SKKN Kết nối các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức môn GDQP - An của học sinh

SKKN Kết nối các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức môn GDQP - An của học sinh

Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của đất nước, của dân tộc, từ khi giành được độc lập tự chủ đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục nói chung và bộ môn "Giáo dục quốc phòng - An ninh" nói riêng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Thế kỉ thứ XXI, Việt Nam bước vào thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, vì vậy giáo dục luôn được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu với mục tiêu: "Đào tạo cho đất nước những thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo, với con người phát triển toàn diện".

 Thời gian vừa qua, tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, khủng bố diễn ra ở nhiều quốc gia, chiến tranh diễn ra liên tục như: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là tổ chức Nhà nước Hồi giáo khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới, Irắc, Pakinstan, . Bên cạnh đó thì tình hình trong khu vực cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp về việc tranh chấp trên biển đông giữa các bên trong đó có Việt Nam và Trung Quốc; vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Chính vì vậy, An ninh Quốc phòng là vấn đề đặt ra với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều đó đòi hỏi cả quốc gia cũng như dân tộc và mỗi công dân Việt Nam phải có ý thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, luôn cảnh giác cao với mọi âm mưu của kẻ thù. Chúng ta không quên nhiệm vụ quốc phòng an ninh quốc gia, kiên quyết đánh bại "Chiến lược diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch phản động âm mưu gây bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước.

 

doc 21 trang thuychi01 10552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết nối các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức môn GDQP - An của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
§Ò tµi:
“KẾT NỐI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC, NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG LĨNH HỘI KIẾN THỨC MÔN GDQP-AN CỦA HỌC SINH ”
 Người thực hiện: Lê Duy Hoàng
 Chức vụ: Phó tổ trưởng
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: GDQP-AN
THANH HÓA, THÁNG 5 NĂM 2019
MỤC LỤC
Stt
Mục
Nội dung
Trang
1
A
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
I
Lời mở đầu
1
3
II
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2
4
1
Thực trạng
2
5
2
Kết quả của thực trạng trên
2
6
B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
7
I
Các giải pháp thực hiện
3
8
1
Phương pháp lên lớp
3
9
2
Phương pháp hội thao
8
10
3
Phương pháp ôn luyện
8
11
4
Phương pháp kiểm tra đánh giá
9
12
II
Biện pháp tổ chức thực hiện
16
13
1
Biện pháp thứ nhất
16
14
2
Biện pháp thứ hai
16
15
3
Biện pháp thứ ba
17
16
C
KẾT LUẬN
17
17
1
Kết quả
17
18
2
Kiến nghị
18
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lời mở đầu.	
	Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của đất nước, của dân tộc, từ khi giành được độc lập tự chủ đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục nói chung và bộ môn "Giáo dục quốc phòng - An ninh" nói riêng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Thế kỉ thứ XXI, Việt Nam bước vào thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, vì vậy giáo dục luôn được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu với mục tiêu: "Đào tạo cho đất nước những thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo, với con người phát triển toàn diện".
	Thời gian vừa qua, tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, khủng bố diễn ra ở nhiều quốc gia, chiến tranh diễn ra liên tục như: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là tổ chức Nhà nước Hồi giáo khủng bố đang ngang nhiên thách thức cả thế giới, Irắc, Pakinstan, ... Bên cạnh đó thì tình hình trong khu vực cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp về việc tranh chấp trên biển đông giữa các bên trong đó có Việt Nam và Trung Quốc; vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên... Chính vì vậy, An ninh Quốc phòng là vấn đề đặt ra với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều đó đòi hỏi cả quốc gia cũng như dân tộc và mỗi công dân Việt Nam phải có ý thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, luôn cảnh giác cao với mọi âm mưu của kẻ thù. Chúng ta không quên nhiệm vụ quốc phòng an ninh quốc gia, kiên quyết đánh bại "Chiến lược diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch phản động âm mưu gây bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước.
	Hiện nay đất nước ta đang hội nhập Đảng cần luôn coi trọng ổn định và phát triển. Từ Đại Hội IV Đảng ta đã chỉ rõ: "Phải có ổn định chính trị mới xây dựng được đất nước". Vì vậy công tác Quốc phòng - An ninh trong thời kì mới được đặt lên hàng đầu. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ An ninh Quốc phòng nói chung và Giáo dục Quốc phòng An ninh nói riêng.
