SKKN Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Vịnh

SKKN Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Vịnh

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại , mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý. Do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trạng giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ [1]. Đó chính là một quan điểm sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình , nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ MG”Học mà chơi, chơi mà học”[2]. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi trẻ chơi, Trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Đúc – Trí – Thể - Mỹ[3].

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động cảm xúc, tình cảm tích cực

Hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em.Và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.

 Để phát triển toàn diện nhân cách trẻ thì hoạt động tạo hình cũng là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết bởi: Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh và thể hiện ước mơ trẻ thơ của mình. Song trong hoạt động tạo hình dạy trẻ vẽ không nhằm tạo trẻ thành họa sỹ mà thông qua vẽ để khơi gợi và phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có của trẻ, gợi cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

 

doc 22 trang thuychi01 9112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Vịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC VẼ TẠI 
TRƯỜNG MẦM NON NGA VỊNH
Người thực hiện : Phạm Thị Thêu
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường MN Nga Vịnh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Danh mục
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lý do chọn đề tài:
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
 Thực trạng vấn đề
3
 Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện
6
2.3.2 Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực khả năng phát triển của trẻ.
7
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
2.5 Kết quả nghiên cứu
18
3. Kết luận và kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại , mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý. Do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trạng giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ [1]. Đó chính là một quan điểm sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình , nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ MG”Học mà chơi, chơi mà học”[2]. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi trẻ chơi, Trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Đúc – Trí – Thể - Mỹ[3].
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, Những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động cảm xúc, tình cảm tích cực 
Hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em.Và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. 
 Để phát triển toàn diện nhân cách trẻ thì hoạt động tạo hình cũng là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết bởi: Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới xung quanh và thể hiện ước mơ trẻ thơ của mình. Song trong hoạt động tạo hình dạy trẻ vẽ không nhằm tạo trẻ thành họa sỹ mà thông qua vẽ để khơi gợi và phát huy năng khiếu thẩm mỹ vốn có của trẻ, gợi cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. 
Hoạt động tạo hình là một hoạt động được dạy thường xuyên suốt từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Đối với trẻ vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp,“ Nói chuyện” bằng các hình thức, phương tiện mang tính vật thể. Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo. Đây đồng thời còn là hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duy thông qua các hình thức vật thể. trực quan. Trong khi trẻ học tạo hình, trẻ được làm quen với bút chì, bút dạ, màu nước...và mong muốn được tạo ra những gì trẻ thích: Có thể là những con vật đáng yêu, cũng có thể là những hạt mưa rơi, những bông hoa rực rỡ sắc màu bằng những nét xiên, nét thẳng, hình tròn, hình vuông...Không chỉ có vậy, khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ biết được thế giới tự nhiên, cuộc sống của con người vô cùng phong phú, đa dạng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó trẻ tái tạo lại những cảnh vật bằng sự cảm nhận ban đầu ngộ nghĩnh, hồn nhiên, đáng yêu của tâm hồn trẻ thể hiện rõ nét qua từng bức tranh, từng tác phẩm.
Bên cạnh đó động tạo hình còn giúp trẻ hiểu một cách sâu sắc các mối quan hệ trong xã hội, các mối quan hệ của các hiện tượng tự nhiên như: cỏ cây, hoa lá, thế giới loài vật với con người[4]. Và từ đó trẻ có thái độ, tình cảm thân thiện, và có hành vi ứng xử tốt qua việc thể hiện các sản phẩm tạo hình. Đồng thời hoạt động tạo hình trẻ còn phát triển các nhóm cơ cổ tay, ngón tay các cơ bàn tay... Rèn sự khéo léo linh hoạt của đôi bàn tay qua nặn, xé dán, tô màu, và đặc biệt là thông qua hoạt động vẽ.
