SKKN Huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia

SKKN Huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia

 CSVC trường học là toàn bộ trường lớp, phòng ốc, thiết bị đồ dùng, cảnh quan khuôn viên, sân chơi bãi tập, có vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Việc xây dựng, nâng cấp, bổ sung CSVC là việc làm thường xuyên hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế. Đó không phải việc của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là của toàn xã hội.

 Điều 3 trong Điều lệ trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học ngoài công tác tổ chức, quản lý dạy học, quản lý GV và HS, có quy định " phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục". Nhà trường phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, BĐD CMHS, các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm:

 - Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt.

 - Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, TDTT phù hợp với lứa tuổi.

 

doc 17 trang hoathepmc36 28/02/2022 6031
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Căn cứ Quyết định số 32/2005 QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ( CQG); Quyết định số 51/2007/BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học; Quyết định số 11/2008/BGD&ĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ( BĐD CMHS) và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
 Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội, luôn có tác động cả hai mặt đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất ( CSVC) truờng lớp là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt CQG, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong năm tiêu chí bắt buộc. Trong thực tiễn có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển, vì vậy công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại. Điều đó luôn phù hợp phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong việc đầu tư để xây dựng CSVC, phục vụ cho công tác dạy và học trong những năm từ 2007 trở lại đây, trường Tiểu học Quảng Nhân luôn làm tốt công tác xã hội hóa ( XHH) giáo dục, đặc biệt là việc huy động, phối hợp với phụ huynh học sinh để xây dựng, cải tạo, nâng cấp khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp, đáp ứng các tiêu chuẩn trường CQG mức độ 1. Có được những kết quả này, khẳng định một điều đó chính là tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, toàn thể các tầng lớp nhân dân với sự nghiệp giáo dục đồng thời là biểu hiện truyền thống hiếu học của nhân dân trong toàn xã.
2. Mục đích của đề tài:
 Việc chọn đề tài " Kinh nghiệm trong việc huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng CSVC nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia” để nghiên cứu, thực hiện nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế cũng như tiếp tục phát huy những mặt tích cực trong công tác xây dựng CSVC nhà trường theo mục tiêu CQG, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
Phần thứ 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng:
1.1. Những vấn đề cơ sở lý luận có liên quan:
 CSVC trường học là toàn bộ trường lớp, phòng ốc, thiết bị đồ dùng, cảnh quan khuôn viên, sân chơi bãi tập,  có vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Việc xây dựng, nâng cấp, bổ sung CSVC là việc làm thường xuyên hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế. Đó không phải việc của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là của toàn xã hội.
 Điều 3 trong Điều lệ trường Tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học ngoài công tác tổ chức, quản lý dạy học, quản lý GV và HS, có quy định " phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục". Nhà trường phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, BĐD CMHS, các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm:
 - Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường; các biện pháp giáo dục học sinh và quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt.
 - Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, TDTT phù hợp với lứa tuổi.
1.2. Thực trạng:
 Trường Tiểu học Quảng Nhân được thành lập năm 1954, ngày đầu thành lập, trường có 3 CBGV với gần 100 HS. Thầy giáo Hiệu trưởng lúc đó phụ trách giảng dạy lớp 3. Những ngày đầu thành lập, CSVC nhà trường gần như không có gì. Trong khó nhăn chung của cả dân tộc lúc đó cũng như giáo dục nói riêng thầy và trò phải dạy - học trong đình làng, nhà dân.
 Đến năm 1960 4 phòng học lợp ngói được xây dựng lên từ những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đóng góp tiền của của nhân dân, tạo tiền đề cho công tác XHH giáo dục trong xây CSVC nhà trường. Vị trí trường lúc đó được đặt trên nền của cánh đồng lúa. Tuy thời kì này thầy trò không còn phải học nhờ nhà dân nhưng CSVC cũng chỉ dựa vào 4 phòng lợp ngói, còn lại là tranh tre, nứa lá. Do vị trí trường ở trên nền ruộng lúa cũng như CSVC kém chất lượng nên thầy trò chỉ duy trì hoạt động dạy học vào những ngày thời tiết khô ráo còn khi mưa cả trường phải ngừng hoạt động do bị ngập nước không thể đi lại được.
