SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông phần lịch sử thế giới nhằm nâng cao hiệu quả bài học

SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông phần lịch sử thế giới nhằm nâng cao hiệu quả bài học

 Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những con người toàn diện cả về mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm cũng như khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo. Nhưng hiện nay môn học này vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình do việc dạy học còn áp dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống mang lại hiệu quả bài học không cao, học sinh không hứng thú với môn học. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đối với môn lịch sử trong nhà trường phổ thông luôn được đề cập đến.

 Chúng ta đã biết, môn lịch sử là một môn thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn, nghiên cứu những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy việc tiếp nhận tri thức lịch sử đòi hỏi tính trừu tượng và óc tưởng tượng phong phú của người học. Để bức tranh quá khứ được dựng lại một cách chân thực thì việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan có vai trò quan trọng. Trong các phương pháp dạy học trực quan, việc sử dụng tranh biếm họa là một trong những cách tạo hiệu ứng hiệu quả, tích cực đối với quá trình tiếp thu của học sinh.

 Trong các loại tranh ảnh, tranh biếm họa được coi là thể loại tranh có khả năng diễn đạt kiến thức lịch sử một cách sâu sắc, chứa nhiều tri thức lịch sử quan trọng, là một biện pháp hiệu quả trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp bài giảng thêm sinh động hấp dẫn. Tuy nhiên, sử dụng tranh biếm họa một cách đúng đắn và phù hợp vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nên tranh biếm họa vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

 Với kinh nghiệm giảng dạy một số năm của mình trong việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử tôi đã thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“ SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC”

 

doc 21 trang thuychi01 25713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông phần lịch sử thế giới nhằm nâng cao hiệu quả bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
*****************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC
Người thực hiện: Hồ Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU	
1. Lý do chọn đề tài 	1
2. Mục đích nghiên cứu .	1
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu	2
B. PHẦN NỘI DUNG
I.. Cơ sở lý luận	2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	4
III .Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	5 
1 Một số yêu cầu khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông5
2. Giới thiệu một số bức tranh biếm họa có thể sử dụng trong dạy học lịch sử phần lịch sử thế giới6
3. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT phần lịch sử thế giới..8
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân , đồng nghiệp và nhà trường	15
C. PHẦN KẾT LUẬN	16
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài. 
 Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những con người toàn diện cả về mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm cũng như khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo. Nhưng hiện nay môn học này vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình do việc dạy học còn áp dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống mang lại hiệu quả bài học không cao, học sinh không hứng thú với môn học. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đối với môn lịch sử trong nhà trường phổ thông luôn được đề cập đến.
 Chúng ta đã biết, môn lịch sử là một môn thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn, nghiên cứu những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy việc tiếp nhận tri thức lịch sử đòi hỏi tính trừu tượng và óc tưởng tượng phong phú của người học. Để bức tranh quá khứ được dựng lại một cách chân thực thì việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan có vai trò quan trọng. Trong các phương pháp dạy học trực quan, việc sử dụng tranh biếm họa là một trong những cách tạo hiệu ứng hiệu quả, tích cực đối với quá trình tiếp thu của học sinh. 
 Trong các loại tranh ảnh, tranh biếm họa được coi là thể loại tranh có khả năng diễn đạt kiến thức lịch sử một cách sâu sắc, chứa nhiều tri thức lịch sử quan trọng, là một biện pháp hiệu quả trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp bài giảng thêm sinh động hấp dẫn. Tuy nhiên, sử dụng tranh biếm họa một cách đúng đắn và phù hợp vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nên tranh biếm họa vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
 Với kinh nghiệm giảng dạy một số năm của mình trong việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử tôi đã thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
“ SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC”
 Thông qua đề tài, tôi xin được chia sẻ một phần lý luận cũng như phương pháp sử dụng tranh biếm họa để vận dụng vào việc dạy học bộ môn lịch sử góp phần gây hứng thú cho học sinh trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 
II. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử, xác định rõ vai trò, ý nghĩa, phương pháp khai thác sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
 Giới thiệu một số tranh biếm họa có sử dụng trong một số tiết dạy của phần lịch sử thế giới. 