Ngoài ra cũng thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành các đức tính tốt đẹp như yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp. Từ đó có hành vi ứng xử tốt với môi trường, với các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành cảm xúc ban đầu về cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ và thị yếu thẩm mỹ khi trẻ được tạo ra cái đẹp. 
Là một giáo viên được phân công phụ trách lớp 5- 6 tuổi, tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình. Xuất phát từ những yêu cầu đó đã thôi thúc tôi tìm tòi, suy nghĩ, để tìm ra các biện pháp, giải pháp dạy trẻ sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) một cách tích cực, chủ động, tự tin sáng tạo. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi học vẽ tại trường mầm non Nga Vịnh” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiều biện pháp hay trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình.
Ngoài ra hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hiểu một cách sâu sắc các mối quan hệ trong xã hội, các mối quan hệ của hiện tượng tự nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lá, thế giới loài vật với loài người. Và tứ đó trẻ có thái độ, tình cảm thân mật và có hành vi ứng xử tốt qua việc thể hiện các sản phẩm tạo hình. Đồng thời thông qua hoạt động tạo hình trẻ còn phát triển các nhóm cơ cổ tay, ngón tay các cơ bàn tay ....rèn sự khéo léo linh hoạt của đôi bàn tay qua nặn, xé dán, cắt, vẽ, tô mầu. Ngoài ra thông qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các đức tính tốt đẹp như yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp, giữ gìn cái đẹp.Từ đó có hành vi ứng xử tốt với môi trường, với các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành cảm xúc ban đầu về cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ được tạo ra cái đẹp.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi học tạo hình.
- Phạm vi nghiên cứu là: Trẻ 5 - 6 tuổi
- Lớp: 5 - 6 tuổi Trường Mầm non Nga Vịnh - Nga Sơn - Thanh Hóa 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát kỹ năng tạo hình của trẻ 
- Lấy trẻ làm trung tâm 
- Sủ dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi 
- Phat triến khả năng tạo hình cho trẻ ở ,mọi lúc mọi nơi. 
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ 
- Bồi dưỡng xác định đối tượng yếu kém 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật có một vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mầm non, tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật, giúp trẻ yêu mến, say mê với nghệ thuật. Hoạt động tạo hình cho trẻ Mầm non được tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục sau: Hình thành ở trẻ khả năng thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thế giới xung quanh [5]. Giúp trẻ có những điều kiện, những cơ hội biểu lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm của mình đối với những gì được thể hiện trong quá trình tạo hình. Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng tạo, tập cho trẻ biết mưu tả ý tưởng sáng tạo của bản thân qua các hoạt động tạo hình. 
Với sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và các kỹ năng vận động tinh, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi rất hứng thú tìm kiếm, khám phá, tích luỹ vốn biểu tượng, kinh nghiệm tạo hình, đồng thời biết sử dụng khả năng tạo hình nói chung và vẽ nói riêng một cách tích cực tự giác để tìm hiểu cuộc sống thế giới xung quanh trẻ. Trẻ có khả năng tri giác không gian, tri giác thẩm mỹ, phát triển những nét đẹp độc đáo và biết thể hiện chúng bằng các đường nét, mảng màu theo ý thích riêng của chúng. Trẻ biết cảm nhận những cái đẹp thẩm mỹ trong các tranh nghệ thuật trang trí phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời học hỏi được các phương thức biểu cảm đơn giản khi thể hiện tác phẩm của mình. Trẻ biết lựa chọn màu sắc khi thể hiện tác phẩm theo ý kiến chủ quan của trẻ tập tìm kiếm thể hiện sắc thái màu sắc của sự vật xung quanh. Trẻ biết sử dụng các đường nét, hình học, hình tự nhiên đơn giản để tạo nên những đường hoa văn, những đồ vật sự vật, hiện tượng tự nhiên mà trẻ cần miêu tả. Trẻ có khả năng xác định mối quan hệ giữa không gian và thời gian hai chiều để tạo bố cục tranh vẽ có chiều sâu và thể hiện các tầng cảnh trong bố cục một bức tranh của ban, của mình[6].
Do vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ khi tham gia hoạt động, chúng ta cần tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác tìm kiếm khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ. Để tạo được sư linh hoạt trong tranh của trẻ cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính kỹ thuật hình thành các kỹ xảo đường nét liên tục uyển chuyển. Tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp độ biên độ cường độ nhấn bút, tốc độ thao tác để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tranh của trẻ em.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nga Vịnh là một xã đồng chiêm trũng nằm ở phía tây băc Huyện Nga Sơn trường Mầm Non Nga Vịnh nằm giữa trung tâm xã. Trường có 8 nhóm lớp nằm ở hai khu. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ. Năm 2017-2018 tôi được nhà trường phân công trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới, với số trẻ là 40 cháu. Trong giảng dạy tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a, Thuận lợi :