 Đến năm 1982 nhà trường tham mưu, phối hợp với địa phương, huy động hàng ngàn ngày công của nhân dân đào 2 cái ao ở cổng trường để có đất lấp 3 sào ruộng giữa sân trường, tạo cho các em có được nơi vui chơi giải trí sau những giờ học vất vả.
 Đến năm 1996, trường Tiểu học chính thức tách ra khỏi trường PTCS và bắt đầu quá trình phát triển và trưởng thành của mình. CSVC của nhà trường lúc này có 14 phòng học cấp 4, tuy vậy do trường có 32 lớp nên 4 lớp phải học nhờ ở trường mẫu giáo.
 Năm 2000, nhà trường tiếp tục huy động sự đóng góp của nhân dân và phụ huynh xây dựng thêm được 4 phòng học cấp 4, xây dựng được khu văn phòng với diện tích 48m2, tạo điều kiện cho BGH và CBGV có nơi làm việc. Đến tháng 9/2005 khu trường 2 tầng với 10 phòng học khang trang do chương trình dự án SIDA tài trợ được đưa vào sử dụng làm cho bộ mặt CSVC của nhà có diện mạo mới. Mặc dù vậy khuôn viên trường vẫn còn có nhiều khó khăn. Đến năm học 2007 - 2008 CSVC nhà trường cũng chỉ đủ để dạy học 2ca/ngày. Khuôn viên bừa bộn, không có tường rào bao quanh, đường vào cổng trường tạm bợ, không đúng qui định ( cổng lại nằm trong khuôn viên trường). Xung quanh trường là các loại cây dại mọc um tùm, sân chơi là bãi đất trống chỉ có cỏ mọc, những khi mưa gió trở thành bãi lầy, mất vệ sinh và khó khăn cho việc đi lại, các hoạt động dạy học của thầy và trò. Một số bồn hoa trước khu phòng học không được quan tâm chăm sóc. Khu phía Bắc nhà 2 tầng đất đá ngổn ngang, cây dại mọc đầy. Khu vệ sinh của thầy và trò vô cùng tồi tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khu để xe của CBGV thì xuống cấp có cũng như không, đặc biệt học sinh phải để xe ngoài trời, nắng mưa hằng ngày làm hư hỏng dần xe của các em nhưng không có cách nào khắc phục. Tất cả những khó khăn này đặt ra cho mỗi CBGV - NV trong nhà trường  đặc biệt là người đứng đầu những trăn trở, day dứt, trong khi đó việc xây dựng trường CQG trong toàn quốc nói chung, Thanh Hóa và Quảng Xương nói riêng là vấn đề rất được quan tâm. Thời điểm 2007 cả huyện Quảng Xương riêng bậc Tiểu học đã có trên 50% số trường đạt CQG mức độ 1. Trong khi đó cả 3 nhà trường của 3 bậc học tại Quảng Nhân chưa có trường nào đủ điều kiện về CSVC của trường CQG. 
2. Những giải pháp:
2.1. Những giải pháp trong việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
2.1.1. Những giải pháp trong việc tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương:
 Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền là hết sức quan trọng, quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và tạo cơ chế cho công tác XHH giáo dục ở điạ phương được triển khai thuận lợi.
 Ngay từ những ngày đầu về nhận công tác tại trường Tiểu học Quảng Nhân (7/2007), đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi vô cùng lo lắng và trăn trở, làm sao để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho trong điều kiện hiện tại. Cụ thể là việc xây dựng và phát triển nhà trường trở thành nơi mà nhân dân và phụ huynh tin tưởng gửi con em mình, tạo được niềm tin và sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy và chính quyền địa phương. Để đạt được mục tiêu này bản thân tôi đã thực hiện những bước đi như sau:
 - Truớc hết là cùng cấp ủy, chi bộ bàn bạc, xác định mục tiêu và hướng đi cho nhà trường trong thời gian tới. Sau khi xây dựng được nghị quyết, tổ chức triển khai đến toàn thể CBGV, NV trong các cuộc họp hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để mọi người được tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng thành kế hoạch chung của nhà trường. Chúng tôi xác định CSVC là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng nhà trường đạt CQG. Chính vì vậy vấn đề quy hoạch tổng thể nhà trường là việc đầu tiên cần làm.