	Ta thấy, ngay trên mảnh đất quê hương cách mạng anh hùng Thiệu Hóa đã ghi nhiều dấu ấn của các danh nhân như: Nhà Sử học Lê Văn Hưu, Nguyễn Quán Nho, ... và trường THPT Thiệu Hóa là trường hiện đang đóng trên địa bàn của mảnh đất này, trường đã có truyền thống trong công tác đào tạo các thế hệ trẻ cho quê hương cho đất nước, trong công tác Giáo dục Quốc phòng - An ninh cũng vậy. Trên cơ sở nêu trên, trong những năm vừa qua ở bộ môn Quốc phòng trước đây và bây giờ là môn Giáo dục quốc phòng - An ninh đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như năm học 2005-2006 trường đã có hai giải nhì, năm giải ba và một giải khuyến khích, xếp thứ nhì toàn đoàn cấp tỉnh, các năm gần đây thành tích thi học sinh giỏi môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cũng được xếp vào tốp 20 trường dẫn đầu toàn tỉnh và đặc biệt năm học 2012-2013 trường đã được nhận cờ giải 3 toàn đoàn; năm học 2014-2015 về giải cá nhân gồm có 1 giải nhì, 5 giải ba và 1 giải khuyến khích, giải toàn đoàn đạt giải khuyến khích tại Hội thi GDQP-AN toàn tỉnh; năm học 2016-2017 về giải cá nhân gồm có: 2 giải nhì, 6 giải ba và 2 giải khuyến khích, 01 giải khuyến khích toàn đoàn, 01 giải ba đồng đội môn Đội ngũ từng người không có súng tại Hội thi GDQP-AN toàn tỉnh; năm học 2018-2019 về giải cá nhân gồm có: 2 giải nhì, 6 giải ba và 3 giải khuyến khích, 01 giải khuyến khích toàn đoàn, 01 giải ba đồng đội môn Băng bó cứu thương tại Hội thi GDQP-AN toàn tỉnh. Có được những thành tích đó là nhờ vào sự cố gắng tìm tòi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp vào trong quá trình truyền đạt kiến thức của người thầy cho học sinh THPT.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.Thực trạng.
Để viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt chất lượng cao và ứng dụng được vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT, bản thân đã nghiên cứu thực trạng ở trường mình và tìm hiểu các đơn vị bạn trong huyện cũng như trong tỉnh và ngoài tỉnh về công tác giảng dạy môn GDQP-AN, và đặc biệt là các phương pháp giảng dạy cho bộ môn vẫn còn đang chưa thực sự có hiệu quả cao và tối ưu nhất. Bởi vậy tôi đã trăn trở và suy nghĩ để đưa ra một số phương pháp được phối hợp đan xen trong tiết học môn GDQP - AN, nhằm khắc phục các điểm yếu đã nêu.
	Việc thực hiện công tác giáo dục bộ môn Quốc phòng - An ninh trong các nhà trường hiện tại vẫn còn có rất nhiều vấn đề hạn chế nhất định. Thực trạng này cũng do nhiều nguyên nhân và theo suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi, thì chủ yếu là do nhận thức của một số bộ phận cán bộ giáo viên còn thiếu trách nhiệm, đôi khi còn xem nhẹ công tác chuyên môn. Bên cạnh đó cũng cần đề cập tới công tác quản lý chuyên môn của nhà trường chưa chặt chẽ đối với giáo viên giảng dạy bộ môn này, đối với học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò vị trí của môn học. Từ đó đã hình thành tư tưởng không tích cực trong tiếp thu kiến thức môn GDQP - AN, nếu có tiếp thu cũng chỉ là bắt buộc, thụ động và không hứng thú.
	Với nhiều năm giảng dạy tôi thấy có những vấn đề cần quan tâm như: Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều về kiến thức, trình độ và không chịu khó nghiên cứu tìm tòi các phương pháp tối ưu nhất để truyền thụ kiến thức của môn học, bên cạnh đó còn một số giáo viên về mặt giáo án hồ sơ cũng còn sơ sài, lên lớp không có giáo án. Ngoài ra cũng có các điểm hạn chế khác như: Chữ viết xấu, cách trình bày bảng chưa khoa học, trang phục nhiều khi cũng không chuẩn mực.
