SKKN Hướng dẫn ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Địa lí ở trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân qua sử dụng Atlat Địa lí

SKKN Hướng dẫn ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Địa lí ở trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân qua sử dụng Atlat Địa lí

Năm học 2016-2017 lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia môn Địa lí có sự thay đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm.

Đây là thuận lợi cho giáo viên dạy bộ môn Địa lí có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, để có kết quả cao thông qua việc ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Nhưng khó khăn cũng rất lớn đây là hình thức thi mới cả thầy và trò đều bở ngỡ với phương pháp dạy và học mới, tài liệu ôn tập hạn chế, ý thức học của học sinh chưa cao. Nhiều học sinh chuyển nguyện vọng thi từ tổ hợp môn tự nhiên sang tổ hợp môn xã hội thời gian ôn tập ngắn. Mặt khác không ít học sinh chủ quan cho rằng môn thi xã hội dễ hơn môn thi tự nhiên nhất là môn địa lí do được sử dụng Atlat điều này không hoàn toàn chính xác.

Từ thực tế 3 đề thi minh họa môn địa lí năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tôi tham khảo có 5/40 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng Atlat để chọn đáp án đúng và một số câu hỏi có thể sử dụng Atlat để chọn đáp án đúng.

 Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Hướng dẫn ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Địa lí ở trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân qua sử dụng Atlat Địa lí.

 