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu và sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhất là các giáo viên có năng khiếu làm đồ dung đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. 
Trường có nề nếp trong mọi hoạt động.
Trường mầm non Nga Vịnh có máy vi tính, đầu đĩa, tivi với sự phong phú về cả số lượng cũng như các loại sách truyện dành cho trẻ. 
 Đối với lớp tôi phụ trách đa số các cháu đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến con em mình. Số trẻ đến trường được dạy theo các độ tuổi nên việc chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. Trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo thời gian, nghỉ ngơi đúng khoa học.
Lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động, có đủ các góc cho trẻ hoạt động, bố trí góc phù hợp, dễ lấy đồ dùng tạo nhiều thuận lợi cho trẻ chơi đặc biệt là những phương tiện nghe nhìn rất hữu hiệu cho với việc tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình
Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động
Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em, phối hợp với giáo viên trong việc giảng dạy trẻ, hố trợ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được quán triệt, tiếp thu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, sủ dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địạ phương và đã thể hiện đồng bộ về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi, bên cạnh đó tôi còn học hỏi qua các đồng nghiệp trong trường để bản thân trao dồi thêm những kiến thức cho mình. Tù đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt hơn về môn tạo hình.
b, Khó khăn: Sĩ số trong lớp là 40 cháu. Bên cạch trẻ nhút nhát còn 1 số trẻ qua hiếu động nên ảnh hưởng đến quá trình dạy. Trẻ hứng thú hoạt động chưa cao.
Do đặc thù hoạt động của trường là bán trú nên thời gian để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế.
Do lớp đông, nên tuy ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Đa số trẻ là con em nông thôn nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, điều kiện kinh tế còn thấp dẫn đến việc quan tâm đến con cái còn giới hạn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ, còn xem nhẹ giáo dục mầm non.
Gía cả thị trường luôn biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng góp của con em mình khi đến học.
Nga Vịnh là xã vùng nông thôn, nghề chủ yếu của người dân là làm nông nghiệp chuyên canh cây lúa nên kinh tế thu nhập thấp, phần đa cha mẹ các cháu đi làm ăn xa, con cái gửi ông bà ở nhà nên rất khó khăn đối với việc phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc - Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Mặt khác trong lớp Tôi phụ trách có tới 5 cháu lên 5 tuổi mới bắt đầu đến trường, khả năng học tạo hình của trẻ còn yếu so với độ tuổi. Một số trẻ khi cầm bút còn hay chuyển sang tay trái, tư thế ngồi chưa đúng. Chính vì vậy khả năng tạo hình ở mỗi trẻ tuy cùng một lúa tuổi nhưng khả năng học tạo hình của các cháu không đồng đều, nhiều cháu chưa biết cầm bút hoặc cầm bút nhưng còn lóng ngóng, ngồi không ngay ngắn, còn nhoài người ra bàn...Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa ý thức được vấn đề phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Bên cạnh những khó khăn trên thì bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ về chuyên môn, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ, bên cạnh đó nhà trường còn mua sắm bổ sung thêm tranh ảnh, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học.
Ngoài ra nhà trường còn động viên đối với sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ.
Bản thân tôi có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện. Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình thực sự yêu nghề, mến trẻ tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh, chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
2.3 Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng tạo hình của trẻ:
	Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ , cũng không ai cũng có những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì những tài năng đó mời được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối vớ trẻ nhỏ việc học của trẻ không đơn thuần là đưa trẻ vào khuôn phép chặt chẽ mà học của trẻ ở đây thông qua chơi “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” vì thế đứng trước thuận lợi và khó khăn đó bản thân tôi luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tham khảo ở sách báo, tạp san, qua mạng. Intrenet... thường xuyên dự giờ các bạn đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, xem băng các hoạt động dạy mẫu của các trường điểm trong tỉnh cũng như trong huyện như: Trường MN Tân Sơn thành phố Thanh Hoá, Trường Mn Thị Trấn Nga Sơn, MN Nga Giáp. Qua các lớp chuyên đề do phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức... qua đó học tập được phong cách lên lớp nhẹ nhàng, hinh thức tổ chức đa dạng, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan sinh động linh hoạt, cách giới thiệu bài ngắn gọn của những giáo viên dạy mẫu để áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình để nâng cao chất lượng khi tổ chức dạy trẻ được tốt hơn.