 - Trên cơ sở nhất trí của cấp ủy, chi bộ và toàn thể CBGV, NV nhà trường, tôi đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về định hướng xây dựng, quy hoạch tổng thể khuôn viên trường.
 - Sau khi được sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương tôi đã tổ chức hội nghị triển khai quy hoạch tổng thể nhà trường, giao cho tổ chức, cá nhân (là CBGV nhà trường) tiến hành vẽ sơ đồ quy hoạch.
 - Khi đã có bản vẽ cụ thể, báo cáo Ủy ban Nhân dân xã phê duyệt, kèm tờ trình xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà trường.
 - Tiếp tục tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đề ra sau khi đã được duyệt sơ đồ quy hoạch.
 - Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng, cải tạo và nâng cấp CSVC, khuôn viên trường.
2.1.2. Các giải pháp trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương.
 Việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương luôn tạo ra được sức mạnh tổng thể để nhà trường hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận tổ quốc ( MTTQ), Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh (CCB), Hội cựu giáo chức (CGC) tốt giúp cho nhân dân và phụ huynh hiểu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với giáo dục nói chung, với nhà trường nói riêng. Huy động được các nguồn lực từ trong nhân dân để xây dựng CSVC, cảnh quan khuôn viên nhà trường ngày càng phát triển.
 Để phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương, tôi luôn có sự bàn bạc, thống nhất từ chi bộ, BGH đến toàn thể hội đồng. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Sau khi được sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương mới tiến hành triển khai thực hiện cụ thể như tranh thủ tiếng nói của các tổ chức này để tuyên truyền đến nhân dân và phụ huynh những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước với giáo dục; các nội dung liên quan đến việc phát triển của nhà trường, huy động sức người sức của của các tổ chức này trong việc cải tạo, nâng cấp CSVC, khuôn viên trường.
2.1.3. Các giải pháp trong việc phối hợp, huy động hội CMHS:
 Hội CMHS nhà trường, trung tâm là BĐD CMHS là lực lượng quan trọng và gần gũi nhà trường nhất. Đây là nhân tố quan trọng, nếu biết phát huy sẽ là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nhà trường trong cơ chế xã hội hóa giáo dục “ nhà nước và nhân dân cùng làm" như hiện nay. CMHS, BĐD CMHS là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường, một đối tác trong việc XHH giáo dục của nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy để làm tốt công tác huy động, phối hợp với hội CMHS trong việc xây dựng CSVC nhà trường bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
 - Xác định con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành hay bại trong công việc nên việc xây dựng BĐD CMHS đầu năm học là vô cùng quan trọng. Muốn có được BĐD CMHS có chất lượng, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường trong năm học thì việc lựa chọn Ban đại diện CMHS là bước đầu tiên. Trước khi tổ chức hội nghị CMHS mỗi lớp đầu năm học tôi đã định hướng chỉ đạo cho GVCN lớp dự kiến trước những phụ huynh có đủ uy tín và năng lực dự kiến sẽ bầu vào BĐD CMHS của lớp. Trưởng BĐD CMHS là người có vai trò nòng cốt trong việc điều hành hoạt động của hội CMHS năm học đó thành công hay không. Vì vậy Ban đại diện CMHS trường, Trưởng ban, phó ban phải là những người có uy tín, năng lực và trách nhiệm nhất trong số những đại diện CMHS các lớp.
 - Tổ chức họp BĐD CMHS đầu năm với nội dung được chuẩn bị trước bao gồm việc báo cáo tóm tắt những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, phương hướng nhiệm vụ năm học này. Đề xuất những phương hướng công tác cụ thể đối với hội CMHS trong năm học, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng, cải tạo và nâng cấp CSVC, khuôn viên. Cụ thể hóa nhiệm vụ từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của nhân dân.