docx 17 trang thuychi01 5850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Địa lí ở trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân qua sử dụng Atlat Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Năm học 2016-2017 lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp quốc gia môn Địa lí có sự thay đổi từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm.
Đây là thuận lợi cho giáo viên dạy bộ môn Địa lí có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, để có kết quả cao thông qua việc ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. 
Nhưng khó khăn cũng rất lớn đây là hình thức thi mới cả thầy và trò đều bở ngỡ với phương pháp dạy và học mới, tài liệu ôn tập hạn chế, ý thức học của học sinh chưa cao. Nhiều học sinh chuyển nguyện vọng thi từ tổ hợp môn tự nhiên sang tổ hợp môn xã hội thời gian ôn tập ngắn. Mặt khác không ít học sinh chủ quan cho rằng môn thi xã hội dễ hơn môn thi tự nhiên nhất là môn địa lí do được sử dụng Atlat điều này không hoàn toàn chính xác.
Từ thực tế 3 đề thi minh họa môn địa lí năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tôi tham khảo có 5/40 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng Atlat để chọn đáp án đúng và một số câu hỏi có thể sử dụng Atlat để chọn đáp án đúng.
	Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Hướng dẫn ôn tập kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 môn Địa lí ở trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân qua sử dụng Atlat Địa lí.
	- Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu phương pháp dạy và học thông qua khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí để trả lời câu hỏi thi Trung học phổ thông Quốc gia giúp học sinh ôn tập tích cực, chủ động và có kết quả cao trong kì thi. 
- Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu là Atlat Địa lí Việt Nam, sách giáo khoa Địa lí lớp 12.
	Chủ thể nghiên cứu là học sinh lớp 12a3, 12a4, 12a5, 12a6, Trường Phổ Thông Nguyễn Mộng Tuân
- Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình xây dựng Sáng kiến kinh nghiêm tôi sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về đường lối, phương hướng giáo dục, các nghị quyết của TW, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu đo lường đánh giá học sinh.
	+ Phương pháp nghiên cứu thông kê, xử lí số liệu
	+ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy. Thực nghiệm thông qua thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểm tra kết quả của học sinh khi kết thúc ôn tập.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên môn Địa lí cùng các môn Lịch sử, Giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi Khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm.
  Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm học và kỹ năng làm bài.
   Giáo viên và học sinh cần chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang tư duy trắc nghiệm. Đối với môn Địa lý để đạt điểm cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, nhất là sử dụng Atlat sẽ giúp học sinh tự tin giành kết quả cao trong kỳ THPT Quốc gia.
	Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao để việc ôn thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia môn Địa lí được học sinh đón nhận một cách nhẹ nhàng, hứng thú có kết quả cao là điều mà người giáo viên dạy Địa lí phải nghĩ đến.
Mục đích của việc sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lí lớp 12 là giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy, nhận thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đó cũng góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, điều này đã được nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, tại khoản 2, Điều 24: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
 Atlat được xem như cuốn sách thứ hai của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa lí, nhưng việc khai thác Atlat như thế nào thì người giáo viên đóng vai trò quan trọng, trong việc truyện thụ kiến thức cho học sinh. Muốn có kết quả tốt học sinh phải yêu thích môn học, phải gắn với các giờ học trên lớp.
 	Học qua Atlat học sinh sẽ thấy việc ôn tập môn Địa lí nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để một bài thi tốt nghiệp môn Địa lí được điểm cao thì không chỉ dựa vào một mình kiến thức Atlat nhưng rõ ràng thực tế cho thấy trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí không chỉ câu hỏi liên quan đến Atlat mới cần Atlat mà kể cả những câu hỏi không hề có từ Atlat học sinh vẫn có thể dùng Atlat để chọn đáp án đúng.
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Atlat được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong học tập môn Địa lí, là “tài liệu” hợp pháp được mang vào phòng thi trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Tuy nhiên để sử dụng “tài liệu” này cho có hiệu quả không phải là dễ, nhất là đối với học sinh học lực yếu, trung bình thì người giáo viên phải biết cách hướng dẫn chi tiết cho các em, cầm tay chỉ việc cho các em. 	Nhiều học sinh quan niệm thi trắc nghiệm là may rủi không cần học.... Điều này là hoàn toàn sai lầm, môn Địa lí rất cần tư duy trong quá trình học, người giáo viên phải giúp các em nhận thức được điều này. Tất nhiên học qua Atlat cần phải kết hợp với kiến thức sách giáo khoa, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ cho nhau. Mục đích của người viết là học trên Atlat đối với học sinh học lực yếu thì thi có kết quả trung bình, đối với học sinh học trung bình kết quả khá.
	2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
	2.3.1. Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam.
“Atlat là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí, được sắp xếp một cách có logic để phục vụ cho mục đích dạy học một chương trình địa lí cụ thể. Nó có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ, Atlat được phân biệt theo sự bao trùm lãnh thổ, theo nội dung và theo mục đích sử dụng”. Theo đó, nội dung cụ thể của cuốn Atlat được phân bố như sau:
- Phần 1: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta 
(bao gồm 63 tỉnh, thành phố)
