SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 - 1423)

SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 - 1423)

Khoa học lịch sử khác các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảng các sự kiện khoa học của nó được xây dựng, kiến lập qua các tư liệu lịch sử. Vì vậy, tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt đối với khoa học lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng. Nếu ví các công trình nghiên cứu lịch sử như một “cơ thể sống” thì sự kiện lịch sử là các “tế bào” tạo nên nó, mà những tế bào đó là tư liệu lịch sử. Trong khi đó, tư liệu lịch sử rất phong phú đa dạng, bên cạnh nguồn tư liệu thành văn, hiện vật, ngôn ngữ thì tư liệu truyện miệng dân gian cũng là một yếu tố quan trọng góp phần khôi phục hiện thực lịch sử.

 Con người chúng ta khi mới xuất hiện đã có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên của mình. Đúng như F.Angghen đã viết: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt đầu từ đó”[3:304]. Ngay từ thuở bé thơ thông qua những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã hình thành nên những tri thức ban đầu về quê hương.

 Văn học dân gian là một nguồn tư liệu lịch sử quý báu, là sản phẩm của tư duy, phản ánh những quan điểm của một tập đoàn người về bản thân mình, về những sự kiện lịch sử, về mối quan hệ con người với thiên nhiên, xã hội đã mô tả lịch sử xã hội qua các thời đại và trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích bao giờ cũng chứa đựng những hạt nhân hợp lí. Vì vậy, nếu ta biết khai thác “gạn đục, khơi trong” thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.

 

doc 23 trang thuychi01 8814
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 - 1423)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chon đề tài.
 Khoa học lịch sử khác các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảng các sự kiện khoa học của nó được xây dựng, kiến lập qua các tư liệu lịch sử. Vì vậy, tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt đối với khoa học lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng. Nếu ví các công trình nghiên cứu lịch sử như một “cơ thể sống” thì sự kiện lịch sử là các “tế bào” tạo nên nó, mà những tế bào đó là tư liệu lịch sử. Trong khi đó, tư liệu lịch sử rất phong phú đa dạng, bên cạnh nguồn tư liệu thành văn, hiện vật, ngôn ngữthì tư liệu truyện miệng dân gian cũng là một yếu tố quan trọng góp phần khôi phục hiện thực lịch sử.
 Con người chúng ta khi mới xuất hiện đã có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên của mình. Đúng như F.Angghen đã viết: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt đầu từ đó”[3:304]. Ngay từ thuở bé thơ thông qua những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã hình thành nên những tri thức ban đầu về quê hương. 
 Văn học dân gian là một nguồn tư liệu lịch sử quý báu, là sản phẩm của tư duy, phản ánh những quan điểm của một tập đoàn người về bản thân mình, về những sự kiện lịch sử, về mối quan hệ con người với thiên nhiên, xã hội đã mô tả lịch sử xã hội qua các thời đại và trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích bao giờ cũng chứa đựng những hạt nhân hợp lí. Vì vậy, nếu ta biết khai thác “gạn đục, khơi trong” thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.
 Lịch sử Thanh Hóa thế kỉ XV có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, phản ánh về một thời kì hào hùng của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi vẻ vang. Quá trình vận động ấy gắn liền với nhiều nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãivà nhiều câu chuyện huyền thoại gắn liền với cuộc đời của họ. 
 Với những lí do trên, tôi thấy cần thiết phải chọn đề tài: Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh nhà.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài đi sâu tìm hiểu các câu chuyện dân gian có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương. Bên cạnh đó còn đề xuất một số phương pháp khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học để năng cao chất lượng của môn học.
 1.3.Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)” Lịch sử địa phương-Lớp 7 THCS để làm rõ những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa và những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa vĩ đại này.
 1.4Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận.
 Cơ sở phương pháp luận mà tác giả đề tài dựa vào để tiến hành nghiên cứu là những quan điểm của Đảng, nhà nước về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
 Phương pháp nghiên cứu.
 - Nghiên cứu tài liệu
 - Nghiên cứu thực tế (giảng dạy, quan sát điều tra thực tế, thực nghiệm sư phạm)
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.	
 Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, vốn là một hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của người nhận thức nó.
 Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Trong khi đó, lịch sử luôn ở trạng thái vận động, trong cùng một sự kiện có vô vàn cách đánh giá khác nhau. Vì vậy, tác giả đề tài thiết nghĩ, việc bổ sung nguồn tư liệu dân gian để góp phần tìm hiểu thêm về một sự kiện lịch sử là điều hết sức cần thiết. Khai thác nguồn tư liệu dân gian nhằm làm sáng tỏ hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan, bởi sự hoạt động của các nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một thời đại nhất định. Như Lê Lợi luôn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thế kỉ XV.