	Trước mỗi hoạt động tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ bài soạn để nắm chắc nội dung, yêu cầu trọng tâm của bài. Tìm ra những phương pháp hay, phù hợp tình hình của lớp. Chuẩn bị kỹ về đồ dùng để đảm bảo yêu cầu đẹp và hấp dẫn, tuỳ theo yêu cầu của từng bài, trước mỗi hoạt động vẽ tôi tạo điều kiện cho trẻ đi thăm quan, dạo chơi để trẻ quan sát được nhiều cảnh vật, hiện tượng. Vì qua việc đi dạo được tiếp xúc với thiên nhiên giúp trẻ ghi nhớ những cảnh vật hiện tượng, màu sắc, hình ảnh để khi trẻ vẽ, trẻ sẽ vận dụng được tốt hơn, sáng tạo hơn.
Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ, lúc ban đầu để nắm bắt được khả năng tạo hình của trẻ. Từ đó có biện pháp phù hợp.
Khảo sát phân loại kỷ năng tạo hình của trẻ thể hiện qua số liệu sau:
TT
Nội dung
Tổng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá 
Trung bình
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
1
Khả năng tập trung chú ý
40
10
25
12
30
11
27.5
7
17.5
2
Khả năng tạo hình
40
11
27.5
10
25
12
30
7
17.5
3
Khả năng bố cục bức tranh
40
10
25
10
25
12
30
8
20
Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trẻ chưa cao, là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò ép, trẻ hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực hiện.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Đặc điểm tâm lý trẻ ở độ tuổi này các cử chỉ, hành động, tiếp xúc với bạn còn nghịch ngợm, nói năng chưa lễ phép, hay nói leo, chưa có ý thức trong giờ học. Vì vậy khi thấy trẻ làm được việc tốt kịp thời động viên và khen ngợi.
Ví dụ: Trong khi học một số trẻ ngồi tập trung chú ý tham gia tích cực, phát biểu bài sôi nổi hay giờ học tạo hình một số trẻ chăm chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Tôi khen kịp thời và nêu gương trước lớp. Điều quan trọng mà tôi luôn chú ý là đưa nề nếp vào tiêu chuẩn bé ngoan để tất cả trẻ cùng phấn đấu thực hiện tốt, điều này trẻ rất thích vì được cô giáo cho cắm cờ, thưởng bé ngoan và tất cả sản phẩm đẹp đều được chọn tuyên truyền ở góc bố mẹ cùng xem. Hình thức này đem lại nề nếp lớp tốt dẫn tới các hoạt động nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng đạt hiệu quả cao.
Tôi dành nhiều thời gian cho trẻ hoạt động tạo hình. Muốn cho trẻ hứng thú tôi đã đưa ra hình thức thi đua giữa các tổ, thi đua giữa bạn này với bạn kia như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. 
Trong quá trình dạy trẻ tôi không cầm tay trẻ mà tôi dùng hình thức động viên khuyến khích kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ. Khi bao quát trẻ tôi nhẹ nhàng gợi ý cho những trẻ làm chưa được, không nói to để tránh sự phân tán của trẻ. Ngoài ra sau mỗi giờ học tạo hình tôi luôn dặn các cháu về nhà vẽ lại cho Ông Bà, Bố mẹ, Anh chị xem. Qua biện pháp này tôi muốn củng cố về những gì mà các cháu vừa được học ở lớp nhằm luyện kỹ năng tạo hình cũng như luyện cách cầm bút cho trẻ.
Trong mỗi hoạt động tổ chức cho trẻ tạo hình tôi cố gắng lồng một số trò chơi để thay đổi trạng thái hoạt động chống mệt mỏi, giúp trẻ có tinh thần sảng khoái trong mỗi hoạt động.
	*Kết quả: 
	- Bản thân tôi đã nắm chắc được các nội dung cơ bản để tổ chức cho trẻ hoạt động.
	- 100% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
2.3.2. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực khả năng phát triển của trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh cả lớp, các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi, tiếp xúc, miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.
Cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con).
Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung.
Ví dụ: Vẽ “Vườn hoa” tôi cho trẻ ngắm vườn hoa, giới thiệu cho trẻ biết, bông cao, bông thấp, bông cánh dài, bông cánh tròn, nhụy màu vàng, bông màu đỏ, Trẻ đã được ngắm vườn hoa thực tế và kết hợp bằng lời giảng giải của cô, trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỷ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng, tô màu để vườn hoa sinh động và đẹp hơn.
Biện pháp 2: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
Trong khi học nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng được tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn của mình, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn tăng cường các câu hỏi gợi ý, giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò. Sau đó trẻ làm xong “cô nói” cô rất thích cháu tô màu vườn hoa thế này hoặc bức tranh này trông đẹp quá.
Không lạm dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và cũng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện, sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_tre_5_6_tuoi_hoc_ve_tai_truong_mam_non_nga_vi.doc