SKKN Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8

SKKN Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8

Vật lý là môn khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác". Vật lý được xem là ngành khoa học cơ bản có liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Đem những hiểu biết về Vật lý để áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại những giá trị to lớn. Do đó mục tiêu cần đạt được của quá trình dạy học Vật lý là học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Thế nhưng một thực tế hiện nay cho thấy trong các trường THCS đa phần HS học tập còn yếu và có thái độ ngại học ở bộ môn Vật lý, mà nguyên nhân có thể nói tới ở đây là do kiến thức thuộc bộ môn này còn khá trừu tượng, thời lượng học tập dành cho bộ môn ít (1 tiết /tuần đối với Vật lý 6, 7, 8 và 2 tiết /tuần đối với Vật lý 9), lượng kiến thức đưa ra trong một tiết học khá nhiều, trong khi đó lại có quá ít thời gian dành cho việc chữa bài tập và ôn tập. Do vậy vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản của bộ môn Vật lý là rất quan trọng. Người thầy trong quá trình dạy học phải làm sao cho học sinh có thể thấy đựơc, hiểu được và biết áp dụng những cái mình đã học được vào cuộc sống thường ngày là vấn đề then chốt nhất.

Qúa trình dạy học môn Vật lý hiện nay cho thấy còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy chứ chưa có sự liên hệ kiến thức giữa các phần, giữa các bài học với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Do đó khi gặp một vấn đề mới đưa ra trong bài học các em thường lúng túng và không tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp này theo tôi ta có thể giúp đỡ các em bằng cách kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược để củng cố, hệ thống lại nội dung kiến thức đã học và tìm ra lời giải cho một bài tập Vật lý, đặc biệt là ở dạng bài tập định lượng nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Làm tốt được vấn đề này tôi tin chắc rằng chất lượng giáo dục của bộ môn sẽ được nâng lên đáng kể.

 

doc 21 trang thuychi01 21992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 
1.1- Lý do chọn đề tài
Vật lý là môn khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác". Vật lý được xem là ngành khoa học cơ bản có liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Đem những hiểu biết về Vật lý để áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại những giá trị to lớn. Do đó mục tiêu cần đạt được của quá trình dạy học Vật lý là học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Thế nhưng một thực tế hiện nay cho thấy trong các trường THCS đa phần HS học tập còn yếu và có thái độ ngại học ở bộ môn Vật lý, mà nguyên nhân có thể nói tới ở đây là do kiến thức thuộc bộ môn này còn khá trừu tượng, thời lượng học tập dành cho bộ môn ít (1 tiết /tuần đối với Vật lý 6, 7, 8 và 2 tiết /tuần đối với Vật lý 9), lượng kiến thức đưa ra trong một tiết học khá nhiều, trong khi đó lại có quá ít thời gian dành cho việc chữa bài tập và ôn tập. Do vậy vai trò chủ đạo của người thầy trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản của bộ môn Vật lý là rất quan trọng. Người thầy trong quá trình dạy học phải làm sao cho học sinh có thể thấy đựơc, hiểu được và biết áp dụng những cái mình đã học được vào cuộc sống thường ngày là vấn đề then chốt nhất. 
Qúa trình dạy học môn Vật lý hiện nay cho thấy còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện được kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy chứ chưa có sự liên hệ kiến thức giữa các phần, giữa các bài học với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Do đó khi gặp một vấn đề mới đưa ra trong bài học các em thường lúng túng và không tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp này theo tôi ta có thể giúp đỡ các em bằng cách kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược để củng cố, hệ thống lại nội dung kiến thức đã học và tìm ra lời giải cho một bài tập Vật lý, đặc biệt là ở dạng bài tập định lượng nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Làm tốt được vấn đề này tôi tin chắc rằng chất lượng giáo dục của bộ môn sẽ được nâng lên đáng kể.
Với tất cả những lí do nêu trên, bản thân tôi trong những năm công tác và trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 luôn suy nghĩ tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới phương pháp dạy nói chung và phương pháp giảng dạy môn Vật lý cấp THCS nói riêng. Cụ thể là giúp học sinh có được một phương pháp cơ bản khi học tập bộ môn Vật lý ở trường THCS. Tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm "Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8"
1.2- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực 
+ Nghiên cứu một số số PPDH tích cực trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý nói chung và dạy học Vật lý 8 nói riêng nói riêng. Từ đó đề xuất thực nghiệm sư phạm PPDH kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý lớp 8.