 - Sau khi hội nghị nhất trí các nội dung về xây dựng, cung cấp CSVC trong năm học tôi tiếp tục phối hợp với BĐD CMHS trường tổ chức hội nghị thành lập ban kiến thiết xây dựng, nâng cấp CSVC, khuôn viên, lựa chọn những người có hiểu biết về công việc, có điều kiện về thời gian để tham gia. Phân công cụ thể công việc của từng cá nhân trong việc xây dựng dự toán, tiến hành thi công, giám sát, nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
 - Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Hiệu trường, nhà trường với BĐD CMHS trong quá trình thực hiện.
 - Sau khi có sự nhất trí, đồng thuận cùng với CMHS, nhà trường và Trưởng BĐD báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xin ý kiến chỉ đạo và cơ chế thực hiện.
 - Sau khi cấp ủy, chính quyền địa phương đồng ý, nhà trường sẽ phối hợp thực hiện cùng BĐD CMHS. Quá trình thực hiện đảm bảo dân chủ, tạo môi trường công khai, thực nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng thực sự tin cậy lẫn nhau, vì sự phát triển chung của nhà trường.
 - Phối hợp với BĐD quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn lực huy động được, đặc biệt là tài lực, vật lực, nhân lực.
 - Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm, động viên BĐD trong quá trình thực hiện công việc để tạo quan hệ gần gũi, tin tưởng lẫn nhau.
 - Chọn thời điểm để tiến hành công việc đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ví dụ: việc xây dựng cải tạo, nâng cấp khuôn viên, xây dựng nhà vệ sinh thực hiện và hoàn tất trước khi bắt đầu năm học; lúc thời tiết khô ráo, thuận lợi.
 - Luôn động viên kịp thời, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của những người đi trước để hiện tại có sự cố gắng và trách nhiệm hơn trong việc góp phần xây dựng trường CQG.
 - Trong khi hội CMHS tiến hành các công trình, tôi thường xuyên có sự quan tâm, phối hợp để cùng BĐD, nhà thầu thống nhất những vấn đề phát sinh; điều chỉnh hợp lý để đảm bảo việc xây dựng, thực hiện có chất lượng, công trình sử dụng lâu dài; luôn lắng nghe, tham khảo ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh và ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có những điều chỉnh cần thiết.
 - Sau khi công trình hoàn thành, tiến hành nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ban nghiệm thu có đại diện chính quyền địa phương( thường là cán bộ văn hóa) Trưởng BĐD CMHS từng lớp, BGH nhà trường, nhà thầu, Trưởng BĐD CMHS trường. Việc nghiệm thu, bàn giao có biên bản, có ký xác nhận của các bên, bàn giao cho nhà trường đưa vào sử dụng.
 - Sau khi nhận bàn giao công trình, tôi đều phối hợp với BĐD CMHS báo cáo toàn bộ kết quả thực hiện cho cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể phụ huynh học sinh nắm được vào dịp họp phụ huynh gần nhất.
 - Công tác phối hợp, huy động CMHS trong việc cải tạo, xây dựng khuôn viên CSVC nhà trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường hằng năm. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học, mỗi giai đoạn là hết sức quan trọng. Để chuẩn bị cho năm học sau, ngay từ cuối năm học trước tôi đã cùng cấp ủy, BGH và BĐD CMHS trường đã có những dự kiến, bàn bạc, xác định những nội dung trọng tâm, cơ bản cần phải làm được trong năm học tới. Vì vậy việc xác định nội dung xây dựng, cải tạo hay nâng cấp luôn được tính toán, bàn bạc và đi đến thông nhất từ cấp ủy, BGH, BĐD CMHS. Trong cuộc họp phụ huynh cuối năm học, 2 nội dung chính được triển khai đến toàn thể CMHS là báo cáo kết quả làm được của năm học hiện tại và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học tới. Phưong hướng, nhiệm vụ đã được thống nhất với BĐD CMHS về việc huy động phụ huynh đóng góp xây dựng trong năm học tới sẽ được đưa ra cho toàn bộ phụ huynh toàn trường bàn bạc, góp ý và đi đến thống nhất, xác định về thời gian triển khai thực hiện, dự kiến kinh phí và phương thức huy động. Sau khi phụ huynh thống nhất, tôi và BĐD CMHS báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trên cơ sở đó triển khai thực hiện.
