SKKN Kĩ năng làm tốt câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017

SKKN Kĩ năng làm tốt câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017

 Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học, công nghệ, nhân lực; là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm. Vài năm trở lại đây chương trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Cùng với nghị luận văn học, văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này góp phần hình thành cho người học những năng lực thiết yếu như nghe, nói, đọc, viết, lựa chọn, phản hồi Đồng thời, việc dạy học văn nghị luận xã hội cũng gắn với quá trình hình thành, phát triển, rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh, đánh thức ở người học thái độ quan tâm tới các vấn đề, các hiện tượng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc dạy học nghị luận xã hội cũng đặt ra cho các em không ít thách thức. Thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn rất mơ hồ, kĩ năng làm bài không thuần thục, không nắm chắc yêu cầu của đề.tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho học sinh trong các kì thi. Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đề thi sẽ có nhiều thay đổi so với đề thi năm 2016. Đặc biệt, đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi cách ra đề và bị giới hạn về dung lượng trong phần làm văn nghị luận xã hội. Xu hướng đề thi năm 2017 sẽ tích hợp phần đọc hiểu với nghị luận xã hội, thời lượng làm bài và biểu điểm bị rút ngắn. Điều này càng khó khăn hơn cho học sinh, nhất là trong phần làm văn nghị luận xã hội. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm tốt câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 chính là lí do để tôi chọn đề tài này.

docx 21 trang thuychi01 7391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kĩ năng làm tốt câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1 . Mở đầu.1
1.1. Lí do chọn đề tài ........1
1.2. Mục đích nghiên cứu..1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..1
1.4. Phương pháp nghiên cứu2
2. Nội dung ..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..2
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung. 3
2.2.1. Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông..3
2.2.2. Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung.4
2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông .5
2.3.1. Củng cố kiến thức về đoạn văn ..5
2.3.2. Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 20176
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ ..7
2.3.3.1. Kĩ năng nhận diện dạng đề:..7
2.3.3.2. Tìm hiểu đề.10
2.3.3.3. Lập ý:..13
2.3.3.4. Lựa chọn dẫn chứng ..17
2.3.3.5. Kĩ năng diễn đạt......17
2.3.3.6. Cấu trúc đoạn văn ..17
2.4. Thực nghiệm và đề xuất giải pháp18
2.4.1. Tiến hành thực nghiệm..18
2.4.2. Kết quả thực nghiệm18
2.4.3. Một số giải pháp19
3. Kết luận và kiến nghị...........19
3.1. Kết luận...19
3.2. Kiến nghị.19
Tài liệu tham khảo...20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học, công nghệ, nhân lực; là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm. Vài năm trở lại đây chương trình dạy học và thi môn văn có nhiều đổi mới. Cùng với nghị luận văn học, văn nghị luận xã hội được đưa vào chương trình các cấp học từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Đề văn nghị luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này góp phần hình thành cho người học những năng lực thiết yếu như nghe, nói, đọc, viết, lựa chọn, phản hồiĐồng thời, việc dạy học văn nghị luận xã hội cũng gắn với quá trình hình thành, phát triển, rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh, đánh thức ở người học thái độ quan tâm tới các vấn đề, các hiện tượng của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc dạy học nghị luận xã hội cũng đặt ra cho các em không ít thách thức. Thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn rất mơ hồ, kĩ năng làm bài không thuần thục, không nắm chắc yêu cầu của đề...tất cả những điều đó tạo nên khó khăn khá lớn cho học sinh trong các kì thi. Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 đề thi sẽ có nhiều thay đổi so với đề thi năm 2016. Đặc biệt, đề thi môn Ngữ văn có sự thay đổi cách ra đề và bị giới hạn về dung lượng trong phần làm văn nghị luận xã hội. Xu hướng đề thi năm 2017 sẽ tích hợp phần đọc hiểu với nghị luận xã hội, thời lượng làm bài và biểu điểm bị rút ngắn. Điều này càng khó khăn hơn cho học sinh, nhất là trong phần làm văn nghị luận xã hội. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng làm tốt câu văn nghị luận xã hội trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 chính là lí do để tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
 Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được yêu cầu, phương pháp và kĩ năng cơ bản để viết đoạn văn nghị luận xã hội của bài thi môn Ngữ văn trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017.
