SKKN Kết hợp câu hỏi thực tiễn với phiếu học tập trong giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10

SKKN Kết hợp câu hỏi thực tiễn với phiếu học tập trong giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông : "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn."

Phư¬¬ơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng ph¬ương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh. (Điều 24 - Luật giáo dục).

Đối với học sinh tại các Trung tâm GDNN - GDTX hầu hết học sinh đầu vào khi tuyển sinh thấp, các em còn lười học, ham chơi và rỗng kiến thức lớp dưới rất nhiều do đó các em rất khó tập trung trong giờ học đặc biệt là khả năng ghi nhớ kiến thức còn hạn chế.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy môn Sinh học ở các Trung Tâm GDNN - GDTX hiện nay, việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng. Vì vậy, đa phần học sinh đều cho rằng môn Sinh học thường là “khô khan, khó hiểu, khó nhớ”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học bộ môn.

 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở Trung Tâm GDNN – GDTX huyện Thường Xuân và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy nếu giáo viên biết kết hợp giữa việc sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn hay nói cách khác là giải thích cơ sở khoa học của những vấn đề thực tiễn đó khi giảng dạy bộ môn, đồng thời kết hợp với sử dụng phiếu học tập - giao nhiệm vụ cho học sinh tự tổng hợp kiến thức có định hướng thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn và giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học có hệ thống và chủ động. Từ đó học sinh có hứng thú học tập và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: Kết hợp câu hỏi thực tiễn với phiếu học tập trong giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10.

 

doc 22 trang thuychi01 7015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp câu hỏi thực tiễn với phiếu học tập trong giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:	1
1.2. Mục đích nghiên cứu: 	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:	2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:	2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	2
2.1. Cơ Sở lý luận SKKN:	2
a. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:	2
b. Hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống:	3
c. Hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống:	3
d. Sử dụng phiếu học tập để cũng cố kiến thức:	3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:	5
2.2.1. Học sinh - Số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài:	5
2.2.2. Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn:	6
2.3. Biên pháp sử dụng câu hỏi thực tiễn vào bài giảng phần “vi sinh vật” – Sinh học 10:	8
a. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống trong tiết dạy:	8
b. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng phần “Sinh học- vi sinh vật”- Sinh học 10:	8
c. Sử dụng phiếu học tập để cũng cố kiến thức:	8
2.4.Hiệu quả của SKKN:	18
3. Kết luận và kiến nghị:	19
3.1. Kết luận:	19
3.2. Kiến nghị	19
PHỤ LỤC:	20
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..21
1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông : "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn..."
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh. (Điều 24 - Luật giáo dục).
Đối với học sinh tại các Trung tâm GDNN - GDTX hầu hết học sinh đầu vào khi tuyển sinh thấp, các em còn lười học, ham chơi và rỗng kiến thức lớp dưới rất nhiều do đó các em rất khó tập trung trong giờ học đặc biệt là khả năng ghi nhớ kiến thức còn hạn chế. 
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy môn Sinh học ở các Trung Tâm GDNN - GDTX hiện nay, việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng. Vì vậy, đa phần học sinh đều cho rằng môn Sinh học thường là “khô khan, khó hiểu, khó nhớ”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học bộ môn.
	Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở Trung Tâm GDNN – GDTX huyện Thường Xuân và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy nếu giáo viên biết kết hợp giữa việc sử dụng câu hỏi gắn với thực tiễn hay nói cách khác là giải thích cơ sở khoa học của những vấn đề thực tiễn đó khi giảng dạy bộ môn, đồng thời kết hợp với sử dụng phiếu học tập - giao nhiệm vụ cho học sinh tự tổng hợp kiến thức có định hướng thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn và giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học có hệ thống và chủ động. Từ đó học sinh có hứng thú học tập và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: Kết hợp câu hỏi thực tiễn với phiếu học tập trong giảng dạy phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10.
	1.2.Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu xây dựng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống thuộc kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10 ban cơ bản. 