- Phần 2: Thể hiện chủ yếu của các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khoáng sản, khí hậu...
- Phần 3: Thể hiện các yếu tố về dân cư xã hội, bao gồm dân cư, dân tộc..
- Phần 4: Thể hiện các ngành kinh tế của nước ta như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại...
- Phần 5: Địa lí các vùng kinh tế của nước ta, bao gồm 7 vùng.
- Phần 6: Địa lí biển đảo.
2.3.2. Giải pháp thực hiện.
Trên cơ sở nôi dung của Atlat nêu trên, để giáo viên có thể tổ chức tốt, có hiệu quả việc ôn thi tốt nghiệp đòi hỏi giáo viên và học sinh cần nắm vững các kĩ năng sau:
*Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ danh mục, nội dung, công dụng của từng bản đồ để dạy từng bài cụ thể.
- Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, giáo viên nên dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác trong Atlat như thế nào.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, hướng dẫn phù hợp với từng bài cụ thể để học sinh dễ hiểu, chú ý khai thác kĩ năng đọc bản đồ của học sinh.
- Atlat cần được khai thác cả khâu học sinh tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng địa lí kể cả khâu đánh giá, ôn tập khái quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi.
* Đối với học sinh:
- Để sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, cần lưu ý các vấn đề sau: 
+ Nắm vững (nhớ) các ký hiệu chung về tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas. 
+ Nắm vững (nhớ) các kí hiệu - ước hiệu của bản đồ chuyên ngành ví dụ: nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản. Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ Dân cư và dân tộc ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ ngư nghiệp... 
- Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
- Đọc kĩ đề thi xem yêu cầu những gì.
- Tìm đến trang bản đồ cần sử dụng tương ứng với đề thi.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét,chọn đáp án đúng theo yêu cầu của đề thi. 
	2.3.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng các bản đồ, biểu đồ trong Atlat theo chủ đề bám sát kiến thức sách giáo khoa để ôn thi tốt nghiệp.
	* Nắm được cấu trúc Atlat tương ứng với cấu trúc trong sách địa lí 12.
	Atlat được sắp xếp thành 4 phần chính tương ứng với các chương trong sách giáo khoa. 
	- Phần 1: Từ trang 6 đến trang 14 là những kiến thức giúp học tốt chương tự nhiên (Bài 6 đến bài 15 trong chương trình Địa lý 12 cơ bản).
	- Phần 2: Trang 15,16 giúp học tốt chương Địa lý dân cư (Bài 16, 17, 18). 
	- Phần 3: Trang 17 đến trang 25: Nói về các ngành kinh tế, trong đó: 
	+ Trang 17: Trình bày kinh tế chung.
	+ Từ trang 18, 19, 20 là các kiến thức liên quan ngành Nông nghiệp (bài 21,22,24,25)
	+ Trang 21, 22 là kiến thức liên quan đến ngành Công nghiệp (bài 26,27,28)
	+ Trang 23, 24, 25 là kiến thức của ngành dịch vụ.)
	- Phần 4: Các trang còn lại là kiến thức của các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.
	- Trang 3, đó là trang cung cấp hệ thống kí hiệu bản đồ. Trang 4,5 xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta, biết được các đơn vị hành chính Việt Nam, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương. Kết hợp trang này với các trang vùng, các em sẽ xác định được các tỉnh thành nằm trong các vùng kinh tế.
	* Xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
	Đó là các mối quan hệ: Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, địa chất và địa hình) Mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế
	* Phân tích các biểu đồ, số liệu trong các bản đồ Atlat.
	Trong Atlat, các biểu đồ thường thể hiện tình hình phát triển của đối tượng còn bản đồ thể hiện sự phân bố của đối tượng, biết khai thác biểu đồ từng ngành.
	- Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt. Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, biết cách khai thác các biểu đồ trong các câu hỏi có liên quan. 
	- Biết cách sử dụng các biểu đồ để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương như giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng), giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng). 
	* Atlat trong cấu trúc bài thi.
	Câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi có 2 dạng: Câu hỏi đơn giản và câu hỏi phức tạp.
	Câu hỏi đơn giản: Dạng câu hỏi này rất dễ (dường như tạo cơ hội cho học sinh lấy điểm), nhìn vào Atlat đọc được ngay ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào
A. Điện Biên.	 B. Hà Giang.          C. Cao Bằng.        D. Lào Cai.
	Hoặc dùng phương pháp loại trừ ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
A. Cát Bà.	 B. Xuân Thủy.	 C. Ba Vì.	 D. Ba Bể.	Câu hỏi phức tạp: Để làm được câu hỏi này cần kết hợp với kiến thức đã học hoặc kết hợp nhiều trang Atlat hoặc phải khai thác tối đa các biểu đồ, lát cắt, bản đồ có trong trang Atlat đó giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh một cách cụ thể như dạy thi tự luân. Căn cứ vào biểu đồ, lắt cắt Atlat trangnhận xét nào sau đây đúng (Sai). Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể để học sinh biết cách khai thác tìm đáp án đúng
	Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, khu vưc̣ đồi núi Trường Sơn Nam theo lắt cắt điạ hình từ A đến B có đăc̣ điểm điạ hình 
	A. thấp dần từ đông bắc vê tây nam, sườn dốc về phiá biển.
	B. cao dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phíá biển.
	C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, sườn dốc về phiá biển.
	D. thấp dần từ đông sang tây, sườn dốc về phíá đông.
	Ví dụ: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990- 2007 diễn ra theo hướng
A. giảm tỉ trong khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
B. tăng tỉ trong khu vực nông - lâm - thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
C. giữ nguyên tỉ trọng của các khu vực kinh tế.
D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
	Tóm lại, để làm tốt phần câu hỏi này, trước hết học sinh cần xác định đúng những trang Atlat liên quan, hiểu rõ ý câu hỏi để trả lời. Khi hoàn thành các câu hỏi liên quan đến Atltat các em đã cầm chắc trong tay gần 2 điểm "chống liệt" thành công.