 Trên cơ sở lý luận và thực nghiệm giảng dạy tại một số lớp, rút ra kết luận về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử, hạn chế việc dạy “chay”, nâng cao hiệu quả bài học, đồng thời đảm bảo nguyên tắc “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” trong dạy học, tôi đã dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của mình cùng những kiến thức đã nghiên cứu, tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin khác để vận dụng việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử. Từ hiệu quả thực tế của việc áp dụng sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn và triển khai xây dựng thành sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài được nghiên cứu, triển khai đối với toàn bộ học sinh ba khối trong nhà trường với nội dung kiến thức phần lịch sử thế giới năm học 2017 – 2018.
IV. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã sử dụng nhiều cách thức, phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận.
 1. Khái niệm tranh biếm họa. Sự khác biệt của việc sử dụng tranh biếm họa với các loại tranh ảnh lịch sử khác.
a. Khái niệm tranh biếm họa.
Khái niệm biếm họa, tiếng Latinh là “ Carrus”[2], tiếng Italia là “ Caricare”[2] do anh em họa sĩ nhà Carracci sử dụng đầu tiên cuối thế kỉ XVI. Năm 1665, khái niệm này mới được sử dụng trong ngôn ngữ Pháp với chữ 
“ Caricature”, khi một họa sĩ vẽ chân dung đang ngồi của vua Pháp Louis XIV trình bày về nghệ thuật tranh chân dung. Người phiên dịch đã dịch: “ Cho phép thần được tâu với Đức vua là những tranh chân dung mà sự giống hệt nhân vật trông hơi xấu và hơi buồn cười chính là biếm họa”.[3]
Ở Việt Nam, người ta thường dùng từ “tranh châm biếm, tranh đả kích, tranh vu hí họa”[2] Từ biếm họa mới xuất hiện gần đây.
Theo từ điển tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1994: “Biếm họa là một loại hình mĩ thuật sử dụng thủ pháp cường điệu nhằm phản biện, có quan điểm riêng và có chất trào lộng về một vụ việc, một sự kiện xã hội mang tính tinh thần hay vật chất. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhận thức của người xem”[4]
Về nội dung, tranh biếm họa chú trọng hướng đến các vấn đề xã hội có tính chất thời sự, những sự kiện, xu hướng phát triển của xã hội và những chủ đề nội dung có ý kiến bình luận và đánh giá. Sức mạnh và khả năng dẫn truyền thông tin của tranh biếm họa nằm ở khả năng hiện thực hóa những vấn đề phức tạp, rắc rối. Tranh biếm họa là hình ảnh phản ánh các hiện tượng, tình trạng xã hội nhưng mang tính chất cường điệu, có tính phê phán bằng mô tả, diễn đạt một cách khôi hài, mỉa mai
b. Sự khác biệt giữa tranh biếm họa với các loại tranh ảnh lịch sử.
Tranh ảnh lịch sử có tính xác thực cao vì nó gắn liền với hiện thực lịch sử. Hơn nữa tranh ảnh có sức hút lớn đối với học sinh, kích thích tính tò mò của học sinh, tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Tranh ảnh lịch sử cũng là tư liệu dễ tìm, giáo viên và học sinh có thể tự sưu tầm đề phục vụ cho việc dạy học của mình.
 Tranh biếm họa cũng là một bộ phận của tranh ảnh lịch sử nhưng có những đặc điểm khác biệt so với các loại tranh ảnh khác. Tranh biếm họa “là thể loại tranh có khả năng gây ấn tượng sâu sắc nhất với học sinh, nó sử dụng thủ pháp cường điệu nhằm phản biện hoặc thể hiện quan điểm riêng và có chất trào lộng”[3]. Nhiều bức tranh biếm họa không chỉ chứa đựng trong đó sự hài hước mà còn là những nội dung lịch sử quan trọng. Thông qua việc tìm hiểu những bức tranh biếm họa lịch sử, học sinh không chỉ có những phút giây thư giãn trong học tập mà còn tìm thấy những hiện thực lịch sử ở đó. Đối tượng của tranh biếm họa rất phong phú: từ những hiện tượng lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, từ chính trị, kinh tế đến xã hội. Ở mỗi đối tượng khác nhau, tranh biếm họa lại thể hiện những đặc tính khác nhau.