 Thứ hai: Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội giúp học sinh nâng cao khả năng trình bày quan điểm của mình; cung cấp cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao nhận thức về đời sống xã hội và kĩ năng sống, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn, có ích hơn, trưởng thành hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
 Thứ ba: Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữ văn khi dạy phần nghị luận xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghị luận xã hội có mặt trong chương trình Ngữ văn từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017. Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 dạng đề cơ bản, thường gặp: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống theo yêu cầu đổi mới là vấn đề nghị luận được rút ra từ phần đọc – hiểu và chỉ nghị luận vấn đề bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nội dung lý thuyết về đoạn văn chúng tôi đã khái quát thành những nội dung cơ bản tương đối ngắn gọn, đầy đủ.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: từ kết quả các bài kiểm tra trong thực tế , tìm hiểu mong muốn cụ thể để đánh giá tình hình học sinh và có giải pháp phù hợp, tích cực với các đối tượng cụ thể.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: vận dụng các nội dung của đề tài vào thực tế dạy học tại lớp 12Đ và 12H – Trường trung học phổ thông Hà Trung.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Trong sự phát triển của thời đại ngày nay, tri thức đã trở thành nguồn lực quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại, chúng ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem là trọng yếu ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Mục tiêu của giáo dục là hướng tới đào tạo những con người phát triển toàn diện. Việc đưa phần nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc trung học hoàn toàn phù hợp với xu hướng giáo dục trên. Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng, sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó, người viết đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào thực tiễn đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có tính thực tiễn, tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với học sinh trung học phổ thông, qua các bài nghị luận xã hội giúp các em có được nhận thức đúng đắn về cuộc sống; trên cơ sở đó bày tỏ ý kiến, quan điểm, lập trường, tư tưởng bản thân để thuyết phục người khác hiểu, tin, đồng tình với suy nghĩ và hành động của mình. Mục tiêu của đề thi môn Ngữ văn là hướng tới việc học sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu đó mạch lạc, trôi chảy, đúng nội dung.
2.1.2. So với đề thi thông thường, đề thi năm 2017, phần làm văn nghị luận xã hội không yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận như trước đây mà chỉ cần viết đoạn văn khoảng 200 chữ. Để làm tốt phần này học sinh cần nắm được những yêu cầu căn bản của một đoạn văn. 
 Về nội dung: đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. “Đoạn văn nghị luận là đoạn văn trực tiếp bày tỏ những tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề thuộc phạm vi văn học hoặc phạm vi đời sống xã hội”[1]. Tuy nhiên, đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội dung thông điệp ở phần đọc hiểu.
 Về hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn phải viết liền mạch. Đoạn văn thường có câu chủ đề.
 Cấu trúc một đoạn văn: “đoạn văn nghị luận là một hệ thống lập luận, trong đó hàm chứa một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ; câu chủ đề thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm, các câu khác triển khai hoặc dẫn giải nhằm làm nổi rõ luận điểm; làm tăng sức thuyết phục”[1].
 Các kiểu kết cấu: Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, có kiểu kết cấu cơ bản sau:
 Thứ nhất là diễn dịch: từ câu chốt, triển khai các biểu hiện cụ thể của ý tưởng.
 Thứ hai là quy nạp: từ những minh họa, lập luận, nhận xét dẫn đến ý tưởng cần trình bày.
 Thứ ba là tổng phân hợp: Đây là kiểu hỗn hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý tưởng, các câu tiêp theo nêu biểu hiện cụ thể, những lập luận, nhận xét, quan điểm; từ đó đề xuất, định hướng tư tưởng cho vấn đề được bàn luận. 
 Ngoài ra, còn có cách trình bày kiểu móc xích và song hành. Đối với yêu cầu viết đoạn nghị luận xã hội, có thể sử dụng một trong các kiểu trên. Tuy nhên, tổng phân hợp là kiểu phù hợp nhất, cần tập trung rèn luyện cho học sinh.