 Chính nhờ có nguồn tư liệu dân gian phong phú, giàu hình ảnh sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn gần gũi hơn, sinh động hơn về những người con xứ Thanh anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 Khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học bài: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)”, giúp các em hình thành biểu tượng về người anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho đất nước mà tên tuổi và sự nghiệp cứu nước của ông sẽ sống mãi trong lịch sử và trong lòng nhân dân.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2.1.Tình hình chung. 
 Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về địa phương cũng rất được chú trọng. Liên Bang Nga là một trong những nước tiến hành nghiên cứu về lịch sử địa phương từ rất sớm. Ở nước ta từ trước cách mạng tháng Tám đã có những tài liệu nghiên cứu về lịch sử địa phương như các gia phả, thần phả, đinh bạ, địa bạ
 Từ sau hòa bình lập lại, công tác nghiên cứu về lịch sử địa phương ở miền Bắc được chú ý, dưới thời Mỹ-Ngụy cũng xuất hiện một số chuyên khảo về lịch sử địa phương. Tuy nhiên, những công trình đó được phản ánh dưới nhãn quan và mục tiêu chính trị của giai cấp tư sản.
 Ở Thanh Hóa đã tổ chức các hội nghị lịch sử địa phương, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu trung ương và địa phương. Tuy vậy, việc nghiên cứu chưa được tiến hành khắp trong phạm vi cả nước cũng như các thông tin chưa đến được hết các trường phổ thông. Hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của tài liệu lịch sử địa phương trong nhà trường được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giáo dục hiện nay. Học sinh học nhưng chưa hiểu sâu sắc vấn đề, không có nguồn tư liệu minh họa, công tác thực hành ngọai khóa nhiều nơi không thực hiện được, và có nhiều trường THCS, phổ thông chưa chú trọng giảng dạy lịch sử địa phương.
2.2.2Tình hình học tập môn lịch sử địa phương ở trường THCS Thọ Ngọc.
 Qua thực tiễn công tác hơn 10 năm tại trường THCS Thọ Ngọc, tôi nhận thấy tình trạng học sinh không hiểu về lịch sử địa phương còn khá phổ biến, nhiều học sinh còn “mơ hồ” về các danh nhân, địa danh Thanh Hóa.
 Không ít học sinh cho rằng khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở Hà Nội, hay Dương Đình Nghệ quê ở Sơn TâyTừ thực tế đó, tác giả đề tài không khỏi băn khoăn, trăn trở, phải làm thế nào để giúp các em hiểu hơn về lịch sử của quê hương mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sách báo về các nhân vật lịch sử xứ Thanh còn ít, hơn nữa nhiều em không có điều kiện để tiếp xúc với các kênh thông tincác bài học về lịch sử địa phương còn sơ sài về nguồn tài liệu minh họa
 Tất cả những điều đó đã thôi thúc tác giả đề tài tìm hiểu về “một khoảng trống” trong chương trình lịch sử địa phương của tỉnh nhà. Bởi hơn ai hết, tác giả hiểu rằng, khó ai có thể thay thế được công việc nghiên cứu, truyền đạt đến các thế hệ học sinh bằng chính những giáo viên lịch sử đang sống và công tác trên miền quê, xứ sở thân yêu của mình.
2.2.3.Thực trạng khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS.
* Sơ lược về đặc điểm lĩnh vực nghiên cứu.
 Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã chú trọng tới việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, tìm tòi và bổ sung để làm cho nguồn tư liệu thêm phong phú. 
 Ở Thanh Hóa có một số công trình nghiên cứu về lịch sử Thanh Hóa (dùng cho các trường THPH, CĐSP, THSP) của Hoàng Thanh Hải và Vũ Quý Thu biên soạn và xuất bản năm 1996. Mới đây nhất là cuốn tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS (Lịch sử địa phương Thanh Hóa) của Nguyễn Văn Hồ. Các tác giả đã khái quát tiến trình của lịch sử địa phương tỉnh nhà qua từng thời kì lịch sử.
 Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu tham khảo còn được nói tới trong tuyển tập “Sáng tác dân gian về Lê Lợi và Khởi nghĩa Lam Sơn” của Sở văn hóa thông tin Thanh Hóa năm 1985. 
 Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hay một sáng kiến kinh nghiệm nào đi sâu vào việc khai thác tư liệu dân gian nhằm cụ thể hóa một số sự kiện, nhân vật của lịch sử địa phương Thanh Hóa trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1423). Đây cũng chính là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi thực hiện nhằm kế thừa và góp phần phát triển công tác giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh nhà.