- Vận dụng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống thuộc kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10 ban cơ bản vào dạy học nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
- Xây dựng phiếu học tập để củng cố kiến thức phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10 ban cơ bản nhằm giúp học sinh ghi nhớ nội dung cơ bản của bài học.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức gắn với thực tế và phiếu học tập để dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong quá trình dạy học các bài phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10 ban cơ bản tại Trung Tâm GDNN – GDTX huyện Thường Xuân. Cụ thể áp dụng đối với học sinh 02 lớp 10 (10A, 10B) trong đó: lớp 10A là lớp thí nghiệm (TN), lớp 10B là lớp đối chứng (ĐC). Hai lớp có số học sinh, độ tuổi và học lực tương đương nhau.
	1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế câu hỏi và phiếu học tập cho từng nội dung.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (Giảng dạy thực nghiệm trên lớp)
- Phương pháp điều tra giáo dục - Sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục)
- Phương pháp thống kê toán học (So sánh kết quả từ đó nhận xét hiệu quả của phương pháp).
	2. Nội dung của SKKN
	2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” theo hướng dạy học tích cực thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học cho học sinh. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động dạy học môn Sinh học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở cấp Trung học phổ thông. 
Trong những năm gần đây do yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục về phương pháp dạy- học và nội dung chương trình Sách giáo khoa nên xu hướng nghiên cứu dạy học lấy học sinh làm trung tâm là chủ đạo. Trong các hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay thì việc sử dụng phiếu học tập làm phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của học sinh đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Đối với học sinh Trung học phổ thông nói chung và học sinh tại Trung Tâm GDNN - GDTX nói riêng các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao. Người giáo viên dạy sinh học phải nắm được tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, từ đó thay đổi phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. Để làm được điều đó giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học sau cho học sinh:
a) Hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp.
Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,(Dạy học liên môn). Khi dạy kiến thức sinh học bất kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học.đều liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên; hoặc kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,đều liên quan đến kiến thức hóa học. Do vậy khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Ví dụ: Khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông hồ có màu đen? đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết tủa, thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật, vận chuyển Ion và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO42- được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H2S, khí này kết hợp với Fe có trong ao tạo ra FeS làm nước ao có màu đen. 
Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn.
	b) Hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống.
Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
Ví dụ: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu?
Giải thích:Khi muối dưa cà, axitlactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật gây thối rau quả.
	 c) Hướng dẫn học sinh học tập thông qua các tình huống giả định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống.
Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận. Phương pháp này vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
Ví dụ: Khi học bài: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Giáo viên có thể đưa ra tình huống: Vì sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp muối? HS sẽ nhanh chóng trả lời đó là do muối đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thịt, cá Tuy nhiên nếu hỏi vì sao muối lại có khả năng ức chế vi sinh vật thì học sinh không dễ giải thích được (Muối làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó chết).
Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.
Sử dụng phiếu học tập để củng cố kiến thức
Sử dụng phiếu học tập để so sánh, khái quát hóa, tổng hợp hóa kiến thức sau khi giảng dạy các bài học, các phần có các cơ chế, quá trình, hiện tượng tương tự nhau. 
Để củng cố bài học, giáo viên vẫn tiến hành dạy bình thường theo nội dung trong SGK, sau đó giáo viên phát phiếu học tập để HS tự tóm tắt kiến thức dựa vào nội dung đã học. Đây coi như phần ghi nhớ kiến thức của bài.
Để củng cố chương hoặc một chủ đề lớn, tốt nhất giáo viên phát PHT cho từng HS để HS tự chuẩn bị ở nhà. Đến giờ ôn tập cho HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, tổng kết làm nội dung học tập chính thức.
Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 25 “Sinh trưởng của vi sinh vật” Giáo viên sử dụng phiếu học tập sau để củng cố kiến thức hoặc giao học sinh về nhà::
Sinh trưởng của sinh vật trong
môi trường nuôi cấy không liên tục
Quan sát đồ thị sau và trả lời câu hỏi:
a: Pha tiềm phát 
b: Pha luỹ thừa 
c: Pha cân bằng động 
d: Pha suy vong
b
a
d
c
N
t (giờ )
N0
Hình 38-1 Đồ thị sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
 Z. Câu hỏi:
- So sánh đặc điểm các pha.
