SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý Luận văn học đặt ra trong tác phẩm

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý Luận văn học đặt ra trong tác phẩm

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi Văn là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Hơn nữa bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng.

Và đối với cuộc đời người giáo viên quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất lượng mũi nhọn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy học sinh nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, giáo viên luôn dày công, dốc sức tìm tòi sáng tạo không ngừng để có phương pháp và cách thức ôn luyện hiệu quả nhất. Sự gian nan ấy được khẳng định bằng kết quả của mỗi kì thi, mỗi con điểm, mỗi giải mà các em đạt được.

 

doc 19 trang thuychi01 15713
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý Luận văn học đặt ra trong tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi Văn là những học sinh có tố chất đặc biệt khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Hơn nữa bồi dưỡng học sinh giỏi không có một giáo án, một mô típ chung nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự nỗ lực tìm tòi không ngừng của thầy cô. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. 
Và đối với cuộc đời người giáo viên quả thực, chẳng gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và tự hào khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất là chất lượng mũi nhọn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy học sinh nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, giáo viên luôn dày công, dốc sức tìm tòi sáng tạo không ngừng để có phương pháp và cách thức ôn luyện hiệu quả nhất. Sự gian nan ấy được khẳng định bằng kết quả của mỗi kì thi, mỗi con điểm, mỗi giải mà các em đạt được. 
Những năm gần đây, hoà cùng dòng chảy đổi mới giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển toàn diện ở học sinh về kiến thức, kĩ năng, đề thi Học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ văn lớp 9 có nhiều đổi mới. Kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai dạng bài thường gặp trong đề thi. Các dạng bài nghị luận văn học các em thường gặp đó là nghị luận về một tác phẩm; Nghị luận về một nhân vật; Nghị luận về một khía cạnh, phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm; Nghị luận về một vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm... Trong đó kiểu bài: Nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm chiếm ưu thế lớn. Với dạng đề này, giáo viên bồi dưỡng và nhất là học sinh gặp nhiều khó khăn. Bởi dạng bài yêu cầu các em không chỉ cảm thụ được tác phẩm mà còn phải có kiến thức lý luận văn học nhất định để từ đó biết vận dụng khả năng quan sát, phát hiện, suy ngẫm và có kỹ năng dựng đoạn, diễn đạt và hoàn thiện bài viết. Trong khi đó, chương trình Ngữ văn THCS phần kiến thức lí luận cũng như kiểu bài này gần như các em không được trang bị nên mảng kiến thức về lí luận văn học nhiều học sinh còn mơ hồ. Vì vậy, các em trong đội tuyển mà tôi phụ trách làm bài còn nhiều hạn chế, không đạt yêu cầu như mong muốn. 
Đứng trước thực tế ấy, bản thân tôi vừa là cán bộ quản lý nhà trường vừa là giáo viên đứng đội tuyển, tôi rất băn khăn, trăn trở về vấn đề này. Làm thế nào để các em trong đội tuyển nắm vững và làm tốt được kiểu bài này? Bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và hướng dẫn cho các em các thao tác, kĩ thuật làm bài và tôi mạnh dạn bày tỏ quan điểm, kinh nghiệm qua việc chọn đề tài “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm” 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với phương pháp làm bài nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm sẽ giúp các em nâng cao kĩ năng viết bài, nâng cao năng lực tư duy, khả năng tổng hợp và có kiến thức tổng hợp về lí luận văn học. Để từ đó các em vận dụng giải quyết tốt các bài thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Kỹ năng viết bài: Nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm cho học sinh giỏi tỉnh lớp 9.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, thống kê thu thập số liệu: Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu được qua các bài kiểm tra dẫn đến quá trình nghiên cứu.
- Đọc kĩ những hướng dẫn cơ bản về kiểu bài nghị luận trong sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc thêm các tài liệu tham khảo từ đó rút ra kinh nghiệm hướng dẫn học sinh.
- Tham khảo thêm một số bài văn, đoạn văn mẫu về dạng bài này ở các sách tham khảo, nâng cao và tìm ra cái chung cơ bản để hướng dẫn cho học sinh.
- Viết các đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đặc trưng của bài nghị luận văn học. 
* Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
- Thông thường, nghị luận văn học có dạng cơ bản: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Tuy nhiên, đối với học sinh giỏi đề không chỉ dừng lại ở đó mà thường gắn với các vấn đề sau:
+ Nghị luận về một giai đoạn văn học.
+ Nghị luận về một vần đề mang tính lý luận được đặt ra trong tác phẩm.
+ Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
+ Nghị luận về một vấn đề mang tính chất so sánh đối chiếu trong văn học. 
- Những thao tác chính của văn nghị luận văn học: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng, so sánh,
2.1.2. Đặc trưng kiểu bài nghị luận về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong tác phẩm.
Đây là kiểu bài đưa ra các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch, các vấn đề thuộc phạm vi lý luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật, Để viết được bài văn hay và đúng cho kiểu bài này, học sinh cần có kiến thức lí luận sâu sắc để giải thích, cắt nghĩa và làm nổi bật vấn đề nghị luận. 
* Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học đặt ra trong tác phẩm là phát huy năng lực và tư duy cho học sinh. Để rèn luyện được kiểu bài này đòi hỏi học sinh: 
Yêu cầu về kiến thức: + Học sinh phải nắm được kiến thức về lý luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả, quan điểm sáng tác
+ Các em phải biết phát hiện những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm từ đó biết diễn ý thành những đoạn văn có liển kết ý chặt chẽ trong bài viết nhằm làm nổi bật đối tượng được đề cập đến trong bài viết
Yêu cầu về phương pháp: + Phải nắm vững dạng đề, phải hiểu đúng toàn diện nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định đề bài đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn đề là gì?
+ Đặc biệt học sinh phải nắm vững phương pháp làm bài, sử dụng thành thạo các kĩ năng phân tích, so sánh, chứng minh, khả năng tổng hợp, khái quát, nâng cao. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với học sinh lớp 9 nói chung và các em học sinh giỏi nói riêng viết bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ, về một tác phẩm truyện đã khó, viết bài nghị luận về vấn đề lý luận đặt ra trong tác phẩm lại càng khó hơn. Thường thì các em ngại viết dạng bài này bởi nó đòi hỏi năng lực cảm thụ, khả năng tư duy nhận biết và phát hiện vấn đề nghị luận chính của bài được thể hiện dưới dạng lý luận văn học, đồng thời thấy được những giá trị đặc sắc của từng tác phẩm, những phẩm chất của các nhân vật và biết khái quát đánh giá nâng cao. Bên cạnh đó các em thường lúng túng không biết viết như thế nào? Cách viết ra sao? Theo trình tự nào? Cái gì viết trước, cái gì viết sau? Cho nên bài viết thường không có chất lượng. Từ những đề bài nghị luận dạng này tôi đã quan sát và phát hiện các em rất khó để hoàn thành bài viết như mong muốn. Từ đó ảnh hưởng đến các bài thi của các em với kết quả không như ý. 
 Thực tế, trong quá trình học bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, nhất là khi làm bài, nhận thức của nhiều học sinh, các em còn mơ hồ hoặc ngộ nhận các khái niệm và ý nghĩa nội hàm, hiểu sai hoặc nhầm lẫn các khái niệm, thuật ngữ của kiến thức lí luận. Quan trọng hơn, từ đó dẫn đến học sinh chưa giải quyết được một cách chính xác, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu đề bài, hoặc viết còn rất sơ sài, chung chung. Và kết quả trong các kỳ thi học sinh giỏi đã cho thấy rõ điều đó.
* Theo tôi có nhiều nguyên nhân các em không làm tốt dang bài này bởi:
 - Trong bộ môn Văn học thì phần Lí luận văn học thực sự khó hơn cả vì nó đòi hỏi người học phải có một trình độ tư duy và kiến thức nền tảng nhất định. Đứng trước thực tế này, cả người dạy và người học đều gặp những thách thức. 
- Các em không được học lí luận văn học cũng như kiểu bài nghị luận này trong chương trình chính khóa. Mặt khác đây lại là kiểu bài đòi hỏi yêu cầu cao: cách viết, diễn đạt, khả năng tư duy tổng hợp.