2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
 Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan trong đó có tranh biếm họa có một vai trò rất lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Các lọai tranh ảnh, đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ kích thích giác quan người học, giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu, tạo hứng thú cho học sinh. Mặt khác còn giúp các em phát triển năng lực chú ý quan sát, phát huy tính chủ động tích cực học tập của các em.
a. Vai trò lý luận: 
 Vai trò to lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử đã học. 
 Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh, giúp các em hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất hữu hiệu để hình thành các khái niệm lịch sử. Trên cơ sở đó giúp các em nắm vững quy luật phát triển của xã hội.
 Thông qua các hình ảnh trực quan có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ và tình cảm của học sinh.
b. Vai trò thực tiễn: 
 “Tranh biếm họa là một nguồn sử liệu quan trọng. Đối tượng của tranh biếm họa không có biên giới: bao gồm từ thể chế, chính quyền, tôn giáo cho đến vua chúa, thường dân trong đó tác động mạnh mẽ nhất, nhạy cảm nhất là biếm họa về chính trị” [1]. Vì vậy tranh biếm họa vừa là một công cụ dạy học đồng thời cũng là một nguồn sử liệu rất quan trọng đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử. Đây là những tư liệu kiến thức được khái quát hóa bằng hình ảnh để học sinh dễ dàng quan sát và nắm bắt được kiến thức nhanh hơn. Những hình ảnh này mang tính chất gây cười nhưng ẩn chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Việc sử dụng tranh biếm họa sẽ giúp bài giảng của giáo viên sinh động , hấp dẫn. Học sinh sẽ hứng thú với giờ học lịch sử, từ đó ghi nhớ, khắc sâu bài học.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong những năm qua việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã được chú trọng . Việc khai thác và sử dụng đồ dung trực quan, tranh ảnh, các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng được triển khai thực hiện. . Song có một thực trạng khiến cả xã hội quan tâm là chất lượng bộ môn lịch sử vẫn còn thấp, học sinh không thích học môn Lịch sử, trong các kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, có những trường không có học sinh nào chọn đăng kí môn Lịch sử.
 Thực trạng này là sự băn khoăn, trăn trở của nhiều Ban, ngành, nhiểu người trong xã hội, trong đó đặc biệt là các thầy cô giáo dạy bộ môn lịch sử trong các trường THPT. Làm thế nào để giải quyết thực trạng trên, để giúp các em học sinh yêu thích, say mê tìm hiểu môn Lịch sử là một câu hỏi lớn cần phải có thời gian và phải có sự vào cuộc của mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trên thực tế, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực, nhiều phương pháp đổi mới được áp dụng song do cơ sở vật chất chưa đầy đủ, việc áp dụng chưa phù hợp với đối tượng học nên hiệu quả dạy học còn hạn chế. Trong đó việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học được sử dụng ở những mức độ khác nhau và còn rất ít. Nguyên nhân vì đây là nguồn tài liệu không dễ tìm, tranh ảnh biếm họa trong sách giáo khoa rất hiếm, phải đầu tư thời gian để nghiên cứu nội dung phù hợp với bài dạy Vì vậy, việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa được đầu tư một cách thích đáng. Đây là nguồn tài liệu hay, chứa đựng nhiều tri thức lịch sử có giá trị cao cần được chú trọng khai thác để nâng cao hiệu quả giờ dạy, góp phần giúp các em học sinh không quay lưng với môn lịch sử.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Một số yêu cầu khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
 Việc khai thác và sử dụng tranh biếm họa phải đảm bảo được bốn nguyên tắc cơ bản: Tính tư tưởng, tính trực quan, tính khoa học, tính sư phạm thì mới thực sự có tác dụng phát triển toàn diện cho học sinh ở cả ba mặt: nhận thức, tư tưởng tình cảm và kĩ năng.
 a.Tính tư tưởng.
 Đảm bảo tính tư tưởng là nguyên tắc đầu tiên mang tính định hướng cho việc khai thác và sử dụng hệ thống tranh biếm họa. Tính tư tưởng thể hiện ở kênh hình phải phục vụ lợi ích thiết thực cho người học, giúp học sinh phát huy năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp đồng thời phù hợp với mục đích giáo dục hiện nay.