2.1.3. Các kĩ năng làm văn cơ bản:
2.1.3.1. Các kĩ năng chung : bao gồm những kĩ năng cơ bản cần có của người học văn. Đó là:
 Kĩ năng đọc: là năng lực lĩnh hội, thông hiểu của người học trước một văn bản.
 Kĩ năng viết: là năng lực điễn đạt, trình bày trong tạo lập văn bản.
 Kĩ năng phản hồi: là năng lực đánh giá, phản biện, đối thoại,
2.1.3.2. Các kĩ năng tạo dựng đoạn văn: 
 Kĩ năng xác định dạng đề và yêu cầu của đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập ý, kĩ năng diễn đạt.
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học phần nghị luận xã hội của bộ môn văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung.
2.2.1. Thực tế về chương trình dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông: trong chương trình sách giáo khoa đổi mới từ năm 2006, bên cạnh các bài làm văn nghị luận văn học đã có bài học về nghị luận xã hội. Từ năm học 2008 - 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa vào đề thi môn văn kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra. Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Thế nhưng, thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương trình trung học phổ thông theo qui định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi. Chương trình lớp 12 cả Ban cơ bản và Ban Khoa học Xã hội đều chỉ có 2 tiết lí thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: một cho dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Cả năm học 12 các em chỉ có hai bài viết rèn luyện nghị luận xã hội, còn lại thì tập trung vào nghị luận văn học. Chương trình lớp 11 Ban khoa học xã hội có 2 bài viết nghị luận xã hội. Tình hình thực tế trên có nhiều ảnh hưởng đến học sinh. Các em không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao.
 Hơn nữa, theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, phần nghị luận xã hội có nhiều thay đổi. Đó là thay đổi cách ra đề. Theo đề thi minh họa thì đề bài yêu cầu bàn luận về một vấn đề được đặt ra trong phần đọc hiểu. Đồng thời, đề bài cũng giới hạn về dung lượng và thời gian. Trước đây, học sinh viết bài văn nghi luận xã hội nhưng hiện nay đề yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, phần này chiếm 20% điểm toàn bài. Thời gian làm bài môn văn từ 180 phút xuống còn 120 phút. Đây là một điểm mới đòi hỏi cả người dạy và người học phải chú ý điều chỉnh, rèn luyện ngay trong quá trình dạy học mà thực tế chương trình không có tiết nào để củng cố và rèn luyện cho học sinh.
 Về học sinh: Học sinh trung học phổ thông đều ở độ tuổi mới lớn, chưa tiếp xúc nhiều với thực tế đời sống phong phú, phức tạp, vốn kiến thức thục tế xã hội còn hạn chế. Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề còn mơ hồ, ấu trĩ, thậm chí lệch lạc. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều rất khó khăn đối với các em. Đồng thời, có những học sinh còn rất mơ hồ, không nắm được yêu cầu của đề thi, yêu cầu về đoạn văn và kĩ năng viết đoạn văn. Vì vậy, vẫn có hiện tượng học sinh viết bài văn ngắn chứ không viết đoạn văn hoặc mất quá nhiều thời gian cho câu này ảnh hưởng đến thời gian làm bài chung của toàn bài.
2.2.2. Thực trạng việc dạy, học phần nghị luận xã hội và rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bộ môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông Hà Trung.
 Thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, nhất là phần nghị luận xã hội tại trường THPT Hà Trung cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
 Đối với giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến phần nghị luận xã hội đặc biệt là ở chương trình lớp11, 12. Các giáo viên đã cập nhật kịp thời những thay đổi của chương trình học và thi, thay đổi cách ra đề theo cấu trúc đề thi minh họa. Nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 2 tiết lí thuyết chỉ đủ để giáo viên giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách cơ bản nhất. Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm khoảng 20% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn về kĩ năng.
 Đối với học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội tốt không nhiều. Đa phần các em thường ngợp trước các vấn đề xã hội, hiểu lơ mơ, văn viết hời hợt, lung túng khi triển khai vấn đề. Nhiều em viết theo cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài, không tìm ý, lập ý trước khi viết. Thậm chí, có học sinh còn mơ hồ về yêu cầu của đề thi, không nắm được yêu cầu viết đoạn văn giới hạn khoảng 200 chữ. Do đó, khi gặp những đề bài mà vấn đề nghị luận ẩn sâu sau câu chữ, hình ảnh đòi hỏi các em xác định vấn đề là học sinh không làm được hoặc xác định sai lạc vấn đề cần nghị luận. 