 - Các tài liệu hướng dẫn cũng như viết về dạng bài này để tham khảo cũng rất hạn chế nên các em chưa được tiếp cận.
 Qua khảo sát với số lượng học sinh khá và giỏi gồm 35 em trong đội tuyển của huyện đang ôn luyện cho kì thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2014-2015 khi chưa được tôi hướng dẫn kỹ năng làm kiểu bài này thì kết quả như sau: 
 Phân loại
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
4
11 %
19
54 %
12
35%
0
0,0%
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Trang bị cho học sinh kiến thức về lý luận văn học.
Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể. Để học sinh có thể làm tốt kiểu bài này, theo tôi ngoài việc trang bị kiến thức tác phẩm, rèn luyện kỹ năng làm bài thì kiến thức lý luận văn học là mảng kiến thức rất quan trọng. Tôi thiết nghĩ, đối với đối tượng là học sinh giỏi, được trang bị kiến thức lý luận văn học giúp học sinh có những bình luận, đáng giá, nhận xét chuẩn xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, vững vàng về luận điểm, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ, giúp học sinh khắc phục nhược điểm bài văn thiếu chiều sâu. 
+ Bản thân tôi luôn nhận thức rõ kiến thức phân môn Lý luận văn học thường là tồn tại dưới dạng nguyên lý nên thường khô khan, khái quát, trừu tượng, khó hiểu, khó có thể gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh, tôi đã cố gắng diễn giải lại một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất.
+ Mặt khác, tôi in thành tài liệu cho học sinh đọc và tìm hiểu trước theo định hướng trước với mục đích để học sinh bước đầu có những hiểu biết nhất định những nội dung chính của từng chuyên đề.
+ Tiếp theo, trong quá trình tự nghiên cứu, học sinh sẽ ghi nhận lại những từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ khó hiểu, những nguyên lý còn cảm thấy mơ hồ để sau đó sẽ trao đổi trong nhóm học tập với nhau hoặc trao đổi lại với giáo viên nếu thấy cần thiết.
 + Khi học sinh hiểu rõ các vấn đề lí luận cần thiết rồi thì sẽ được tôi yêu cầu trình bày lại kiến thức mình đã nắm bắt được thông qua những hình thức như thuyết trình trước lớp học, viết bài kiểm tra trên giấy Khi đó, học sinh sẽ tái hiện kiến thức theo cách hiểu của mình, tôi sẽ bổ sung nếu chưa đầy đủ, sẽ sửa chữa nếu các em hiểu chưa đúng
 Ví dụ: Một số chuyên đề lý luận văn học cơ bản mà tôi đã bồi dưỡng, trang bị cho học sinh đội tuyển của mình như: Đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại; Phong cách nghệ thuật; Bản chất của lao động nghệ thuật; Giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời sống; Nhân vật trong tác phẩm văn học...
* Cứ như vậy tôi cung cấp, trang bị kiến thức lí luận văn học cho các em một cách thật nhẹ nhàng, tự nhiên không khiên cưỡng. Vốn kiến thức các em ngày càng được bồi đắp, mở rộng dần và trên nền nắm những kiến thức lí luận cơ bản nhất các em có thể áp dụng làm nhiều đề khác nhau. Như vậy, qua lí luận văn học học sinh có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm, từ lí luận để tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm.
2.3.2. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh nắm chắc, hiểu sâu, thấu đáo và toàn diện kiến thức về tác phẩm. 
Trong thực tế khi được phân công đứng đội tuyển mỗi giáo viên đều trăn trở và lo lắng tìm cho mình một phương pháp ôn luyện, bồi dưỡng tốt nhất. Song thực tế cho thấy khi dạy đến kiểu bài này giáo viên quan niệm đây là dạng bài khó vì thế họ cho rằng cần ôn tập đi ôn tập lại, làm nhiều đề học sinh sẽ nhừ, sẽ thấm, sẽ ngấm nên có nhiều giáo viên rất vội vàng, ngay lập tức đi vào giải quyết các dạng đề, các kiểu bài cụ thể . Tôi nghĩ khác, làm nhà cũng cần có nền, có móng vững chắc vì vậy dạy đội tuyển cũng vậy kiến thức cơ bản về tác phẩm là nguyên liệu đầu tiên và không thể thiếu để xây cất nên các kiểu bài khác nhau. 