	Điều đặc biệt lưu ý khi đọc Atlat học sinh phải đọc theo một trật tự để tránh bỏ sót các đối tượng theo yêu cầu của đề thi (mẹo nhỏ dùng thước đặt lên bản đồ kéo xuống tìm các đối tượng cần tìm vừa nhanh vừa không bỏ sót).
	2.3.4. Một số bài tập gợi ý.
Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên từ trang 4-14.
	Trước hết, giáo viên cần củng cố kiến thức lí thuyết cho học sinh dưới dạng kiến thức cơ bản bám sát các bài theo sách giáo khoa: 
	- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
	- Đất nước nhiều đồi núi.
	- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
	- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
	- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
	- Sử dụng bảo vệ tự nhiên.
	Sau đó, đưa ra hệ thống câu hỏi theo từng trang Atlat để giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm: 
	Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lý Việt Nam trang 4, 5. 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào
A. Điện Biên.	 B. Hà Giang.          C. Cao Bằng.        D. Lào Cai.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông
A. Hải Dương.            B. Quảng Ngãi.               C. Phú Yên.              D. Hà Nam.
	Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào của nước ta là “Ngã ba Đông Dương”
A. Đà Nẵng.        B. Kon Tum.              C. Gia Lai.            D. Đắk Lắk.
	Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đảo nào sau đây thuộc tỉnh Kiên Giang
A. Lý Sơn.           B. Phú Quý.              C. Phú Quốc.          D. Cồn Cỏ.
	Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lý Việt Nam trang 6, 7. 
	Câu 1.  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, cao nguyên Đắk Lắk có đô ̣cao trung bình so với mực nước biển là
A. 500m-1000m      B. 1000m-1500m      C. dưới 1000m        D. 200m-500m
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, dãy núi Hoàng Liên Sơn có đô ̣cao trung bình̀ so với mực nước biển là
 A. dưới 1000m. B. 1000m.            C. 1000-1500m.           D. 2000m. 	Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta
 A. Phan xi păng.       B. Ngọc Linh.       C. Tây Côn Lĩnh.       D. Chư Yang Sin.
	Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và trang 7, cao nguyên Lâm Viên có đô ̣cao trung binh̀ so với mưc̣ nước biển là
A. 1000m.                  B. 2500m.                C. 1500m.                D. 500m-1000m.
	Ví dụ: Câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam trang 8. Địa chất khoáng sản 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất nước ta là
A. Cổ Định. 	 B. Thạch Khê.	 C. Thạch Hà. D. Tòng Bá.
	Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải là than đá là
A. Vàng Danh.	 B. Quỳnh Nhai. 	 C. Phong Thổ.	 C.Nông Sơn.
	Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 Khí hâu 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Bắc Bộ.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc Bộ.
	Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? 
A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.	B. Biểu đồ khí hậu Sa Pa.
C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ.	D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
	Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất
Biểu đồ khí hậu Nha Trang.	 B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.	 D. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
	Ví dụ: Câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam trang 10. Các hệ thống sông. 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ chảy theo hướng Tây- Đông ở nước ta là
A. Tây Nguyên.	B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Miền Trung.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất nước ta có dòng chảy đổ nước sang Trung quốc là
A. sông Hồng.	B. sông Kì Cùng- Bằng Giang.
C. sông Mê Kông.	D. sông Thái Bình.
	Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. sông Mã.	 B. sông Cả.	C. sông Gianh.	 D. Sông Bến Hải.	Ví dụ: Câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam trang 11. Các nhóm và các loại đất chính.
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là
A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắc.	B. hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ.
C. hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.	D. hồ Dầu Tiếng, hồ Thác Bà.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
A. đất feralit trên đá ba dan, đất xám trên phù sa cổ.
B. đất feralit trên đá ba dan, đất phù sa sông.
C. đất feralit trên đá ba dan, đất phèn.
D đất feralit trên đá vôi, đất xám trên phù sa cổ.
	Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất nước ta là
A. Đông Bắc.	B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
	Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam trang 12. Thực vật và động vật. 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, khu vực phân bố chủ yếu của loài bò tót thuộc khu vực địa lí động vật là
A. khu Đông Bắc.	B. khu Bắc Trung Bộ.	
C. khu Trung Trung Bộ.	D. khu Nam Trung Bộ.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu vực nào của nước ta
A. vùng cao nguyên Lâm Viên.	B. vùng núi Phong Nha- Kẻ Bàng.
C. vùng núi Ngọc Linh.	D. vùng núi Hoàng Liên Sơn.
	Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
A. Cát Bà.	 	 B. Xuân Thủy.	 C. Ba Vì.	 	D. Ba Bể.	
	Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14. Các miền đía lí tự nhiên. 
	Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và trang 14, hãy cho biết cao nguyên Lâm Viên thuộc khu vưc̣ đồi núi 
A. Đông Bắc.	B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc.	D. Trường Sơn Bắc.
	Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, khu vưc̣ đồi núi Trường Sơn Nam theo lắt cắt điạ hình từ A đến B có đăc̣ điểm điạ hình 
	A. thấp dần từ đông bắc vê tây nam, sườn dốc về phiá biển.
	B. cao dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phíá biển.
	C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, sươ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_on_tap_ky_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_na.docx
  • docbìa sáng SKKN Hong Son 2017.doc
  • docxmục lục và TLTK Hong Son.docx