 Tranh biếm họa luôn chứa đựng trong đó những tri thức lịch sử có giá trị nhưng không phải cứ là tranh biếm họa nào cũng đều phản ánh trong đó sự thật lịch sử. Do đó khi khai thác tranh biếm họa trong dạy học lịch sử cần có sự xem xét, lựa chọn kĩ lưỡng. Nếu bức tranh biếm họa đó phục vụ cho việc khôi phục quá khứ lịch sử, có tác động tốt đến sự hình thành nhân cách cho học sinh thì sử dụng hoặc ngược lại cần xem xét kĩ lưỡng.
 “Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử nhất thiết phải tuân thủ việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải phân tích lịch sử một cách khoa học, đúng đắn như đặc trưng vốn có của lịch sử”[1].
b. Tính trực quan.
 Đặc trưng bộ môn học lịch sử là tìm hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn lịch sử phải tái hiện lại, tạo cho học sinh những hình ảnh chân thực, khách quan về quá khứ lịch sử, những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
 Tính trực quan trong dạy học lịch sử còn thể hiện ở việc dạy học phải đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh của sự kiện lịch sử. Do đó, giáo viên dạy học lịch sử phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều phương pháp bộ môn phù hợp trong đó có tranh biếm họa nhằm giúp học sinh tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy về Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức trong bài 33 - Lớp 10 chương trình cơ bản: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu.
 Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh biếm họa về Bixmac. “Đó là người khổng lồ đang cầm một thanh gươm, miệng há rất to để nuốt một người rất nhỏ bé. Khuôn mặt thể hiện rõ sự hiếu chiến và quyết liệt. Con người khổng lồ ấy đại diện cho Bixmac, thanh gươm ông cầm trên tay thể hiện chính sách thống nhất đất nước bằng con đường chiến tranh “ sắt và máu”. Những người nhỏ bé bị Bixmac nuốt đại diện cho các công quốc nước Đức. Bức tranh là toàn cảnh về công cuộc thống nhất nước Đức để thành lập một nước Đức thống nhất nửa cuối thế kỉ XIX ”[3]
c. Tính khoa học.
 Tính khoa học khi khai thác tranh biếm họa yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác của sự kiện, hiện tượng về địa điểm, thời gian, nhân vật lịch sử. Tranh biếm họa có tính tưởng tượng cao tuy nhiên trong quá trình khai thác cần đảm bảo tính chính xác về nội dung của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Tính khoa học còn thể hiện ở sự thống nhất, lô gic chặt chẽ giữa từng kênh hình với từng nội dung cụ thể của bài.
 d. Tính sư phạm.
 Đồ dùng trực quan nói chung, tranh biếm họa nói riêng là một phần không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đảm bảo tính sư phạm trong dạy học lịch sử khi sử dụng tranh biếm họa thể hiện ở tính vừa sức, đảm bảo tính hài hòa giữa các kênh hình khác và sự hợp lý trong thời gian khai thác, sử dụng tranh. Thường sử dụng không quá 3 phút cho một bức tranh, trong một bài chỉ nên sử dụng không quá 3 tranh. Khi sử dụng tranh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát, đưa ra những gợi ý, giúp đạt hiệu quả khai thác cao nhất.
2. Giới thiệu một số bức tranh biếm họa có thể sử dụng trong dạy học lịch sử phần lịch sử thế giới
 Tên bài
 Mục sử dụng tranh
 Tên bức tranh
Bài 1( Lớp 10):
Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy.
Mục 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy.
Tranh 1: Tranh biếm họa về sự tranh cãi nguồn gốc ra đời của loại người.
Bài 10 ( Lớp 10).
Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
Mục 2:
Xã hội phong kiến Tây Âu.
Tranh 2: Tranh biếm họa về mối quan hệ giữa lãnh cháu và nông nô.
Bài 30 ( Lớp 10).
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Mục 1: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh.
Tranh 3: Tranh biếm họa về quá trình di dân của cư dân châu Âu sang Bắc Mĩ.
Bài 31( Lớp 10).
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Mục I. Nước Pháp trước cách mạng.
Mục 1. Tình hình kinh tế xã hội.
Mục II. Tiến trình của cách mạng..
Mục 1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến.
Mục 4. Thời kì thoái trào.
Tranh 4: Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng.
Tranh 5: Tranh biếm họa về tính hai mặt của vua Lui XVI.
Tranh 6: tranh biếm họa William Pitt và Napoleon Bonaparte chia trái đất.
Bài 33 ( Lớp 10).
Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mĩ giữa thế kỉ XIX.
Mục 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.