 Điều này tưởng như đơn giản và thừa đối với học sinh giỏi. Song đôi khi do sự chủ quan cũng có học sinh nắm chưa chắc kiến thức nên dễ hiểu sai, hiểu chưa đúng những nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện nên dễ suy diễn lệch lạc dẫn đến hiệu quả bài làm không tốt. Chính vì vậy khi bắt đầu bồi dưỡng khâu mà tôi đặc biệt quan tâm đó chính là cung cấp, hướng dẫn, bồi dưỡng cho các em nắm vững nắm chắc và toàn diện các đơn vị kiến thức thuộc về văn bản như: kiến thức văn học sử, tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật Có như vậy các em mới “ Có bột để gột nên hồ”.
2.3.3. Rèn luyện một số kỹ năng làm bài cụ thể.
Bước 1: Tìm hiểu đề.
Đây là một thao tác quan trọng và việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh là điều vô cùng cần thiết để giúp học sinh không lạc đề, xa đề và làm chủ được vấn đề nghị luận. Thực ra đây là một thao tác mà các bài lý thuyết văn nghị luận đã đề cập tới nhưng sự quan tâm của học sinh chưa nhiều và các em chưa có ý thức rèn nó thành một kĩ năng mà phần lớn các em bỏ qua bước này. 
Hơn nữa đề học sinh giỏi bao giờ cũng gắn với một nhận định nhận định lý luận văn học Vì vậy vấn đề nghị luận nằm ngay trong nhận định ấy. Nếu không tìm hiểu, phân tích kĩ đề học sinh sẽ không xác định đúng vấn đề nghị luận.
 + Việc đầu tiên là tôi yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để “hiểu ý người ra đề”. 
Ví dụ: 
 Đề bài: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật”.
Bằng những hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
+ Sau khi gạch chân những từ ngữ quan trọng học sinh sẽ dễ dàng xác định được vấn đề nghị luận của đề trên là: Chứng minh sự thành công Tình huống truyện và Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm Làng.
* Như vậy, rõ ràng điều quan trọng của phân tích đề là phải tìm ra được vấn đề nghị luận. Nếu học sinh xác định đề sai thì toàn bộ những lập luận sẽ hướng vào vấn đề sai đó. Hơn nữa, phân tích đề đúng mới giải thích đúng những từ ngữ quan trọng và xác định đúng hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết. Vậy nên phân tích đề có vai trò định hướng chuẩn cho bài viết. Bước này như tìm ra sợi chỉ đỏ - vấn đề nghị luận “ đan” xuyên suốt bài viết. 
Bước 2: Tìm ý
- Dùng những câu hỏi tìm ý để xác định luận điểm, luận cứ.
- Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu cụ thể của đề bài. 
Ví dụ: 
 (?) Ý kiến, nhận định trong đề bài đề cập đến vấn đề gì, thuộc phạm vi nào? 
 (?) Những thuật ngữ, những khái niệm lí luận văn học nào cần cắt nghĩa, giải thích? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?
(?) Nội dung ấy được biểu hiện như thế nào qua tác phẩm văn học tiêu biểu?
(?) Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hay một nhóm tác phẩm với hệ thống luận điểm, luận cứ nào? 
(?) Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào với tác gỉa, bạn đọc, thời đai?....
Bước 3: Cách lập dàn ý	
- Tuỳ theo đối tượng và phạm vi các vấn đề được đưa ra bàn bạc mà có thể có các cách triển khai khác nhau. 
- Là một bài nghị luận văn học nên bố cục của bài cũng có ba phần.Tuy nhiên chức năng của các phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, nghị luận một nhân vật, nghị luận dạng so sánh...Tôi thường hướng dẫn học sinh xây dựng khung dàn bài cho dạng đề này như sau:
• Mở bài: 
- Dẫn dắt và khái quát vấn đề nghị luận.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến, nhận định.
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng.
• Thân bài: 
- Giải thích, làm rõ ý kiến, nhận định để rút ra vấn đề nghị luận:
- Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm theo yêu cầu của đề với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 + Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,.
 + Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,
- Đánh giá, nâng cao vấn đề:
• Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
+ Phát biểu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân từ vấn đề nghị luận.
* Dàn bài minh họa
Đề bài  :(Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015)
Nguyễn Đình Thi từng quan niệm:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Trích Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.12 -13).
Em hiểu thế nào là điều mới mẻ, lời nhắn nhủ trong quan niệm của Nguyễn Đình Thi? Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy làm rõ điều mới mẻ và lời nhắn nhủ mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn góp vào đời sống.
Dàn bài cần trình bày được các ý cơ bản sau: 
Dàn bài khái quát
 Nội dung
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận
- Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan của các tác giả. Cho nên đến với mỗi tác phẩm văn học người đọc không chỉ thấy được bức tranh hiện thực mà còn thấy tâm tư, tình cảm, thấy những điều nhà văn muốn nói, muốn gửi tới bạn đọc.
- Vì thế nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: “ Tác phẩmchung quanh”
Với nhận định này nhà văn muốn khẳng định vai trò của chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật.
- Soi vào Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy ta thấy nhận định ấy thật đúng. 
THÂN BÀI
1. Giải thích ý kiến Nguyễn Đình Thi
2. Phân tích, chứng minh: Điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua Ánh trăng (4,0 điểm)
3. Đánh giá, nâng cao(0,5 điểm)
 1. Giải thích ý kiến Nguyễn Đình Thi
 - Điều mới mẻ: là cách cảm nhận và thể hiện độc đáo của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. 
- Lời nhắn nhủ: Là tư tưởng, tình cảm, thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ sĩ muốn gửi đến bạn đọc thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. 
Thông điệp ấy gắn với chức năng giáo dục và cải tạo xã hội của văn học nghệ thuật
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm)
+ Nguyễn Duy là nhà thơ – chiến sĩ, gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Ông cũng là cây bút có sức sáng tạo bền bỉ sau năm 1975. 
+ Ánh trăng được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang đến điều mới mẻ, vừa là lời nhắn nhủ sâu sắc của Nguyễn Duy về thái độ sống của con người.
- Điều mới mẻ mà Nguyễn Duy thể hiện qua Ánh trăng (2,0 điểm)
 Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca xưa nay, nhưng Nguyễn Duy vẫn có những cảm nhận và cách thể hiện riêng.
 + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nội dung: 
 Trăng được thể hiện như là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của thiên nhiên, theo nhân vật trữ tình từ thời thơ ấu bình yên đến những ngày chiến tranh ở rừng. Vì thế, trăng còn là biểu tượng của quá khứ gian khó mà tươi đẹp, của nghĩa tình thắm thiết, đằm sâu với quê hương, đồng đội, bạn bè.
 Trăng còn được Nguyễn Duy đặt vào trong mối quan hệ đa chiều với nhân vật trữ tình: Nếu quá khứ trăng là tri kỉ thì hiện tại trăng bị biến thành người dưng. Từ tình huống Thình lình đèn điện tắt, nhà thơ phát hiện thêm một vẻ đẹp khác đáng trân trọng của trăng: thuỷ chung, bao dung mà nghiêm khắc, có khả năng thức tỉnh con người.
 + Bài thơ Ánh trăng mới mẻ ở nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà vẫn chứa chất triết lý sâu xa; hình ảnh thơ đa nghĩa, có tính biểu tượng cao; kết hợp giữa chất tự sự với tính trữ tình; kết cấu bài thơ theo mạch thời gian; tạo được tình huống bất ngờ; hầu như không sử dụng dấu chấm câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ thơ...
 - Lời nhắn nhủ của tác giả qua bài thơ (1,5 điểm):
+ Bài thơ có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ, cần phải sống tình nghĩa, thuỷ chung. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã được gửi gắm kín đáo và tinh tế.
+ Trong cuộc sống, con người cũng cần những phút “giật mình”, nghĩa là trạng thái thức tỉnh của lương tâm, soi lại bản thân để nhận ra sự thiếu sót, vị kỉ, chưa hoàn thiện. Nếu không có những phút giật mình như thế, con người ta rất dễ đánh mất chính mình, phản bội lại quá khứ ân tình, ân nghĩa.
- Chính nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_lop_9_ky_n.doc