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
 Một là: việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử địa phương đang được Bộ GD, Sở GD &ĐT Thanh Hóa, PGD Triệu Sơn, các trường THCS quan tâm, khuyến khích bằng nhiều hình thức. Theo chương trình BDTX năm 2013, bộ môn lịch sử THCS có tác dụng quan trọng trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với thực hành. nhằm góp phần nâng cao trình độ của giáo viên phổ thông để dạy tốt chương trình lịch sử địa phương Thanh Hóa.
 Hai là, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều trường trang bị những thiết bị kỉ thuật hiện đại có thể hỗ trợ tốt việc sử dụng các nguồn tài liệu, tranh ảnh dân gian trong dạy học. Ngoài ra, có thể khai thác qua sách báo, internet
 Ba là, ở Thanh Hóa, có khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền Lê Lai, bảo tàng lịch sử cũng là những nguồn tư liệu sống động, thiết thực giúp các em hiểu hơn về lịch sử của tỉnh nhà.
Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học lịch sử địa phương còn có những khó khăn cơ bản sau:
 Thứ 1, hiện nay, lịch sử luôn bị xem là “môn phụ”, đặc biệt với chương trình đổi mới trong thi tốt nghiệp THPT và Đại học thì ngày càng ít học sinh chọn môn Lịch sử làm môn thi chính của mình. Tâm lí dạy –học môn lịch sử là dạy môn phụ đã đè nặng lên tư tưởng của nhiều giáo viên, thậm chí ở nhiều trường THCS, việc chọn đội tuyển HSG môn lịch sử cực kì khó khăn, đa số các em chỉ thích thi môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóađiều này đã khiến giáo viên không muốn tìm tòi phương pháp cũng như bổ sung thêm kiến thức trong giảng dạy.
 Thứ 2, chưa có sách chuyên khảo về tư liệu dân gian để giáo viên cũng như học sinh tiếp cận, tham khảo trong công tác dạy và học. 
 Thứ 3, nguồn tư liệu dân gian rất phong phú bao gồm các truyện kể dân gian, ca dao, tục ngữ, hò, vènhưng khi khai thác cần phải biết đối chiếu, so sánh với các nguồn sử liệu khác để gạt bỏ những yếu tố hoang đường thì mới tìm thấy cốt lõi của lịch sử, điều này không phải giáo viên nào cũng làm được. Vì thế, việc tiếp cận với nguồn tư liệu dân gian của giáo viên và học sinh đều khó. 
2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)”.
a. Xác định được ý nghĩa của việc khai thác tư liệu dân gian trong dạy học lịch sử địa phương Thanh Hóa.
 Lịch sử địa phương ở trường phổ thông là một trong những nội dung quan trọng làm phong phú trí thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những nghĩa vụ đối với quê hương, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, lao động, đạo đức thẩm mĩ cho học sinh. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước. Học sinh tự hào về đất nước, quê hương, dân tộc Việt Nam bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
 Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa 1418-1423)”là phải xác định được những tư liệu đó có liên hệ với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những tài liệu này sẽ giúp cho học sinh hiểu và giải thích được những nét riêng biệt, đặc thù của cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn đầu ở miền Tây Thanh Hóa.
 Những tư liệu dân gian được sử dụng phải có tác dụng giáo dục lòng tự hào về quê hương trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với sự hi sinh anh dũng của những người con xứ Thanh trong sự nghiệp giữ nước. Góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ mai sau. 
b. Xác định vị trí, mục tiêu, lựa chọn nội dung cơ bản của phần kiến thức cần giảng dạy.
- Về vị trí, mục tiêu:
 Giai đoạn lịch sử Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1423) có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc. Kiến thức về giai đoạn này được dạy trong 1 tiết, nằm trọn vẹn trong tiết 55 – bài 2: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423” -Lịch sử địa phương Thanh Hóa Tr 17,18,19,20- Lớp 7 THCS.
 Giai đoạn này bao gồm nhiều sự kiện quan trọng, với quá trình đấu tranh anh dũng kiên cường của nghĩa quân Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi trong những năm đầu ở miền Tây Thanh Hóa. Vì thế, nắm vững được những kiến thức trong giai đoạn này sẽ có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt hơn kiến thức về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc.
 Qua việc học tập lịch sử địa phương Thanh Hóa thế kỉ XV còn giáo dục tình cảm, tư tưởng, phẩm chất, niềm tự hào đối với những chiến công hiển hách và sự hi sinh to lớn của ông cha.
 -Nội dung cơ bản của lịch sử địa phương Thanh Hóa từ 1418-1423.