1.3- Đối tượng nghiên cứu:
 	 - Chương trình và SGK Vật lý 8
 	 - Một số PPDH tích cực trong đó có sử dụng sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý lớp 8.
 	- HS khối 8 trường THCS – DTNT - Lang Chánh - Tha nh Hóa
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, đọc tài liệu,
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.5. Những điểm mới của SKKN
	Trong những năm học gần đây bản thân tôi cũng đã thực hiện công tác viết SKKN và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình về hai đề tài SKKN có liên quan gồm: đề tài thứ nhất “Sử dụng sơ đồ phân tích ngược để hướng dẫn HS giải một số bài tập định lượng trong môn Vật lý 8“ và đề tài thứ hai “Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy ở bộ môn Toán Đại lớp 7- Trường THCS DTNT”. Tôi nhận thấy ở đề tài thứ hai sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn HS củng cố lại nội dung bài học ta có thể áp dụng được ở bất kỳ môn học nào, đặc biệt khi áp dụng vào dạy học bộ môn Vật lý thì hiệu quả đem lại khá cao. Tuy nhiên trong qúa trình áp dụng đơn lẽ từng đề tài này vào quá trình dạy học bộ môn Vật lý THCS nói chung và bộ môn Vật lý 8 nói riêng, kết quả cho thấy nếu chỉ áp dụng đề tài thứ nhất thì hiệu quả chỉ thu được khi HS phải nhớ được các công thức vật lý đã học, còn trong trường hợp HS nắm chưa vững và chưa biết liên kết kiến thức cơ bản của các đơn vị kiến thức có liên quan thì hiệu quả đem lại chưa cao. Hoặc chỉ áp dụng đề tài thứ hai thì HS được củng cố, khắc sâu, ghi nhớ kiến thức đã học, nhưng kĩ năng phân tích tìm lời giải cho bài tập định lượng Vật lý của HS lại chưa được rèn luyện một cách kịp thời. Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý, trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp cả hai đề tài trên thì cho thấy kết quả dạy học bộ môn đã được nâng lên đáng kể. Chính vì vậy tôi đã phát triển hai đề trên thành đề tài "Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8"
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Nhằm thực hiện tốt nội dung tập huấn của phòng Giáo dục tổ chức về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và quản lý, thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời thực hiện không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, học đi đôi với hành, giáo dục HS trở thành một con người phát triển toàn diện, có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy làm thế nào để gây được hứng thú học tập và phát huy được khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của các em là một vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết của quá trình dạy học. Có thế nói sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây được hứng thú và niềm say mê học tập cho học sinh, đồng thời giúp ích cho giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. 
Ngay từ năm học 2011 - 2012 Bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị yêu cầu tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy. Đây là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Một bộ phận học sinh  khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ gúp học sinh tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, đặc biệt có được phương pháp học tập bộ môn.
Theo phân phối chương trình của bộ môn Vật lý 8 ở trường THCS hiện nay thì số bài tập thực hiện giải ở trên lớp là rất ít, thậm chí có nhiều tiết không có thời gian dành cho việc giải bài tập vận dụng do lượng kiến thức trong bài quá dài. Trong khi đó số lượng bài tập về nhà lại rất nhiều nên nhiều học sinh đã gặp khó khăn khi giải các bài tập này. Chính vì vậy để giúp học sinh thực sự vận dụng kiến thức Vật lý cho việc giải bài tập có liên quan thì điều quan trọng trước tiên là phải hướng dẫn học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học, từ đó tìm cách phân tích bài toán, tìm mối tương quan giữa các đại lượng Vật lý để đưa ra những công thức tính toán phù hợp nhằm giải quyết được vấn đề đặt ra.
Kết hợp Sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong quá trình dạy học bộ môn Vật lý sẽ giúp học sinh  học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Như vậy, dạy học bằng sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học.
Sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược chính là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi chúng tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược giúp cho HS hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng, hệ thống đồng thời vận dụng được kiến thức đã học vào giải bài tập. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, HS có thể thuyết trình được nội dung bài học hay một đơn vị kiến thức nào đó. Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Sơ đồ phân tích ngược giúp ta tìm ra cách gải cho bài tập với sự tương quan giữa các đại lượng Vật lý với nhau. Từ đó giúp người học hiểu nội dung kiến thức ở mức độ cụ thể, chi tiết nhất về vấn đề cần gải quyết.
2.2- Thực trạng của vấn đề: 
 Thuận lợi:
- Là một trường thuộc khu vực miền núi, đặc biệt lại là trường chuyên biệt nên nhận được sự quan tâm sâu sát của các cấp, các ngành. 
- Học sinh của trường phần lớn đều có học lực khá giỏi được tuyển chọn về trường nên nhìn chung các em đều có ý thức trong việc học tập.
	- Phương pháp kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong củng cố, hệ thống bài học và vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập định lượng Vật lý phù hợp phần lớn đối tượng HS trong lớp, gây hứng thú học tập, kích thích học sinh tư duy tích cực, lôgic.
	- Chương trình môn Vật lý lớp 8 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ phân tích ngược để tìm lời giải cho bài tập định lượng Vật lý, phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh học tập.
Khó khăn:
 - Là trường thuộc khu vực miền núi, trình độ dân trí còn thấp so với vùng đồng bằng và thành thị, phần lớn học sinh là con em dân tộc thiểu số đến từ các xã khác nhau trên địa bàn huyện nên chất lượng giáo dục giữa các học sinh trong một lớp thường không đồng đều. có sự chênh lệch về nhận thức rất rõ rệt, đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên.
 - Vật lý đặc thù là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức mới. Đặc biệt là nhiều kiến thức liên quan đến những hiện tượng hàng ngày học sinh thường gặp, cũng như những kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Do đó tạo nên những khó khăn trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh, đặc biệt là đối với một số học sinh khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn chậm.
	- Sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều kỹ năng nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kỹ năng như sưu tầm, xử lý thông tin, vẽ sơ đồ tư duy.
	- Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng đối với một số CBGV còn hạn chế, nhiều GV còn ngại vì việc thiết kế một bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT do mất nhiều thời gian.
- Ảnh hưởng của những hoạt động: Phim ảnh, trò chơi điện tử. làm cho các em say mê và bỏ bê nhiệm vụ học tập của mình 
Cụ thể khảo sát chất lượng 64 học sinh khối 8 trường THCS - DTNT trước khi vận dụng đề tài với bài kiểm tra có nội dung vận dụng kiến thức cơ bản của một bài học trong chương trình Vật lý 8 vào giải một số bài tập định lượng có liên quan kết quả thu được như sau:
Điểm dưới 1-2
Điểm 3 - 4
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khi chưa áp dụng đề tài
4
6,3
20
31,2
21
32,8
14
21,9
5
7,8
2.3- Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh chính đưa ra cấu trúc tổng thể của bài học, từ mỗi nhánh chính lại tỏa ra nhiều nhánh phụ và cứ thế mở rộng ra vô tận thể hiện kiến thức tổng thể ở dạng chi tiết giúp người học hiểu nội dung kiến thức ở mức độ cụ thể, chi tiết nhất.
Sơ đồ phân tích ngược là quá trình phân tích xuất phát từ đại lượng đang cần tìm và công thức liên quan tới đại lượng đó, xét xem trong công thức này đại lượng nào đã biết, đại lượng nào chưa biết và để xác định được đại lượng cần tìm trong bài toán ta lại phải tìm được đại lượng chưa biết trong công thức liên quan đó, đại lượng chưa biết này lại được tìm bởi công thức liên quan nào... Quá trình phân tích tìm lời giải cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ở công thức cuối cùng đều chứa các đại lượng đã biết thì có thì quá trình phân tích của ta kết thúc, nghĩa ta đã tìm được lời gải cho bài toán. ( Chú ý khi trình bày lời giải của bài tập ta cần thực hiện theo chiều ngược lại của sơ đồ phân tích ngược đó).