	Không những thế, những tiết học cần tranh ảnh thì giáo viên lại không sử dụng để minh họa cho vấn đề mà mình nêu ra và giải quyết cho học sinh. Việc này ta có thể nhận định ở một số vấn đề như: Coi thường môn học, ngại sử dụng đồ dùng dạy học hoặc một số vấn đề khách quan và chủ quan khác, điều này đã làm cho học sinh lại càng không hứng thú trong học tập và rèn luyện, từ đó sẽ phát sinh thêm nhiều hiện tượng xấu trong tiết học chẳng hạn: Đùa nghịch, không chú ý nghe giáo viên giảng bài, tụ tập nói chuyện riêng...
	Giảng dạy các tiết học thực hành ngoài thao trường thì khẩu lệnh của người thầy còn nhỏ, chưa rõ ràng, động tác mẫu chưa đẹp, chưa chính xác, phân tích còn lũng củng, không thể hiện được tính lôgíc, tác phong và phong cách sư phạm của giáo viên chưa chuẩn mực, trong khi học chưa tạo ra được tính cạnh tranh thi đua rèn luyện và học tập tích cực cho học sinh, thể hiện việc dạy học qua loa đối phó không in đậm trong trí óc người học. 
2. Kết quả của thực trạng trên.
 Từ thực trạng nêu trên cho chúng ta thấy, công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh đạt kết quả cao, chất lượng tốt hơn, khẳng định vị trí và vai trò bộ môn Giáo dục quốc phòng. Bản thân đã tư duy suy nghĩ và mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy của riêng mình nhằm tạo cho học sinh tính tích cực, hứng thú và phát huy được tính tự giác trong khi học Giáo dục quốc phòng từ đó đạt hiệu quả cao. Tôi nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy đó là:"Kết nối các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo và lĩnh hội kiến thức môn Giáo dục quốc phòng - An ninh của học sinh". Hy vọng rằng với đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo giúp cho đồng nghiệp trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Các giải pháp thực hiện.
	Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ môn khoa học, được đưa vào giảng dạy ở bậc học THPT, điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh tiếp thu môn học này là hoàn toàn mới. Ở cấp THCS và Tiểu học, học sinh chưa được học mà chỉ được biết đến qua các hoạt động ngoại khóa, hiểu biết qua phim ảnh và qua bộ môn Lịch sử. Nên khi lên cấp học THPT học sinh chưa chú trọng đến môn học, dẫn đến không đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, giáo viên giảng dạy cần phải có phương pháp truyền đạt tốt nhất, hiệu quả nhất để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng... chủ động, tích cực khi học tập, rèn luyện môn Giáo dục quốc phòng - An ninh.
	Ở những vấn đề nêu trên, tôi suy nghĩ trăn trở tìm ra một số giải pháp hiệu quả nhất cho môn Giáo dục quốc phòng – An ninh như sau:
	Giải pháp thứ nhất.
	Trong công tác giảng dạy hàng ngày, trong công tác chuyên môn bản thân luôn tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tôi đã áp dụng, để tạo ra những phương pháp tối ưu và tích cực nhất trong giảng dạy.
	Bước vào nội dung chính, xin được chi tiết một chút về các phương pháp và những ví dụ, minh họa, để hiểu sâu hơn và phối hợp các phương pháp trong việc truyền thụ kiến thức môn học một cách tốt nhất.
	Phương pháp là con đường, là cách thức hành động để đạt được mục đích nhất định. Con đường hay cách thức là hành động gồm hai mặt: Nghiên cứu và tìm hiểu quy luật khách quan sự tồn tại và phát triển của đối tượng, tìm phương tiện, biện pháp, thủ thuật cho đối tượng phải biến đổi theo mục đích đã định. Hai mặt này phải phù hợp, thống nhất với nhau thì phương pháp mới có hiệu quả.
	Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của sự thống nhất giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học, sự sáng tạo, cải tiến không ngừng của giáo viên và học sinh. Phương pháp dạy học không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật với những yêu cầu về thủ pháp sư phạm.