 Giai đoạn này là sự hình thành, phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn đầu ở miền Tây Thanh Hóa.
 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trên đất Lam Sơn- Thanh Hóa.
 Những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa về mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
c. Tiêu chí lựa chọn những tư liệu dân gian tiêu biểu trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)’’.
 Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa (1418-1423) có nhiều câu chuyện dân gian, nhưng trong giới hạn của bài học chỉ có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số câu chuyện tiêu biểu dựa trên những tiêu chí sau:
 Thứ 1: Lựa chọn những tư liệu dân gian có liên quan đến cá nhân, gia đình Lê Lợi, tướng lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 Thứ 2: Những câu chuyện về sự tích làng bản gắn liền với hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
 Thứ 3: Những câu chuyện kể về sự đóng góp của đồng bào Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cung cấp lương thực, vũ khí, sức người)
2.3. Những nội dung của tư liệu dân gian cần khai thác để dạy học bài: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa 1418-1423” Lịch sử địa phương lớp 7-THCS.
 2.3.1. Truyện Gươm thần Lê Lợi.
 Sử dụng để cụ thể hóa những ngày đầu Lê Lợi tụ nghĩa trên đất Lam Sơn
(phần 1. Lê Lợi và hoạt động của nghĩa quân trên đất Thanh Hóa)
 Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm và đặt ách đô hộ ở nước ta, nhân dân khắp nơi ai cũng căm giận chúng. Lúc này ở làng Như Áng, xứ Du Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa có ông Lê Lợi là một hào trưởng được nhân dân mến phục. Lê Lợi có sức khỏe, cơ mưu và giàu lòng từ thiện. Dân làng trong vùng nghiệm thấy ở Du Sơn, sau rừng cây quế có một con hổ đen rất quen với người. Đến khi Lê Lợi sinh ra, ngày mùng 6 tháng 8 năm Ất sửu thì không thấy con hổ ấy nữa.Ai cũng cho là hổ đã thác sinh thành Lê Lợi, vì ông càng lớn, càng khỏe, đi như rồng, bước như hổ, ăn uống gấp ba người thường. Tuy ở chốn thôn quê hẻo lánh mà ông vẫn đọc sách, luyện võ rất đều. Lê Lợi căm gét quân Minh nhưng ông còn đợi thời, thường trò chuyện với một số người tâm huyết trong làng bày mưu, tính kế, cho cuộc khởi nghĩa ra quân.
 Một hôm, người em họ của ông là Lê Thận đánh cá trên sông, gần bến đò Mục Sơn; Thận thả lưới thấy nằng nặng, chàng khấp khởi mừng thầm chắc là được cá to. Nhưng khi kéo lên lại là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước và đi thả lưới chỗ khác. Lạ thay, khi kéo lên lần thứ hai, vẫn thanh sắt ấy trong lưới của chàng. Và rồi lần thứ ba cũng vậy. Lê Thận đem thanh sắt ấy về đánh sạch mới biết đó là một thanh sắt quý. Trên thanh sắt có khắc 4 chữ Hán nhưng mới rõ được 2 chữ đầu là :Thuận thiên (tức thuận lòng trời). Ít lâu sau, Lê Lợi sang chơi, Lê Thận đưa thanh gươm cho xem, thì lạ quá, ánh hào quang rực lên, và hai chữ Lê Lợi hiện sáng ngời sau chữ Thuận thiên; thuận thiên Lê Lợi.
 Lê Thận cùng với mấy người có mặt hôm đó quỳ xuống nói với Lê Lợi:
 -Như vậy, trời đã phó thác cho minh công làm việc lớn, xin minh công sớm phất cao cờ nghĩa. Lũ chúng tôi nguyện đem xương máu phò tá minh công để cứu nước, cứu nhà.
 Lê Lợi đỡ mọi người dậy rồi xách gươm ra về. Đến nhà trời đã khuya mà vợ vẫn chưa đi ngủ. Bà vợ nói: Tôi vừa thấy môt điều lạ lắm. Ở sau vườn nhà ta, gần gốc cây đa có bốn vết chân người rất lớn mà trên ngọn cây đó thì có thứ ánh sáng gì rất lạ lùng. Tôi không dám lại đó, chờ ông về ông xem.
 Lê Lợi đến cây đa, trèo lên xem, thì thấy một cán gươm nạm ngọc, như ai đã mắc sẵn. Ông cầm vào nhà, lấy lưỡi gươm của Lê Thận cho, lắp vào thì vừa như in, bỗng thấy một vị thần hiện lên bảo:
 Ta vâng mệnh trời, mang gươm đến cho ông, ông kịp hành động ngay.