Trong quá trình dạy học bộ môn Vật lý ở các trường THCS, việc sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố hệ thống kiến thức sau mỗi phần, mỗi bài học, mỗi chương, mỗi chủ đề, là vấn đề rất cần thiết cho cả quá trình dạy và học của GV và HS. Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp HS tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy, và qua “sơ đồ” thấy được các liên kết chặt chẽ của tri thức, đồng thời giúp GV tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. Sử dụng sơ đồ phân tích ngược để hình thành cho học sinh thói quen, nếp suy nghĩ khoa học, phát triển được khả năng tư duy lôgíc của học sinh khi thực hiện giải một bài tập định lượng Vật lý nói chung và bài tập định lượng Vật lý 8 nói riêng. 
Để thực hiện việc dạy học củng cố, hệ thống lại nội dung bài học bằng cách hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy ở môn Vật lý 8, Trong mỗi tiết dạy tôi đã thực hiện qua 2 quá trình như sau:
+ Quá trình thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tiếp thu, lĩnh hội, ghi chép và vận dụng kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài học
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Kết hợp với việc sử dụng sơ đồ phân tích ngược để tìm lời gải cho bài tập định lượng vật lý trong quá trình dạy học, tôi hướng dẫn các em thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề và tóm tắt đề bài
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý và xây dựng lập luận cho việc giải bài tập (sử dụng sơ đồ phân tích ngược )
Bước 3: Thực hiện giải bài tập (Thực hiện trình bày theo thứ tự từ trên xuống của sơ đồ phân tích)
Bước 4: Khai thác bài tập (Nếu có)
	Việc “Kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược trong dạy học môn Vật lý 8” ta có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học tuy nhiên do thời lượng dành cho một tiết là có hạn, do vậy trong quá trình dạy học bản thân tôi chỉ lựa chọn những phần, những tiết học mà đơn vị kiến thức cần truyền đạt không quá dài, hoặc trong các tiết ôn tập chương để thực hiện, còn phần lớn sau mỗi tiết học tôi đều yêu cầu HS về nhà hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống hóa nội dung kiến thức của mỗi bài học. Sau đây tôi xin mô tả một số tiết dạy có sự kết hợp sơ đồ tư duy và sơ đồ phân tích ngược hướng dẫn học sinh củng cố, hệ thống lại nội dung bài học và tìm lời giải cho bài tập định lượng Vật lý mà bản thân đã áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn Vật lý lớp 8 tại trường THCS - DTNT – Lang Chánh.
Tiết 11: Bài 10 - Lực đẩy Acsimet – Vật lý 8
1, Sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết dạy
+ Quá trình thứ nhất:
 - Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức cơ bản về lực đấy Acsimet và ứng dụng. 
- Yêu cầu HS lĩnh hội kiến thức và ghi chép bài đầy đủ, có hệ thống
+ Quá trình thứ hai: Hướng dẫn học sinh củng cố lại nội dung bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Sau khi dạy xong Tiết 11- Bài 10 - Lực đẩy Acsimet (Vật lý 8), giáo viên có thể đặt câu hỏi cho HS : Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì?, rồi đưa ra sơ đồ gồm từ trung tâm là Lực đẩy Acsimet và yêu cầu học sinh vẽ nhánh hoàn thiện sơ đồ với tất cả các nội dung đã học. Giáo viên giới hạn thời gian cho hoạt động, sau đó mời đại diện các nhóm lên trình bày sơ đồ của nhóm mình, cuối cùng giáo viên nhận xét sơ đồ của từng nhóm rồi cho HS tiếp tục bổ sung vào sơ đồ của mình. 
Sau khi học sinh quan sát hoàn thiện sơ đồ giáo viên cho học sinh nhắc lại toàn bộ nội dung kiến thức về lực đẩy Acsimet.
HS có thể vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung Bài 10 - Lực đẩy Acsimet (Vật lý 8) theo sơ đồ sau
2, Sử dụng sơ đồ phân tích ngược vào tiết dạy
Sau khi cho HS hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy GV có thể kết hợp với việc sử dụng sơ đồ phân tích ngược để giúp HS tìm lời gải cho các bài tập định lượng có liên quan đến nội dung bài học này thông qua một số bài tập vận dụng như sau:
Bài tập 1: (Bài tập 4 - Sách câu hỏi TN và bài tập TL Vật lý 8, trang 80)
Một vật đặc hình hộp chữ nhật được làm bằng thuỷ tinh đặc có kích thước dài 50cm, rộng 20cm, cao 10cm. Khi thả vật nằm vào một chất lỏng thì vật ngập sâu 8cm. Hỏi trọng lượng riêng của chất lỏng đó? Biết trọng lượng riêng của thuỷ tinh là 25000 N/m3.