	 Từ những vấn đề nêu trên và mục đích, yêu cầu đối tượng, tổ chức giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau đây vào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh.
1. Phương pháp lên lớp: 
	a. Phương pháp thuyết trình:
	Đó là phương pháp giáo viên dùng lời nói để truyền đạt, thông báo, trình bày những tri thức cho học sinh một cách có hệ thống. Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến khi giảng tài liệu học tập mới hoặc trình bày làm sáng tỏ vấn đề phức tạp. 
	Ngôn ngữ lời nói luôn gắn kết với các phương tiện khác như đọc tài liệu, trình bày tranh ảnh, bản vẽ, đồ vật minh họa, biểu diễn cách làm, sử dụng các phương tiện kỹ thuật, đặt câu hỏi, nêu vấn đề cho học sinh v.v...
Hình 1: Trung đội 3 hàng dọc.
1
2
3
Ví dụ:
3-5 bước
GV
 Giáo viên phân tích trình tự các bước, kỹ thuật thực hiện Trung đội (x) thành 3 hàng dọc tập hợp; đây là phương pháp thuyết trình nhưng kết hợp với trình bày tranh vẽ, bản vẽ v.v... đưa ra một tranh vẽ sau đây là đội hình trung đội 3 hàng dọc (Hình 1).
 Hình 2: Băng cẳng chân kiểu số 8.
 Hoặc là giáo viên đưa ra minh họa hình vẽ kỹ thuật băng cẳng chân kiểu băng số 8 với ba cử động thực hiện kỹ thuật băng (xem Hình 2).
 Giáo viên đặt câu hỏi về lý thuyết: 
Trọng lượng quả Lựu đạn nặng bao nhiêu, sau khi đã rút chốt và ném thì bao lâu là nổ?
 Trả lời của học sinh: 
Trọng lượng của quả Lựu đạn là 450g - Thời gian nổ sau khi rút chốt và ném là 3,2 giây đến 4,2 giây.
Thuyết trình có các dạng sau:
 Giảng thuật: 
Là phương pháp thuyết trình có chứa các yếu tố trần thuật hoặc miêu tả, sử dụng để giảng dạy các quan điểm, nguyên tắc, tình huống v.v...
 Giảng giải: 
Giáo viên dùng những luận cứ, những sự kiện, số liệu để giải thích, chứng minh làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc v.v...giảng giải chứa các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, phát huy sự thông minh và tính sáng tạo của học sinh.
 Diễn giải: 
Là giáo viên đặt vấn đề, phân tích và kết luận, dẫn dắt một cách liên tục cho học sinh nhận thức những vấn đề hoặc nội dung mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
b. Phương pháp vấn đáp.	
Là phương pháp hỏi - đáp giữa Giáo viên và Học sinh, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận. 
Phương pháp này có ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, bồi dưỡng năng lực bằng lời nói, tạo nên không khí sôi động trong học tập, giúp Giáo viên thu được các thông tin ngược chiều từ phía Học sinh để điều chỉnh trong giảng dạy và học cho phù hợp.
Phương pháp vấn đáp lại có các dạng sau:
 Vấn đáp gợi mở.
 Vấn đáp củng cố.
 Vấn đáp tổng kết.
 Vấn đáp kiểm tra.
Ví dụ: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập năm nào?
Học sinh trả lời: 
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1945. Tùy vào tiêu đề bài và câu hỏi để sử dụng cho phù hợp.
c. Phương pháp trực quan.
Là phương pháp mà Giáo viên tác động vào mọi giác quan của học sinh, giúp học sinh có cách học và hiểu nhanh chóng.
 Quan sát: 
Đây là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, được sử dụng trong giảng dạy để Học sinh rút ra những nhận xét, những kết luận có cơ sở thực tiễn, quan sát của Học sinh được Giáo viên tổ chức và hướng dẫn để giảng bài mới, khi học thực hành, luyện tập và ôn tập bài cũ.
Ví dụ: 
Ở trang phục sau đây, các em nhận xét đánh giá xem đó là trang phục mùa gì? (Hình 3.) các em quan sát:
Hình 3. 