 Về phía Nhà trường: Nhà trường cũng đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp, tăng cường đổi mới công tác ra đề thi kiểm tra bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục song vẫn chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò.
2.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông.
2.3.1. Củng cố kiến thức về đoạn văn 
2.3.1.1. Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
 Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
2.3.1.2. Các kiểu trình bày nội dung trong đoạn văn.
Đoạn văn song hành: Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. 
Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
Đoạn diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. 
 Đoạn qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
 Đoạn tổng phân hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý kiểu trình bày này. 
2.3.2. Cách viết đoạn văn trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2017
 Giáo viên hệ thống lại cho học sinh các bước cơ bản cần thực hiện để viết đoạn văn. Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
2.3.2.1.Xác định yêu cầu của đề
 Về nội dung: Điều quan trọng nhất ở đây là phải xác định được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Đó là nội dung của đoạn văn. Người viết cần hiểu rõ vấn đề đó là gì, phân tích các biểu hiện cụ thể. Cần nêu được dẫn chứng cụ thể và thể hiện quan điểm, thái độ, đánh giá của người viết về vấn đề đang bàn luận. Người viết cần nêu bài học nhận thức và đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi.
 Về hình thức: Đề bài nghị luận xã hội trong đề thi yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ. Học sinh cần trình bày các nội dung trên trong một đoạn văn, dung lượng khoảng 2/3 tờ giấy thi. Đoạn văn cần diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
 Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết thúc vấn đề. Các cách trình bày khác sẽ khó đạt điểm cao.
 Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bàn luận mở rộng.
2.3.2.2. Tìm ý cho đoạn văn
Xác định nội dung cụ thể được triển khai trong đoạn văn tránh viết lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm. Nếu bỏ qua bước này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, luẩn quẩn, thiếu ý. Ta có thể hình dung khái quát đoạn văn nghị luận xã hội cần được triển khai như sau:
 Thứ nhất là giải thích: giải thích, cắt nghĩa một số từ ngữ trọng tâm, các khái niệm từ đó rút ra ý nghĩa khái quát chung.
 Thứ hai là phân tích, chứng minh: cắt nghĩa,lí giải làm rõ vấn đề và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa.
 Thứ ba là bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề: người viết cần khẳng định lại vấn đề, phê phán những hiện tượng di ngược chân lí.
 Thứ tư là rút ra bài học và liên hệ bản thân 
2.3.2.3. Các bước viết các ý thành đoạn văn
 Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Chúng tôi chủ yếu tập trung hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tổng phân hợp. Để viết đoạn văn hoàn chỉnh, cần trải qua các bước sau:
 Thứ nhất là viết câu mở đoạn: có nhiệm vụ dẫn dắt và nêu vấn đề (khoảng 2-3 dòng). Phần này phải có cái nhìn tổng quát, nội dung đề thi yêu cầu bàn về vấn đề gì.
 Thứ hai là viết các câu phát triển đoạn: dựa vào các ý chính đã tìm để tiến hành viết đoạn văn. Chúng ta lần lượt sử dụng các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, bình luận mở rộng để triển khai nội dung đoạn văn bằng các câu văn liên tiếp (khoảng 12-15 dòng).
 Thứ ba là viết câu kết: có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề hoặc tóm lược vấn đề (khoảng 2-3 dòng).
 Các nội dung trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt cần hình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo thông qua việc thực hành viết đoạn văn với những đề bài cụ thể, bám sát đề minh họa.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.
2.3.3.1. Kĩ năng nhận diện dạng đề
 Nghị luận xã hội là kiểu bài mà người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề chính trị, xã hội, đời sống. Đề tài của dạng bài này hết sức phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, lối sống, văn hóa, những hiện tượng tích cực, tiêu cực, vấn đề có tính thời sự trong đời sống xã hội. Có thể qui về hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học xét cho cùng thì cũng ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ki_nang_lam_tot_cau_van_nghi_luan_xa_hoi_trong_ki_thi_t.docx