 Trong những năm học qua, với cách làm như trên, mọi dự kiến, kế hoạch của BĐD CMHS và nhà trường đều nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các tầng lớp nhân dân.
2.2. Các giải pháp quản lý, chỉ đạo:
2.2.1. Giáp pháp về xây dựng kế hoạch:
 Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối với tất cả các mặt, các hoạt động giảng dạy, giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp; hoạt động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như BĐD CMHS trong việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ của nhà trường, trong đó có xây dựng, nâng cấp CSVC, thiết bị, đặc biệt là mục tiêu xây dựng trường CQG mức độ 1 và tiến tới mức độ 2. Trước hết để xây dựng được kế hoạch nói chung, kế hoạch xây dựng CSVC nhà trường nói riêng, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi, như vậy sự thành công của các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và mục tiêu sẽ đạt được.
 Thực tế trong những năm qua, CSVC nhà trường từ thực trạng đã có những chuyển biến tích cực, trường lớp ngày càng khang trang, khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp. Những thay đổi đó tác động tích cực đến chất lượng dạy học của nhà trường. 
 Năm 2007 khi tôi về nhận công tác tại trường, khi đó CSVC nhà trường chỉ dừng lại ở chỗ có đủ phòng học văn hóa cho các lớp; công trình vệ sinh học sinh không thể sử dụng được do bị xuống cấp hoàn toàn, không có tường rào bao quanh; cổng trường không có, nhà vệ sinh của giáo viên gần như không sử dụng được, khuôn viên sân chơi chỉ là vùng đất thấp mọc đầy cỏ dại, mỗi khi trời mưa khu vực sân đất trước phòng học 2 tầng trở thành vũng lầy, khu sân cỏ trở thành ruộng nước, vô cùng khó khăn cho việc đi lại của thầy, trò và rất mất vệ sinh do các em đi lại dính bùn đất đưa lên các phòng học. Vì vậy việc đầu tiên cần làm lúc đó là làm sao để sân chơi của các em và khuôn viên phải được quy hoạch lại, đổ bê tông hoặc lát gạch, nâng cao nền để tránh ngập khi mưa. Sau khi bàn bạc, thống nhất trong cấp ủy và BGH cũng như toàn thể CBGV nhà trường, tôi đã họp bàn với BĐD CMHS để tìm giải pháp. Được sự thống nhất của BĐD CMHS chúng tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh toàn trường để triển khai kế hoạch đổ đất nêng cao khuân viên, lát gạch, xây các bồn hoa, trồng cây cảnh. Cuộc họp với gần 100% phụ huynh tham gia, sau khi bàn bạc cụ thể ở từng lớp 100% phụ huynh có mặt đều nhất trí đóng góp hai ngày công để chuyển đất từ phía sau khu nhà tầng đổ vào khuôn viên để nâng cao nền, thống nhất đóng góp tự nguyện 50.000đ/1 học sinh để lát gạch sân chơi với diện tích trên 400m2. Với việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, chúng tôi đã huy động và phối hợp được với phụ huynh hoàn thành mục tiêu đề ra.
 Xác định rõ đối với thực trạng nhà trường và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương thì việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng CSVC theo tiêu chuẩn trường CQG là phải làm từng bước. Trong những năm tiếp theo chúng tôi tiếp tục huy động và phối hợp với phụ huynh xây dựng nhà vệ sinh tự hoại cho học sinh, huy động trên 400 ngày công lao động để cải tạo và nâng cấp khuôn viên.
2.2.2. Các giải pháp trong công tác tổ chức:
 Việc xây dựng kế hoạch là quan trọng. Tuy nhiên để kế hoạch được triển khai thực hiện thì vấn đề tổ chức bố trí mỗi cá nhân, tổ chức những công việc phù hợp là không thể xem nhẹ. Để thực hiện được chức năng tổ chức một cách hiệu quả, bản thân tôi luôn xác định điều quan trọng là mình phải nắm rõ năng lực từng người, thuận lợi cũng như khó khăn của từng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huy_dong_phoi_hop_voi_hoi_cha_me_hoc_sinh_nham_xay_dung.doc