập luyện, thi đấu. b) Về Giáo viên: Giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình được đào tạo bài bản về chuyên môn và có trình độ đạt chuẩn. Tuy nhiên việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và bộ phận y tế nắm vững tình trạng sức khỏe của học sinh chưa được chú trọng. Công tác tham mưu trong việc bố trí giờ dạy trên thời khoá biểu của nhà trường cũng chưa được hợp lý. c) Về cơ sở vật chất: Từ khi triển khai chương trình mới, cơ sở vật chất cho bộ môn thể dục đã được tăng cường nhưng về địa điểm sân bãi, điều kiện tập luyện cũng chưa thật đảm bảo. Ví dụ: Học sinh tương đối đông, có lúc 2 lớp có tiết thể dục, sân bãi hẹp, chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, khi trời nắng thì quá bụi, khi mưa xuống bãi trượt, lầy. Đặc biệt cán bộ y tế tại trường không có, việc khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh còn nhiều khó khăn. d) Về chương trình: Chương trình mới tăng cường tính thực hành, số lượng tiết dạy lý thuyết rất ít. Vấn đề “chấn thương trong tập luyện TDTT” chỉ học trong 2 tiết ở lớp 7. Các nội dung như chạy, nhảy, ném bóng là những nội dung đòi hỏi có thể lực, kỹ thuật và đó là những nội dung dễ gây ra chấn thương nếu công tác chuẩn bị không tốt và quy trình thực hiện không đúng dễ xảy ra chấn thương. Hoặc việc bố trí thời khoá biểu của các trường tiết 5 (buổi sáng), tiết 1 (Buổi chiều). Thêm vào đó quy cách sân bãi chưa đúng kích cỡ, số lượng cát ít. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra chấn thương. Từ thực trạng trên dẫn đến hậu quả khi tập luyện TDTT ở trường chúng tôi trong các năm trước đây đã xẩy ra những chấn thương tuy rằng không nặng nhưng đó cũng là bài học cảnh tỉnh cho giáo viên bộ môn ở trường nói riêng và các trường nói chung. Cụ thể là: Năm học Số lớp Số học sinh Số bị chấn thương 2014 - 2015 13 545 1 (xây xát ngoài da) 2015 - 2016 14 594 Không 2016 - 2017 15 648 Không Và chúng tôi đã thống kê các loại chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT ở trường chúng tôi (và ở các trường lân cận) là: 1 - Xây xát ngoài da 2 - Choáng, ngất. 3 - Bong gân. 4 - Tổn thương khớp và sai khớp. 5. Gãy tay hoặc gãy chân. Xuất phát từ thực tế này chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề giảm thiếu chấn thương tối đa làm thế nào để cải thiện tình hình thực tế. Có lẽ đó là nỗi trăn trở của nhiều đồng nghiệp có lương tâm, trách nhiệm. 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN TDTT. Như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy chấn thương xảy ra do rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Bởi vậy không chỉ cải thiện tình hình bằng một vài giải pháp đơn lẻ mà tiến hành đồng bộ cả một hệ thống giải pháp. Cũng phải nói rằng các giải pháp này không phải như liều thuốc của các vị tiên hễ dùng là khỏi. Nhưng dẫu sao giảm được một trường hợp chấn thương cho học sinh cũng là điều đáng quý. Sau đây chúng tôi xin trình bầy các giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện. a. Công tác tham mưu: Vào đầu năm học, giáo viên bộ môn thể dục đã họp để thống nhất một số ý kiến tham mưu cho lãnh đạo trường. Cụ thể là: * Những đề xuất với Ban giám hiệu: - Việc xếp thời khoá biểu: Không xếp giờ thể dục vào các tiết 5 đối với khối buổi sáng và tiết 1 đối với khối buổi chiều, hạn chế bố trí 2 lớp học thể dục cùng lúc để có đủ sân bãi tập luyện. Cũng không xếp hai tiết thể dục của cùng một lớp vào buổi hay các buổi liền kề nhau mà nên rải đều trong tuần. - Về mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất: Mua thêm một số dụng cụ dạy học còn thiếu, san đắp, là phẳng hoặc trồng cỏ trên mặt sân, bố trí các hố nhảy hợp lý. Mua một số thuốc men để sơ cứu khi có chấn thương xẩy ra. - Việc phối hợp với cán bộ y tế, giáo viên chủ nhiệm để khám sức khỏe đầu năm học và sức khỏe định kỳ cho học sinh. * Với phụ huynh học sinh: Tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh trang bị giày và trang phục thể thao cho học sinh. Nếu không thể mua quần áo thể thao thì chí ít các em cũng có những trang phục có độ co giãn, dễ vận động và thấm hút mồ hôi. Ngoài ra qua cuộc họp phụ huynh cũng đề xuất phụ huynh nhắc nhở học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ở nhà để đảm bảo đúng nguyên tắc hệ thống. b. Công tác giảng dạy: Khi được giao nhận lớp giảng dạy, vào đầu năm học giáo viên thể dục phải có bảng theo dõi kết quả kiểm tra sức khoẻ của bộ phận y tế giao lại đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm được một số tình hình khác liên quan đến tình trạng sức khoẻ và thể lực của từng học sinh. Bên cạnh đó phải dạy tốt chương I “Phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao” ở lớp 7 