- Để thu sinh khối sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào? Tại sao? 
 &. Trả lời: - Sự khác nhau giữa các pha:
Nội dung
PHA TIỀM PHÁT
PHA CẤP SỐ
PHA CÂN BẰNG 
PHA SUY VONG
Đặc điểm
..
..
..
..
..
..
..
..
- Để thu sinh khối tối đa thì nên dừng ở pha . bởi vì 
* Cách xử lí PHT
Để nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của HS, GV có thể có nhiều cách xử lí PHT khác nhau tuỳ theo từng nội dung kiến thức, mục đích sử dụng.
- PHT sử dụng theo nhóm: sau thời gian hoạt động nhóm để hoàn thành PHT, GV có thể thu lại PHT và quan sát nhanh để biết kết quả của nhóm. Khi gọi đại diện nhóm trình bày GV có thể đưa lại phiếu để nhóm đó trình bày sau đó tiếp tục thu lại để đánh giá sau tiết học. GV cũng có thể yêu cầu các nhóm HS đổi phiếu cho nhau để các nhóm đánh giá chéo nhau sau khi GV đưa đáp án PHT. Nếu có sử dụng máy chiếu thông minh, GV có thể chiếu các PHT của các nhóm để cả lớp cùng đánh giá.
- PHT hoạt động cá nhân: có thể cho HS đánh giá chéo nhau dựa trên đáp án GV đưa ra sau khi đã gọi một số HS trình bày, hoặc GV cũng có thể thu về để đánh giá sau. Nếu không thu phiếu lại, GV có thể đánh giá ngẫu nhiên một vài HS, nếu các em làm tốt thì tuyên dương, nếu làm chưa tốt cần nhắc nhở. Sau khi GV nhận xét, đưa đáp án, cần yêu cầu HS chỉnh sửa trong phiếu học tập những kiến thức chưa chính xác để đi đến kết luận thống nhất kiến thức bài học. HS có thể giữ PHT đó lại hoặc viết nội dung trong phiếu vào vở ghi làm kiến thức ôn tập sau này.
* Trong quá trình dạy học trên lớp có sử dụng PHT, GV cần lưu ý:
- Bao quát và theo dõi hoạt động của HS. Trong PHT có thể có những sự kiện, nội dung khó trả lời, quá trình học tập có thể rơi vào tình trạng bế tắc hoặc chệch hướng. GV phải xử lí tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS làm việc với PHT. Điều đó không có nghĩa là giải đáp mọi vướng mắc của HS, đưa ra những kết luận hoàn toàn chính xác. Ý nghĩa chủ yếu của việc xử lí là hỗ trợ, thúc đẩy quá trình học tập tiến triển theo hướng tích cực, khuyến khích HS hoạt động tích cực hơn. 
- Có thể động viên, khuyến khích những HS học tập tốt dưới hình thức biểu dương hoặc cho điểm tốt.
	2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Học sinh - Số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài 
Tôi xây dựng và lấy thông tin phiếu khảo sát sự hứng thú của học sinh 02 lớp đối với môn sinh học (Sau khi học xong phần II. Sinh học tế bào – Phụ lục).
a) Thực trạng: Thái độ - hứng thú của học sinh khối 10 đối với môn Sinh học
Lớp
10A (TN)
10B (ĐC)
Tổng 
Tiêu chí
SL
%
SL
%
SL
%
Rất thích
2
5,6
0
0,0
2
3,3
Thích
1
2,8
1
4,2
2
3,3
Bình thường
15
41,7
9
37,5
24
40,0
Ghét
16
44,4
9
37,5
25
41,7
Rất ghét
2
5,6
5
20,8
7
11,7
Tổng
36
100
24
100
60
100,0
Qua những số liệu trên, ta thấy môn Sinh học là một môn học bình thường đối với học sinh, kể cả học sinh đúng tuổi hay lớn tuổi. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh thích và rất thích môn Sinh là rất nhỏ. Đây là một con số đáng lo ngại đối với bộ môn Sinh học.
b) Yếu tố gây chán ghét khi học môn Sinh ở các em là gì?