 Trả lời: Đây là lễ phục sỹ quan nữ, được sử dụng vào mùa hè.
Trình bày trực quan: Là phương pháp có sử dụng đến phương tiện trực quan hoặc hành động mẫu.
Phương pháp trực quan sử dụng đến động tác mẫu để trình bày thực hiện động tác, giáo viên làm 3 bước (Bước 1: Làm nhanh; Bước 2: Làm chậm có phân tích từng cử động; Bước 3: Làm tổng hợp), học sinh khái quát, nhận biết hiểu rõ ý nghĩa của từng cử động.
Ví dụ: Kĩ thuật động tác băng vết thương vùng đầu: Bao gồm có tranh vẽ, động tác làm mẫu của giáo viên theo ba bước (Bước 1: Làm nhanh kỹ thuật động tác băng 1 lần; Bước 2: Làm chậm có phân tích từng cử động động tác băng đầu; Bước 3: Làm tổng hợp động tác băng đầu), (xem hình 4.)
Hình 4.
Băng vết thương vùng đầu.
 d. Phương pháp thảo luận. 
	Là phương pháp thể hiện việc trao đổi giữa Giáo viên với Học sinh 
theo thứ tự các vấn đề, nội dung bài học, phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tạo nên niềm say mê tự giác, củng cố kiến thức đã có, tiếp thu và nhận biết nội dung mới, tìm tòi sáng tạo xung quanh các vấn đề, nội dung Giáo viên truyền đạt.
	Phương pháp này được sử dụng khi Giáo viên giảng dạy lý thuyết, nhằm nhấn mạnh nội dung trọng tâm, kiến thức mới, giảng dạy thực hành tìm ra cái đúng, cái sai để cùng sửa chữa.
	Ví dụ: Để thảo luận cần phải chia các tổ, nhóm với nhau. (Bài 3 lớp 11: Giới thiệu một số loại súng bộ binh. Phần II Súng tiểu liên AK.) Câu hỏi: Cấu tạo súng tiểu liên AK gồm bao nhiêu bộ phận, nêu thứ tự tháo lắp các bộ phận?
	- Các nhóm thảo luận, sau đó trình bày những vấn đề thảo luận của nhóm mình.
	- Trả lời: Gồm 11 bộ phận; Tháo: Bệ khóa nòng, nắp hộp khóa nòng ...
	e. Phương pháp luyện tập.
	Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Qua đó củng cố kiến thức, thuần thục động tác vận động nhanh chóng, chính xác phù hợp vào các loại địa hình địa vật trong chiến đấu cũng như trong luyện tập.
	Phương pháp luyện tập bao gồm:
	 Luyuện tập từng người tự nghiên cứu: Phương pháp này là học sinh tự tư duy lại những kiến thức đã học, tìm tòi nhớ lại và tự luyện tập, giúp nhận thức, nhớ lâu, vận dụng linh hoạt sau này.
	 Luyện tập theo nhóm: Là từ 2-3 người cùng luyện tập động tác, giúp cho nhau thấy sai sót để khắc phục, người tiếp thu nhanh giúp đỡ người tiếp thu chậm.
	 Luyện tập tổng hợp, luyện tập phân đội.
	 Ví dụ: 
 Nhóm 1
- Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
 3-5 bước
6
5
4
3
2
1
Nhóm 2
- Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng.
 3-5 bước
6
5
4
3
2
1
Hình 5.
Tiểu đội một hàng ngang.
 Phần luyện tập Bài 4 lớp 10. Động tác đội ngũ từng người không có súng. Phần 1 mục a. "Đội hình tiểu đội một hàng ngang" Chia thành các nhóm tổ với nhau để luyện tập: Từ 2 đến 3 người hoặc từ 5 đến 7 người.
 Thứ nhất là ôn luyện "Đội hình tiểu đội một hàng ngang". Khi đã luyện tập xong thì chuyển nội dung khác, thời gian luyện tập Giáo viên đã phổ biến.
 Đội hình luyện tập được mô phỏng như (Hình 5).
2. Phương pháp hội thao.
	Ta thường thấy Hội thao được tiến hành sau các buổi học hoặc tiết học, để Giáo viên đánh giá nhận thức và thực hiện động tác của học sinh, sau đó so sánh rút kinh nghiệm và kiểm tra các thành viên trong lớp học.