cho học sinh. Muốn dạy tốt bài này giáo viên phải nắm chắc các chấn thương thường gặp và cách phòng tránh qua sách giáo viên thể dục 7 và sách tham khảo có liên quan đến vấn đề này. Với các khối lớp không được bố trí nội dung này thì giáo viên cũng nên nhắc lại để các em nhớ, đặc biệt những nội dung xác suất chấn thương xẩy ra lớn nhất thiết giáo viên phải lưu ý để học sinh có ý thức đề phòng. Chẳng hạn khi dạy nội dung “chạy”, giáo viên cần chỉ rõ cho các em đề phòng các chấn thương có thể xẩy ra là choáng, ngất, trật khớp. Dù dạy thành các tiết riêng hay lồng ghép vào bài mới thì người giáo viên cũng cần giúp học sinh nắm các chấn thương thường gặp, cách phòng tránh và cách xử lý khi chấn thương xẩy ra. Sau đây là một số chấn thương thường gặp mà tôi đã giải thích cho học sinh: * Trạng thái choáng ngất: Choáng ngất có biểu hiện mặt tái, chóng mặt, buồn nôn, mạch chậm và yếu, chân tay bủn rủn thậm chí ngất đi. Lý do choáng: Có thể do thể lực yếu, do thời tiết quá nắng hoặc do dừng lại đột ngột sau khi chạy tương đối nhanh, sự co bóp của cơ thể đẩy máu về tim bị gián đoạn làm cho não bị thiếu máu, do máu tụ ở chi dưới nhiều. Cách đề phòng: Thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện, không dừng lại đột ngột, sau khi về đích nên tiếp tục chạy nhẹ nhàng, ngừng vận động dần dần. Nếu xẩy ra choáng cần cho người bị nạn nằm ngửa, đầu thấp hơn thân mình, có thể cho thở các chất kích thích để kích thích tim và phổi. Nếu ngất cần hô hấp hoặc xoa bóp tim ngoài lồng ngực. * Hạ đường huyết: Hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý do hàm lượng đường trong máu bị giảm xuống dưới mức bình thường tối thiểu. Thường gặp trong chạy việt dã, bóng đá hoặc một số môn khác mà người tập luyện không đánh giá hết khả năng của mình nên đã cố thực hiện một hoạt động quá sức về thời gian hoặc cường độ Dấu hiệu chính của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái, hoa mắt, mồ hôi ra nhiều, chóng mặt, mạch đập nhanh nhưng hơi yếu, đồng tử giãn, cảm giác đói cồn cào, tri giác giảm sút, động tác rối loạn, trong các trường hợp nặng có thể ra mô hôi lạnh, mất các phản xạ và co giật, áp huyết hạ. Đề phòng hạ đường huyết bằng cách: Ăn uống đủ lượng cho phép trước khi tập luyện và thi đấu, tiếp thêm đường trên cự ly chạy (nếu các cuộc thi đấu kéo dài). Nếu đã xảy ra hiện tượng hạ đường huyết xử lý bằng cách: Cho uống nước đường, nước gừng. Trường hợp ngất cần được cấp cứu ngay (tiêm glucôza, thuốc trợ tim). * Say nắng, say nóng: Say nắng, say nóng xảy ra do mặt trời chiếu trực tiếp vào cơ thể với cường độ mạnh và do cơ thể bị quá nóng. Biểu hiện của say nắng, say nóng là cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, sốt, ù tai, hoa mắt, rối loạn hoạt động tim mạch và hô hấp, có thể bị ngất. Đề phòng say nắng, say nóng bằng cách: Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát, có bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo, để nạn nhân nằm đầu cao, sau đó chườm lạnh, khi cần phải kích thích hoạt động của tim và hô hấp nhân tạo. * Xây xát nhẹ ngoài ra: Xây xát nhẹ ngoài da do không cẩn thận trong tập luyện. Xây xát có thể làm trầy da, rớm máu. Đề phòng xây xát bằng cách chú ý tập luyện đúng quy định, cẩn thận trong từng động tác. Nếu xây xát xẩy ra nên vệ sinh chỗ xây xát bằng nước ấm và oxi già, băng bó để giữ vệ sinh cho vết thương. * Chấn thương nặng: Chấn thương nặng xẩy ra cũng do nguyên nhân như không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện, không đảm bảo yêu cầu an toàn về trang thiết bị đường chạy không đảm bảo bằng phẳng, dụng cụ tập luyện không đúng quy định; phân nhóm sức khoẻ không đúng, ý thức kỷ luật của học sinh kém, vi phạm các quy định và luật thi đấu có các hành vi xấu trong tập luyện và thi đấu, không chú ý khi thực hiện các động tác chấn thương nặng có nhiều loại như: Chảy máu, chấn thương kín không rách da, giãn và đứt dây chằng, sai khớp, gãy xương. Đề phòng các chấn thương nặng bằng cách khắc phục các nguyên nhân trên một cách triệt để. Cấp cứu các chấn thương nặng bằng cách: + Máu chảy nhiều: Cầm máu bằng cách ấn đè lên động mạch phía trên vết thương hoặc co gấp khớp nếu mấu chạy ở tứ chi và cuốn ga rô cầm máu. Với vết thương máu chảy ít thành từng giọt chỉ cần băng chặt vết thương và vô trùng, sau đó nâng cao bộ phận bi thương lên là đủ để làm cho máu ngừng chảy. + Chấn thương kín không rách da (bầm, đập): Do va chạm vào các vật cứng hay bị chèn ép các vật nặng: Nên chườm lạnh lên vùng bị chấn thương để hạn chế chảy máu trong, cần để nạn nhân nằm yên và có thể băng chặt vùng bị thương,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_cach_phong_tranh_chan_thuong_trong_giang_da.doc