Tranh 7: Tranh biếm họa về Bixmac thống nhất nước Đức.
Bài 34 ( Lớp 10).
Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Mục 2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
Tranh 8: Tranh biếm họa về đời sống của nhân dân các nước thuộc địa dưới ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc.
Bài 35 ( Lớp 10).
Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa.
Mục I. Các nước Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Mục 1. Nước Anh
Mục II. Các nước Đức và Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Mục 2. Nước Mĩ
Tranh 9: Tranh biếm họa về quyền lực của đế quốc Anh - đế quốc mặt trời không bao giời lặn.
Tranh 10: Tranh biếm họa về các tổ chức độc quyền ở Mĩ.
Tranh 11: Tranh biếm họa về Tổng thống Mĩ và “cây roi lớn” của ông ở vùng Caribe. 
Bài 36 ( Lớp 11)
Trung Quốc
Mục 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
Tranh 12: Tranh biếm họa về hìn ảnh Chiếc bánh ngọt Trung Quốc.
Bài 6 ( Lớp 11).
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Mục 1. Nguyên nhân của chiến tranh.
Tranh 13: Tranh biếm họa thế giới đã phân chia xong.
Bài 17 ( Lớp 11).
Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945),
Mục II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu( từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941).
Mục V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tranh 14: Tranh biếm họa về Hitle khống chế Châu Âu.
Tranh 15: Tranh biếm họa về hậu quả tàn khốc của chiến tranh.
Bài 3 ( Lớp 12).
Các nước Đông Bắc Á
Mục II. Trung Quốc.
Mục 3. Công cuộc cải cách, mở cửa( từ năm 1979).
Tranh 16: Tranh biếm họa về chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài 10 ( Lớp 12).
Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX.
Mục 1. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Tranh 17: Tranh biếm họa về ô nhiễm môi trường( một trong những tác động tiêu cực).
3. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT phần lịch sử thế giới.
a. Sử dụng tranh biếm họa trong việc tạo biểu tượng về một nhân vật lịch sử.
Đối với những bức tranh biếm họa về nhân vật lịch sử giáo viên cần sử dụng vào việc giảng dạy nhằm giúp học sinh có kiến thức về các nhân vật lịch sử quan trọng, có ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử nhân loại. Trong các loại tranh ảnh thì thể loại tranh biếm họa về nhân vật lịch sử chưa thật sự phổ biến. Tuy nhiên, nếu có thời gian đầu tư thì việc sử dụng tranh biếm họa để tạo biểu tượng lịch sử sẽ giúp học sinh rất thích thú. Nếu tranh chân dung lịch sử phản ánh rõ hình dáng, diện mạo nhân vật lịch sử thì tranh biếm họa lại có sử khác biệt. Tranh biếm họa có thể sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để diễn tả nhân vật thông qua hình ảnh ẩn dụ đó để làm nổi bật tính cách, phẩm chất và cá tính riêng của nhân vật. Khi tạo biểu tượng về nhân vật, giáo viên cần khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật, tính cách nổi bật và những hoạt động gắn liền với nhân vật. Bên cạnh đó giáo viên cần phân tích tranh để học sinh hiểu được mối liên hệ giữa tranh biếm họa với nhân vật lịch sử được giới thiệu.
Khi sử dụng tranh biếm họa vào tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, giáo viên cần phải lựa chọn thời gian sử dụng phù hợp với nội dung và thời lượng của bài giảng, phù hợp với mục tiêu về tư tưởng tình cảm và kĩ năng. Giáo viên cần phân tích, giải thích được nội dung bức tranh biếm họa đề cập đến là gì và hướng dẫn học sinh không chỉ tìm hiểu được vai trò mà còn có thể tự rút ra nhận xét về nhân vật lịch sử đó.
 Trong tiến trình phát triển của lịch sử, con người chính là chủ thể, là người sáng tạo và làm nên lịch sử, con người là nhân vật trung tâm của nhân loại. Lịch sử của thế giới tồn tại đến ngày nay không thể không nhắc đến vai trò của những cá nhân lịch sử. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử, việc tạo biểu tượng nhân vật bằng tranh ảnh trong đó có tranh biếm họa là rất cần thiết. Giáo viên cần cố gắng khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịch sử vào trong tâm trí của học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tranh_biem_hoa_trong_day_hoc_lich_su_o_truong_t.doc