* Sau khi đưa ra bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện giải theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài. 
* Tóm tắt:
a = 50cm
b = 20cm
h = 10cm
hChìm = 8cm
dv = 25000 N/m3
dcl = ?
* Sau khi học sinh đã đọc kỹ đề và tóm tắt được đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý và xây dựng lập luận cho việc giải bài tập (sử dụng sơ đồ phân tích ngược )
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm lời giải cho bài tập bằng sơ đồ phân tích ngược như sau:
 VChìm = a . b. hChìm
 VVật = a . b. h
 P = dv.Vv 
FA = P
 dcl = (Vì FA = Vc . dcl)
- Trong bài tập này xuất phát từ đại lượng cần tìm là trọng lượng riêng của chất lỏng dcl. Xét công thức liên quan FA = Vc . dcl, trong công thức này ta có thể tính được thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, còn lực đẩy Acsimet là đại lượng chưa biết. 
- Vì khi vật đứng yên trong chất lỏng thì FA = P, mà P = dv.Vv đến công thức này thì trọng lượng riêng của vật đã biết, do vậy ta phải tính thêm thể tích của vật theo các đại lượng bài đã cho nên sẽ tính được trọng lực P, tức là tìm được FA, từ đó thay vào công thức tính lực đẩy Acsimet ta tìm được trọng lượng riêng của chất lỏng dcl. 
Lưu ý: Trong quá trình hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ phân tích, GV có thể căn cứ đối tượng HS để dừng ở một số bước phân tích. Cụ thể trong sơ đồ phân tích của bài tập này với đối tượng HS khá giỏi ta có thể dừng quá trình phân tích ở bước FA=P, với đối tượng HS trung bình và yếu ta có thể hướng dẫn các em phân tích đến bước cuối sơ đồ. 
* Sau khi đã dùng sơ đồ phân tích ngược để hướng dẫn học sinh tìm lời giải cho bài tập như trên, gíáo viên yêu cầu học sinh thực hiện Bước 3 - trình bày lời giải
Bước 3: Thực hiện giải bài tập
 Ở bước này giáo viên chú ý học sinh khi trình bày lời giải cần thực hiện theo thứ tự ngược lại của sơ đồ phân tích.
* Giải: 
Thể tích phần chìm của vật: VChìm = a . b. hChìm = 0,5.0,2.0,08 = 0,008 (m3)
Thể tích của vật: Vv = a . b. h = 0,5.0,2.0,1 = 0,01 (m3)
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = P = dv.Vv = 0,01 . 25000 = 250 (N)
Mặt khác : FA = Vc . dcl Þ dcl = 
Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng đó là:
 dcl = = = 31250 (N/m3)
 Đáp số: dcl = 31250 N/m3
Bài tập 2: (Bài tập 17 - Sách Câu hỏi TN và bài tập TL Vật lý 8, Trang 124)
	Một vật có thể tích 500cm3, khi nhúng vào nước thì phần nổi chiếm thể tích của vật. Hỏi khối lượng và khối lượng riêng của vật là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3.
* Đối với bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện giải theo trình tự các bước nêu trên:
* Tóm tắt:
	VV = 500cm3 = 5.10-4 m3
	VN = VV
	dnc = 104 N/m3
	m = ? ; D = ?
* Sơ đồ phân tích ngược tìm lời giải cho bài tập này được thực hiện như sau:
 VCh = VV - VN (HS tb, yếu)
 FA = Vch .dnc
 P = FA (HS khá, giỏi)
 m = (Vì P = 10.m)
 D = 
* Giải: 
	a, Thể tích phần chìm của vật: 
	VCh = VV - VN = VV - 0,25VV = 5.10-4 - 0,25.5.10-4 = 3,75.10-4 (m3)
	Khi vật nổi ta có: P = FA = Vch .dnc = 3,75.10-4 . 104 = 3,75 (N)
	Khối lượng của vật là:
	Từ công thức: P = 10

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_so_do_tu_duy_va_so_do_phan_tich_nguoc_trong_day.doc
  • docBia SKKN - 2018.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docxTài liệu TK.docx