	Hội thao là kiểm tra, thi, đánh giá kết quả sau quá trình học tập rèn luyện.
	 Để tiến hành hội thao ta phải lên được kế hoạch thực hiện cụ thể.
	 Nội dung: Chọn một số nội dung tiến hành hội thao.
	 Số lượng: Hợp lý và khoa học, không nhiều quá cũng không ít quá mà vừa đủ là tốt nhất.
	* Ví dụ: Tổ chức hội thao giữa các tổ với nhau trong lớp, hội thao cấp trường phải lên kế hoạch một cách cụ thể chi tiết, chẳng hạn như trang thiết bị, trọng tài ...
3. Phương pháp ôn luyện.
	Là phương pháp giúp Học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, độc lập từ đó Giáo viên sửa chữa những thiếu sót hoặc sai lầm của học sinh sau khi tập luyện.
	 Ôn luyện được tiến hành như sau:
	 Học sinh tự ôn luyện.
	 Học sinh ôn luyện có sự hướng dẫn và sửa sai của Giáo viên.
	Ví dụ: Trong thực hành tháo lắp súng tiểu liên AK của lớp 11. Giáo viên cho ôn luyện các nội dung như: Nắm chắc các chi tiết của súng, lắp vào và tháo ra có bao nhiêu bộ phận.
	Học sinh phải nắm chắc các bước hay còn gọi là thứ tự tháo lắp của súng tiểu liên AK.
	Quá trình thực hiện Giáo viên là người sửa sai cho Học sinh, giúp người học hình thành được kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác tháo lắp súng tiểu liên AK.
4. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
	Kiểm tra về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện kỹ thuật động tác.
	 Kiểm tra gồm có các dạng sau:
	 Kiểm tra vấn đáp.
	 Kiểm tra viết.
	 Kiểm tra thực hành.
	* Ví dụ: 
	Kiểm tra thực hành băng bó cứu thương được đánh giá ở các nội dung sau: Thời gian và đúng kỹ thuật. Kiểm tra thực hành có thể diễn ra vào đầu tiết học hoặc cuối tiết học.
	 Tóm lại: 
	Các phương pháp nêu trên đã là một dây truyền mắt xích tạo nên một thể thống nhất trong quá trình truyền đạt kiến thức. Mỗi phương pháp dạy học cũng chỉ là tương đối không phải là 100%, bởi nó còn liên quan một chút các phương pháp khác tạo nên sự hoàn chỉnh về vấn đề truyền đạt kiến thức hay kỹ thuật động tác. Nhưng mỗi nội dung bài học tiết học chúng ta phải vận dụng một cách hợp lý, khoa học và khéo léo để tạo nên một hệ thống phương pháp truyền đạt tối ưu nhất, người giáo viên phải phát huy tối đa được vai trò của mình, trong giờ học ngoài việc đóng vai trò chủ yếu trong truyền đạt nội dung giáo dục thì người thầy còn là người tổ chức, người hướng dẫn, điều chỉnh sự sai sót của học sinh. Trong học tập vai trò của người giáo viên được đề cao hơn, giáo viên truyền đạt một cách hợp lý và khoa học nhằm giúp Học sinh có cái hiểu đúng đắn và phát triển ở các em các kỹ năng của sự quan sát, thu thập thông tin, đưa ra những suy luận, phán đoán và kết luận vấn đề.
	Trên thực tế, bản thân giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh và đã vận dụng những kỹ năng nêu trên, không bó hẹp kiến thức ở sách giáo khoa mà phát huy tính tư duy, suy nghĩ sáng tạo từ phía học sinh, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa thì người thầy còn phải có kiến thức có liên quan khác để lồng ghép trong bài giảng được thêm phong phú, liên hệ đến nhiều vấn đề có liên quan đến thực tế trong cuộc sống, có như vậy người thầy mới đề cao được óc sáng tạo của Học sinh, sự trao nhận thông tin giữa thầy và trò. Từ đó mới có sức cuốn hút ham học của Học sinh, cũng như khẳng định nghiệp vụ chuyên môn của người thầy đáng để tiếp thu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_noi_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_nang_cao.doc