 Nói xong vị thần biến mất để lại miếng giấy có ghi 4 câu thơ. 
“ Thiên đức thụ mệnh
Tuế trung tứ thập
Thiên số dĩ định
Hà do vi cập”
Tạm dịch là:
“Trời đã gieo mệnh
Tuổi chừng bốn mươi
Số trời đã định
Sao chưa kịp thời”
 Nghe lời thơ báo mộng thúc giục, lại được bà con, nhất là Lê Thận cùng nhân dân trong vùng lân cận khuyến khích, Lê Lợi chuẩn bị gấp cuộc khởi nghĩa.
 Kháng chiến thành công, Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Một hôm, Lê Thái Tổ ngự thuyền đi chơi trên hồ Tả Vọng, trời sai rùa vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần. Lê Thái Tổ vừa cầm chuôi gươm rút ra, thì thanh gươm đã bay vút, sáng lóe về phía rùa vàng. Rùa há miệng, đớp lấy rồi lặn biến đi. Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi tên là hồ Hoàn Kiếm. (Trọng Miễn biên soạn)
2.3.2. Sự tích câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”
 Dùng để cụ thể hóa sự kiện Lê Lai liều mình cứu chúa năm 1418
 Một lần Lê Lợi đánh nhau với giặc Minh trên núi Chí Linh, vì quân ít, giặc lại quá đông nên nghĩa quân bị chúng bao vây rất riết. Bọn tướng giặc bắt bằng được Lê Lợi thì mới tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa. Quân Minh đông như kiến cỏ, vây kín trong ngoài, một con chim nhỏ bay qua cũng không lọt được. Lúc này lương thực thiếu thốn, thế trận cũng khó lòng cứu vãn. Tình thế thật nguy ngập. Lê Lợi liền họp các tướng thân cận lại bàn cách đối phó và nói rằng: “Bây giờ ai có thể làm được như Kỷ Tín ngày trước, thay ta chịu cho giặc bắt thì mới giải được nguy này. Công đức ấy sau sẽ có sử xanh ghi chép”
 Lê Lợi nói dứt lời thì một tướng đã đứng ra khảng khái nhận làm việc đó. Ấy là Lê Lai. Lê Lai vốn người thôn Dựng Tú sách Đức Giang huyện Lương Giang. Cả nhà ông đều tham gia nghĩa quân Lam Sơn ngay từ lúc đầu. Lê Lai xin làm cái việc như Kỷ Tín ngày xưa. Lê Lợi còn dùng dằng chưa nở thì ông đã quỳ xuống xin nhận lấy áo mũ của chủ tướng. Ông mang 500 quân và hai thớt voi xông ra trận, tự xưng là chúa Lam Sơn thì giặc Minh tin ngay, kéo vây, bắt sống đem về trại. Chúng dùng những hình phạt cực kỳ tàn ác hành hạ ông cho đến khi chết.
 Hôm Lê Lai chết vì nước, trời sầu đất thảm, mưa gió không thôi. Bọn giặc Minh mừng vì đã bắt được bọ thủ lĩnh nghĩa quân nên không chú ý bổ vây như trước, nhờ thế Lê Lợi và nghĩa quân đã rút xuống núi an toàn. Lê Lợi vạch gươm lên núi thề sẽ báo thù cho Lê Lai và nhớ ơn ông mãi mãi.
 Sau khi dựng nước, Lê Lợi nhớ công lao của Lê Lai, cho lập đền thờ, phong chức tước cho Lê Lai và con cái ông. Đền thờ Lê Lai nằm trên một bãi đất cao rộng, phía trước có hồ nhỏ, phía sau có lùm cây cổ thụ. Người ta truyền rằng. trước đây, đền thờ thường có hổ về chầu. trước khi Lê Lợi mất, ông ra lệnh cho triều đình và con cái sau này làm giỗ Lê Lai trước, làm giỗ mình sau. Tuân theo ý vua, nhân dân cúng viếng Lê Lai trước. Lê Lợi mất ngày 22 nên mới có câu thành ngữ; “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.
 -Bên cạnh đó ta có thể sử dụng bài thơ của Vua Tự Đức (Triều Nguyễn) trong bài Việt Sử Vịnh đã ca ngợi Lê Lai như sau:
 “ Chí Linh Sơn hạ tứ sơn u
 Tự trước hoành bào cuống sở hầu
 Tha Nhựt Đông Đô tân xã tắc
 Khẳng giao Kỷ Tín độc an lưu”
Tạm dịch:
 “ Giặc vây kín núi Chí Li

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_va_su_dung_tu_lieu_dan_gian_trong_day_hoc_bai.doc