Lớp
10A (TN)
10B (ĐC)
Tổng 
Tiêu chí
SL
%
SL
%
SL
%
Môn Sinh rắc rối, khó nhớ.
10
27,8
4
16,7
14
23,3
Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm chán
5
13,9
5
20,8
10
16,7
Môn Sinh không giúp ích gì cho cuộc sống.
13
36,1
8
33,3
21
35,0
Mất căn bản môn Sinh 
8
22,2
7
29,2
15
25,0
Tổng
36
100
24
100
60
100
Như vậy ta thấy học sinh không thích học môn sinh có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất sinh học không giúp ích gì cho cuộc sống; Thứ hai mất căn bản đặc biệt là đối với các học sinh thuộc lớp 10B thì nguyên nhân này chiêm tỉ lệ khá cao; Thứ ba môn sinh rắc rối, khó nhớ.
c) Kết quả học tập của học sinh
Kết quả học kì I
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1
36
2
4,5
9
20,5
10
27,8
13
36,1
2
5,6
10A2
24
1
4,2
5
20,8
8
33,3
9
37,5
1
4,2
Tổng
60
3
5,0
14
23,3
18
30,0
22
36,7
3
5,0
Qua bảng số liệu (Thái độ - Kết quả) cho ta thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa thái độ học tập – hứng thú học bộ môn và kết quả học tập. 
	d) Đề xuất các giải pháp của học sinh
 Phần lớn các em đưa ra ý kiến:
Kiến thức môn Sinh còn khá nặng, nên giảm tải bớt.
Bài giảng cần sinh động hơn; giáo viên nên giảng bài sôi nổi hơn, liên hệ thực thế nhiều hơn, đặc biệt là những ứng dụng, hiện tượng ngoài thực tiễn.để tiết học thêm sinh động và giúp các em dễ hình dung và hiểu bài, không nên chỉ cho học sinh đọc sách giáo khoa, gây nhàm chán. 
Chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức cơ bản và có hệ thống.
	2.2.2. Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ghi nhớ kiến thức của học sinh.
	Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm 7 phần. Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Đây là lượng kiến thức phong phú, các em có thể chủ động lĩnh hội, vận dụng vào việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày trong đời sống. Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em và có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái niệm, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, theo tôi vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh.
Một vấn đề nữa là khi hỏi ngay trên lớp về các nội dung cơ bản của bài học một số học sinh có thể trả lời ngay, nhưng đến giờ sau – kiểm tra bài cũ, gần như không học sinh nào trả lời được. Câu trả lời giáo viên nhận được nhiều nhất “Thưa thầy em không thuộc bài”.
Tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp hầu như họ cũng có chung nhận định như vậy, thậm chí nhiều giáo viên giảng dạy ở khu vực nông thôn, miền núi khó khăn hơn cho biết thực trạng trên còn có thể xấu hơn.
Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã đi tìm những nguyên nhân của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức nào?
Theo tôi, nguyên nhân cơ bản là: 
Thứ nhất: Nguyên nhân khách quan phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để củng cố bài (thực chất chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài học. Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.
Thứ hai: Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường, Trung tâm vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị nên chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không tạo được những điều kiện tốt để giáo viên có thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như phiếu học tập, tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều Trung tâm hiện nay.
Thứ ba: Nguyên nhân thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. 
Thứ tư: Cách kiểm tra đánh giá hiện nay đã có % câu hỏi vận dụng thấp và câu hỏi vận dụng cao được đưa vào. Tuy nhiên trong thực tế áp dụng giáo viên thường hạn chế đưa các câu hỏi dạng này vào, đây chính là một “ khe hở” khá rộng một nguyên nhân khá rõ để g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_cau_hoi_thuc_tien_voi_phieu_hoc_tap_trong_giang.doc